Bất chấp đối diện tù đày, nhà tranh đấu cho dân chủ Joshua Wong vẫn nói “Hồng Kông đang bị đe dọa”

Time

Tác giả: Feliz SolomonAria Chen/ Hong Kong

Dịch giả: Tuấn Khanh

16-8-2017

Joshua Wong (Hoàng Chí Phong) là một người tự do, trẻ tuổi. Chiều thứ Tư vừa rồi, khi anh đến trước một quảng trường ở Hồng Kông, mà anh hay gọi Quảng trường Công Dân, đó là lúc anh có thể không còn là một người tự do nữa.

Vào thứ Năm, người thanh niên 20 tuổi này đang đối mặt với án tù vì đã khởi động những cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở đây ba năm trước. ‘Tôi chưa thực sự chuẩn bị đủ cho nó’, anh nói với báo TIME trong một cuộc phỏng vấn độc quyền. Vào ngày 26 tháng 9 năm 2014, Wong và một nhóm nhỏ các nhà hoạt động sinh viên khác đã tạo nên một trận cuồng phong ở tiền đường trụ sở chính phủ Hồng Kông nhằm phản đối những gì mà họ coi là sự xâm lăng chính trị và xã hội từ đại lục. Lúc đầu chỉ là ở không gian quảng trường, sau đó đến khu hội chợ cũng bị rào chắn vào năm 2014 để ngăn chặn những người biểu tình, từ các nhà hoạt động dân chủ tới các nhà vận động nhân quyền, cùng phối hợp ở đó.

Chừng nào ông Tô Lâm giải trình trước Quốc hội vụ Trịnh Xuân Thanh?

FB Trương Nhân Tuấn

17-8-2017

Trịnh Xuân Thanh lên TV tự thú. Ảnh chụp màn hình VTV

Chuyện “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh đã trở thành một “vấn đề của quốc gia – affaire d’Etat” tại Đức.

“Vấn đề của quốc gia”, tiếng Pháp là “Affaire d’Etat”, là những sự việc xảy ra, hay việc có liên quan, đến “thượng tầng kiến trúc” của quốc gia.

Đối với quốc gia Đức, sự việc mật vụ Việt Nam “bắt cóc” một người đang sinh sống trên lãnh thổ nước Đức, được pháp luật Đức bảo vệ, là một hành vi xâm phạm chủ quyền nước này.

Donald Trump tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa

Thạch Đạt Lang

18-8-2017

Donald Trump đổ lỗi cho cả hai phía. Nguồn: CNN.

Cuộc xuống đường bạo động ngày thứ bảy 12.08.2017 cuối tuần qua ở thành phố Charlottesville, tiểu bang Virginia làm thiệt mạng cô Heather Heyer, 32 tuổi, cư dân Charlottesville và nhiều người khác bị thương, vẫn chưa dịu đi mà càng lúc càng nóng lên vì những lời tuyên bố mới đây của Tổng thống Donald Trump.

Ngay sau vụ bạo động xẩy ra vào ngày thứ Bảy, Trump tuyên bố: “Trách nhiệm gây ra cái chết của Heather Heyer nằm ở mọi phía”. Lời phát biểu này của Trump đã tạo nên một làn sóng phẫn nộ khắp nước Mỹ.

Các buổi cầu nguyện hòa bình và những cuộc biểu tình vào các ngày thứ Hai

Lời nói đầu: Trong những ngày tháng Tám này các phương tiện truyền thông của ĐCSVN lại rùm beng tuyên truyền về Cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc thiết lập nên chính thể cộng hòa đầu tiên ở VN. Nhân dịp này chúng tôi xin gửi đến bạn đọc tư liệu về một cuộc cách mạng mùa Thu diễn ra trong năm 1989 làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới.

Trong khi cuộc cách mạng này góp phần giúp người dân các nước Đông Âu thoát khỏi vòng kim cô của chế độ cộng sản độc tài thì làn sóng địa chấn của nó đã làm rơi mặt nạ của nhà cầm quyền cộng sản VN, chúng xóa bỏ trong điều lệ đảng và trong hiến pháp việc coi Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất chuyển sang ký mật ước Thành Đô, coi 16 chữ vàng thiên triều ban tặng là phương châm gìn giữ bang giao cùng với lời bao biện ngu xuẩn của Nguyễn Văn Linh: ”Đi với Trung Quốc thì có thể mất nước, đi với Mỹ thì có thể mất đảng, nhưng thà mất nước còn hơn mất đảng”.

Nỗi lo không của riêng ai…

Vũ Công Minh

18-8-2017

Người dân Hải Phòng, người dân xuống đường giành chính quyền vào ngày 23/8/1945. Ảnh: internet

Suy nghĩ mãi, nhưng rồi tôi vẫn quyết định viết mấy điều tâm sự này. Phần vì ngại mình chỉ là phó thường dân, đâu có học hàm, học vị giáo sư, tiến sĩ đang nhan nhản trong thiên hạ, lại càng chẳng có chức trọng quyền cao cứ gái hóa lo việc triều đình. Nhưng tự an ủi may ra vào giờ khắc dở hơi nào đấy mọi người khi đọc, thấy nhiều chuyện phải bàn.

Gần nửa thế kỷ sau 1975, người Thượng Việt Nam vẫn chạy trốn Cộng sản

17-8-2017

Người Thượng là cư dân bản địa của Tây Nguyên Việt Nam, một trong những vùng núi Việt Nam được biết đến với đồn điền cà phê. Chủ yếu là chuyển sang đạo Tin Lành, người Thượng nói rằng họ đã phải đối mặt với sự áp bức và kỳ thị tôn giáo vì chính quyền cộng sản Việt Nam nắm quyền năm 1975.

Con số người Thượng tỵ nạn ở Thái Lan đang tăng lên trong những năm gần đây vì họ tiếp tục trốn tránh sự khủng bố tôn giáo, cướp đoạt đất đai, và bắt giữ tùy tiện bởi chính quyền CS Việt Nam.

Năm 2015 đến 2017, Campuchia đã hợp tác với Việt Nam, đưa gần 200 người Thượng về hồi hương. Nhiều người đã tiếp tục trốn sang Thái Lan, bất chấp hiểm nguy và khó khăn.

Nguyễn Hồ Châu Linh­­­ – Ánh Trăng

Nguyệt Quỳnh

16-8-2017

Ánh trăng

Ngày 8/8/17 lúc 1 giờ chiều Nguyễn Hồ Châu Linh chào đời. Lẽ ra em được chào đón bằng nụ cười hạnh phúc của mẹ và vòng tay ấm áp, chở che của bố. Thế nhưng Châu Linh đã cất tiếng khóc đầu tiên trong nỗi cô đơn và những giọt nước mắt can đảm của mẹ. Cả hai mẹ con sẽ phải chào đón một bản án bất công sắp giáng xuống người chồng, người cha thân yêu của họ. Ngày 21/8 tới đây sẽ là phiên tòa xử cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai. Anh bị gán ghép với hai tội danh “chống người thi hành công vụ” và “không chấp hành án quản chế”.

Ngay khi chỉ mới là một một mầm sống trong bụng mẹ, đêm đêm Châu Linh đã từng được nghe bố nói chuyện với em. Đây là một mái ấm nho nhỏ vừa mới bắt đầu. Mẹ em, chị Linh Châu đã chia sẻ trên facebook rằng chị cảm thấy hạnh phúc mỗi tối khi chồng về, sờ tay lên bụng nói chuyện với con và chị rất tự hào về người chồng của mình.

Đội đặc nhiệm bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đang bị truy nã khắp Liên minh châu Âu

Hiếu Bá Linh (Tổng hợp)

16-8-2017

Ảnh chụp bài báo của tờ Süddeutsche Zeitung, số ra ngày 15/08/2017

Trong tờ Süddeutsche Zeitung, nhật báo lớn và có uy tín hàng đầu nước Đức, số ra hôm qua Thứ Hai 15/08/2017 có đăng một bài báo mang tựa đề “Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Dấu vết dẫn đến cơ quan nhà nước Đức“.

Bài báo chủ yếu nói về ông Hồ Ngọc Thắng, một công chức của Cục Liên bang về Nhập cư và Người Tị nạn (Bamf) (viết tắt là BAMF), bị lọt vào tầm ngắm của các cơ quan điều tra Liên bang Đức vì bị tình nghi làm gián điệp.

Nên lắng nghe dân

Tuổi Trẻ

Lê Thanh Tâm

16-8-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: DAD/ báo TN

TTO – Dẫu biết phải xã hội hóa việc đầu tư hạ tầng giao thông, buộc phải đầu tư BOT trên đường độc đạo và bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư. Nhưng phía sau sự “chăm chăm bảo vệ lợi ích” nhà đầu tư ấy là gì?

Xung đột ở trạm thu phí BOT Cai Lậy (Tiền Giang) đang ngày càng trở nên nóng hơn, các diễn biến phức tạp tại trạm này đã gây ra kẹt xe trầm trọng, khiến cho chủ đầu tư có lúc phải buông xuôi bằng cách xả trạm.

Nới tay siết cổ dân

FB Trung Bảo

16-8-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: Trung Bảo

Sau một tuần diễn ra cuộc cách mạng tiền lẻ ở Cai Lậy, giá vé đi qua trạm thu phí ở đây đã được giảm. Đây là sự thoả thuận giữa Ban giám đốc BOT Cai Lậy và Bộ GTVT, không có sự tham gia của giới tài xế, theo những gì báo chí tường thuật. Trước đó, trạm này đã “thất thủ” trước những bó tiền lẻ nên phải xả trạm không thu phí suốt một ngày.

Cuộc họp giữa Bộ GTVT và Ban giám đốc BOT Cai Lậy đưa tới kết quả giảm giá vé không phải là điều mà mọi người yêu cầu. Người ta yêu cầu trạm thu phí này phải được đặt đúng chỗ, tức ở đường tránh chứ không phải trên quốc lộ. Cuộc họp không coa mặt bất kỳ ai đại diện cho giới tài xế, những người trả tiền.

Chế độ của một cựu tù chính trị Côn Đảo bị cướp bởi một chữ ký của Chủ tịch phường giữa thủ đô Hà Nội

Phạm Quang Minh

14-8-2017

Tôi: Phạm Quang Minh, sinh năm 1959. Số điện thoại: 0902.173.759 con trai ông Phạm Văn Thất, cựu tù chính trị Côn Đảo.

Hộ khẩu thường trú: Phòng 108 – D7 – TT Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội.

I- Nguồn gốc căn hộ số 108 – D7 – TT Trung Tự, Đống Đa:

Gần 200 người Thượng bị trục xuất về Việt Nam

Từ tháng 1 cho đến nay có 200 người bị trục xuất. Có ngày 16 người, có ngày 20 người, có ngày 13 người, họ bị trục xuất từ từ từng nhóm nhỏ để tránh quốc tế biết. Họ bị áp lực từ Việt Nam và một phần từ Campuchia”.

***

VOA

15-8-2017

Một nhóm người Thượng ở tỉnh Ratanakiri, Cambodia. Ảnh: Reuters.

Bị bác quy chế tị nạn, gần 200 người Thượng vượt biên sang Campuchia đã bị trục xuất về Việt Nam từ tháng Giêng 2017 cho đến nay, theo thông tin của một tổ chức phi chính phủ tại Hoa Kỳ.

Ông Ray Nong thuộc tổ chức The Montagnard Human Rights Organization ở North Carolina hôm thứ Hai 14/8 nói VOA rằng Hà Nội gây áp lực buộc Phnom Penh trục xuất gần 200 người Thượng hồi hương trong tám tháng qua:

Cộng đồng người Việt ở Bá-linh đang bất an

Taz

Tác giả: Marina Mai

Hùng Hà chuyển ngữ

Sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Tiergarten, người Việt ở Bá-linh đi biểu tình. Ảnh: Taz

BERLIN taz | “Không được có mật vụ Việt Nam trên lãnh thổ Đức”, “Nhân quyền cho Việt Nam” và “Lập tức trục xuất các nhân viên ngoại giao của đảng Cộng sản Việt Nam”. Đó là những câu viết trên các biểu ngữ tự làm được khoảng 70 người Việt Nam ở Bá-linh và miền Bắc nước Đức mang theo đi biểu tình vào ngày thứ Bảy: Đầu tiên họ xuất hiện ở Brandenburger Tor, rồi họ tiếp tục di chuyển đến trước Đại sứ quán Việt Nam ở công viên Treptow.

Carl Thayer: 5 Nguyên nhân của việc Việt Nam gia tăng bắt bớ các blogger và các nhà hoạt động dân chủ

FB Lê Quốc Tuấn

14-8-2017

Bốn nhà hoạt động bị bắt bớ trong vụ trấn áp gần đây nhất: (từ trái qua) Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức và Nguyễn Bắc Truyển. Ảnh: internet

Chưa bao giờ chúng ta thấy quá nhiều nhà hoạt động bị bắt và bị kết án trong một thời gian ngắn như hiện đang diễn ra ở Việt Nam trong tháng vừa qua. Làm thế nào để giải thích tình huống này?

Bạn có nghĩ rằng có xu hướng tăng cường đàn áp các nhà hoạt động gần đây là vì TT. Hoa Kỳ Trump không quan tâm đến vấn đề quyền con người ở Việt Nam?

‘Trong đó rất dễ chết’: Tù nhân ở Việt Nam sống như thế nào

New York Times

Tác giả: Mike Ives

Dịch giả: Tấn Chi

12-8-2017

Bà Đỗ Thị Mai, mẹ của chàng trai 17 tuổi, là người đã bị chết sau một cơn hôn mê khi đang bị tạm giam, đang ngồi trong ngôi nhà ở Hà Nội, thủ đô Việt Nam. “Làm thế nào mà nó lại bị như thế được chứ!” bà nói. Nguồn: Amanda Mustard/ NYT

HÀ NỘI, Việt Nam – Bà Đỗ Thị Mai nói rằng bà bị sốc khi biết tin người con trai 17 tuổi của bà, anh Đỗ Đăng Dư, đã bị hôn mê trong tù chỉ vài tuần ngay sau khi anh bị bắt với lý do mà phía công an cáo buộc là ăn trộm số tiền khoảng 2 triệu đồng.

Cảnh sát EU thu giữ xe hơi chợ Sapa, Czech để ‘điều tra’

BBC

10-8-2017

Chiếc xe bị giới chức tạm thu để điều tra là một chiếc Multivan VW 7 chỗ ngồi (hình minh họa). Nguồn: JOHN MACDOUGALL/AFP/Getty Images

Trong vụ mà Đức nói là ông Trịnh Thanh Xuân ‘bị bắt cóc’ ở Berlin, giới chức nghi rằng chiếc xe dùng để bắt ông Trịnh Xuân Thanh hôm 23/7/2017 tại Berlin và có thể được dùng để chở ông ra khỏi Đức sang một nước châu Âu khác là xe thuê.

BBC Tiếng Việt hỏi chuyện ông Bùi Quang Hiếu, chủ doanh nghiệp Hieu Bui Travel chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê xe tại Prague, về việc công ty ông hiện có một xe hơi bị giới chức giữ và điều tra.

Công ty Hieu Bui Travel có trụ sở tại Trung tâm thương mại Sapa, là khu chợ nổi tiếng của cộng đồng người Việt ở ngoại ô Prague, thủ đô Czech.

“Thức Followers” và chiến dịch kêu gọi bầu cử tự do

10-8-2017

“Thức Followers” là một tổ chức mới, ra mắt từ năm 2016, với các thành viên có mặt ở khắp nơi. Tổ chức này được thành lập dựa trên ý tưởng và tâm nguyện của nhà tranh đấu Trần Huỳnh Duy Thức, nhằm vận động cho quyền tự quyết của dân tộc, phát động chiến dịch cùng mọi người kêu đảng CSVN trả lại quyền bầu cử tự do cho nhân dân.

Việt Nam ‘mua’ ảnh hưởng ở thủ đô Mỹ?

LTS: Nội dung bài viết sau đây của VOA có nói tới bài của ông Greg Rushford, mà chúng tôi đã giới thiệu với độc giả Tiếng Dân gần một tháng trước: Bàn tay vô hình của Hà Nội góp phần định hình chương trình làm việc của nhóm chuyên gia ở Washington thế nào?

Ngoài ra, bài của VOA còn tổng hợp từ các tin nguồn khác, cho thấy chính quyền Hà Nội đã chi trả cho các công ty vận động hành lang của Mỹ, chẳng hạn như các công ty Podesta Group, Parven Pomper Schuyler, Hill & Knowlton, để vận động giới hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ thực hiện nhiều điều có lợi cho chính quyền, trong đó có chuyện dẹp bỏ các dự luật nhân quyền.

Dân biểu Chris Smith cho biết, “những công ty này thường xuyên tìm cách tiêu diệt những đạo luật tốt mà khách hàng của họ cho là có vấn đề – và sau đó tiền họ bỏ túi còn các chính phủ như Việt Nam, Trung Quốc và một số các quốc gia có hồ sơ nhân quyền tồi tệ nhất thế giới thì lại giam giữ những người đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền”.

______

VOA

10-8-2017

Chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama cuối tháng 5/2016, theo nhà báo điều tra Greg Rushford, có sự trợ giúp của nhóm vận động hành lang Podesda mà chính phủ Việt Nam trả 30.000USD hàng tháng.
Ảnh: Reuters

Hà Nội bị cáo buộc chi tiền lái dư luận Hoa Kỳ trong vấn đề Biển Đông và nhân quyền, cũng như trả triệu đôla vận động các chính sách có lợi cho mình.

Một bài phân tích dài của nhà báo điều tra Greg Rushford, các tài liệu đăng ký với Bộ Tư pháp Mỹ và ý kiến của chuyên gia dường như cho thấy điều này.

Gân gà Trịnh Xuân Thanh, đặc sản của chế độ CSVN

Kông Kông

9-8-2017

Vụ đảng viên tham nhũng Trịnh Xuân Thanh chạy trốn qua Đức, bị an ninh mật vụ VN sang bắt cóc đem về, là một cú sốc không chỉ riêng cho người VN mà còn làm ngạc nhiên dư luận thế giới và chắc chắn từ nay thế giới sẽ chú mục hơn vào mọi hoạt động của chế độ cộng sản tại VN.

Nếu trước kia rất nhiều người yêu nước dù chống đối chế độ bằng phương pháp ôn hòa nhưng đã bị khủng bố, bị đánh đập dã man, bị bắt cóc, bị giam tù với những bản án vô nhân tính, truyền thông thế giới có thể chưa quan tâm đúng mức thì qua sự kiện nầy, chắc chắn sẽ được theo dõi kỹ hơn.

Đức ‘cân nhắc hành động’ do VN ‘phớt lờ’ vụ Trịnh Xuân Thanh

BBC

9-8-2017

Ông Trịnh Xuân Thanh bị đưa lên xe hơi hôm 23/7 rồi đem sang một quốc gia châu Âu láng giềng, báo Taz viết. Ảnh: Taz.de

Đức hôm thứ Tư 9/8 tuyên bố đang cân nhắc các bước đi cần thiết sau khi Việt Nam không hồi đáp yêu cầu của Berlin, muốn Hà Nội trao trả ông Trịnh Xuân Thanh.

Berlin nói ông Trịnh Xuân Thanh ‘đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc’ hồi cuối tháng Bảy.

Hôm 4/8, Ngoại trưởng Đức cáo buộc Việt Nam đã thực hiện vụ việc theo cách thức “chỉ có trong các phim ly kỳ thời Chiến tranh Lạnh” và đó là hành vi mà Đức thấy là “không thể chấp nhận”.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Một nghi vấn cần làm rõ

Bùi Tín

9-8-2017

Tác giả đặt câu hỏi: Liệu có phải ông Trịnh Xuân Thanh bị đầu độc?

Về vấn đề Trịnh Xuân Thanh tôi đã có mấy bài nhận xét và bình luận. Đêm qua ngẫm nghĩ lại, bỗng có thêm một hoài nghi mà tôi thấy có cơ sở, xin mạnh dạn trình làng, mong mọi việc sẽ sáng tỏ, minh bạch, sẽ có lợi cho bản thân Trịnh Xuân Thanh, cho gia đình anh ta, cho toàn xã hội đang cần sống trong an bình, đang muốn biết đâu là sự thật, sự thật đúng là thật, không bị che giấu, méo mó.

So sánh tất cả các bức ảnh Trịnh Xuân Thanh từ khi ở trong nước đến khi ở nước ngoài với bức ảnh do chế độ đạo diễn để trình diện trong cuộc họp báo ở Hà Nội đầu tháng 8 vừa qua, tôi thấy có nhiều điều khác thường. Vẻ mặt Thanh có vẻ rầu rĩ, lo sợ, thất thần. Tất cả các ảnh trước đều thấy Thanh thảnh thơi, tươi tỉnh, thông minh, sáng sủa, tự tin, vui vẻ. Một Trịnh Xuân Thanh khác hẳn.

Vài suy ngẫm về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Nguyễn Tiến Dân

8-8-2017

Cựu TT Nguyễn Tấn Dũng, TBT Nguyễn Phú Trọng và “con dê” Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: internet

1- Đối với Nhân dân Việt Nam, Trịnh Xuân Thanh và đồng bọn, tội lỗi ngập đầu

– Thứ nhất, băng đảng của y, luôn dùng dùi cui – súng đạn và nhà tù, để cưỡng bức Nhân dân phải chịu sự “lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối” của chúng. Nguyên tắc ấy, không có ngoại lệ. Ngay cả đồng đảng, cũng không được miễn trừ. Bởi thế, mọi việc y làm, đều phải nhất nhất tuân theo “đúng quy trình” của băng đảng. Làm theo đúng những gì mà cái Đảng “quang vinh và sáng suốt” của y chỉ bảo: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đã thua lỗ và mất trắng hàng tỷ USD của Ngân khố Quốc gia. Sự thật tồi tệ ấy, nếu được bạch hóa: Huyền thoại “đỉnh cao trí tuệ của loài người”, sẽ tan như bong bóng xà phòng. Vì thế, Đảng phải chạy làng và Đảng cần một “con dê, để tế thần”. Đảng đã chấm y, để “chọn mặt – gửi vàng”. Đen cho Đảng, y không chịu và nhanh chân, chuồn mất. Y ra đi, để lại bao nỗi nhục nhã – ê chề, cho Đảng trưởng.

Kế sách thoát hiểm sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức

Nguyễn Đăng Hưng

8-8-2017

Trịnh Xuân Thanh. Ảnh chụp màn hình VTV.

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh (TXT) tại Đức là một sai lầm lớn, làm tổn thương bang giao quốc tế của Việt Nam, đặc biệt mối bang giao với cường quốc Đức và Liên hiệp châu Âu, một thị trường lớn, một đại lục có tiềm năng kinh tế và quân sự hàng đầu trong thời điểm Việt Nam đang bị Trung Cộng uy hiếp, cướp mất quyền lợi chính đáng của mình ở Biển Đông. Trong tình thế chông chênh bị cô lập, hơn bao giờ hết Việt Nam cần có bạn bè có khả năng ủng hộ Việt Nam bảo vệ quyền lợi quốc gia phù hợp với luật pháp quốc tế.

Không có cách gì khác, phải nhanh chóng chữa cháy, giảm thiểu thiệt hại, phục hồi nguyên trạng!

Hoàng Đức Bình bị khởi tố thêm một tội danh

Tuấn Khanh (ghi)

8-8-2017

Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình. Ảnh: internet

Tin từ gia đình của nhà tranh đấu vì môi trường Hoàng Đức Bình cho biết, vào cuối tháng 7/2017, công an Nghệ An đã quyết định khởi tố thêm một tội danh nữa với anh. Như vậy cho đến nay, Bình đã bị khép tất cả là 3 tội danh.

Theo luật sư Hà Huy Sơn và luật sư Lê Luân, thì Hoàng Đức Bình bị cáo buộc vào điều 257 (chống người thi hành công vụ), điều 258 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân) và điều 143 (hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản).

Từ vụ bắt cóc “doanh nhân” Trịnh Xuân Thanh, vén bức màn các quan chức CS làm ăn ở Đức

Thập Toàn, CHLB Đức

5-8-2017

“Doanh nhân” hay kẻ cắp Trịnh Xuân Thanh? Ảnh: internet

Hôm 3/8 trên mục Chính trị của trang báo Spiegel Zeitung online (báo Tấm Gương) của Đức, một tờ báo lớn được biết trên toàn thế giới, đã có một bài viết của nhà báo nữ Vanessa Steinmetz với tiêu đề “Bắt cóc một doanh nhân Việt Nam”.

Ngay đầu bài viết, nhà báo đã viết với một giọng văn đầy giễu cợt, đó là chỉ cách đây hai tuần, quan hệ bang giao giữa Việt Nam và Đức còn nồng ấm. Để chứng minh cho sự nồng ấm này, nữ nhà báo còn cụ thể hóa rằng hình ảnh cái bắt tay nồng ấm với nụ cười của ông Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và bà Thủ tướng Đức Angela Merkel, trong dịp ông Phúc được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 với cương vị là nước tổ chức hội nghị APEC 2018, đã được đài truyền hình Việt Nam đưa lên trang nhất. Nhưng nữ nhà báo Đức lại chua một câu rằng, đằng sau hậu trường lại là một một bất đồng sâu sắc, đó chính là câu chuyện về Trịnh Xuân Thanh (TXT).

Người Đức nghĩ gì về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh?

Giang Phúc Đông Sơn

5-8-2017

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngày 23.07.2017 là đề tài rất nóng, mấy ngày qua nó được bàn tán, tranh luận ồn ào, sôi động, làm tốn nhiều thời gian của nhiều người, nhiều phóng viên, nhà báo chuyên nghiệp lẫn không chuyên nghiệp, không những chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở CHLB Đức, nơi Thanh đã có những ngày êm đềm dưới những tàng cây thơ mộng, trên những chiếc băng ghế nghỉ chân, tâm hồn thanh thản, thảnh thơi, thơ thới với những bức tượng của các thi sĩ Đức ở công viên Tiergarten Berlin.

Những bức ảnh Trịnh Xuân Thanh chụp tại các công viên ở Đức. Nguồn: Facebook.

Trịnh Xuân Thanh ‘tự thú’ trên VTV: ‘một kịch bản’ diễn sai luật

VOA

4-8-2017

Ông Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trên VTV hôm 3/8. Ảnh chụp màn hình

Các luật sư và nhà bình luận Việt Nam cho rằng hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh “tự thú” trên truyền hình nhà nước Việt Nam, sau khi bị bắt từ Đức về như báo chí quốc tế loan tin, là một màn diễn có kịch bản, nhằm phục vụ cho mục đích chính trị.

Từ thành phố Hồ Chí Minh, luật sư Nguyễn Thanh Lương nhận định rằng nếu thông tin ông Thanh bị “bắt cóc” đúng như Bộ Ngoại giao Đức và quốc tế loan thì việc tự thú của ông Trịnh Xuân Thanh là có kịch bản:

Thayer: ‘Nghi vấn bắt cóc gây tổn hại cho VN’

BBC

4-8-2017

Hành động bắt cóc nếu đúng sự thật thì sẽ tổn hại nghiêm trọng đến mối quan hệ song phương Việt Nam và Đức, ông Carl Thayer cho biết. Nguồn: FB Carl Thayer

Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế, nói với BBC nếu ông Trịnh Xuân Thanh thực sự bị bắt cóc, ép buộc rời Đức thì điều này là hành động chưa từng thấy của Việt Nam.

Nhà nghiên cứu từ Úc cũng đánh giá rằng nếu nghi vấn bắt cóc được chứng minh là đúng thì nó làm tổn hại nghiêm trọng đến mối quan hệ song phương trong thời điểm Việt Nam rất cần bạn.

“Việc tuyên bố một cán bộ tình báo của Việt Nam là persona non grata cho thấy phía Đức có vẻ có cơ sở để tin rằng Việt Nam trực tiếp liên quan, vì đây rõ ràng là một hành động vi phạm đến chủ quyền an ninh Đức.”

Đức dọa trả đũa Việt Nam vì ‘bắt cóc’ Trịnh Xuân Thanh

BBC

4-8-2017

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel. Ảnh chụp màn hình của BBC.

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel hôm thứ Sáu 4/8 tuyên bố Đức đang cân nhắc các biện pháp trả đũa Việt Nam vì cáo buộc Hà Nội bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin.

Việt Nam đã bác bỏ cáo buộc bắt cóc, và để hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trên truyền hình nói ông tự nguyện trở về nước.

Hôm 4/8, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel nhắc lại Đức đã yêu cầu một sĩ quan tình báo Việt Nam rời Berlin vì tin rằng ông này liên quan đến việc bắt cóc.

“Chúng tôi đòi hỏi ông ta ra đi vì chúng tôi rất tin rằng ông ta liên quan vụ bắt cóc,” ông Gabriel nói tại một cuộc họp báo.

“Không có chi tiết gì trái ngược giả thuyết này. Mọi thứ đều ủng hộ giả thiết rằng ông ta, cùng sự giúp đỡ của mật vụ Việt Nam và dùng nơi ở của ông ta tại sứ quán Việt Nam tại Đức, đã bắt cóc một người đã xin tị nạn,” Ngoại trưởng Đức nói.

Ông Gabriel không nói rõ các biện pháp trừng phạt mà Đức đang cân nhắc.

Ông nói thêm ông Trịnh Xuân Thanh “bị đưa ra khỏi Đức, bằng các biện pháp mà chúng tôi tin rằng người ta xem trong các phim hình sự về Chiến tranh Lạnh.”

“Đây là điều chúng tôi không thể chấp nhận.”

Tối 3/8, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đưa hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh nói lời “xin lỗi” trong chương trình thời sự.

VTV nói họ đã liên hệ cơ quan an ninh điều tra “để tìm hiểu” và chiếu đoạn phim được nói là quay ngày 31/7.

Được BBC hỏi về phản ứng sau khi VTV đưa tin, Bộ Ngoại giao Đức nói họ không có gì bổ sung ngoài tuyên bố đã ra hôm 2/8.

Nhưng trong thư trả lời BBC, Bộ Ngoại giao Đức nhấn mạnh chữ đậm đoạn sau đây trong tuyên bố 2/8:

“Chính phủ Liên bang Đức yêu cầu phải để ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức ngay lập tức để hồ sơ đề nghị dẫn độ và đơn xin tị nạn được xem xét theo đúng trình tự pháp lý.”

Trong khi đó, một luật sư của Trịnh Xuân Thanh ở Đức, Petra Schlagenhauf nói với BBC sau khi xem đoạn phim:

“Đây là ‘tự thú’ ép buộc. Ông ấy bị bắt cóc. Chúng tôi biết, cảnh sát Đức biết, chính phủ Đức biết.”

Bà nói thêm: “Tôi lo ngại cho sức khỏe thân chủ. Ông ấy trông rất tệ.”

VTV nói họ đã liên hệ cơ quan an ninh điều tra “để tìm hiểu” và chiếu đoạn phim được nói là quay ngày 31/7.

Trong phim, ông Trịnh Xuân Thanh, ngồi ở địa điểm không xác định, nói ông đã “suy nghĩ không chín chắn”, “đành phải về để đối diện sự thật”.

Ông nói muốn “cần về gặp lại mọi người đặc biệt là những lãnh đạo để báo cáo nhận khuyết điểm, xin lỗi”.

VTV cũng đưa hình về “đơn xin tự thú” ghi ngày 31/7 tại Hà Nội, viết tay, được nói là của ông Thanh.

Đoạn thuyết minh nói trong đơn có đoạn:

“Tôi thấy lo sợ trước kết luận về vi phạm của tôi, và phải chịu trách nhiệm là người đứng đầu trong thua lỗ của PVC do lo sợ suy nghĩ không hết, tôi đã quyết định trốn tại Đức.

“Trong thời gian này, cuộc sống trốn tránh, bấp bênh luôn lo sợ.

“Được sự động viên của gia đình, bạn bè, tôi đã về Việt Nam, ra đầu thú tại cơ quan an ninh điều tra để được hưởng sự khoan hồng của Đảng, nhà nước và pháp luật.”

Trước đó cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 3/8 “lấy làm tiếc” trước thông cáo của Đức nhưng dẫn lời Bộ Công an nói ông Trịnh Xuân Thanh “đầu thú”.

Bộ Ngoại giao Đức hôm 2/8 cáo buộc Việt Nam “bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh” và yêu cầu đại diện tình báo Việt Nam tại Berlin về nước.

Trong thông cáo ra hôm 2/8, Bộ Ngoại giao Đức nói họ có bằng chứng về việc Việt Nam bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin. Bộ Ngoại giao Đức đã triệu Đại sứ Việt Nam lên vào tối 1/8, và sau đó đặt nhân viên tình báo tại Tòa Đại sứ vào vị trí “người không được hoan nghênh” (persona non grata), buộc phải rời khỏi Đức trong vòng 48 giờ.

Người Việt ở Đức “rất sốc” về vụ Trịnh Xuân Thanh

BBC

4-8-2017

Tấm biển trên cổng Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin. Ảnh chụp màn hình.

Cộng đồng người Việt ở Đức đang “rất hoang mang” và “tranh luận mạnh mẽ” vì chuỗi sự kiện liên quan đến vụ ông Trịnh Xuân Thanh, theo một nhà báo người Việt sinh sống và làm việc nhiều năm tại Đức.

“Có thể nói chưa bao giờ cộng đồng người Việt ở Đức lại trải qua một cơn sốc lớn như thế này,” nhà báo Lê Mạnh Hùng từ Berlin nói với BBC.

Những hình ảnh tốt đẹp của người Việt tại Đức dường như “đổ bể” sau khi truyền thông Đức đưa tin rộng rãi tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đức về vụ ông Trịnh Xuân Thanh, ông Hùng chia sẻ.