Tôi là nhân chứng sống cho những gì xảy ra ngày 17-6-2018

FB Hoài Diễm

21-6-2018

Sau hơn 72h trở về từ cái nơi mà cả đời tôi chưa từng nghĩ mình sẽ đặt chân tới đó, tưởng chừng những cảm xúc hoang mang, những căm phẫn tột độ của ngày hôm đó trong tôi rồi sẽ nguôi thôi, nhưng KHÔNG, có thứ gì đó cứ thúc giục tôi, tôi PHẢI LÊN TIẾNG. Tôi phải cùng những người dân vô tội ngày hôm ấy vạch trần tất cả sự thối nát đằng sau cái nơi gọi là thiên đường mà chúng ta đang sống.

Luật Biểu Tình không phải là thứ để ban phát, bố thí cho dân

Người Việt

Nguyễn Tường Thụy

21-6-2018

Biểu tình là một sự ô danh?

Ít ra, từ mùa Hè năm 2011 (hoặc có thể sớm hơn, từ 2007?), nhà cầm quyền Việt Nam đưa ra khái niệm “biểu tình trái phép,” được báo chí, tuyên giáo, dư luận viên và cả lãnh đạo sử dụng nhằm chụp tội người biểu tình.

Lý do biểu tình: ‘Chống TQ và mong mỏi dân chủ’

BBC

22-6-2018

Biểu tình ở TPHCM 11 tháng 5/2016. Từ mấy năm trước, thái độ chống Trung Quốc đã xuất hiện trong các cuộc xuống đường ở Việt Nam. Ảnh: LE QUANG NHAT

Giới quan sát cho rằng ác cảm với Trung Quốc và sâu xa hơn, nhu cầu có một xã hội dân chủ là nguyên nhân bùng nổ biểu tình tại Việt Nam.

Ác cảm với Trung Quốc

Carlyle Thayer, giáo sư danh dự tại Học viện Quốc phòng Úc tại Canberra, cho rằng quan điểm chống Trung Quốc “là độc hại” ở Việt Nam, theo hãng tin Bloomberg.

‘Biểu tình thì làm được gì?’

Luật Khoa

22-6-2018

Biểu tình, cho đến ngày nay, vẫn bị xem là vô bổ tại Việt Nam.

Tôi vẫn nhớ cuộc biểu tình đầu tiên của mình. Đó là vào năm 2007, khi giới trẻ còn sử dụng Yahoo! 360, Nokia vẫn chiếm lĩnh thị trường điện thoại di động thế giới, và chiếc Motorola V3, biểu tượng của sự giàu có và thời trang đắt tiền, gần như không thể sử dụng ứng dụng tin nhắn OTA.

Người Việt Nam ở Sài Gòn khi đó bắt đầu trở mình với cuộc biểu tình chống Trung Quốc đầu tiên tại tòa nhà lãnh sự cũ của nước này, tọa lạc trên giao điểm của đường Nguyễn Thị Minh Khai và Phạm Ngọc Thạch.

Nhật ký trong đồn ngày 16/6 – Phần cuối: Mày nhớ cái mặt tao đó, về đi

FB Nguyễn Tín

22-6-2018

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3phần 4

Sáng hôm thứ 7 ngày 16/6 tôi ngủ được một lúc khoảng 1 tiếng sau khi làm việc cùng viên CA quận Tân Bình, lúc dậy đã không thấy ai trong phòng. Cửa phòng đã được khoá phía ngoài bằng sợi kẽm to quấn thành nhiều vòng như sợ tôi có thể bỏ trốn ra ngoài.

Nhìn thấy ổ bánh mì trên bàn cùng 2 chai nước suối, nghĩ bụng là đói từ tối qua tới giờ hết đói rồi. Nhịn một hai bữa chắc cũng không thành vấn đề, tôi mở nắp chai nước và uống một hơi hết chai nước và nhờ tay bảo vệ dân phố đang gác trước cửa mở ra để tôi đi vệ sinh. Tên này quay qua hỏi viên AN và nhận được cái gật đầu sau đó hắn mới mở khoá cửa và dẫn tôi đi.

Cơn lốc bắt bớ có cuốn trôi được mọi thứ?

FB Nguyễn Ngọc Lụa

21-6-2018

Có một người phụ nữ mình đã nhắc đến trong live stream khi công an đánh chị đến gãy răng và chị đã nuốt vào trong mình chiếc răng máu của mình. Người đó chính là chị Võ Thị Tuyết Lệ, facebook là BinhDinh Nguyen, chị sinh năm 1974, sinh ra và lớn lên nơi đất võ Bình Định.

“Tim đen” về luật An Ninh Mạng

Nguyễn Đình Cống

22-6-2018

Dân gian dùng từ “ tim đen” để chỉ những ý nghĩ thuộc bản chất của ai đó, nhưng được giấu kín. Thí dụ ông chủ tịch tỉnh làm dự án tượng đài, tuyên bố công khai là để nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân, còn “tim đen” là ý nghĩ xà xẻo vài chục phần trăm giá trị dự án để chia nhau.

Vấn đề ẩn giấu trong một bài toán khó

FB Đỗ Ngà

22-6-2018

Thế nào là bài toán dễ? Bài toán dễ là khi đọc xong đề, bạn đã có ngay phương pháp giải trong đầu. Việc đúng sai là việc của kỹ năng tính toán chứ không phải việc của phương pháp giải.

Chuyện nhỏ, chuyện lớn

Đỗ Thành Nhân

21-6-2018

Lời ngỏ: Người viết với tư cách là người kế thừa lập gia phả cho một dòng họ; không nhận xét, không tự hào về việc làm của thế hệ trước; cố gắng kể lại sự thật khách quan, trung thực, như nén hương kính khấn ông bà, tổ tiên.

Vụ án quốc tế ‘bắt cóc’ mở rộng một cách nguy hiểm

Blog VOA

Bùi Tín

21-6-2018

Trịnh Xuân Thanh bị xét xử tại Việt Nam. Ảnh: Reuters

Tòa án liên bang Đức ở Berlin đang tiếp tục xử vụ án quốc tế bắt cóc tháng 7/2017, một vụ án dư luận CHLB Đức cho là nghiêm trọng chưa từng có, như thời chiến tranh lạnh của thế kỷ trước.

Ông Trọng mạ lỵ dân – Bà Ngân lẻo mép dạy đời

Phạm Trần

21-6-2018

“Những phần tử kích động đó là ai, thì toàn là thành phần bất hảo, nghiện hút ma túy, trộm cắp, đủ các kiểu. Cho nên phải có luật để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ quyền lợi của chúng ta”.

“Xem những thành phần bị công an bắt là ai? Toàn là bất hảo cả”. (theo VTC NewsZing, ngày 17/06/2018).

Nhật ký trong đồn ngày 16/6 – Phần 4: Mày có đủ tỉnh táo để làm việc không?

FB Nguyễn Tín

21-6-2018

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3

Tiếng cửa phòng được mở ra Tín chợt mở mắt và ngồi bật dậy, viên CA sắc phục mang hàm đại uý tên Lực bước vào. Nhìn qua viên AN đang làm việc nhận được cái lắc đầu đáp trả như muốn nói chẳng làm việc được gì.

– Mày làm việc được không?

– Dạ được đại uý!

Lúc này tôi đang nghĩ đây là CA phường để lập biên bản vi phạm hành chính nên sẽ hợp tác để làm việc đúng lý do mà họ bắt giữ Tín về đây. Viên CA bắt đầu nói:

Tại sao công an Việt Nam đánh và bắt sinh viên Mỹ Will Nguyễn?

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

20-6-2018

Trong các cuộc biểu tình phản đối sôi động tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 9 và 10 tháng 6, công an Việt Nam đã bắt giữ một sinh viên cao học 31 tuổi người Mỹ, Will Nguyễn. Ảnh chụp anh đang bị đối xử thô bạo bởi bọn tay chân của công an, mặc thường phục và kéo lết đến chỗ nhốt với một túi màu cam trùm trên đầu, đã lan truyền nhanh chóng trên internet.

Hãy cài hoa hồng lên hàng rào kẽm gai

FB Bạch Cúc

20-6-2018

Ngày 17.6 vừa qua, hàng trăm người dân vô tội đã bị “bắt nguội” tại Sài Gòn. Họ không phải là người biểu tình hoặc chưa kịp biểu tình đã bị gom tập trung về một khu đất và các đồn công an. Họ bị kéo lê, hất lên xe, bị đánh đập, lục soát, lấy lời khai và bị đối xử tàn bạo còn hơn kẻ phạm tội. Ngay sau đó, các trang mạng tràn ngập “Nhật ký bị bắt giữ” thẫm đẫm nước mắt và sự phẫn nộ.

Thói thiếu trung thực của Đài Truyền hình TPHCM

Nguyễn Đăng Quang

20-6-2018

Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Đức Dân (Đại học KHXH và Nhân văn-Tp.HCM) là một trong các nhà khoa học đầu tiên và chuyên gia đầu ngành của nước ta về Toán-Ngôn ngữ, một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam. Ông sinh năm 1936, tốt nghiệp cử nhân Toán năm 1957 tại ĐHSP Hà Nội.

Về Mỹ và Hội đồng Nhân quyền

FB Trịnh Hữu Long

20-6-2018

Việc Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc sẽ là bất lợi lớn cho giới hoạt động nhân quyền thế giới nói chung và giới hoạt động Việt Nam nói riêng, nhất là trong bối cảnh kỳ kiểm điểm UPR sắp tới vào tháng 1/2019.

Công an đánh người Phan Rí Cửa “thổ huyết”

FB Ngô Thanh Tú

20-6-2018

Ảnh: internet

Đây là Nguyễn Minh Kha, ở nhà gọi là Đầu Dài – nạn nhân bị đánh trong đồn công an thị trấn Phan Rí Cửa vì liên quan đến cuộc biểu tình sau ngày 11/6. Kha sinh năm 2000, nay em nó mới được 18 tuổi. Từ người nhà Kha cho biết, sau cuộc biểu tình, em bị CA đến nhà để bắt lên đồn làm việc. Tại đó, công an từ Phan Thiết điều động ra để làm việc đã tra tấn, bức cung em. Đến chiều thì được thả về.

Sau khi về nhà, Kha thấy trong người khó thở, toàn thân bầm tím. Người nhà liền đưa em lên bịnh viện trên Thị trấn Chợ Lầu (huyện Bắc Bình) để khám. Sức khỏe của Kha trở nên trầm trọng, thân nhân lại phải chuyển vô Sài Gòn để chữa trị.

Ai bật đèn xanh cho công an TP Hồ Chí Minh tra tấn người biểu tình ôn hòa?

FB Châu Đoàn

20-6-2018

Việc công an tp HCM bắt người vô cớ, đánh đập dã man chỗ công cộng rồi tiếp tục tra tấn những người bị bắt tại đồn khi họ không cho mật khẩu truy cập vào điện thoại là rất đáng lo ngại.

Có nhiều người bị thương nặng, trong ấy có người bị chấn thương sọ não, bị đa chấn thương nội tạng. Nó thể hiện rằng chính quyền sẵn sàng hành động vô pháp, đạp lên quyền tự do cá nhân của người dân, coi rẻ sinh mạng của người dân.

Hiểu thêm về lý do Hoa Kỳ rời khỏi Hội đồng nhân quyền

FB Phạm Lê Vương Các

20-6-2018

Hoa Kỳ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc vào ngày hôm nay 20/6 như là giọt nước tràn ly trước những bất đồng gay gắt với Cơ quan này từ nhiều năm nay.

Dù sự ra đi của Hoa Kỳ là đáng tiếc nhưng nếu ai quan tâm đến hoạt động của Hội đồng Nhân quyền có thể thấu hiểu được phần nào cho quyết định dũng cảm này của họ.

Hội đồng Nhân quyền cũng giống như một lớp học đào tạo về nhân quyền, nhưng khi học sinh “cá biệt” chiếm đa số, thì khi biểu quyết đánh giá về nhân quyền, học sinh đàng hoàng là thiểu số chống không lại thì họ sẽ chọn cách ra đi, chuyển đi nơi khác học.

Để nhà nước có trách nhiệm, dân phải làm gì?

FB Đỗ Ngà

20-6-2018

Hàng hóa trong một đất nước là do nhân dân làm ra. Tiền tệ lưu hành trong một đất nước là do nhà nước in ra. Tổng giá trị hàng hóa sẽ quyết định giá trị đồng tiền. Ví dụ toàn dân làm ra được 100 tấn gạo mà nhà nước in ra 100 đồng thì mỗi tấn gạo có giá 1 đồng.

Nhật ký trong đồn ngày 16/6 – Phần 3: Nó không khai đánh chết nó đi

FB Nguyễn Tín

20-6-2018

Tiếp theo phần 1phần 2

– Sao rồi? Hai anh em đồng hương nói chuyện với nhau thế nào? Có hợp tác để đi về không?

Viên AN đánh tôi nhiều nhất bước vào lên tiếng, tôi vẫn cúi xuống và không nói gì. Lúc này thì viên AN Cần Thơ mắt lim dim vì buồn ngủ vuốt mặt trả lời:

– Nãy giờ nó có nói gì đâu, nó nói là bắt Mẹ nó lên đồn mà có ai bắt bớ gì, chỉ là mời lên để hỏi thăm về nó cuộc sống ra sao thôi!

Người Mỹ biểu tình bị giữ ở Việt Nam thú nhận trên truyền hình nhà nước

New York Times

Tác gia: Richard C. Paddock

Dịch giả: Trúc Lam

19-6-2018

BANGKOK – Một công dân Mỹ đã bị bắt tại một cuộc biểu tình ôn hòa ở Việt Nam trong tháng này, đã lên truyền hình nhà nước thú nhận rằng, ông hối hận vì đã vi phạm pháp luật và rằng ông sẽ không tham gia các cuộc biểu tình như vậy nữa.

‘Chúng tôi đi Đức còn bốn người khác vẫn trong tù’

BBC

19-6-2018

Luật sư Nguyễn Văn Đài hôm 13/06 đã nhận Giải thưởng Nhân quyền 2017 của Liên đoàn Thẩm phán Đức. Ảnh: Nguyễn Văn Đài

“Việc tôi được trả tự do và xuất cảnh sang Đức là quá trình rất dài,” luật sư Nguyễn Văn Đài từ Berlin nói với BBC.

Đêm 7/06/2018, ông Đài và cộng sự bà Lê Thu Hà được đưa khỏi nhà tù, tới sân bay quốc tế Nội Bài rời Việt Nam.

Coi nhân dân là thù địch, họ còn sống với ai?

Blog VOA

Bùi Tín

20-6-2018

Quang cảnh biểu tình trước chợ Hàn, Đà Nẵng. Nguồn: VOA

Tình hình trong nước càng ngày càng xấu đi một cách cực kỳ nguy hiểm. Nhân dân thức tỉnh khi lãnh đạo ngày càng quan liêu tham nhũng, xã hội suy đồi, bất công lan rộng, tất cả những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của người dân mong muốn đảng lắng nghe và chấp nhận đều bị Bộ Chính trị bỏ ngoài tai, còn vu cáo chụp mũ là bị ảnh hưởng, xúi dục, mua chuộc của phản động, của đảng Việt Tân nào đó mà người dân cũng không hề biết đó là “bọn phản động” nào, đảng Việt Tân là ở đâu!

Tôi đã phẫn uất

Đào Tiến Thi

19-6-2018

Ông Đào Tiến Thi biểu tình tại nhà sáng 17/6/2018. Ảnh: FB Đào Tiến Thi

Chiều nay (19/6/2018) tôi được hai em A87 (An ninh Văn hoá – Thông tin – Truyền thông) mời gặp. Cũng xin nói luôn là từ nhiều năm nay, tôi thuộc diện “quản lý” của họ, nên đã thành định kỳ, khoảng 3 – 4 tháng họ lại gặp tôi một lần, để làm gì thì tôi cũng không rõ lắm. Lần này chưa “đến kỳ” nhưng vì có cuộc biểu tình một mình của tôi hôm nọ và do “tình hình phức tạp” nên họ cần gặp.

Mở đầu tôi nói luôn: “Mọi lần anh vẫn sẵn sàng gặp các chú khi các chú mời, với cả hai tư cách: tư cách của công dân đối với cơ quan chức năng (tư cách chính) và tư cách người “quen” khi các chú mời uống nước, trò chuyện (tư cách phụ). Tuy nhiên lần này anh đang rất bức xúc và thấy không có gì để nói với Đảng này, Nhà nước này nữa, cần bắt anh lúc nào thì cứ bắt thôi, cái này anh sẵn sàng chấp nhận từ lâu rồi (tôi đọc lại câu “Quốc thổ trầm luân dân tộc tụy/ Nam nhi hà sự phạ Côn Lôn” – 2 câu thơ của Phan Châu Trinh mà tôi lấy làm lòng và đã đọc cho họ nhiều lần), vậy hôm nay chỉ còn do nể mà anh tiếp các em ở tư cách thứ hai thôi”.

Khủng bố nhân dân, công an Việt Nam đã hiện nguyên hình là ác ôn Cộng sản

FB Phạm Đoan Trang

19-6-2018

Ảnh minh họa: internet

Đây là câu chuyện của một bạn trẻ bị bắt giữ tuỳ tiện và bị công an đánh hội đồng – thực chất là tra tấn – suốt từ 2h chiều đến 7-8h tối chủ nhật, 17/6, ở sân vận động công viên Tao Đàn (quận 1, TP. HCM). Vì bạn còn rất trẻ, không phải người hoạt động dân chủ-nhân quyền, cũng không hề có nhu cầu được “nổi tiếng” theo cách nghĩ thường lệ của dư luận viên và an ninh, nên trong câu chuyện, bạn xin giấu mọi thông tin về nhân thân.

——

Khi em mở mắt ra thì thấy mình đã nằm trên giường bệnh. Xung quanh không còn bóng an ninh nào. Một cô bé y tá đi đến, em hỏi mới biết đây là phòng cấp cứu bệnh viện Bộ Công an, và lúc đó là khoảng 12h đêm. Thế nghĩa là chúng đã đánh em liên tục từ 2h chiều cho tới khi em bất tỉnh thì quẳng em vào đây và… chuồn mất để khỏi phải chịu trách nhiệm gì. Nhưng cũng rất có thể là chúng còn canh gác đâu đó phía dưới sảnh.

Dạy dỗ dân về lòng yêu nước

Hiếu Bá Linh

19-6-2018

Cư dân mạng dậy sóng hai ngày qua, khi clip của đài Truyền hình Việt Nam xuất hiện trên mạng, trong đó nghệ sĩ Xuân Bắc và một số nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú khác đã lên giọng dạy dỗ người dân Việt Nam về lòng yêu nước. Nghệ sĩ Xuân Bắc “khuyên” người dân nên làm người yêu nước “chân chính”, không để bị ai đó lợi dụng.

Bạo lực Nhà nước

FB Huỳnh Ngọc Chênh

19-6-2018

Trong hai ngày 10 và 17/6 có hàng trăm công dân bị bắt bớ sai trái tại Sài Gòn vì tham gia biểu tình hoặc có ý định tham gia biểu tình phản đối luật đặc khu và luật an ninh mạng.

Đặc biệt trong ngày 17/6 gần 200 người bị bắt, trong đó phần lớn là những công dân đang ngồi uống nước trong quán, đang đi mua sách ở đường sách, đang đi lễ nhà thờ, đang đứng chụp hình ở trung tâm quận 1…

Chế độ rút lui khỏi cuộc chiến không cần thiết

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

12-6-2018

Cuối tháng trước, khi quốc hội Việt Nam chuẩn bị ban hành luật, thành lập ba đặc khu kinh tế nằm dọc trên bờ biển dài của đất nước, một cuộc phản kháng mạnh mẽ đã nổ ra trên Facebook.

Nhật ký trong đồn ngày 16/6 – Phần 2: “Mày đxx nhận thì cũng đi 88”

FB Nguyễn Tín

18-6-2018

Tiếp theo phần 1

Khoảng 0h00 rạng sáng ngày 16 thì bắt đầu thấm mệt vì những cú đấm, trỏ, tát vào đầu thì viên AN đánh Tín bước ra phía ngoài để nghỉ ngơi và cho tiếp một viên AN khác bước vào để tiếp tục hỏi cung.