Đỗ Dzũng
2-7-2018
ORANGE, California (NV) – Gia đình ông Michael Phương Minh Nguyễn hôm Thứ Năm, 2 Tháng Tám, xác nhận ông bị chính quyền Việt Nam bắt giữ và đang giam tại Sài Gòn, tại một cuộc họp báo ở tòa thị chính Orange.
Đỗ Dzũng
2-7-2018
ORANGE, California (NV) – Gia đình ông Michael Phương Minh Nguyễn hôm Thứ Năm, 2 Tháng Tám, xác nhận ông bị chính quyền Việt Nam bắt giữ và đang giam tại Sài Gòn, tại một cuộc họp báo ở tòa thị chính Orange.
Hiếu Bá Linh, biên dịch
3-8-2018
Bộ trưởng Tô Lâm là người đầu tiên bước lên chiếc chuyên cơ của chính phủ Slovakia, tiếp theo là các thành viên của phái đoàn Việt Nam, tất cả 12 người. Trịnh Xuân Thanh là người cuối cùng được đưa lên máy bay, rõ ràng là ông ta bị thương, trông có vẻ đờ đẫn và được hai mật vụ Việt Nam xốc nách hai bên dìu đi. Các nhà điều tra Đức cho rằng, Trịnh Xuân Thanh đã bị thương và bị cho uống thuốc có chất ma túy.
2-8-2018
Trong khi gia đình ông Michael Nguyễn đang liên lạc với các dân biểu và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để tìm ra tung tích của ông, có tin cho biết rất có thể ông đã bị bắt giữ cùng một nhóm bất đồng chính kiến.
Các ông Michael Phương Minh, Huỳnh Đức Thanh Bình, Thomas Quốc Bảo và Trần Long Phi rất có thể đã bị bắt giữ hôm 7/7 khi đang trên đi xe khách từ Đà Nẵng về TP HCM, nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh cho BBC biết hôm 2/8.
Bà Hạnh cho biết nhóm bốn người nói trên đến gặp bà hôm 5/7 tại Huế, nhưng đến trưa 6/7, khi bốn người lên xe khách Phương Trang đi về phía Nam thì ông Michael có nhắn với bà rằng “hình như vẫn có người bám theo”.
Đến ngày 7/7 thì bà không liên lạc với họ được nữa.
Bà Nguyễn Thị Huệ, mẹ của ông Bình nói con trai bà nói hôm 4/7 sẽ đi du lịch cùng một số người bạn, trong đó có một người Việt kiều Mỹ và sẽ về đến TP HCM sáng 7/7, nhưng gia đình đã không liên hệ được.
Đồng thời hôm 8/7, bà Huệ nói theo lời kể của người thân hàng xóm, chồng cũ của bà, ông Huỳnh Đức Thịnh, cư trú tại Lâm Đồng cũng đã bị công an khám xét nhà và bị bắt giữ vì đã “chứa chấp người như ông Phương Minh”.
Chỉ đến hôm 14/7, khi công an đến nhà đọc lệnh khám xét và lệnh bắt khẩn cấp Huỳnh Đức Thanh Bình, bà mới biết con trai mình bị giam giữ ở “số 4 Phan Đăng Lưu” tức Công an Quận Bình Thạnh, bà Huệ kể.
Một thiếu tá an ninh cho bà Huệ biết rằng con trai bà bị bắt vì “có những hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109, Bộ Luật hình sự.
Kể từ đó đến nay, bà đã gửi đồ cho con trai và ông Thịnh, tuy nhiên bà Huệ nói bà không hay biết gì về ông Michael Phương Minh và những người bị bắt cùng con bà.
Chiều hôm 2/́8, ông Trần Văn Long đoan chắc với BBC Tiếng Việt là Trần Long Phi, con trai ông, 19 tuổi, cùng bị bắt với các ông Michael Phương Minh, Huỳnh Đức Thanh Bình, và Thomas Quốc Bảo trong lúc họ đang trên đường về Sài Gòn.
“Bà Huệ mẹ của Huỳnh Đức Thanh Bình cho tôi biết khi bà đi thăm Bình thì thấy có tên con tôi với tên ông Việt kiều Michael Phương Minh ở số 4 Phan Đăng Lưu.”
Được hỏi lý do tại sao con ông bị bắt, ông Trần Văn Long trả lời:
“Tôi biết con tôi sinh hoạt với nhóm trẻ nhân quyền. Các em trẻ quan tâm đất nước muốn biểu tình để phản đối luật đặc khu. Biểu tình thì đâu có tội gì đâu mà bị bắt. Điều này chỉ cho thấy Việt Nam là một nước hoàn toàn không có nhân quyền.”
“Họ bắt xong rồi thì cũng im lặng không báo tin cho ai hết, nói chung luật lệ Việt Nam không rõ ràng, họ muốn làm gì thì làm, bắt ai thì bắt thôi.” Ông Long nói thêm.
Nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh cũng cho BBC Tiếng Việt biết bà đã biết ông Michael Phương Minh hơn một năm qua qua mạng xã hội.
“Anh ấy sống ở Mỹ mà. Quan tâm đến hiện tình đất nước thôi chứ không có tham gia hoạt động. Còn các hoạt động của anh ấy ở bên hải ngoại thế nào thì mình không biết,” bà Hạnh cho biết.
Theo thông cáo báo chí của gia đình, ông Michael Phương Minh, hiện đang sinh sống ở Quận Cam, bang California, ông đã về Việt Nam hôm 27/6 và dự định sẽ quay trở lại Hoa Kỳ vào 26/7.
Tuy nhiên, lần cuối cùng gia đình liên lạc được với ông là hôm 6/7.
Cũng giống như ông Đức Thịnh, Thomas Quốc Bảo và Thanh Bình, ông Michael thường xuyên chia sẻ các bài viết của giới bất đồng chính kiến về hiện tình đất nước trên mạng xã hội.
Ông là một doanh nhân 54 tuổi, có vợ và bốn con gái nhỏ. Ông cũng hay về Việt Nam để thăm viếng người thân bạn bè.
Theo bản thông cáo báo chí, gia đình ông Michael Phương Minh cho rằng ông đã bị chính quyền Việt Nam giam giữ. Tuy nhiên chính quyền Việt Nam “từ chối xác nhận việc giam giữ, hay chia sẻ bất cứ tin tức gì về tình trạng của ông”.
Phía gia đình cũng cho biết đã liên lạc với Dân biểu liên bang California Mimi Walters về vấn đề của ông Michael, đồng thời đã liên lạc với Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP HCM.
Hôm 2/8, phát ngôn viên Đại sứ quán Hoa Kỳ Pope Throwers cho BBC biết “đã nắm được thông tin từ truyền thông về một công dân Hoa Kỳ đang bị bắt giữ ở Việt Nam. Sự an toàn và an ninh của công dân Hoa Kỳ ở nước ngoài là ưu tiên hàng đầu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.”
Tuy nhiên, “vì lý do quy tắc bảo mật riêng tư, chúng tôi không thể bình luận gì thêm.”
BBC đã tìm cách liên hệ với công an TP HCM để xác minh về thông tin của ông Michael Phương Minh nhưng không được.
___
Mời đọc lại: Một người Mỹ gốc Việt nghi bị mất tích tại Việt Nam
Quỳnh Vi
2-8-2018
Thủ tướng Hun Sen thẳng thừng phủ nhận những lời cáo buộc cuộc tổng tuyển cử ở Cambodia vào ngày 29/7/2018 là “phi dân chủ” trong vài phút trao đổi với nhà báo Úc, Sophie McNeil, một ngày sau khi nó kết thúc.
Lý do Hun Sen đưa ra là đã có tổng cộng 20 đảng phái chính trị tham gia tranh cử lần này, và đó chính là dân chủ.
Lập luận này nghe qua thì cũng có vẻ… khá hợp lý. Khi đã có nhiều hơn một đảng phái chính trị, thì về mặt lý thuyết, người dân sẽ có quyền tuyển chọn ra ứng viên đến từ bất kỳ đảng nào mà họ cảm thấy đáp ứng được nhu cầu của cử tri. Và nếu như người dân được lựa chọn bằng lá phiếu, thì đó chẳng phải là dân chủ hay sao?
Lê Phú Khải
2-8-2018
Những năm gần đây, trên các phương tiện thông tin quốc doanh, luôn xuất hiện những từ “các thế lực thù địch” đang chống phá nhà nước Việt Nam. Đặc biệt Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng càng hay nhắc đến cụm từ này (!) Vậy, những thế lực thù địch nó từ đâu ra, sao càng ngày càng nhiều và gây lo sợ cho nhà cầm quyền đến thế?!
Hiếu Bá Linh
2-8-2018
Một nghi vấn được đặt ra, tại sao bị cáo Nguyễn Hải Long lại kháng án? Nhà nước Việt Nam có gây áp lực với thân nhân và gia đình của Nguyễn Hải Long ở Việt Nam hay không? Báo TAZ cho biết, theo nguồn tin từ giới thân cận với Đại sứ quán Đức, ngay sau khi bị cáo Nguyễn Hải Long thú tội trước tòa, Chính phủ Việt Nam đã mời đại diện Đại sứ quán Đức tại Hà Nội lên nói chuyện về phiên tòa Berlin xét xử Nguyễn Hải Long.
BNS Tự do Ngôn luận số 296
01-08-2018
Làn sóng biểu tình toàn quốc hôm 10-06-2018, một cuộc xuống đường rầm rộ chưa từng có dưới chế độ CSVN kể từ năm 1975 quả đã gây chấn động cho nhà cầm quyền Hà Nội. Đem Luật Bán nước mang mỹ danh Luật Đặc khu và Luật Bịt miệng mang mỹ danh Luật An ninh mạng ra thách thức toàn dân, đám chóp bu ở Ba Đình đã có dịp thấy lòng yêu nước của nhân dân bùng lên dữ dội.
Hàng trăm ngàn người đã xuống đường ở Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương, Mỹ Tho, Bình Thuận, Khánh Hòa, Nha Trang, Đà Nẵng, Nghệ An, Hải Dương, Hà Nội,… Không chỉ là những tiếng hô: “An ninh mạng, Bịt miệng dân!” “Không Trung Quốc! Không đặc khu kinh tế!”, “Vì độc lập, phản đối Luật Đặc khu! Vì tự do, phản đối Luật An ninh mạng!”… mà cả tiếng thét “Đả đảo bọn bán nước”, “Đả đảo cộng sản bán nước”, “Đả đảo Việt gian cộng sản!”. Đúng như lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự kiến trước đó hôm 04 tháng 06 tại hành lang Quốc hội: “Những làn sóng khủng khiếp”!
Nhưng với bản chất độc tài đảng trị và tính khí sắt máu bạo tàn, di truyền từ lãnh tu tiên khởi Hồ Chí Minh, với tâm trí ngày đêm ám ảnh chuyện bị nhân dân lật đổ và hỏi tội, Nguyễn Phú Trọng và bộ Chính trị đã ra tay ngay Chúa nhật tiếp đó 17-06 ở Sài Gòn. Một cuộc trấn áp hung bạo nhắm vào nhân dân đã diễn ra tại công viên Tao Đàn, mà nay đi vào lịch sử với cái tên mới “Công viên Tao Đàn Áp” (hay Công viên Tao Đập”). Ở đó, lịch sử ngàn đời của dân Việt chứng kiến và ghi nhớ sự điên cuồng của một bầy quỷ, quỷ đỏ. Hàng trăm công an mặc luôn sắc phục chứ không chỉ thường phục, cùng với cả ngàn tên khác mang bản chất côn đồ hay côn đồ chính hiệu, dựng nhà tù dã chiến gom những thường dân vô tội bị nghi biểu tình lại đánh tập thể. Người bị gãy răng, người bị sưng má, người ho ra máu, người xỉu tại chỗ, người bị chấn thương sọ não, người phải vào thẳng bệnh viện… Cả những cụ già, thiếu nữ và trẻ em, chúng cũng chẳng chừa. Không chỉ các nam công an, cả nữ công an cũng tham gia gào thét tục tĩu, chửi bới mày tao với người lớn, và đánh dân một cách man rợ bằng nắm đấm, đế giày, dùi cui, mũ sắt, còng thép và bằng bất cứ vật gì cứng trong tầm tay. Biết rằng mình đang phạm pháp, chúng vẫn ứng xử như một bầy thú hoang điên dại.
Nhưng đấy chỉ là đòn phủ đầu chốc lát của đám lãnh đạo Cộng sản. Cần phải giáng cho bọn thảo dân những đòn trừng phạt dài ngày hơn, để chúng biết thế nào là cái giá của việc xuống đường biểu tình, để chúng biết thế nào là “lễ độ” khi dám thách thức đảng và nhà nước !
Do đó, vào các ngày 12 và 23-07 vừa qua, tòa án tỉnh Bình Thuận đã đưa ra xét xử và tuyên án 2 đợt gồm 17 người ở thành phố Phan Thiết và huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” khi họ tham gia cuộc biểu tình phản đối hai dự Luật Đặc khu và An Ninh mạng hôm 10 và 11 tháng 6. Tổng cộng gần 30 năm tù giam giáng xuống trên những cư dân mà từ nhiều năm nay đã điêu đứng cuộc sống vì khí, nước, đất ô nhiễm do những nhà máy nhiệt điện, vì hải sản chết dần hay cạn kiệt do thói vô trách nhiệm của đám quan quyền địa phương.
Mới nhất, một tòa án ở tỉnh Đồng Nai hôm 30-7 đã tuyên phạt từ 8 tháng đến 1 năm 6 tháng tù cho 15 người biểu tình chống hai dự luật gây tranh cãi nói trên hôm 10-06. Cùng bị xét xử còn có 5 người khác nhận mức án thấp hơn là 1 năm cải tạo không giam giữ do “đang nuôi con nhỏ”. Nhà cầm quyền khép những công dân này vào tội “gây rối trật tự công cộng”. Theo cáo trạng, nhóm bị cáo -thuộc số hơn 200 người tham gia biểu tình và hơn 100 người bị bắt hôm ấy- đã “gây náo loạn”, “cố tình chặn đường” và “làm ách tắc giao thông” trên một tuyến quốc lộ. Điều đặc biệt -nhưng thường thấy trong các phiên tòa chính trị tại VN- là gia đình các bị cáo không mời được luật sư bào chữa, cũng chẳng được cho vào tòa tham dự.
Linh mục Nguyễn Duy Tân, chánh xứ Thọ Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, người từ lâu nay không ngừng lên tiếng cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền một cách mạnh mẽ và độc đáo, lần này có một số “con chiên” (giáo dân) nằm trong hàng ngũ bị tù. Ông đã nhận xét về những bản án mà tòa tuyên cho các biểu tình viên ở thành phố Biên Hòa như sau: “20 người này biểu tình ôn hòa, bày tỏ chính kiến để nhà nước biết lòng dân. Nhưng mà cộng sản cướp quyền của công dân, quyền biểu đạt ý kiến, quyền biểu tình. Và họ đưa ra bản án này nhắm hù dọa để đừng có ai đi biểu tình, bày tỏ chính kiến, để họ toàn quyền độc ác cai trị Việt Nam” (theo RFA 30-07). Ông cũng nói với đài VOA cùng ngày: “Với cái mức án đó, cộng sản họ muốn hù dọa những người đi biểu tình ôn hòa. Đó là mức án phi nhân, một mức án tước quyền công dân, tước quyền biểu lộ chính kiến, tước quyền biểu tình của công dân. Bây giờ nhà cầm quyền độc tài lại cướp luôn quyền công dân đó, và họ vi phạm nhân quyền”. Ông còn thêm: “Cũng không nên phạt tiền [các bị cáo] vì đó là quyền công dân. Họ đang giúp đất nước khỏi rơi vào tay giặc Tàu”, sau khi một số thân nhân các bị cáo bày tỏ với VOA rằng căn cứ theo luật về tội gây rối, việc làm của họ không gây hậu quả nghiêm trọng nên chỉ đáng bị phạt tiền dưới 1 triệu đồng, thay vì phải đi vào ngục.
Thấy đây là một sự kiện báo hiệu một vấn đề quan trọng, Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam cũng lập tức ra Tuyên bố “Kết án người biểu tình ôn hòa là vi phạm quyền con người” với những lời nhận xét như sau: “Người dân có quyền tụ họp cùng nhau để cổ xúy và bảo vệ quyền con người thông qua hình thức phản đối ôn hòa hay bày tỏ quan điểm của mình. Nhà nước có nghĩa vụ chủ động, bảo đảm rằng người dân có thể thực hiện quyền biểu tình ôn hòa hay bày tỏ chính kiến mà không bị đe dọa, quấy nhiễu hay đánh đập. Quyền tự do tụ họp ôn hòa là một quyền căn bản của con người được thực hiện bởi các cá nhân, nhóm, hội đoàn độc lập (không giấy phép), hội nhóm hợp pháp hay các thành phần thiểu số khác. Việc bảo vệ quyền tự do tụ họp ôn hòa giữ vai trò cốt lõi tạo ra một xã hội đa nguyên và bao dung khiến các tầng lớp xã hội có tín ngưỡng, phong tục, chủ trương khác nhau có thể sống trong hòa bình”
Tuyên bố xác định rõ: “Thuật ngữ “ôn hòa” được hiểu bao gồm các hành động có thể gây ra bực bội, phiền lòng hay ngay cả làm cản trở các hoạt động sinh hoạt của bên thứ ba. Người tham gia biểu tình cần phải tiết chế hành động bạo lực. Sự sử dụng bạo lực của thiểu số sẽ không mặc nhiên đưa đến kết luận rằng đó là biểu tình bạo lực. Những cuộc biểu tình có sự phản kháng thụ động chống lại hành động vũ lực thì có thể xem như ôn hòa. Một thí dụ khác, một biểu tình viên không dùng bạo lực trong một cuộc biểu tình có ít nhiều bạo lực thì người đó vẫn xem là biểu tình viên ôn hòa. Những hành vi có thể bị xem như “bạo lực” bao gồm cư xử bất nhân hay xúc phạm nhân phẩm”.
Sau khi nêu ra những “Tiêu chuẩn quốc tế về quyền biểu tình ôn hòa” có trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948) điều 20, Công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (1966) điều 21, Tuyên ngôn Liên Hiệp Quốc về Người bảo vệ Nhân quyền (1989) điều 5, Công ước Quyền Trẻ em (1989) điều 15, Tuyên bố của Hội Cựu Tù nhân Lương tâm nhắc cho nhà cầm quyền nhớ:
“Lý do hợp pháp hạn chế quyền tụ họp ôn hòa bao gồm: Trật tự công cộng, an ninh công cộng, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ đạo đức, bảo vệ quyền lợi và quyền tự do của người khác, hay an ninh quốc gia. “Trật tự công cộng” không được sử dụng để biện minh cho sự cấm đoán hay giải tán tụ họp ôn hòa. Mối nguy giả định mất trật tự công cộng hay có sự hiện diện của đám đông thù địch không thể dùng như chứng cớ cấm đoán biểu tình ôn hòa. Áp đặt trước các hạn chế từ sự suy đoán khả năng xảy ra bạo động nhỏ cũng không thích đáng. Trong trường hợp này, kinh nghiệm các nước Phương Tây cho thấy họ không áp dụng biện pháp hạn chế trước đối với quyền tụ họp ôn hòa mà chỉ bắt kẻ hành xử bạo lực ở những vụ bạo động đơn lẻ. Áp đặt trước hạn chế chỉ được thực hiện khi có bằng chứng rõ ràng rằng người tham gia biểu tình sẽ cố tình kích động tạo ra bạo loạn.
“Nhà nước có nghĩa vụ duy trì “an ninh công cộng”, nhưng nghĩa vụ này không phải là của người tổ chức biểu tình. Tuy nhiên, người tổ chức cũng cần quan tâm đến sự an toàn của các thành phần khác trong xã hội. “Bảo vệ quyền lợi và quyền tự do của người khác” được cơ quan có thẩm quyền xem xét cân đối trong phạm vi bị ảnh hưởng của biểu tình. Nguyên tắc cân đối bảo đảm rằng cuộc sống, buôn bán, đi lại của người dân không tham gia biểu tình chẳng phải chịu những gánh nặng quá đáng. Những xáo trộn tạm thời do lượng xe cộ, người đi đường tự bản thân nó không là lý do để cấm đoán biểu tình. Quan điểm đối nghịch với nội dung biểu tình cũng không đủ trở thành lý do cấm đoán, vì sự cần thiết yếu tố bao dung trong xã hội. Cánh cửa quyền tụ họp ôn hòa cần mở rộng, và nó vốn chỉ tạm thời, so với lý do bảo vệ quyền lợi và quyền tự do của người khác. Về mặt kỹ thuật, giải quyết xung đột quyền lợi này được tiến hành thông qua trao đổi giữa ban tổ chức biểu tình, nhà chức trách và người dân bị ảnh hưởng nếu có”.
Tuy nhiên, với một não trạng độc tài toàn trị, luôn sợ người dân nói khác làm khác (chưa kể nói nghịch làm nghịch) với mình, đảng CS luôn lấy cớ “an ninh quốc gia”, “trật tự đất nước”, “ổn định xã hội” để kiểm soát từ trong đầu óc, ngăn chặn từ trên môi miệng, dập tắt từ trong trứng nước mọi hành vi mà họ coi là thách thức hay gây hại cho quyền lực và quyền lợi của họ. Việc bắt dân trả giá 8 tháng ở tù cho 8g xuống đường yêu nước là một kiểu răn đe –mà Đồng Nai là thí điểm đầu tiên, sẽ đến lượt các nơi khác– răn đe dân rằng từ nay tất cả các cuộc biểu tình được tổ chức và diễn tiến dù trong ôn hòa đều sẽ bị xem như tội hình sự “tụ tập gây rối công cộng” và sẽ bị trừng phạt đích đáng. Thêm 1 viễn tượng u ám cho nhân quyền!!!
Chính vì lý do đó, người dân cần tiếp tục xuống đường, xuống đường đông đảo, liên tục, rộng khắp để giành lại quyền làm chủ đất nước, để đẩy nhà cầm quyền vào đúng vị trí “đầy tớ nhân dân” như họ thường ra rả, để dồn cái chế độ bất nhân và bất tài, gian dối và tàn bạo này vào chân tường để nó phải bị giải thể. Trong việc sử dụng quyền lực nhân dân này, áp dụng phương pháp đấu tranh chính đáng này, sự tham gia của các cộng đoàn tôn giáo (vốn là những xã hội dân sự tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật, tinh thần ôn hòa) là điều cần thiết, sự dấn thân của các lãnh đạo tinh thần là điều đáng mong đợi. Đừng quên bài học của các nước cựu cộng sản Đông Âu.
1-8-2018
Tấm ảnh kèm theo bài này chụp ở Long Khánh cho thấy, ngoài “chuẩn” Nông thôn mới nay đã có “chuẩn” nông thôn mới… nâng cao nữa mà địa phương này vừa đạt.
Phạm Trần
1-8-2018
Lãnh đạo Việt Nam hô đổi mới nhiều bao nhiêu, thì cán bộ đi giật lùi bấy nhiêu. Đảng chỉ đạo phải tuyệt đối kiên định Chủ nghĩa Mác-Lenin và trung thành với đảng thì càng có nhiều đảng viên “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa”, bỏ đảng, đòi bầu cử tự do và dân chủ nhân quyền.
1-8-2018
Ai nhắc đến Quỳnh thường không thể quên Nga, bởi vì họ chung một hoàn cảnh. Không chỉ Quỳnh mới có con nhỏ, Nga cũng còn hai đứa con thơ ở cái tuổi mới nứt mắt nhìn đời. Chị đi bỏ lại các con, đối với Nga thứ quý giá nhất ở trong tù là bức ảnh con của chị. Chị dán nó lên khắp buồng giam và ngày ngày nhìn các con qua ảnh.
Trung Nguyễn
1-8-2018
Tòa án và công an đã tiếp tục lập nhiều “thành tích” “đặc biệt xuất sắc” trong việc chứng minh cho người dân Việt Nam và cả thế giới thấy luật pháp ở Việt Nam là luật rừng đúng nghĩa.
Hiếu Bá Linh, lược dịch
1-8-2018
Đức có bị lừa dối một cách cố ý trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh không? “Hoàn toàn có thể Chính phủ Slovakia đã bị lừa dối trong vụ này. Có thể tại nơi đó đã có một ‘người trong cuộc’, với những mưu mẹo của người này sự lừa lọc gian trá đã diễn ra”, bản báo cáo viết.
LTS: Theo ông Phạm Văn Thành, cựu tù nhân lương tâm, hiện đang sống ở Pháp, cho biết: Ông Michael Phương Minh Nguyễn bị bắt ngày 7/7, tại bến xe Miền Đông, khi ông trên đường từ Huế vào Sài gòn. Cùng bị bắt với ông Phương hôm 7/7 có Facebooker Huỳnh Đức Thanh Bình, Facebooker Trần Long Phi và Facebooker Thomas Quốc Bảo. Cũng trong ngày 7/7, Cục An ninh Chống Bạo loạn Lật đổ, tức A67, đã bắt Facebooker Huỳnh Đức Thịnh, là cựu tù Z30C. Tất cả đang bị giam tại trại giam Phan Đăng Lưu ở Saigon.
LS Đặng Đình Mạnh
31-7-2018
“Y án sơ thẩm … Giao bị cáo lại cho công an dẫn giải”. Chủ tọa dứt lời, bất giác cô gái trẻ nhoẻn cười mặc cho chiếc còng số 8 đang bị ấn vào đôi tay vang tiếng kim loại lách cách. Hướng đôi mắt sáng về phía các luật sư, cô gái khẽ gật đầu trước khi bị đẩy đi ra phía hành lang, gương mặt cô bình thản, nhẹ nhõm như sắp bước chân vào buổi lễ hội cuối năm của trường trung học.
Hội cựu TNLT
31-7-2018
Ngày 30/7/2018, Tòa án nhân dân tp Biên Hòa đã tuyên án 20 người biểu tình phản đối Dự thảo luật Đặc khu kinh tế và Luật An ninh mạng, xảy ra ngày 10/6/2018, theo Điều 318 “gây rối trật tự công cộng”, gồm Trần Nguyễn Duy Quang, Phạm Ngọc Hạnh, Nguyễn Đình Trường, Phạm Văn Linh, Đinh Mã Phong, Nguyễn Thị Thùy Dung, Hồ Công Di, Diệp Út Tiền, Nguyễn Thị Trúc Ly, Nguyễn Thị Lan Anh, Phạm Ngọc Huyền, Đinh Kha Ly, Võ Như Huỳnh, Đoàn Văn Thưởng, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Thanh Toàn, Nguyễn Thị Tuấn, Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Nguyễn Thị Trúc Anh, và Nguyễn Thị Ngọc Liễu.
Nguyễn Anh Tuấn
30-7-2018
Lợi ích từ Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) đối với kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay, là khó có thể bàn cãi. Một đánh giá tác động thực hiện bởi Ủy ban Châu Âu (EC) chỉ rõ Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhất trong các nước ASEAN nếu Hiệp định đi vào hoạt động, với mức tăng thêm về xuất khẩu là 35%, về tăng trưởng GDP là 15% và lương bổng cho người lao động là 12%. [1] Những lợi ích này, khi đặt trong tương quan thâm hụt mậu dịch và lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, mới tỏ rõ hơn tầm quan trọng đối với Việt Nam, cả trước mắt lẫn dài hạn, cả về kinh tế, lẫn an ninh địa chính trị.
Tuy nhiên, đã hơn 3 năm rưỡi kể từ ngày được ký kết mà triển vọng có hiệu lực của Hiệp định này, vì nhiều lý do, vẫn còn mờ mịt. Chuyến thăm Việt Nam mới nhất chỉ vài ngày gần đây của Nghị sĩ Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) thuộc Quốc Hội Châu Âu, đã lần đầu tiên đặt ra viễn cảnh EVFTA có thể bị trì hoãn vô thời hạn với phát biểu: “Nếu vì lý do nào đó làm chậm việc ký kết, chẳng hạn chậm 1 năm, không ai có thể biết nó sẽ diễn ra như thế nào trong nhiệm kỳ mới của Nghị viện châu Âu.” [2]
Ngay đây cũng cho thấy phần nào sự tai hại khi báo chí quốc doanh luôn tỏ ra lạc quan thái quá trong vài năm vừa rồi khi mà thường xuyên đưa ra các mốc nào là cuối năm 2016, đầu năm 2017, rồi đầu năm 2018, gần đây lại là giữa năm 2018, để rồi bây giờ chính người đứng đầu cơ quan nắm giữ chìa khóa của EVFTA còn không dám chắc chắn về số phận của EVFTA. Không hiểu báo chí và cơ quan tuyên giáo cấp trên có hiểu được rằng, chính việc mô tả quá lạc quan về viễn cảnh phê chuẩn EVFTA đã không ít thì nhiều khiến các bên liên quan phớt lờ những trở ngại quan trọng để rồi có khi nhận ra thì đã muộn.
Đơn cử, ông Bernd Lange, nhân dịp kể trên cũng đã nêu quan điểm không thể rõ hơn trước công luận: “Đồng nghiệp của tôi tại Nghị viện châu Âu cũng quan tâm tới công ước cốt lõi của ILO phải được phê chuẩn. Theo đó, bên đối tác phải thể hiện cam kết đầy đủ trong phê chuẩn các công ước này trước khi Nghị viện Châu Âu tiến hành xem xét để phê chuẩn hiệp định.” Và Việt Nam, theo lời ông, “phải thể hiện được cam kết mang tính ràng buộc từ phía đối tác về một lộ trình về phê chuẩn, quá trình thực thi và giám sát quá trình thực thi” [3]
Ba Công ước ILO mà Bernd Lange muốn nói đến ở đây chính là Công ước số 87 về tự do liên kết, Công ước số 98 về quyền thương lượng tập thể và Công ước số 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức. Trong đó quan trọng nhất dĩ nhiên là Công ước số 87 vì là cơ sở pháp lý của nghiệp đoàn độc lập.
Trong khi phía EU đã chỉ rõ mối quan tâm chính yếu của họ thì hãy xem Chính phủ Việt Nam đã phản ứng thế nào. Đầu tháng 2/2018, Đại sứ Vương Thừa Phong, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại EU đã thông báo Việt Nam cam kết sẽ tham gia 3 công ước quan trọng của ILO với lộ trình hoàn tất Công ước số 87 vào tháng 10/2020. Thế mà ngay tuần trước, trong buổi gặp với Bernd Lange, Bộ trưởng Bộ Lao động – TBXH lại đưa ra một lộ trình khác là dự kiến phê chuẩn Công ước 87 vào năm 2023.
Đáp lại mối quan tâm bậc nhất của đối tác bằng những thông báo tiền hậu bất nhất như vậy trách sao EVFTA lại khó có thể suôn sẻ cho được?
Đó là còn chưa nói đến chính vì hồ sơ nhân quyền và ô nhiễm môi trường bết bát mà nhiều Nghị sĩ EU, dẫu muốn tăng cường thương mại với Việt Nam, cũng khó lòng ủng hộ hết lòng cho được.
Bởi thế, chẳng hề bất hợp lý khi nói rằng, có một thế lực nào đó trong số những người nắm quyền ở Việt Nam, trong khi bỏ rơi lợi ích giai cấp công nhân Việt Nam và phớt lờ môi trường bị ô nhiễm vì quyền lợi thiểu số giới chủ (nhất là giới chủ FDI), đã vô tình hay cố ý, ngăn chặn việc phê chuẩn EVFTA từ phía EU, qua đó cản trợ sự phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như gia tăng sự lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc.
Giải pháp duy nhất hiện nay là phải ngay lập tức phê chuẩn và nội luật hóa các Công ước ILO kể trên, cải thiện hồ sơ nhân quyền và ô nhiễm môi trường để EU không còn lý do gì trì hoãn việc phê chuẩn EVFTA, đem lại nguồn lợi to lớn cho kinh tế Việt Nam. Chậm trễ để rồi lại khiến Việt Nam lỡ tàu lần này chắc chắn sẽ để lại những di họa to lớn đáng chê cười về sau, xin nhớ lấy.
—–
[1] http://www.europarl.europa.eu/RegData/etudes/BRIE/2018/614702/EPRS_BRI(2018)614702_EN.pdf
[2] [3] https://nhadautu.vn/fta-viet-nam-eu-ap-luc-toi-phan-viec-sau-cung-d11962.html
Tác giả: Bernhard Zand
Dịch giả: Nguyễn Văn Vui
26-7-2018
Ở miền cực tây của đất nước của mình, chính quyền Bắc Kinh đang kiểm soát gắt gao thiểu số người Uyghur bằng các phương tiện hiện đại. Hàng chục ngàn người đã bắt đem đi mất vào những trại cải tạo. Bài này kể lại cuộc hành trình vào một vùng ma quái.
30-7-2018
Vào ngày 28/7/2018 gia đình vừa đi thăm anh Thức về, gửi đến mọi người những thông tin cập nhật về việc đấu tranh tự do của anh Thức.
Ngày 28/1/2018 anh Thức làm đơn “Đề nghị giảm hình phạt” gửi đến Chánh án TAND Tp.HCM và cơ quan thi hành án hình sự Tòa án ND Tp. HCM.
30-7-2018
Nghệ An, 26/6/2018
Thưa ba và cả nhà thương,
Hôm 23/6 chị Sáu và Quân ra thăm con kể rằng ba nói ba tin sắp có nhiều thay đổi lớn và ba sẽ khỏe để chờ con về. Con rất là vui.
30-7-2018
Vào lúc 8h sáng nay, ngày 30/7, phiên tòa xử 20 người tham gia biểu tình phản đối dự luật đặc khu vào ngày 10/6 đã diễn ra tại Tòa án tỉnh Đồng Nai. Hàng trăm công an bao gồm thường phục và sắc phục bao vây quanh bên ngoài và bên trong phiên tòa. Thẩm phán là ông Nguyễn Quốc Thái đã kéo dài thời gian cho đến 10h mới bắt đầu phiên xử.
Tương Lai
29-7-2018
Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 47
Một lần đi thăm lại những người bạn ở các nước Đông Âu để có dịp nhận ra cảnh cũ người xưa sau ba thập kỷ giờ ra sao, là một mong mỏi có vẻ “lãng man” trong tôi về chuyến viếng thăm dối già e khó thực hiện được rồi đây. Nhớ lại chuyến đi với anh bạn thân ở Đan Mạch đến bốn nước Bắc Âu nhân một hội thảo khoa học ở Thụy Điển rồi tiện thể lái ô tô đi thăm thêm Na Uy, Phần Lan rồi trở về Đan Mạch đi câu cá với anh. Nay anh hứa: chỉ cần tôi thu xếp được thời gian và sức khỏe tạm ổn thì “kỳ này ta đi thăm lại Đông Âu” mà anh biết tôi khao khát.
Đoàn Phú Hòa
29-7-2018
Đã từ lâu rồi tôi luôn có một nguyện vọng viết về người bác kính yêu của mình, bác Đoàn Phú Tứ, người bác gần gũi nhất với tôi trong số tất cả họ hàng bên nội của mình. Không hiểu duyên cơ gì mà tôi lại được bác quý và được gần gũi với bác đến thế. Trong đời mình rất ít khi tôi mê nhưng nếu có thì tôi thường mê thấy bố mẹ tôi và bác.
Cách đây mấy hôm, cậu bạn già thân thiết Phan Trí Đỉnh có một bài viết về bác nên càng giúp tôi quyết tâm viết về người bác kính yêu của mình. Viết về những gì tôi biết và được nghe bác hay bố tôi kể về bác.
Lao Động Việt
29-7-2018
Ngày 26/7/2018, một công nhân đang làm việc tại công ty Pouyuen (khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân, Sài Gòn) xác nhận với Liên đoàn Lao động Việt Tự do: có thông tin hàng trăm công nhân bị đuổi việc sau biểu tình được lan truyền khắp trong công nhân.
Thạch Đạt Lang
29-7-2018
Tháng Bảy năm 2018, thời tiết nóng cực độ, làng báo lề phải của Việt Nam lại càng nóng hơn khi hai tờ báo Tuổi Trẻ Online và VietNamNet bị bộ Bốn Tê xử phạt nặng nề vì “dám” đưa tin một câu nói của ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang về luật biểu tình. Cùng lúc đó ở Mỹ, nơi làng báo tự do ở Mỹ, cũng đã bị tổng thống Donald Trump độp một phát ra trò.
Đoàn Phú Hòa
28-7-2018
Trong lịch sử của đảng Cộng sản từ khi thành lập đến giờ (1930 – 2018) dường như chưa bao giờ có đảng viên nào của họ dám dũng cảm đứng ra bảo vệ cái đúng của bất kỳ đồng đội nào trước tổ chức. Khi biết đồng đội, bạn chiến hữu của họ bị tổ chức qui cho một cái tội nào đó, mặc dù biết rằng đồng đội, bạn của mình vô tội, thậm chí là người có quan điểm, nhận xét đúng nhưng họ không bao giờ dám lên tiếng bảo vệ.
Nguyễn Đăng Quang
28-7-2018
Nhà báo trẻ Minh Hải của Việt Nam Thời báo (VNTB) có yêu cầu tôi cho biết quan điểm về việc Bộ Thông tin-Truyền thông vừa qua đã xuống tay phạt nặng báo điện tử Tuổi trẻ Online (TTO) và VietnamNet (VNN). Tôi đã trả lời 2 câu hỏi của nhà báo Minh Hải qua email, nay xin được chia xẻ cùng các bạn đọc xa gần.
21-7-2018
(Đây là phần đầu của một mưu toan ghi lại những gì xảy ra với tôi, với gia đình tôi, và những gì liên quan mà tôi còn nhớ được từ quá khứ. Tôi đánh bạo đưa nó ra để được nghe ý kiến của các bạn – nên hay không nên thực hiện cái mưu toan không dễ dàng dựng dậy một thời đã qua. Tôi không chắc mình còn đủ thời gian và sức lực để hoàn tất nó. Tôi cảm ơn các bạn trước).
LTS: Chúng tôi có nhận được một bài viết tay của ông Bùi Tín nhờ phổ biến giúp. Người chuyển thư cho biết, ông Bùi Tín đang bị bệnh nặng, hiện đang nằm trong bệnh viện Sevran 93, nhưng ông vẫn quan tâm tới hiện tình đất nước, ông vẫn viết bài bằng giấy viết tay để chuyển ra ngoài.
LS Nguyễn Văn Thân
27-7-2018
Cam Bốt sẽ tiến hành bầu cử chính quyền và Quốc Hội khóa 6 vào ngày 29 tháng 7 này. Theo thông báo của Ủy ban Tổ chức Bầu cử thì đã có tới 20 chính đảng ghi danh hợp lệ tham gia vào cuộc bầu cử.