BGH Trường Tiểu học Phạm Hùng bóc lột sức lao động của giáo viên

Trần Thị Phương Lan

19-5-2019

Mời đọc lại: Bọn hút máu giáo viên trong ngành Giáo dục —  Bọn cướp tồn tại trong ngành giáo dục – Công lý ở đâu?

Trường Tiểu học Phạm Hùng trong ngày lễ khánh thành. Ảnh: PGD huyện Bình Chánh

Khi nghe đến cụm từ “bóc lột sức lao động”, người ta nghĩ tới những công nhân nghèo khó, rách rưới đang phải lao lực ngày đêm ở các nhà máy, xí nghiệp. Nhưng không, chuyện bóc lột sức lao động hiện đang tồn tại bên trong Trường Tiểu học Phạm Hùng, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP HCM.

Mặc dù trường học là nơi mà “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” của hàng triệu trẻ em trên đất nước Việt Nam. Đó cũng là nơi mà học trò xem cô giáo là mẹ hiền, là cô tiên, là nhà uyên bác về kiến thức để các em học tập và noi gương theo. Ở nơi ấy, cô tiên của các em học sinh bị bóc lột sức lao động bởi những kẻ mang tên “Ban Giám hiệu” trường. Đó còn là nơi mà con người đang đối xử với nhau như thời phong kiến, những chủ nô tìm mọi cách lợi dụng, bóc lột triệt để những nô lệ của họ.

Hiệu trưởng Võ An Định, Trường Tiểu học Phạm Hùng đã bắt giáo viên chúng tôi làm việc ở trường đúng 8 giờ đồng hồ một ngày như những ngành nghề khác, mà ông ta đã phát biểu như vậy trong buổi họp Hội Đồng Sư Phạm, mặc dù ngoài giờ làm việc ở trường ra, chúng tôi còn phải làm việc ở nhà nhiều tiếng đồng hồ để phục vụ công tác giảng dạy.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phạm Hùng đã biến giáo viên chúng tôi trở thành những người lao động phổ thông, tay chân, như người thợ hồ làm việc hùng hục, chỉ biết làm, không có thời gian đọc sách và nâng cao tay nghề của giáo viên.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 6, Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, quy định định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần như sau: Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết.

Tại Khoản 1 Điều 8 trong Thông tư nói trên, quy định: Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên tiểu học thì định mức tiết dạy là 23 tiết/tuần. Nhưng vì kiêm thêm chủ nhiệm lớp nên mỗi tuần được giảm 3 tiết. Như vậy hiện tại, mỗi tuần còn 20 tiết/tuần.

Tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có quy định như sau:

– Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường phổ thông có nhiệm vụ giảng dạy một số tiết để nắm được nội dung, chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý.

Trong khi tại Khoản 6 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT, quy định về định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của các trường phổ thông như sau:

+ Định mức tiết dạy/năm đối với hiệu trưởng được tính bằng: 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học;

+ Định mức tiết dạy/năm đối với phó hiệu trưởng được tính bằng: 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

Hiệu phó Nguyễn Thanh Sơn của trường quản chuyên môn khối 1, khối 2 và khối 5 ở năm học 2018-2019. Trước đây và từ khi có Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT, Hiệu phó Nguyễn Thanh Sơn chưa lên một tiết nào về chuyên môn cho giáo viên chúng tôi dự. Trong khi qui định hiệu phó phải lên 140 tiết trong 35 tuần (4 tiết x 35 tuần = 140 tiết). Vậy, Hiệu phó Nguyễn Thanh Sơn đã quỵt 140 tiết dạy của nhà nước mà vẫn được trả lương. Còn hiệu phó Võ Thị Hồng Thu quản khối lớp 3 và khối 4 nên tôi không rõ cô ta có lên tiết nào không.

Theo Thông Tư 15/2017/TT-BGDĐT thì Hiệu trưởng Võ An Định của Trường Tiểu học Phạm Hùng quỵt 70 tiết dạy trong năm học 2018-2019 nhưng vẫn được trả lương, vì tôi chẳng thấy vị Hiệu trưởng này lên tiết dạy nào cả.

Chính vì họ không thực hiện đúng theo qui định của luật pháp, công việc chuyên môn của hiệu phó cũng tệ dần theo năm tháng.

Trong bài kiểm tra cuối năm của học sinh lớp 2 năm học 2018-2019 thi ngày 16/5/2019 và 17/5/2019, việc kiểm tra đề thi do hiệu phó Nguyễn Thanh Sơn đảm nhiệm. Hiệu phó Sơn cắt dán file Word từ các bài thi giáo viên soạn ra nộp, chỉ sàng lọc và in ấn cho học sinh mà cũng sai chữ “Giám thị” với “Giám khảo” và nội dung bài đọc chính tả lớp 2 đáp án dư chữ “đàn”. Xem ảnh:

Công việc của hiệu phó Sơn là kiểm tra lại bài thi trước khi in ra cho học sinh mà hiệu phó Sơn cũng làm không xong. Hiệu phó Sơn chỉ biết lãnh lương thôi. Hằng ngày, hiệu phó Sơn chắp tay sau đít, đi ngang các lớp kiểm tra xem lớp nào chưa kiểm diện học sinh, trong khi bảo vệ đã đi kiểm diện lớp rồi! Phân công 2 người làm trùng một nhiệm vụ thì thật uổng phí tiền nhà nước trả lương cho họ.

Còn Hiệu trưởng Võ An Định thì đánh cắp thời gian của giáo viên chúng tôi, chính xác là bóc lột sức lao động của giáo viên chúng tôi. Theo qui định của pháp luật, thời gian đó chúng tôi cần ở nhà đọc sách, tham khảo kiến thức để nâng cao tay nghề dạy học, đem đến cho các em học sinh những kiến thức hay, mới, để theo kịp các quốc gia phát triển khác.

Hiệu trưởng Võ An Định chỉ biết nói đến tiền trong các buổi họp, không hề đề cập đến chuyên môn của hiệu trưởng. Hằng ngày, Hiệu trưởng Võ An Định chỉ đi ngang qua các lớp để kiểm tra váy chị em giáo viên mặc, để có chuyện nói trong buổi họp giao ban ngày thứ hai đầu tuần.

Đến ngày thứ hai hàng tuần họp giao ban thì Ban Giám Hiệu đọc lại mấy thông báo đã phát giấy cho giáo viên, rồi lại nói về váy giáo viên mặc ngắn và cười hô hố với nhau. Chứng tỏ, Ban Giám Hiệu Trường Tiểu học Phạm Hùng là loại người nào rồi! Họ chỉ biết nhìn háng chị em giáo viên, nôm na gọi là chỗ đẻ đái của chị em phụ nữ.

Giáo viên Trường Tiểu học Phạm Hùng thật bất hạnh khi làm việc trong ngôi trường có Hiệu trưởng và Ban Giám Hiệu như vậy. Giáo viên chúng tôi mong muốn có Ban Giám Hiệu đủ tài, đủ đức và đủ tâm, để giúp chúng tôi làm tốt nhiệm vụ giáo viên.

Trần Thị Phương Lan, giáo viên chủ nhiệm lớp 2/5, Trường Tiểu học Phạm Hùng, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây