Một ý tưởng hay: Nhà tù Thủ Thiêm

Phạm Đình Trọng

30-10-2018

Nhà thơ gieo những vần thơ năm từ mang âm hưởng ví dặm dân gian phường vải Nghệ Tĩnh Thái Bá Tân có một ý tưởng bất ngờ, độc đáo và rất hay.

Mảnh đất dành xây nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm thôi đừng xây nhà hát nữa rồi lại phải tốn tiền mua chiếu đắp. Lại phải thuê người hàng ngày dọn cứt chó đến ỉa. Lại tạo ra những góc hoang vắng cho đám con nghiện tụ tập phê thuốc, tạo thêm tệ nạn xã hội.

Nghĩ về trách nhiệm cá nhân và tư duy nhiệm kỳ

FB Nguyễn Thị Oanh

23-10-2018

Ngày 18/10 vừa qua, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm, Trưởng ban Tiếp công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp, đại diện Thanh tra Chính phủ và sở, ngành TP.HCM… đã gặp gỡ các hộ dân Thủ Thiêm trong khu 4,3 ha, khu phố 1, phường Bình An, quận 2. Trong buổi gặp này, ông Chủ tịch TPHCM nói: “Thay mặt lãnh đạo TP trong các thời kỳ, tận đáy lòng mình tôi chân thành xin lỗi người dân Thủ Thiêm vì những sai phạm khi thực hiện quy hoạch Thủ Thiêm”.

Chiếc giày “biếu” chị Quyết Tâm và hành trình 28 năm đi tìm công lý của gia đình chị Nguyễn Thị Thùy Dương

Thiên Phước

23-10-2018

Chặng đường 28 năm đi tìm lại công lý của chị Nguyễn Thị Thùy Dương trú tại Bình Trưng Đông Quận 2, là điện hình của nỗi khắc khổ “tột cùng” khi hàng ngàn mét vuông nhà mình bị chính quyền hô … “biến”.

Nguyễn Thị Quyết Tâm, chị lại đây tôi bảo…

FB Bạch Hoàn

21-10-2018

Chị có bị bệnh gì không mà lần nào gặp dân Thủ Thiêm – những người dân thấp cổ bé họng đã mất mát hàng chục năm cuộc đời chịu đựng cả trời oan ức vì bị tước đoạt đất đai, nhà cửa – chị lại há miệng ra cười vậy hả?

Đường bay của một chiếc giày

Blog RFA

CanhCo

21-10-2018

Mạng xã hội bùng nổ thật sự khi một chiếc giày từ tay người dân Thủ Thiêm đã được ném thẳng vào bà Nguyễn Thị Quyết Tâm vào sáng 20 tháng 10 trong buổi họp dân Thủ Thiêm được gọi là tiếp xúc cử tri.

Cô bác không tin mà còn oán, ráng ngồi lại làm chi vậy mình?

Blog RFA

Đồng Phụng Việt

21-10-2018

Cuộc họp của lãnh đạo thành phố HCM với cử tri Thủ Thiêm hôm 20/10/2018. Bên góc phải là chiếc giầy được ném về phía cử toạ. Ảnh: VNE, FB, RFA edit

Mình à,

Vụ con nhỏ ở Thủ Thiêm gỡ giày liệng vào mặt mình làm tôi lo. Tôi biết da mặt mình… dày, giày đinh cũng chẳng thể làm trầy, thứ giày cao gót mỏng mảnh đó của đàn bà làm sao gây tác hại cho dung mạo của mình được nhưng mình đừng có chủ quan. Ai mà không biết một con én chẳng thể tạo ra được mùa… Xuân, song tui tin, chiếc giày đó giống như cánh én dự báo mùa Xuân… Ả Rập sắp tới trên xứ này đó mình.

Từ chiếc dép Thủ Thiêm

FB Nguyễn Tiến Tường

21-10-2018

Làm báo, đi qua nhiều xung đột đất đai, tôi vẫn ám ảnh nhất là khi nhìn về phía nhân dân trơn trắng. Họ, thường là bên nhận phần thất bại. Vì không những không có công cụ. Họ không có dã tâm.

Người ta ít chịu hiểu rằng khi tiếng súng nổ, khi một cậu bé ôm xăng chờ đoàn cưỡng chế, khi ôm cả bàn thờ và quấn khăn tang sống, nghĩa là họ đã không thể khuất nhục trước dã tâm được nữa.

Chiếc giày và sợi dây treo cổ…

FB Lưu Trọng Văn

22-10-2018

Cái ngày mà một người mẹ trẻ ở Thủ Thiêm ném chiếc giày của mình vào đại diện chính quyền vì bọn quan tham khốn nạn ăn cướp nhà đất của chị và chòm xóm của chị giá hàng ngàn tỷ, chưa bị trừng trị, đớn đau thay cũng là ngày một người mẹ trẻ ở Hà Tĩnh đi đôi giày mới cho hai đứa con thơ rồi cùng chồng và hai đứa con thơ ấy treo cổ chỉ vì không chịu được cái nhục mang tiếng kẻ ăn cắp cái điện thoại chưa đến 5 triệu của chồng trước chòm xóm.

Chiếc giày phản kháng bản “giao hưởng” lừa dối

Trương Minh Ẩn

21-10-2018

Chiếc giày tặng bà Quyết Tâm. Ảnh: Ong8ba8

Từ hôm qua tới nay, trên các trang mạng xã hội lan truyền dày đặc hình ảnh cô gái Nguyễn Thị Thùy Dương, 28 tuổi, ngụ tại quận 2, Sài Gòn, đã phang thẳng chiếc giày về phía đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM, dưới sự chủ trì của bí thư TPHCM Nguyễn Thiện Nhân.

Công lý ở đâu, khi Mục Sư bị đánh ngay nơi buổi họp của UBND TPHCM?

Thiên Phước

21-10-2018

Mục Sư Nguyễn Hồng Quang bị đánh tại buổi tiếp xúc cử tri Thủ Thiêm do UBND TPHCM tổ chức vào sáng ngày 20/10/2018

Được biết, sáng ngày 20/10 tại trung tâm văn hóa quận 2 diễn ra cuộc tiếp xúc cử tri Thủ Thiêm với đoàn đại biểu Quốc Hội tại TP.HCM và lãnh đạo HĐND TP về vấn đề khiếu nại, bồi thường và giải tỏa mặt bằng trong 20 năm qua, tại khu đất vàng Thủ Thiêm.

Chiếc giày của chị Dương

Blog VOA

Mặc Lâm

21-10-2018

Chị Nguyễn Thùy Dương 28 tuổi, ngụ tại Q.2 vừa có một hành động vượt qua mọi suy nghĩ của người dân cả nước. Chị ném chiếc giày của mình đang mang vào bà Nguyễn Thị Quyết Tâm vào sáng ngày 20 tháng 10 trong một cuộc họp của thành phố với người dân oan Thủ Thiêm, khi bà Tâm trên bục giảng thuyết, cố gắng xoa dịu người dân oan trong giải pháp đền bù cho họ bằng việc tiếp tục hứa hẹn những điều mà họ đã nghe không biết bao nhiêu lần từ hơn hai mươi năm qua.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm bị ăn giày

Ngọc Thu

20-10-2018

Trong buổi tiếp xúc cử tri quận 2, TPHCM sáng ngày 20/10/2018, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm đã bị một chiếc giày bay thẳng tới trước mặt, suýt một chút đã phang trúng vào mặt bà.

Núp ô Nguyễn Phú Trọng, chính quyền Đông Anh cướp thêm đất của dân Đông Trù để chia nhau

FB Nguyễn Anh Tuấn

19-10-2018

(Tường thuật trận cướp đất sáng nay tại Đông Anh – Hà Nội)

Nhà văn Hóa Đông Trù – Ảnh chụp từ trên cao/ NAT

Sáng nay 19/10/2018, công an huyện Đông Anh đưa quân vây kín khu vực nhà văn hoá thôn Đông Trù, xã Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội, đè bẹp sự phản kháng của hàng chục phụ nữ là thôn dân, để cướp nốt phần đất sinh hoạt chung của người dân nơi đây – đó là sân vận động rộng 2.000 mét vuông và một phần diện tích nhà văn hoá thôn.

Vụ Thủ Thiêm: Đừng ‘đau xót’, ngưng ‘xin lỗi’, sửa từ gốc

Blog VOA

Trân Văn

19-10-2018

Vụ Thủ Thiêm: Hàng chục nhà báo, người dân ‘vây’ trụ sở tiếp dân. Ảnh: VNE

Đại diện Thành ủy, Hội đồng nhân dân và chính quyền TP.HCM lại vừa nhận lỗi với dân chúng Thủ Thiêm (quận 2, TP.HCM) thêm một lần nữa khi tiếp các nạn dân vào sáng 18 tháng 10.

Đơn tố cáo Lê Trương Hải Hiếu, Chủ tịch UBND quận 12, con Lê Thanh Hải, cựu BTTU TPHCM

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…..oOo…..

ĐƠN TỐ CÁO HỦY HOẠI TÀI SẢN, VÀ YÊU CẦU ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ CÔNG DÂN

Kính gửi: Ngài Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí Thư ĐCSVN – Chủ tịch nước và các cơ quan có trách nhiệm; các cơ quan bảo vệ pháp luật; cơ quan báo, đài và truyền thông Nhà nước.

Xảo biện của ông Bí thư TP HCM Nguyễn Thiện Nhân

Trương Minh Ẩn

18-10-2018

Tại phiên bế mạc Hội nghị Thành ủy TP HCM lần thứ 18 vào chiều 16/10, Bí thư thành Hồ Nguyễn Thiện Nhân có đề cập đến vụ việc gây lùm xùm mấy tuần qua, đó là dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch, vừa được HĐND TP thông qua.

Thủ Thiêm và lịch sử

FB Bạch Hoàn

14-10-2018

Câu chuyện Thủ Thiêm, với những oan trái tột cùng, mâu thuẫn tột tùng, trơ trẽn tột cùng, độc ác tột cùng, rồi đây sẽ đi vào lịch sử. Thủ Thiêm sẽ là một lát cắt về lịch sử của giai thời này, là một vết nhơ trong lịch sử của chính quyền TP.HCM.

Nhà hát Thủ Thiêm: Mộ táng nhân tâm

Blog VOA

Trân Văn

12-10-2018

Dư luận lại bị khuấy động. Lần này là vì quyết định của 105 đại biểu Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa chín: Tại một phiên họp bất thường diễn ra vào sáng 8 tháng 10, họ nhất trí chi 1.508 tỉ đồng để xây “Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch” tại Thủ Thiêm.

Chính trị thực tiễn – Phần II: Nhà hát Thủ Thiêm

“Tấu khúc hoan ca trên tiếng khóc than thì chẳng khác gì nhất định xây nhà thật cao trong khi tầm nhìn còn quá thấp. Chưa xây đã sụp đổ, đó là khi công trình thế kỷ nghìn tỷ được cố xây trên nền móng đã mục ruỗng giữa lòng dân”.

____

FB Nguyễn Hồng Lam

Tiếp theo phần I

10-10-2018

Thủ Thiêm trong thời điểm này đang trở thành trung tâm của sự oán thán. Đưa ra quyết định chi 1508 tỷ đồng để xây nhà hát giao hưởng tại mảnh đất này, HĐND TP Hồ Chí Minh đã khiến dư luận kinh ngạc về sự hấp tấp, yếu kém trong nhận thức và khả năng chính trị thực tiễn của từng đại biểu. Tỷ lệ đồng thuận 100% chỉ chứng tỏ, đây là sự yếu kém có hệ thống và của cả hệ thống.

Dự án “nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch tại Thủ Thiêm” – Những điều vô lý và bất thường

Nguyễn Phương Hoa

10-10-2018

Ngày 08.10.2018 vừa qua, Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP.HCM đã họp kỳ họp bất thường thông qua dự án xây dựng “Nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch tại Thủ Thiêm” với sự nhất trí 100%. Một kỳ họp “bất thường” đã cho thấy những điều quá bất thường trong dự án này.

Tại sao? Tại vì…

Mạc Văn Trang

10-10-2018

Nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ và nước mắt dân oan Thủ Thiêm. Ảnh trên mạng

Sau khi HĐNDTP Hồ Chí Minh họp bất thường để thông qua quyết định xây NHÀ HÁT GIAO HƯỞNG, NHẠC, VŨ KỊCH với 1.508 tỉ đồng ở Thủ Thiêm, thì hàng loạt báo chí Nhà nước đã phân tích một quyết định vội vã, chưa cần thiết; một quyết định trái lòng dân… Còn cư dân mạng xã hội thì cơ man nào những bài phân tích thấu tình, đạt lý; những tiếng chửi rủa, gào thét phẫn nộ…quá sức tưởng tượng.

Nước mắt Thủ Thiêm, nước mắt người Cộng Sản

Nguyễn Tuấn Khoa

9-10-2018

Đằng sau giọt nước mắt của lãnh đạo cộng sản là những vụ sai phạm tày đình! Kịch bản này luôn được sử dụng để xoa dịu nỗi đau của nạn nhân dù biết rằng người dân không bao giờ tin. Khổ nhục kế, vì vậy, mãi mãi không bao giờ làm lành được vết thương.

Năm 1953-1956 tại miền Bắc dân oan bị chính chính quyền của mình dùng nhục hình trong sự kiện được gọi là “cải cách ruộng đất”, khiến cho hàng vạn người chết. Chính sách này được sao chép từ nguyên bản của Trung Cộng và được các đàn anh trong Quốc Tế Cộng Sản trực tiếp chỉ đạo cho những người cao nhất của CSVN thực hiện.

Có một sự kiện đáng chú ý là, sau khi CSVN đã công khai xác nhận sai lầm thì vào tháng 9/1957 tại Quỳnh Lưu (Nghệ An), khoảng 20,000 dân oan đã bạo động, trả thù những người đã tố oan họ. Cuộc chiến đẫm máu xãy ra giữa làng với làng, giữa những người cùng họ tộc với nhau; nó lớn đến mức Sư Đoàn 324 đã được huy động để vãn hồi trật tự.

Ông HCM khóc sau vụ giết chết dân oan trong cải cách ruộng đất. Ảnh trên mạng

Sự kiện này làm tôi liên tưởng đến Quân Đoàn IV đã được huy động đến Phan Thiết để đàn áp ngư dân vào tháng 06/2018. Hồ Chí Minh – người chịu trách nhiệm cao nhất – trong thư gửi đồng bào miền Bắc ngày 18/08/1956 đã xác nhận những sai phạm tày trời này nhưng chỉ gọi đó là khuyết điểm! Trong kỳ họp thứ 6, quốc hội khóa I, báo chí đồng loạt đưa hình ảnh ông Hồ… khóc!

 

Ông khóc gì? Khóc vì lệ thuộc Tàu mà phải làm theo những việc thất đức? Khóc cho đạo đức Việt được xây dựng ngàn năm đã bị phá nát? Có thể tin vào nước mắt người CS không, khi 60 năm sau họ đã tổ chức triển lãm “cải cách ruộng đất”, không phải để sám hối mà như để sát muối vào vết thương chưa lành.

Ngày 05/02/2016, ông Lê Thanh Hải – nguyên bí thư thành ủy TPHCM – trong buổi lễ tiễn đàn em Võ Văn Thưởng ra Bắc làm trưởng ban Tuyên Giáo Trung Ương với bộ mặt ràn rụa nước mắt mà rằng: “Dù em đi đâu, trên cương vị nào cũng sẽ luôn mang theo tình thương yêu, quý mến của đồng bào thành phố [SIC], của Đảng bộ tp.HCM [YES]”.


Ông Lê Thanh Hải rơi nước mắt khi nói về ông Võ Văn Thưởng. Ảnh: Độc Lập/ báo TN

Dân Sài Gòn nhất là dân Thủ Thiêm không ai tin vào giọt nước mắt của ông này vì họ biết rõ ông là một trong những người quan trọng nhất liên quan đến án cướp đất ở Thủ Thiêm. Nhắc lại, vào 06/09/2010, TS Cù Huy Hà Vũ đã thay mặt cho dân oan kiện Lê Thanh Hải khi còn đương chức bí thư Thành Ủy và ủy viên Bộ Chính Trị. Chỉ một tháng sau Vũ bị gài và bị bắt tại tpHCM rồi nhận án 7 năm tù sau đó.

Ngày 20/06/2018, ông Nguyễn Thiện Nhân – bí thư Thành Ủy – đã gặp gỡ dân oan Thủ Thiêm trong nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề cướp đất. Trong buổi này, ông đã nghẹn giọng và rơi nước mắt khi thấy quá nhiều nỗi oan khuất mà các đồng chí tiền nhiệm của ông đã gây ra theo cách của một bọn mafia đỏ.

Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định “Thành phố không gạt bà con”

Dân oan có thể tin phần nào những giọt nước mắt của ông vì ông là người ngoài cuộc. Tuy nhiên, đã gần 4 tháng từ cuộc gặp dân oan nói trên, kết luận thanh tra do ông chỉ thị đã không đem lại gì cho dân oan ngoại trừ một niềm tin vỡ vụn đối với nước mắt người cộng sản!

Ngày 8/10/2018 các đại biểu bù nhìn của HĐND TPHCM không hiểu vì nguyên cớ gì đã vội vã tổ chức một phiên họp “bất thường” (!) chỉ để đồng ý với nhau về dự án nhà hát Giao Hưởng với kinh phí hơn 1,500 tỷ. Bà Quyết Tâm – chủ tịch của tổ chức này – chẳng những phớt lờ trách nhiệm giải quyết trả đất cho dân oan mà còn lớn giọng cho rằng người dân TPHCM chờ đợi dự án này rất lâu. Số tiền 1,500 tỷ, trong tình hình thu nhập quốc gia không đủ trả nợ tới hạn, được rút ra không phải để xây nhà thương, không phải để bồi thường cho dân oan mà để xây một công trình chưa cần thiết ngay trên “lò lửa Thủ Thiêm”.

Người CS một lần nữa lại đi ngược với tiếng gào thét của dân Việt. Dân Thủ Thiêm không còn nước mắt và lòng kiên nhẫn để đi đòi đất nữa. Hận thù đằng đằng hiện rõ trên từng đôi mắt dân oan! Giờ đây họ chỉ muốn nhìn thấy nước mắt của những người CS trước vành móng ngựa. Thậm chí, còn hơn thế nữa!

Oan khuất Thủ Thiêm: Bản Sonata đầu tiên cho Nhà hát Giao hưởng

Blog RFA

CanhCo

9-10-2018

Hơn hai mươi năm qua, dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm đã đẩy người dân tại đây trở thành tha phương cầu thực. 14.600 hộ dân với hơn 60.000 nhân khẩu đã dời đi để nhường chỗ cho siêu dự án này. Những lời hứa mật ngọt ban đầu đã khiến không ít người hy vọng có cuộc sống tươi đẹp hơn khi được là công dân của Khu Đô thị mới vì nhà nước hứa sẽ dành riêng 160 hecta để cất nhà cho những gia đình bị giải tỏa. Họ chưa kịp vui thì tin … buồn ập tới, họ không được phân lô trong khu vực của Đô thị mới Thù Thiêm mà được UBND thành phố  cấp một ít tiền hỗ trợ để mua đất tái định cư tận trên Bình Trưng, Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi và Nam Rạch Chiếc, cách xa quê quán của họ hơn mười cây số.

Nhà hát của những bóng ma

FB Nguyễn Trung Bảo

9-10-2018

Dân oan Thủ Thiêm. Ảnh: Internet

Để đo sự phát triển của một xã hội người ta đếm số bảo tàng và nhà hát chứ không phải cao ốc. Thế nhưng, đó phải là những nhà hát được xây dựng khi các nhu cầu cơ bản trong đời sống của thị dân đã được đáp ứng như y tế, giao thông, giáo dục… Nghệ thuật là phần hồn của con người còn các nhu cầu vừa kể trên là phần xác. Không bao giờ có tâm hồn tươi đẹp trong một thể xác bệnh hoạn ốm yếu. Và, càng không bao giờ có một tâm hồn đẹp đẽ cao sang như thứ nghệ thuật đỉnh cao là opera được xây dựng trên chính mảnh đất đầy uất hận, oan khiêng, căm giận như Thủ Thiêm.

Nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ và nước mắt Thủ Thiêm!

FB Ngô Nguyệt Hữu

4-10-2018

“Ủy ban Nhân dân TP HCM vừa trình Hội đồng Nhân dân thành phố chủ trương xây Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2), tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng từ nguồn ngân sách.

Vì sao đại án Thủ Thiêm vẫn không được giải quyết?

Người Thủ Thiêm

1-10-2018

Các- Mác từng nói: Khi lợi nhuận tăng lên 100 phần trăm thì cha nó, nó cũng giết. Điều đó cũng có thể hiểu rằng, vì sao người ta bất chấp tình đồng loại, bất chấp đạo lý, bất chấp nghĩa nhân và luật pháp để đuổi hàng vạn người dân cố cựu ra khỏi Thủ Thiêm – vốn là nơi chôn nhau cắt rún của họ để nuốt trọn 160 héc ta đất tái định cư của dân mà Chính phủ đã phê duyệt.

Đất Thủ Thiêm – Kỳ VI: Đau xót chốn tâm linh

FB Võ Đắc Danh

28-9-2018

Tiếp theo Kỳ I  —  Kỳ II  —  Kỳ III  —  Kỳ IVKỳ V

Mục sư Nguyễn Hồng Quang, bảo vệ luận án Tiến sĩ Thần học tại Hoa Kỳ, ông tâm sự rằng không hiểu vì sao, sau khi rời lực lượng Thanh niên xung phong, ông muốn đi tu nhưng chưa có khái niệm rõ ràng về một tôn giáo nào. Ông nghiên cứu về đạo Cao Đài, Phật giáo, Thiên Chúa giáo… nhưng vẫn cứ phân vân.

Hiến đất

FB Từ Thức

21-9-2018

Một người Pháp kể chuyện gặp một ông VN ở Thụy sĩ. Ông này quê mùa, ăn uống nhồm nhoàm, nói lớn như giữa chợ, trong một khách sạn sang trọng khiến mọi người khó chịu, nhưng khách sạn hết sức chiều chuộng. Vì là khách sộp, uống rượu đắt tiền như uống nước lã. Mua sắm loạn cào cào, thí dụ mua một cái đồng hồ Philippe Patek gần 200 ngàn dollars, như ta mua một ký khoai tây. Anh bạn hỏi: nghe nói VN là một xứ nghèo, tiền bạc đâu ra khủng khiếp như vậy? Rất khó giải thích cho những người bình thường chuyện VN.

Gặp người quen cũ trong tù [Phiên bản 4.0]

FB Trần Đức Anh Sơn

18-9-2018

Má Hai Trầu vô nhà lao tỉnh thăm thằng Út. Út là cháu đích tôn của má, bị tù vì tội “chống người thi hành công vụ, gây thương tích nghiêm trọng”. Má không biết đó là tội gì, nhưng má nghĩ miếng vườn đó là của ông cha nó để lại. Ông và cha thằng Út đi kháng chiến, rồi hy sanh, giấy ghi là “hy sanh vì sự nghiệp chống giặc giữ nước”.

Giữ nước thì cũng là để giữ miếng vườn của nhà má và thằng Út chứ. Mà có nhiều nhặn gì cho cam, có hơn hai công đất chớ mấy. Vậy mà trển cho người tới, vẽ bản đồ quy goạch gì đó, nói là để xây khu đô thị mới.

Có máu, may ra mới được thấy ‘công lý’ le lói

Blog VOA

Trân Văn

18-9-2018

Bình Định: Tự thiêu phản đối cưỡng chế nhà. Ảnh: Báo LĐ

Cuối cùng, cũng có nơi (Ủy ban nhân dân thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) đề nghị Tòa án Tối cao kháng nghị, hủy hai bản án dân sự (một của Tòa án thị xã Đồng Xoài, một của Tòa án tỉnh Bình Phước), phân xử vụ tranh chấp đất giữa gia đình ông Võ Chánh và ông Lê Quang Dinh (1).

Năm 1999, ông Chánh mua 48 mét vuông đất ở phường Tân Bình, thị xã Đồng Xoài để làm nhà. Năm 2004, ông Chánh mua thêm 99 mét vuông nữa cũng từ chủ đất cũ để mở rộng nhà. Năm 2009, chính quyền địa phương thu hồi 50/147 mét vuông đất của ông Chánh để thực hiện dự án thoát nước. Diện tích mảnh đất có căn nhà mà vợ chồng ông Chánh làm chủ còn 97 mét vuông.

Năm 2011, vợ chồng ông Lê Quang Dinh – mua mảnh đất cạnh nhà ông Chánh năm 2010, kiện vợ chồng ông Chánh ra Tòa án thị xã Đồng Xoài, đòi quyền sử dụng 40/97 mét vuông đất của ông Chánh. Vợ chồng ông Dinh trưng ra Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất mà chính quyền địa phương cấp cho ông Huỳnh Thế Sang – chủ trước – chứng minh cho yêu cầu của họ.

Năm 2014, khi xử sơ thẩm vụ kiện này, Tòa án thị xã Đồng Xoài xác định, ông Chánh phải giao cho vợ chồng ông Sang 40 mét vuông đất mà vợ chồng ông Dinh đòi. Ông Chánh kháng cáo. Năm 2015, khi xử phúc thẩm vụ kiện này, Tòa án tỉnh Bình Phước tuyên y án sơ thẩm. Án phúc thẩm là chung thẩm. Vợ chồng ông Chánh hết cửa để kêu oan…

Ngày 26 tháng 7 năm 2015, ông Chánh sang nhà ông Dinh nói chuyện phải trái. Thất bại, ông chém vợ chồng ông Dinh bị thương rồi dùng con dao ấy tự sát… Dù ông Chánh dùng máu và mạng của chính mình để rửa oan và kêu oan nhưng vô ích. Chi cục Thi hành án dân sự của thị xã Đồng Xoài vẫn tổ chức cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình ông Chánh để thực thi các bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Vợ ông Chánh kháng cự. Bà tuyên bố sẽ tự sát như chồng để bảo vệ tài sản của gia đình, bảo vệ tương lai của con cái. Bất bình, dân chúng địa phương dọa sẽ làm giặc nếu hệ thống công quyền tiếp tục giả mù, giả điếc, thực thi hai bản án mà hệ thống tư pháp đã đổi trắng thành đen ngay giữa thanh thiên, bạch nhật…

Chuyện cứ thế nhùng nhà, nhùng nhằng trong hai năm, tới tháng 9 năm 2017, chính quyền thị xã Đồng Xoài mới tổ chức ”thanh tra” về Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất mà chính quyền địa phương đã cấp cho ông Huỳnh Thế Sang năm 2010 để ông bán cho vợ chồng ông Dinh và là cơ sở để ông Dinh kiện vợ chồng ông Chánh giao đất.

Kiểm tra đủ loại giấy tờ, kể cả tài liệu lưu trữ, gặp gỡ – thu thập lời khai của các nhân chứng, trong đó có cả chủ đất (người bán đất cho ông Chánh và ông Sang), trưng cầu giám định chữ ký, Thanh tra xác định, 97 mét vuông đất mà trước giờ gia đình ông Chánh vẫn sử dụng đúng là của họ. Toàn bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ông Huỳnh Thế Sang đã lập là ngụy tạo, trái thực tế, chẳng hiểu sao hệ thống công quyền không thẩm tra mà thừa nhận ngay lập tức. Không có tờ giấy đó, không có vụ vợ chồng ông Dinh (mua đất của ông Sang), kiện vợ chồng ông Chánh đòi đất. Nếu Tòa án thị xã Đồng Xoài, Tòa án tỉnh Bình Phước thực thi đúng chức trách (triệu tập nhân chứng, nghe nhân chứng, trưng cầu giám định, phân xử một cách công tâm,…) ông Chánh không bị dồn tới chỗ phải lấy máu và lấy mạng mình để rửa oan và kêu oan.

Đáng ngạc nhiên là Thanh tra chỉ đề nghị hủy các tờ Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp sai, cuối tuần trước, tới lượt Ủy ban nhân dân thị xã Đồng Xoài gửi văn bản đề nghị Tòa án Tối cao dùng thủ tục tái thẩm (thủ tục xét lại các bản án đã có hiệu lực) để hủy những bản án sai. Không thấy bất kỳ viên chức, cơ quan hữu trách nào đề cập tới điều tra, truy cứu trách nhiệm những cá nhân (tối thiểu cũng hàng chục) của nhiều cơ quan, cấp, ngành đã đẩy ông Chánh tới chỗ phải tự sát, vợ con ông vào thảm cảnh!

***

Tuần trước, ngoài vụ vừa kể, còn có vụ Thanh tra tỉnh Đắk Nông công bố kết luận việc giao đất ở huyện Tuy Đức cho Công ty Long Sơn (2). Theo kết luận ấy, chính quyền tỉnh Đắk Nông đã cho Công ty Long Sơn thuê 1.079 héc ta đất rừng từ 2008, hai năm sau (2010) Sở Tài nguyên – Môi trường mới hợp thức hóa quyết định ấy bằng hợp đồng cho thuê đất và năm sau nữa thì Công ty Long Sơn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Giống như nhiều vùng khác ở Tây Nguyên, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông là túi chứa di dân tự do – những cá nhân lìa bỏ nơi chôn nhau, cắt rốn, dắt díu nhau đi khai hoang, lập nghiệp ở những vùng đất mới với hi vọng có thể thoát khỏi khốn cùng. Ở Tây Nguyên, đất mới là những khu rừng nguyên sinh đã bị khai thác đến cạn kiệt rồi bỏ hoang… và di dân chính là những người “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” để phục hóa.

Sau khi được thuê rồi được giao 1.079 héc ta “rừng”, chủ Công ty Long Sơn đã bán cả công ty lẫn quyền khai thác hàng ngàn héc ta đất cho gia đình ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu. Kể từ đó, gia đình ông Sửu – chủ mới của Công ty Long Sơn bắt đầu tiến trình xua đuổi di dân tự do ra khỏi khu vực mà công ty toàn quyền… khai thác. Vườn, rẫy – cơ hội đổi đời của hàng trăm gia đình bị chặt phá, bị đốn hạ, nhà cửa bị giật sập. Sau vài thập niên dốc hết sức lực, vốn liếng vào việc khai hoang, định cư, hàng trăm gia đình đối diện với viễn cảnh vừa trắng tay, vừa vô gia cư… Họ bắt đầu tất tả ngược xuôi xin cứu xét.

Chỗ này, chỗ kia bắt đầu đặt vấn đề, khai phá – sử dụng công thổ để mưu tìm cơm no, áo ấm có thể là sai nhưng gạt bỏ thực tế khai thác – sử dụng công thổ cũng như tất cả những tình tiết có liên quan khác để cho phép Công ty Long Sơn phủi tay, không bồi thường, không hỗ trợ dường như không… ổn. Nếu cho thuê rừng nhằm phát triển kinh tế – xã hội địa phương, tại sao không cho những gia đình di dân tự do thuê lại phần đất họ đã khai hoang mà lại dành quyền thuê cả thổ cư, vườn, rẫy của họ cho riêng Công ty Long Sơn?..

Hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương không đếm xỉa tới điều đó. Do vậy, Công ty Long Sơn liên tục điều động các loại xe chuyên dụng và “công nhân” dỡ bỏ nhà cửa, hủy diệt những vườn tiêu, vườn điều, vườn cà phê,… trên phần đất mà chính quyền tỉnh Đăk Nông đã giao. Trong quá trình “cưỡng chế – thu hồi đất”, “công nhân” của Công ty Long Sơn đã đánh đập, gây thương tích cho nhiều người dân ở xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức chỉ vì họ “dám” bảo vệ nhà cửa, vườn tược vốn là của họ.

Suốt tám năm, toàn bộ hệ thống công quyền từ xã đến tỉnh ở Đắc Nông án binh bất động trước tất cả các đợt “cưỡng chế – thu hồi đất” mà Công ty Long Sơn thực hiện, bất kể dân chúng xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, có người bị “công nhân” của Công ty Long Sơn dùng rựa vạt mất gần nửa hộp sọ, tuy may mắn không mất mạng nhưng sẽ sống với cái đầu bị móp ấy cho đến hết đời. Có phụ nữ bị trụy thai do “công nhân” của Công ty Long Sơn đạp vào bụng,…

Bất nhẫn, một số tờ báo bắt đầu lên tiếng. Đến năm 2015, chính quyền tỉnh Đắk Nông mới quyết định thu hồi 265/1.097 héc ta đã giao cho Công ty Long Sơn vì phần đất này vốn là nơi cư trú, vườn, rẫy của hàng trăm gia đình. Năm sau nữa (tháng 7 năm 2016), sau khi thị sát tại chỗ, ông Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Viẹt Nam đã yêu cầu chính quyền tỉnh Đắk Nông ngăn chặn Công ty Long Sơn “cưỡng chế – thu hồi đất” để kiểm tra lại. Song, hệ thống công quyền không làm gì cả và Công ty Long Sơn vẫn tiếp tục tổ chức “cưỡng chế – thu hồi đất”…

Đó cũng là lý do dân chúng xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức quyết định tự cứu họ bằng cách tự vũ trang với súng tự chế. Sau khi bị 30 “công nhân” Công ty Long Sơn hành hung vì ngăn cản Công ty Long Sơn dỡ nhà, phá vườn của mình trong đợt “cưỡng chế – thu hồi đất” mà công ty này tiến hành vào ngày 23 tháng 10 năm 2016, ông Đặng Văn Hiến đã chạy về nhà lấy súng tự chế, bắn chỉ thiên để cảnh cáo, bởi “công nhân” Công ty Long Sơn vừa lao đến, vừa ném đá… ông Hiến có thêm sự hỗ trợ của hàng xóm chĩa thẳng súng vào đám đông bóp cò…

Chỉ đến khi có ba người chết, 13 người bị thương, hệ thống công quyền ở tỉnh Đắk Nông mới chuyển động. Tuy nhiên những chuyển động ban đầu chỉ nhắm tới chuyện trừng phạt Đặng Văn Hiến, Ninh Viết Bình, Hà Văn Trường vì “giết người”, Đoàn Văn Diện vì “che giấu tội phạm”… Một tuần sau thảm án, ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu, chủ Công ty Long Sơn còn dọa sẽ kiện nhiều cơ quan truyền thông chính thức ra tòa vì thông tin sai sự thật, vừa chỉ dẫn báo chí “lên huyện, lên tỉnh” để tìm… “sự thật”!

Mũi dùi công lý chỉ chĩa vào Công ty Long Sơn khi công chúng sôi lên vì giận. Ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu (Phó Giám đốc Công ty Long Sơn) và ông Phạm Công Thiện (Trưởng Ban Quản lý nhân sự của Công ty Long Sơn) bị khởi tố vì “hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” và phải hầu tòa cùng với ông Hiến và ba người hàng xóm. Ở phiên xử sơ thẩm, ông Sửu bị phát sáu năm tù, ông Thiện bị phạt bốn năm tù. Tòa án tỉnh Đắk Nông tuyên tử hình ông Hiến, phạt ông Bình 20 năm tù, ông Trường 12 năm tù, ông Diện chín tháng tù.

Dư luận dậy lên thành bão. Đến khi xử phúc thẩm, Tòa án Tối cao giảm cho ông Bình hai năm tù, giảm cho ông Trường ba năm tù, chuyển hình phạt 9 tháng tù giam của ông Diện thành án treo. Ông Sửu, ông Thiện cũng được giảm mỗi người hai năm tù nhưng cương quyết giữ hình phạt tử hình dành cho ông Hiến.

Bây giờ, với kết luận vừa công bố, Thanh tra tỉnh Đắk Nông chính thức thừa nhận, chuyện giao 1.097 héc ta đất rừng cho Công ty Long Sơn là sai pháp luật vì công ty này không đủ khả năng tài chính, không đủ cả nhân lực lẫn phương tiện, các giải pháp đầu tư mà công ty này trình bày khi xin nhận đất không khả thi. Trong 1.097 héc ta đất rừng được giao cho Công ty Long Sơn năm 2008, có 183 héc ta thật sự là rừng nhưng đã bị Công ty Long Sơn đốn sạch mà đến giờ hệ thống công quyền, hệ thống tư pháp vẫn chưa làm gì.

Chuyện để Công ty Long Sơn tổ chức các đợt “cưỡng chế – thu hồi đất”, không bồi thường cũng chính thức được xác định là sai. Thậm chí các đợt “cưỡng chế – thu hồi đất”, trong đó đợt cuối cùng dẫn tới thảm án ngày 23 tháng 10 năm 2016 còn khiến người ta kinh ngạc vì rõ ràng hệ thống công quyền đã làm ngơ để Công ty Long Sơn “cưỡng chế – thu hồi đất” trên phần đất mà chính quyền tỉnh Đắk Nông đã quyết định thu lại từ năm 2015, không cho Công ty Long Sơn thuê nữa nhằm “giải độc dư luận”…

Nếu không nổ súng, gây ra thảm án ngày 23 tháng 10 năm 2016, ông Hiến đã trắng tay (mất cả nhà lẫn vườn tược như một số nạn nhân trong các vụ “cưỡng chế – thu hồi đất” trước đó của Công ty Long Sơn). Giống như ông Chánh, ông Hiến không liều mạng thì những tiếng kêu oan của ông và hàng trăm gia đình ở xã Quảng Đức, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông chẳng có ai nghe.

Một số luật sư và những người am tường luât pháp từng thắc mắc, với những tình tiết liên quan đến thảm án ngày 23 tháng 10 năm 2016 ở xã Quảng Đức vốn đã được bạch hóa từ lâu, tại sao hệ thống tư pháp (công an, Viện Kiểm sát, Tòa án) từ địa phương tới trung ương không cải sửa tội danh của ông Hiến từ “giết người” thành “giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh” (hình phạt tối đa là bảy năm tù)?

Yếu tố chính để xác định một cá nhân “giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh” là tinh thần đương sự bị kích động mạnh vì “hành vi trái pháp luật”. Xác định ông Hiến “giết người” – phạt tử hình một thường dân – đơn giản hơn điều tra, truy cứu trách nhiệm “hành vi trái pháp luật” của hàng loạt viên chức các cấp, với tình tiết tăng năng là hậu quả của thảm án ngày 23 tháng 10 năm 2016. Chưa kể tuyên bố tử hình ông Hiến còn có tác dụng răn đe. Ở Việt Nam, đâu chỉ có Công ty Long Sơn, cũng chẳng phải chỉ có chính quyền tỉnh Đắc Nông giao đất, giao rừng theo kiểu như vậy.

Khi công bố bản án phúc thẩm, các thẩm phán của Tòa án Tối cao từng nhắc đi, nhắc lại nhiều lần với ông Hiến rằng, ông nên xin Chủ tịch Nhà nước tha tội chết. Đó cũng là lý do rất khó có khả năng Tòa án Tối cao hoặc Viện Kiểm sát Tối cao kháng nghị tái thẩm, hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm mà hệ thống tòa án đã tuyên với ông Hiến, xét xử lại vụ án theo hướng Đặng Văn Hiến và các đồng phạm không phạm tội “giết người” mà là “giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh”, dù như thế mới thật sự là “đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”. Để Chủ tịch Nhà nước tha tội chết cho Đặng Văn Hiến sẽ có lợi hơn trong việc “ổn định chính tri”, chưa kể đó còn là cơ hội để lãnh đạo Đảng, Nhà nước quảng bá sự “khoan hồng, nhân đạo”!..

***

Đã hơn hai tháng tính từ ngày ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng Ban Tiếp dân của các cơ quan trung ương xin lỗi bà Lê Thị Hồng Phượng và hứa sẽ đề nghị Thủ tướng Việt Nam “giải quyết dứt điểm” chuyện oan ức của bà nhưng bà Phượng vẫn vô gia cư và vẫn tiếp tục kêu oan (3).

Bà Phượng là con dâu bà Đê. Bà Đê là vợ ông Tài – tham gia cách mạng rồi mất tích ở Cái Bè. Bà Đê là chủ lô đất 16.000 mét vuông ở đường Kinh Dương Vương, Bình Trị Đông (trước thuộc huyện Bình Chánh, nay thuộc quận Bình Tân), có “bằng khoán điền thổ” do Ty Điền địa Gia Định Việt Nam Cộng hòa cấp. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tuy là “gia đình có công với cách mạng” nhưng bà Đê không giữ được lô đất đó vì chính quyền huyện Bình Chánh “mượn”, một phần giao cho Bến xe miền Tây, một phần cho khoảng 20 gia đình dựng nhà. Người sử dụng phần lớn diện tích (6.000/16.000 mét vuông) mà chính quyền huyện Bình Chánh “mượn” là ông Nguyễn Văn Nhờ – lãnh đạo Công an huyện Bình Chánh, sau đó chuyển sang phụ trách Xa cảng miền Tây.

Bà Đê trở thành vô gia cư từ tháng 4 năm 1975 và đi tới đi lui xin lại đất của mình. 15 năm sau (1990), gia đình bà Đê dành dụm đủ tiền, mua một căn nhà nhỏ dựng trên đất mà chính quyền huyện Bình Chánh “mượn” của họ. Tưởng là sẽ có chỗ chui ra chui vào để tiếp tục hành trình xin lại đất nhưng ông Nhờ điều động người đến giựt sập. Gia đình bà Đê lại ra đường, ăn nhờ ở đậu, làm mướn để tiếp tục sự nghiệp xin lại đất…

Bởi có khiếu nại của bà Đê về quyền sử dụng đất, những gia đình dựng nhà trên lô đất mà chính quyền huyện Bình Chánh “mượn” của bà không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, trừ… ông Nhờ và các con (đủ loại sĩ quan của ngành công an, cán bộ Đảng đủ cấp). Ngoài chuyện hợp thức hóa đất, nhà, đại gia đình này còn được bồi thường hàng chục tỉ đồng khi chính quyền địa phương mở rộng các con đường chạy ngang phần đất mà họ chiếm giữ. Trong hàng chục căn nhà mà đại gia đình ông Nhờ sở hữu, một số được dùng để ở, một số để cho thuê, thu hàng chục tỉ/năm.

Sau 28 năm khiếu nại xin lại đất, bà Đê chết như một người vô gia cư. Cũng tới lúc đó, khiếu nại của bà mới được chính phủ để ý, song vợ chồng con trai bà vẫn chưa thể nhận lại tài sản của họ. Từ 2003 đến nay là 15 năm, tính ra có năm lần hết Thủ tướng tới Phó Thủ tướng Việt Nam yêu cầu chính quyền TP.HCM xem xét – giải quyết khiếu nại của gia đình bà Đê, thậm chí năm 2017, chính phủ Việt Nam lập hẳn một đoàn thanh tra để xác định đúng – sai, rồi kết luận khiếu nại của bà Đê chính xác. Tuy vợ chồng bà Phượng đã nêu rất rõ, họ đồng ý tặng đất cho các gia đình đã xây nhà trên lô đất 16.000 mét vuông của bà Đê, kể cả tặng đất cho đại gia đình ông Nhờ. Họ chỉ yêu cầu hoàn trả phần đất mà Công ty Bến xe miền Tây đang dùng làm bãi đậu xe và phần đất mà đại gia đình ông Nhờ cho người khác thuê. Đối với khoản bồi thường khi mở đường mà đại gia đình ông Nhờ tùy tiện nhận, họ yêu cầu đại gia đình ông Nhờ chuyển vào quỹ hỗ trợ học sinh nghèo. Chỉ có thế mà vẫn chưa xong vì chính quyền TP.HCM không chịu làm gì cả (4). Tháng 4 vừa rồi, con trai bà Đê cũng đã chết như một người vô gia cư, chỉ còn bà Phương! Dường như nước mắt không tạo ra đủ năng lượng để hệ thống công quyền chuyển động!

Chú thích

(1) http://tieudung.vn/doi-song/binh-phuoc:-tu-sat-vi-cho-rang-2-ban-an-cua-toa-bat-cong-28577.html

(2) https://dantri.com.vn/su-kien/cong-bo-ket-luan-thanh-tra-toan-dien-cong-ty-xay-ra-vu-no-sung-lam-3-nguoi-chet-20180912095715138.htm

(3) http://langmoi.vn/thanh-tra-chinh-phu-xin-loi-cong-dan/

(4) https://dantri.com.vn/ban-doc/vu-danh-ca-tuoi-thanh-xuan-di-doi-dat-5-lan-chi-dao-tu-chinh-phu-20180630064305961.htm