Ba việc liên quan đến Đồng Tâm hé mở thêm sự thật…

Lưu Trọng Văn

20-1-2020

1. Trên báo Bảo vệ Pháp luật của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao có bài viết về gia đình thượng tá Nguyễn Duy Thịnh:

Quan hết thời cũng thành dân oan

Đỗ Thành Nhân

26-2-2020

Gần đây, nhiều người đã chứng kiến những chiến sĩ công an nhân dân mang băng rôn đứng giữa thủ đô Hà Nội biểu tình đòi đất. Trong khi trước đó, báo công an chuyên chụp mũ những người biểu tình nhận tiền của các tổ chức “phản động” hải ngoại, tổ chức biểu tình gây mất an ninh trật tự, chống phá đảng, nhà nước.

Về một vùng trũng pháp lý

Ngô Ngọc Trai

18-7-2020

Ngày hôm qua tôi cùng các luật sư đồng nghiệp đã tiến hành sao chụp bộ hồ sơ vụ án Đồng Tâm sau khi được sự cho phép của Tòa án. Tới đây các luật sư sẽ in ra để nghiên cứu và thực hiện việc bào chữa cho các bị cáo tại phiên tòa.

Hẩm hiu phận người (Phần 1)

Ngô Anh Tuấn

12-90-2020

– Sự kiện xảy ra tại Đồng Tâm đêm mồng 8, rạng sáng mồng 9/01/2020, đúng vào ngày rằm tháng Chạp, trước Tết cổ truyền dân tộc. Những ngày này chúng ta thường hay thắp hương cúng ông bà và nghe dân gian đồn rằng, những người chết vào ngày này thường rất thiêng. Các chiến sỹ chết oan, hãy chỉ rõ những ai đã khiến mình phải chết để pháp luật xử lý.

Xét xử vụ án Đồng Tâm: TAND Thành phố Hà Nội đã tuyên án tử hình nền tư pháp

Vũ Hữu Sự

7-1-2021

(Viết nhân ngày giỗ đầu cụ Lê Đình Kình)

Đầu tiên, phải khẳng định rằng từ trước đến 3 giờ ngày 9/1/2020, không có bất cứ vụ án hình sự nào ở làng Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội, bị khởi tố, lại càng không có người dân nào ở làng Hoành trở thành bị can. Điều đó có nghĩa là không có bất cứ một người dân nào ở làng Hoành vi phạm pháp luật. Đó là điều không ai có thể phủ nhận.

Giá đất đắt nhất thế giới

Đỗ Duy Ngọc

15-12-2021

Vừa qua, thành phố đã tổ chức đấu giá 4 lô đất ở Khu đô thị Thủ Thiêm. Kết quả của cuộc đấu giá gây bất ngờ và choáng váng rất nhiều người, kể cả những chuyên gia, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Ở hai lô đầu, giá trúng thầu là 470 triệu đồng một m2 và 600 triệu một m2. Đến hai lô sau, một công ty ở Hà Nội trúng đấu giá lô đất 3-9 với giá 5.026 tỷ đồng, tương đương 1 tỷ đồng/m², gấp 7 lần giá khởi điểm. Và lô đất cuối cùng ký hiệu 3-12 chính thức thuộc về Công ty TNHH đầu tư bất động sản (BĐS) Ngôi Sao Việt sau 70 lần trả giá và trúng thầu với gần 2,44 tỷ đồng một mét vuông, gấp 8,3 lần giá khởi điểm.

Sự khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc trong khả năng giải cứu bất động sản

Dương Quốc Chính

16-11-2022

Mấy hôm nay có một làn sóng kích động cho việc cần giải cứu thị trường bất động sản (BĐS). Con át chủ bài cho luồng truyền thông mạng xã hội và báo chí này là dựa vào động thái bỗng chốc quay xe của TQ khi đột ngột đưa ra 16 giải pháp hỗ trợ ngành BĐS.

YẾU TỐ THỜI ĐIỂM TRONG VỤ KHỞI TỐ ĐỒNG TÂM & TIẾT LỘ ĐÁNG CHÚ Ý CỦA THÀNH UỶ HÀ NỘI

Blog RFA

Nguyễn Anh Tuấn

17-6-2017

Chủ tịch Chung (bên trái, đứng) đang báo cáo trước Hội nghị Thành ủy Hà Nội. Nguồn: Báo điện tử ĐCSVN.

Không ít người ngạc nhiên là vì sao sự kiện Đồng Tâm diễn ra vào nửa cuối tháng 4, nhưng mãi tới giữa tháng 6, nghĩa là suýt soát 2 tháng sau, công an Hà Nội mới tiến hành khởi tố.

Có tình tiết nào mới xuất hiện trong khoảng thời gian này hay sao mà vào tháng 4 công an Hà Nội chưa thấy sự việc có dấu hiệu vi phạm, chỉ đến tháng 6 mới nhận ra? Có vẻ không phải như vậy, vì ngay từ đầu lãnh đạo chính quyền và công an Hà Nội khi trả lời phỏng vấn đều đã xác định dân làng Đồng Tâm vi phạm.

Vụ kiện quyết định Chủ tịch tỉnh Quảng Bình: Bất chấp công lý, xử theo “lệnh quan”

Hướng Dương – Trần Thị

26-10-2017

Sếp né, cán bộ đi thay nói gì?

Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Quảng Bình tiến hành xét xử vụ án hành chính sơ thẩm, về việc công dân “Kiện Quyết định (QĐ) trái pháp luật của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình trong việc từ chối giải quyết khiếu nại bồi thường, hỗ trợ thiệt hại đất và tài sản trên đất dự án nâng cấp, GPMB quốc lộ 1A năm 2013”, do bị xâm hại nghiêm trọng đến quyền con người và lợi ích kinh tế chính đáng, hợp pháp của họ.

Tại phiên Tòa xét xử ngày 27/9/2017, những người vắng mặt bao gồm người bị kiện: Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, ông Lê Minh Ngân, người đại diện theo ủy quyền của Chủ tịch tỉnh; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, đại diên theo pháp luật: ông Hoàng Đình Thắng, Chủ tịch UBND thành phố (TP) Đồng Hới; ông Nguyễn Văn Cội, Chủ tịch UBND xã Lộc Ninh; Ông Hoàng Sơn Hải, Tổng giám đốc Công ty Tập đoàn Sơn Hải và người đại diện theo ủy quyền: ông Nguyễn Quang Minh, Phó tổng Giám đốc Công ty… đều vắng mặt.

Vụ án Đặng Văn Hiến: Phán ai giết người mới đúng tội?

Luật Khoa

Quỳnh Vi

6-1-2018

Đặng Văn Hiến (giữa) và hai bị cáo khác trong vụ án nổ súng làm ba bảo vệ công ty Long Sơn chết. Ảnh: Dân Trí.

Sau khi Đặng Văn Hiến bị tuyên án tử hình trong vụ tranh chấp đất với công ty Long Sơn tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, nhiều người dân tham dự phiên tòa đã lập tức phản đối bản án ngay tại chỗ.

Theo họ, kẻ đầu sỏ và phải gánh trách nhiệm trong vụ việc đã gây ra cái chết cho ba người và khiến 13 người khác bị thương không phải là ông Hiến, mà là Phó giám đốc Công ty Long Sơn, Nguyễn Xuân Thiên Sửu. Ông Sửu là người đã ra lệnh cho khoảng 30 người của đội cưỡng chế của công ty Long Sơn sử dụng máy móc và hung khí để tiến vào và tấn công mảnh đất nơi ông Hiến và gia đình cư trú.

Sở hữu toàn dân, kinh tế Đảng và kinh tế Nhà nước

FB Huy Đức

22-4-2018

Ảnh: internet

Không phải chỉ có 32 hecta ở Phước Kiển; hơn 41 hecta khác ở vị trí đắc địa hơn – Tân Phong – cũng đã được công ty của Ban Tài chánh Quản trị Thành uỷ bán cho Quốc Cường Gia Lai. Có những giao dịch bắt đầu từ 2015 và phần lớn diễn ra trong năm 2016. Như vậy chữ ký của Tất Thành Cang trong giai đoạn chuyển tiếp Đinh La Thăng – Nguyễn Thiện Nhân chỉ là phần kết thúc một quy trình mà chắc chắn không chỉ Tất Thành Cang trách nhiệm.

Những hung thần “xẻ thịt” Thủ Thiêm (Phần 2)

Lê Hồng Hà

10-5-2018

Tiếp theo Phần 1

Từ trái qua, theo chiều kim đồng hồ: Nguyễn Văn Đua, Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Tất Thành Cang. Ảnh: Internet

Từ khi bác bỏ Quyết định của Thủ tướng để thay thế bằng QĐ của mình, Nguyễn Văn Đua trở thành người cực kỳ quyền lực. Được Lê Thanh Hải “chống lưng”, Đua biến mình thành “hung thần” đối với nhân dân TP HCM nói chung và Thủ Thiêm nói riêng. Hắn trở nên tàn bạo hơn bao giờ hết. Có những chủ trương tại TP HCM hoàn toàn đi ngược lại luật pháp, ngược lại quyết định của chính phủ, trong đó có trách nhiệm của Nguyễn Văn Đua.

Con số 15.000 hộ dân ở Thủ Thiêm bị giải toả ra khỏi nơi gắn bó của mình với giá đền bù rẻ mạt, thật sự là phi lý và vô đạo. Báo Việt Times đưa tin, “tính đến ngày 22/5/2017 việc bồi thường, hỗ trợ thiệt hại, tái định cư đối với KĐT mới này đạt tỷ lệ đạt gần 100%. Cụ thể, lũy kế đã bồi thường, hỗ trợ được 14.349/14.353 hồ sơ đạt 99,97%, với diện tích 715,9731/ 719,9208 ha đất đạt 99,45%, tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ là 17.158,560 tỷ đồng”.

Đến Thủ Thiêm nghe về 21-6

FB Hương Quỳnh

21-6-2018

Người dân Thủ Thiêm. Ảnh: FB Hương Quỳnh

Ở Thủ Thiêm làm gì có ai quan tâm đến 21-6. Đúng thế. Nhưng ngày 20-6, giữa những bức xúc Thủ Thiêm lại nghe được, ngẫm được về nghề báo.

Ngồi ở hàng ghế phía trên giữa những người phụ nữ trên tay trĩu nặng chồng đơn từ, hồ sơ, phía trước là một hàng ngang những anh nhà báo lăm lăm máy ảnh, máy quay phim, mình nghe: “Đám nhà báo này chắn chỗ, không thấy đường…”, “Cả chục năm, mỗi lần xảy ra cưỡng chế lại gọi nhà báo, mà có mấy ai xuống đâu. Có người xuống rồi về cũng không thấy đăng…”, “Nhà báo này có đèn xanh cho đăng mới đăng được. Bữa trước có ông nào cho đèn xanh, đăng quá trời mấy ngày rồi lại im…”, “Nay tiếp xúc, chắc đăng ngày nay ngày mai nữa rồi lại thôi…”…

Bản án & thông tin

FB Mai Quốc Ấn

18-7-2018

Khoảng 7 ngày trôi qua sau phiên tòa phúc thẩm vụ án nổ súng Đắk Nông có những câu chuyện lạ lùng. Nó lạ bởi bản án tử vẫn giữ nguyên cho Đặng Văn Hiến, 2 chủ mưu phía công ty Long Sơn được giảm án, những kẻ liên quan “không thấy đâu” và “làn sóng” đòi xử tử Đặng Văn Hiến.

Chiếc giày và sợi dây treo cổ…

FB Lưu Trọng Văn

22-10-2018

Cái ngày mà một người mẹ trẻ ở Thủ Thiêm ném chiếc giày của mình vào đại diện chính quyền vì bọn quan tham khốn nạn ăn cướp nhà đất của chị và chòm xóm của chị giá hàng ngàn tỷ, chưa bị trừng trị, đớn đau thay cũng là ngày một người mẹ trẻ ở Hà Tĩnh đi đôi giày mới cho hai đứa con thơ rồi cùng chồng và hai đứa con thơ ấy treo cổ chỉ vì không chịu được cái nhục mang tiếng kẻ ăn cắp cái điện thoại chưa đến 5 triệu của chồng trước chòm xóm.

Vườn Rau Lộc Hưng nhìn dưới khía cạnh pháp lý

FB TMCNN

11-1-2019

Sự kiện nổi bật nhất trong những ngày qua là khu Vườn Rau có diện tích khoảng 5 hécta của bà con dân oan Lộc Hưng, đường Chấn Hưng, phường 6, quận Tân Bình đã bị nhà cầm quyền Tp.HCM bình địa thành đống tro tàn, tường gạch đổ nát, sắt vụn ngổn ngang chỉ trong vòng hai ngày vào ngày 04 và 08.01.2019 mà không tuân theo thủ tục pháp luật quy định, vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp và Pháp luật VN.

112 hay 500 căn nhà đã bị phá dỡ tại Vườn Rau Lộc Hưng?

FB Đặng Đình Mạnh

24-1-2019

Thượng tuần tháng 01/2019, sau khi đưa những chiếc máy xúc vào trong khu vực Vườn Rau Lộc Hưng để san bằng, biến nơi đó thành bình địa, thì chính quyền sở tại đã tổ chức họp báo để báo công thành tích phá dỡ 112 căn nhà xây dựng trái phép, đẩy hàng trăm gia đình sa vào cảnh màn trời chiếu đất vào ngay những ngày giáp tết cổ truyền dân tộc.

Thế nhưng, có vẻ như con số 112 căn nhà bị phá dỡ được công bố chỉ là một phần nhỏ bé của con số thật sự đáng kinh hoàng mà thôi.

Thông cáo báo chí số 07 của nhóm luật sư Lộc Hưng

Trần Vũ Hải

10-5-2019

Quá trình sử dụng đất của bà con VRLH. Ảnh: internet

Mời đọc lại: Thông cáo số 01  —  Thông cáo số 02  —  Thông cáo số 03  —   Thông cáo số 04  — Thông cáo số 05 —  Thông cáo số 06

(Xin các bạn ủng hộ dân oan Vườn Rau Lộc Hưng cùng chia sẻ, yêu cầu chính quyền TPHCM phải tiếp dân, đối thoại không né tránh)

Việt Nam, ngày 10 tháng 5 năm 2019

Nhóm luật sư Lộc Hưng (LSLH), gồm những luật sư trợ giúp pháp lý cho các hộ dân Vườn rau Lộc Hưng (VRLH), Phường 6, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh thông tin đến các cơ quan báo chí, truyền thông trong, ngoài nước và cộng đồng như sau:

Tận cùng của “báo ân”!

Nguyễn Thùy Dương

24-7-2019

Bờ Đông Sài Gòn ngoài Thủ Thiêm – Bình Trưng đi về hướng Đông băng qua cầu Sụp (cầu Xây Dựng nối liền quận 2- quận 9 bây giờ) là vùng cứ điểm của Việt Cộng, của những người dân mặc bà ba đen, khăn rằn vắt ngang vai, đầu đội nón tai bèo hay nón lá. Mỗi trận càn quét của quân đội VNCH chỉ khiến họ mạnh lên hơn, khôn ngoan hơn trong chiến đấu.

Tìm lại nụ cười

Nguyễn Anh Tuấn

8-12-2019

Chủ tịch HN Nguyễn Đức Chung bắt tay một người dân Đồng Tâm, tháng 4/2017. Ảnh: Báo Người Lao Động

Đây là nụ cười của ông Chung khi về với dân làng Đồng Tâm hơn hai năm trước để dàn xếp vụ bắt giữ cán bộ.

Đã bao lâu rồi không thấy ông Chung cười tươi thế này trên mặt báo?

Có lẽ là từ sau khi ông xé bỏ tờ cam kết có dấu điểm chỉ của chính ông, để rồi trước thì khởi tố vụ án chống lại dân làng Đồng Tâm sau lại đổ cho con cháu cụ Kình xô cụ gãy chân.

Bọn phản động là ai?

Kông Kông

11-1-2020

Máu người Đồng Tâm đã đổ. Máu công an “còn đảng còn mình” cũng đã đổ. Câu hỏi là tại sao đảng chọn giải pháp máu đổ?

Tướng Phạm Phú Thái phải trả lời

Nguyễn Anh Tuấn

13-1-2020

Ảnh: internet

Mấy ngày qua nhiều người chia sẻ bài của tướng Thái, nguyên Phó Tư Lệnh PK-KQ, với bằng chứng duy nhất là hình vẽ tay kèm toạ độ của ông.

Cụ Kình bị tra tấn, rồi bị sát hại tại phòng ngủ?

Trịnh Bá Phương

27-1-2020

Ảnh: Trịnh Bá Phương

Dưới đây là một số vỏ đạn, đầu đạn còn sót lại lại tại hiện trường nhà cụ Kình và nhà chú Chức con trai cụ Kình, hình ảnh các loại đạn đồng do CSCĐ dùng các loại súng quân dụng bắn và bắn đạn hơi cay, đạn cao su…

Những đứa trẻ không có tết thiếu nhi

Trịnh Bá Phương

1-6-2020

Chị Hoa và con. Ảnh: FB tác giả

Vào rạng sáng ngày 1/6/1942, quân phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc), chúng bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em. Tại đây, chúng đã tàn sát 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung, 88 em bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát xít. Làng Li-đi-xơ không còn một bóng người.

Không ai có thể còng tay được lịch sử

Vũ Hữu Sự

7-9-2020

Thế là phiên tòa xét xử vụ án được ngành tư pháp xã hội chủ nghĩa gọi là “giết người” và “chống người thi hành công vụ” xẩy ra ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) vào khoảng 3 giờ ngày 9/1/2020, đã được mở.

Hằn lên những khắc khổ

Trung Bảo

15-9-2020

Những hình ảnh được cắt ra từ clip của cháu nội cụ Lê Đình Kình cho thấy ở Đồng Tâm, có những người không xem cụ là “cường hào ác bá”.

Trích Đơn kiến nghị vụ Đồng Tâm (Phần 1)

Nguyễn Văn Miếng

6-3-2021

Ngày 2/3/2021, 14 luật sư bào chữa cho 6 bị cáo có kháng cáo trong phiên tòa phúc thẩm ngày 8/3/2021 tại TANDCC tại Hà Nội đã gửi một Đơn kiến nghị về một số nội dung liên quan tới quá trình điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội ngày 09/01/2020 đến Chánh án TAND Cấp cao tại Hà Nội; Ông Ngô Tự Học – Thẩm phán TAND Cấp cao tại Hà Nội; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Cấp cao tại Hà Nội; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao.

Đất đai, trái bom khi nào… phát nổ?

Blog VOA

Trân Văn

29-3-2022

Vụ Thủ Thiêm: Hàng chục nhà báo, người dân ‘vây’ trụ sở tiếp dân. Hình minh họa. Nguồn: VNE

Chẳng riêng các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã nhìn thấy nguy cơ vỡ nợ dây chuyền khi nhiều ngân hàng dốc tiền mua trái phiếu mà nhiều doanh nghiệp phát hành để có tiền thanh toán nợ cũ đến hạn phải trả.

Hôm nay (29/3/2022), tờ Lao Động có hai thông tin liên quan đến việc hủy bỏ hai đại dự án dính líu tới đất đai ở hai tỉnh khác nhau: Công ty Đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ Quảng Ngãi (QISC) trả lại Dự án Khu Dân cư trục Mỹ Trà – Mỹ Khê cho chính quyền tỉnh Quảng Ngãi (1) và Tập đoàn Hoa Sen chính thức rút khỏi Dự án Khu Công nghiệp Du Long ở Ninh Thuận (2).

QISC giành được Dự án Khu Dân cư trục Mỹ Trà – Mỹ Khê (tọa lạc tại thành phố Quảng Ngãi) năm 2015 và từng được xem là “mỏ” giúp chính quyền tỉnh Quảng Ngãi kiếm được một khoản tiền lớn cho ngân sách tỉnh này nhưng đến giờ, “mỏ… tiền” này vẫn chỉ là một bãi đất có diện tích khoảng 20 héc ta dành cho… cỏ dại, bất kể ¾ diện tích đã được san nền, làm đường, thiết lập lưới điện, hệ thống thoát nước!

Tương tự, 407 héc ta ở huyện Thuận Bắc mà tỉnh Ninh Thuận tổ chức thu hồi cách nay 14 năm để thực hiện Dự án Khu Công nghiệp Du Long giờ vẫn dành để nuôi… cỏ. Chín năm đầu (2008 – 2017), 407 héc ta đó nằm trong tay một doanh nghiệp Trung Quốc. Vì dự án vẫn… nằm trên giấy, chính quyền tỉnh Ninh Thuận đã dàn xếp để doanh nghiệp Trung Quốc ấy chuyển nhượng dự án cho Tập đoàn Hoa Sen và giờ, sau năm năm nắm giữ dự án, Tập đoàn Hoa Sen đã chuyển nhượng dự án cho một doanh nghiệp khác.

Thu hồi đất ồ ạt để đổi hạ tầng, công trình và để thực hiện các dự án phát triển đô thị, xây dựng khu công nghiệp là nguyên nhân tạo ra tạo ra vô số bãi đất hoang (3), thành phố ma (4) ở khắp mọi nơi tại Việt Nam, kể cả Hà Nội (5), TP.HCM (6). Tuy chưa có thống kê đầy đủ để biết một cách tường tận, rằng những dự án “trời ơi, đất hỡi” đó đã tước đoạt sinh kế của bao nhiêu triệu gia đình, khiến bao nhiệu nhiều triệu người lâm vào cảnh bần cùng, ảnh hưởng đến “quốc kế, dân sinh”, bao nhiêu triệu héc ta đất bị bỏ hoang không sinh lợi trong vài thập niên và đã tác động thế nào đến cả sự ổn định lẫn phát triển của kinh tế – xã hội nhưng có thể khẳng định, việc phê duyệt – cho phép thực hiện các dự án đã làm đất đai tăng giá, giúp một nhóm nhỏ quen được gọi là… “nhà đầu tư” hưởng lợi lớn trong ngắn hạn nhờ chênh lệch giá trị. Không chỉ có thế…

***

Tuần trước, đại diện Cục Thuế TP.HCM cho biết, Dream Republic và Sheen Mega – hai trong số bốn doanh nghiệp giành được quyền khai thác bốn khu đất tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm mà chính quyền TP.HCM đem ra đấu giá hồi cuối năm ngoái (7), vừa… “hứa sẽ… cố gắng nộp đủ tiền trong thời gian sớm nhất” (8). Bởi hy vọng sẽ thu được khoảng 8.000 tỉ cho ngân sách nên Cục Thuế TP.HCM vẫn ráng chờ chứ không hủy kết quả đấu giá cho dù khoản tiền chậm nộp (lệ phí trước bạ và 50% tiền sử dụng đất) đã quá hạn khoảng sáu tuần. Đó cũng là lý do chưa rõ cuộc đấu giá bốn khu đất tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm hồi cuối năm ngoái có… “thất bại toàn diện” hay không, cho dù kết quả cuộc đấu giá ấy từng tạo ra giá trị chưa từng có đối với đất đai tại Việt Nam và ngay sau đó tạo ra sự lo âu trên diện rộng đối với cả chính quyền lẫn nhiều giới, kể cả giới kinh doanh bất động sản!

Không phải tự nhiên mà chính quyền Việt Nam yêu cầu một số ngân hàng giải trình về quan hệ với các doanh nghiệp tham gia đấu giá (đã cho vay hoặc hứa cho vay bao nhiêu, mục đích các khoản vay là gì, có phân loại chi tiết về nợ gốc, nợ lãi, kèm phân tích kế hoạch – khả năng trả nợ, phía hỏi vay có nợ xấu – nợ khó trả hay không,...) và công khai bày tỏ sự lo ngại về tình trạng một số doanh nghiệp vay mượn tứ tung, từ ngân hàng đến phát hành giấy mượn nợ (trái phiếu doanh nghiệp), nợ cao gấp nhiều lần vốn thực có, cho nên yêu cầu tổ chức kiểm tra (9). Cũng không phải tự nhiên mà Công ty Ngôi Sao Việt (thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh), rồi Công ty Bình Minh – hai trong bốn doanh nghiệp trúng đấu giá hai trong số bốn lô đất ở Khu Đô thị mới Thủ Thiêm xin bỏ cuộc sau khi giành chiến thắng, chấp nhận mất vài trăm tỉ tiền đặt cọc (10).

Tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn vừa giới thiệu bản phân tích của SSI Research (chuyên nghiên cứu về chứng khoán). Theo báo cáo này, riêng trong năm 2021, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam đã phát hành lượng trái phiếu trị giá 320.000 tỉ đồng với mức lãi suất trung bình từ 10,3%/năm đến 10,6%/năm, thậm chí một số doanh nghiệp bất động sản cam kết trả lãi từ 12%/năm tới 13%/năm (11). Đó cũng là lý do nhiều ngân hàng tại Việt Nam dốc tiền mua trái phiếu doanh nghiệp nói chung và trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản nói riêng để hưởng chênh lệch lãi suất khi nhận tiền tiết kiệm và cho vay, bất kể phần lớn trái phiếu doanh nghiệp không có tài sản bảo đảm, không bảo lãnh thanh toán. Năm ngoái, hệ thống ngân hàng và công ty chứng khoán đã bỏ 153.000 tỉ mua trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản.

Chẳng riêng các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã nhìn thấy nguy cơ vỡ nợ dây chuyền khi nhiều ngân hàng dốc tiền mua trái phiếu mà nhiều doanh nghiệp phát hành để có tiền thanh toán nợ cũ đến hạn phải trả, trong đó có tới gần 50% là trái phiếu do các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản phát hành (12) nhưng vẫn không ngăn được tình trạng gần như toàn bộ nguồn lực của quốc gia, cả công lẫn tư tiếp tục dốc vô và trông vào đất đai – bất động sản. Làm sao có thể hùng cường nếu sự thịnh vượng phụ thuộc vào… giá đất đai – bất động sản? Tuy nhiên làm sao có thể khác khi hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương dường như chỉ biết mỗi một cách để chứng minh năng lực trí tuệ, năng lực quản trị – điều hành là đặt ra các chỉ tiêu về tăng trưởng rồi dùng đất để hoàn thành những chỉ tiêu ấy!

Chú thích

(1) https://laodong.vn/bat-dong-san/sa-lay-du-an-dat-vang-400-ti-o-quang-ngai-1028381.ldo

(2) https://laodong.vn/bat-dong-san/tap-doan-hoa-sen-rut-khoi-ninh-thuan-sau-14-nam-xi-dat-bo-hoang-1028456.ldo

(3) https://congthuong.vn/nghe-an-nhieu-khu-cong-nghiep-bi-bo-hoang-173154.html

(4) https://congan.com.vn/thi-truong/bat-dong-san/dong-nai-xoa-so-thanh-pho-ma-tai-nhon-trach_125696.html

(5) https://tienphong.vn/diem-mat-cac-khu-biet-thu-trieu-do-bo-hoang-o-ha-noi-truoc-de-xuat-danh-thue-post1348810.tpo

(6) https://thanhnien.vn/diem-danh-cac-du-an-bo-hoang-dat-post956124.html

(7) https://vnexpress.net/toan-canh-dau-gia-4-lo-dat-vang-thu-thiem-4416081.html

(8) https://tuoitre.vn/hai-doanh-nghiep-trung-dau-gia-dat-tai-thu-thiem-hua-se-som-nop-tien-20220321142521602.htm

(9) https://laodong.vn/thi-truong-bds/dau-gia-dat-thu-thiem-tinh-tiet-moi-day-con-sot-ngay-cang-nong-993201.ldo

(10) https://viettimes.vn/them-doanh-nghiep-xin-bo-coc-dat-thu-thiem-con-tay-choi-thu-3-thi-sao-post154199.html

(11) https://thesaigontimes.vn/doanh-nghiep-bat-dong-san-phat-hanh-gan-320-000-ti-dong-trai-phieu-nam-2021/

(12) https://www.vietnamplus.vn/lo-ngai-rui-ro-siet-viec-mua-trai-phieu-doanh-nghiep-cua-ngan-hang/755570.vnp

Huân chương đàn áp nhân dân!

Blog RFA

Gió Bấc

30-6-2023

Tương tự như ba cán bộ công an chết cháy bí ẩn trong vụ Đồng Tâm, bốn công an bị bắn chết lúc nửa đêm ở Đắk Lắk cũng được khen thưởng dồn dập, công nhận liệt sĩ, tổ quốc ghi công, thăng cấp, truy tặng huân chương.

Dân Đồng Tâm lại bị dồn đến chỗ phải nổi loạn

Người Việt

8-7-2017

Ngay từ đầu, người dân Đồng Tâm đã khẳng định: “Nhân dân Đồng Tâm chúng tôi không chống đối nhà nước Việt Nam.” Họ chỉ bảo vệ lẽ phải cho chính mình. (Hình: STR/AFP/Getty Images)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hôm 7 Tháng Bảy, chính quyền thành phố Hà Nội công bố dự thảo kết luận thanh tra đất đai tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Theo đó, đòi hỏi của dân chúng xã này là vô lý, bởi vì “không có đất nông nghiệp xứ đồng Sênh như kiến nghị của người dân Đồng Tâm,” theo báo điện tử VietNamNet.

Qua vụ Đồng Tâm, thêm một lần nữa, hệ thống công quyền Việt Nam minh định, khuyến cáo của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu: “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm” là hoàn toàn chính xác.