Trở lại Cao Bằng, đôi điều suy ngẫm!

Hàn Vĩnh Diệp

3-12-2017

Trước đây, do yêu cầu của công tác, chúng tôi thường xuyên đi lại một số tỉnh miền biên ải phía bắc: Lạng Sơn, Hải Ninh (Quảng Ninh), Cao Bằng, Hà Giang… Trong các chuyến đi ấy, chúng tôi thường được nghe các bạn hữu, bà con nhân dân địa phương nói chuyện về việc phía Trung Quốc di chuyển cột mốc biên giới với sự trợ lực của lực lượng võ trang lấn chiếm đất đai của nước ta.

Tư liệu: Bộ Ngoại giao Việt Nam tố cáo nhà cầm quyền Trung Quốc 38 năm trước

Ngọc Thu

3-12-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Một bài báo đăng trên báo Quân Đội Nhân Dân, số 6345, ngày 15 tháng 2 năm 1979, có tựa đề: “Bị vong lục của Bộ Ngoại giao ta về việc nhà cầm quyền Trung Quốc tăng cường những hoạt động vũ trang ở biên giới Việt Nam và ráo riết chuẩn bị chiến tranh chống Việt Nam“.

Trong văn bản này, Bộ Ngoại giao CSVN đã lên án Trung Quốc là kẻ cướp, xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam, như đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974. Hơn 38 năm sau, những vùng lãnh thổ, lãnh hải đó vẫn đang bị Trung Quốc chiếm đóng, thế nhưng, Trung Quốc đã được lãnh đạo đảng CSVN xem là “bạn vàng”, “bạn tốt”.

Xin được đánh máy và chụp lại toàn bộ nội dung văn bản ngoại giao này từ Thư viện Quốc gia, giới thiệu với độc giả, để người dân có thêm thông tin về những gì đã diễn ra trên đất nước ta gần bốn thập niên qua:

***

“Đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được hoạch định trong các Công ước ký kết giữa Chính phủ Pháp và triều đình nhà Thanh (Trung Quốc) trong những năm 1887, 1895 và đã được chính thức cắm mốc.

Chịu đấm và ăn xôi

Kông Kông

2-12-2017

Phiên tòa Phúc thẩm, chỉ hơn 3 tiếng đồng hồ, xử cho có, đã y án 10 năm tù giam blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Những phiên tòa chính trị loại nầy đã không còn xa lạ với công luận. Cho dẫu có sôi sục căm phẫn, như đang bùng nổ, thì những người yêu tự do dân chủ cũng chỉ biết giải tỏa cảm xúc trên các trang mạng xã hội. Rồi đến lượt các nước, các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền lên tiếng… có bày tỏ “quan ngại sâu sắc…” có lên án hay yêu cầu gì đó, cũng như từ trước đến nay, rồi đâu lại vào đấy! Vì cộng sản đã thừa biết những phản ứng đó chỉ nhất thời. Họ từng trải nên nắm được quy luật. Quy luật đó là “chịu đấm và ăn xôi”!

Blogger Mẹ Nấm tại phiên tòa ngày 30/11/2017

Câu “chịu đấm ăn xôi”, hiểu theo nghĩa rất bình dân, đó là một người chấp nhận “liều mạng để đạt được mục đích”. Nhưng ở đây “chịu đấm và ăn xôi” là hai chủ thể. Người chịu đấm và kẻ ăn xôi.

16 chữ vàng giữa 34 vòng dây

BNS Tự do Ngôn luận số 280

Ban Biên Tập

1-12-2017

Lịch sử Việt Nam chắc sẽ đặc biệt đánh dấu năm 2017 này, vì đầu năm và cuối năm, kẻ đứng đầu đảng Việt cộng đã ký kết 34 văn kiện hợp tác với Chủ tịch Tàu cộng Tập Cận Bình.

Vào ngày 12 tháng 01, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, ngay sau hội đàm, tên thái thú xác Việt hồn Tàu và tên bạo chúa Đại Hán đã chứng kiến lễ ký kết 15 văn kiện hợp tác giữa 2 nước:

(1) Thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa đảng CSVN và đảng CSTQ.

Không đơn giản chỉ là cải cách chữ viết

Cải cách như Bùi Hiền không còn là tiếng Việt nữa. Không phải vô lý khi một số bạn phát hiện âm đọc trong cách ghi âm của Bùi Hiền na ná như người Việt học tiếng Tàu. Hậu quả là cả ngàn năm Bắc thuộc, người Việt dù mượn chữ Hán nhưng vẫn đọc âm Việt do chữ ghi hình không liên quan đến âm đọc, nay chỉ trong vài mươi năm mà toàn dân có thể phát âm giống người Hán để dễ dàng học… tiếng Tàu! Vậy là tiếng Việt đẹp đẽ trong veo của dân ta biến mất ngay khi dân ta học tiếng mẹ đẻ của mình!

____

FB Chu Mộng Long

30-11-2017

Một số người trịnh trọng biến dư luận về việc cải cách chữ viết theo sáng kiến Bùi Hiền thành thuyết âm mưu, rằng người ta đang đánh lạc hướng dư luận để quên đi những chuyện động trời khác. Trong khi dư luận cộng đồng bao giờ cũng nhạy cảm hơn số người trịnh trọng ấy. Tôi hình dung có một âm mưu khác còn to hơn âm mưu vặt vãnh mà mấy ông đa nghi này đặt ra.

Chết tiệt cộng sản – Chết tiệt tương lai

Thạch Đạt Lang

30-11-2017

Ảnh minh họa: Tương lai Việt Nam. Nguồn: internet

“Chết tiệt cộng sản” là cụm từ nguyền rủa mọi người đểu biết, không cần phải ba điều bốn chuyện, giải thích dài giòng, lê thê văn tự, thế nhưng “chết tiệt tương lại” thì có thể gây hiểu lầm nên cần phải nói cho rõ, bởi hai chữ “tương lai”, cho dù không hề viết hoa, ngó bộ “hơi bị” giống bút hiệu hay nick name của một ông giáo sư xã hội học trong nước. Hai chữ tương lai ở đây, người viết chỉ muốn nói đến những chuyện chưa, nhưng có thể xẩy ra trong thời gian sắp tới, nôm na theo tiếng nước ngoài là phiu-chơ-rờ (future), Không hề có ý ám chỉ ai hay vật thể, sự việc nào hết.

Một ngày phải khác mọi ngày

FB Bùi Chí Vinh

27-11-2017

Hiểm họa Trung Quốc ở Việt Nam. Ảnh: internet

Mấy ngày nay báo chí đổ xô vào chuyện ruồi bu như cải tiến chữ quốc ngữ để làm lạc hướng nhân dân quên đi mối hiểm họa ngoại xâm phương Bắc. Bài thơ MỘT NGÀY PHẢI KHÁC MỌI NGÀY vạch trần những thủ đoạn đó…

Chào một ngày giống hệt mọi ngày
Sóng truyền hình phủ toàn phim Trung Quốc
Từ HTV, VTV, BTV, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau… cho đến “cáp”
Hết “Triều Đại Mãn Thanh” đến “Đại Tống Truyền Kỳ”

Người đi tìm bản đồ về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông

VNTB

Vũ Quốc Ngữ dịch

27-11-2017

Tiến sĩ Trần Nguyễn Anh Sơn cho hay, Chính phủ Việt Nam không sử dụng những tài liệu mà ông tìm ra để kiện Trung Quốc. “Do vậy, nhiều tài liệu của chúng tôi không được công bố.” Ảnh: The New York Times.

Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn cho hay chính phủ Việt Nam không sử dụng những tài liệu mà ông tìm ra để kiện Trung Quốc. “Do vậy, nhiều tài liệu của chúng tôi không được công bố.”

Đà Nẵng, Việt Nam – 8 năm trước, lãnh đạo Đà Nẵng đã yêu cầu Trần Đức Anh Sơn đi khắp thế giới để tìm kiếm các tài liệu và bản đồ hỗ trợ cho các tuyên bố lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông.

Ông đã làm như yêu cầu, và ông kết luận rằng Việt Nam nên kiện Trung Quốc về các hoạt động trong vùng nước xung quanh một số hòn đảo đang tranh chấp  ở Biển Đông, như Philippines thành công khi kiện Trung Hoa lên Toà án Trọng tài Quốc tế kết thúc vào năm ngoái. Tuy nhiên, những lãnh đạo của ông đã im lặng.

Giá lúc này có được tầm nhìn và bản lĩnh Sáu Dân

Tương Lai

26-11-2017

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 23

Thưa các bạn,

Buổi tưởng niệm nhân ngày sinh thứ 95 ông Sáu Dân diễn ra trong thế nước chông chênh khiến cho cái điệp khúc trên càng trở nên giục giã. Trĩu nặng nỗi lo đất nước trước nanh vuốt của kẻ thù gặm nuốt ngoài Biển Đông, gây sức ép toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao, quốc phòng, trong khi trên danh nghĩa thì ta có hàng chục “đối tác chiến lược” nhưng thế nước chưa bao giờ lâm vào tình thế ngặt nghèo như hiện nay. Có lẽ chỉ có ông Trọng là hớn hở và cười tươi với ông Tập và nịnh khéo “trà Việt Nam không ngon bằng trà Trung Quốc”! Chắc Tập hài lòng và trong bụng nghĩ rằng, so với Lê Chiêu Thống thời Càn Long thì chú này xem ra được hơn đấy!

Kích cỡ kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam khác nhau, đừng nói gì tới cạnh tranh thực sự

Guancha

Dịch giả: Nguyễn Trung Thuần

22-11-2017

Lời dịch giả: Mời bà con đọc bài phỏng vấn của trang Người Quan sát TQ với Hứa Lợi Bình Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Chiến lược Châu Á- Thái Bình Dương và Toàn cầu, Viện KHXH Trung Quốc. Có thể xem đây là quan điểm chính thống của chính quyền Trung Quốc khi nhìn nhận về tình hình Việt Nam và về chiến lược của Trung Quốc đối với Việt Nam trong nay mai. Cần đọc để hình dung trước số phận của Việt Nam trong tay Trung Quốc khi sự kết nối chiến lược “Hai hành lang, Một vành đai” và “Một vành đai, Một con đường” đã trở thành hiện thực.

Có nên xây dựng tượng Quan Công không?

LTS: Ý tưởng xây tượng Quan Công “trấn thủ” biển phía Nam ở Sóc Trăng xảy ra cách nay đúng hai năm và cư dân mạng cũng đã lên tiếng lúc đó. Các đại biểu Quốc hội, như Trương Trọng Nghĩa, Dương Trung Quốc… cũng đã lên tiếng bác bỏ chuyện này. Từ đó đến nay, không thấy dự án này được tiến hành.

Hôm nay, có lẽ do Facebook nhắc lại sự kiện hai năm trước, rồi một số Facebooker không để ý ngày, nên nghĩ rằng sự kiện này mới xảy ra. Tuy nhiên, ý kiến của GS Nguyễn Đăng Hưng dưới đây cũng không thừa, chúng tôi xin được đăng bài này để nhắc nhở rằng, Việt Nam còn được nhiều vị anh hùng dân tộc đáng được vinh danh, thay vì vinh danh một ông quan bên Tàu.

_____

Nguyễn Đăng Hưng

21-11-2017

Tượng Quan Công bên TQ. Nguồn: báo TQ

Tôi nghĩ là người Việt chúng ta, trong giai đoạn bị lân bang ỷ to ỷ mạnh ức hiếp thường trực, lấn đất, chiếm biển, giựt đảo, nên suy nghĩ khác về những nhân vật dân gian đến từ văn hóa người Tàu.

Thử hỏi ông Quan Công đã làm gì cho dân Việt? Ông là một nhân vật thời Tam Quốc. Lúc bấy giờ Giao Chỉ-Việt Nam bị Đông Ngô cai trị. La Hán Trung đã tiểu thuyết hóa nhân vật này trong tiểu thuyết dã sử Tàu Tam Quốc Diễn Nghĩa, trong đó Quan Công (tức Quan Vũ) được miêu tả là người có nghĩa khí.

Sợ chết!

FB Ngô Trường An

20-11-2017

Năm 221 TCN, sau khi tiêu diệt các chư hầu, Tần Thủy Hoàng lên ngôi vua hưởng sự giàu sang, quyền uy và gái đẹp.

Vì sợ chết bởi giặc Mông Cổ và rợ Hung Nô nên ông bắt hàng trăm vạn dân, binh đi xây Vạn Lý Trường Thành đến nổi vô số người dân phải chết đói, chết rét, chết vì lao dịch quá sức…

Vì sợ chết bởi đám thư sinh học cao, hiểu rộng. Nghi ngờ sau này chúng nó sẽ lật đổ ngai vàng nên ông ra lệnh đốt hết sách và đem tất cả bọn học trò chôn sống trong đêm.

‘Dâng’ các tỉnh biên giới cho Trung Quốc?

Blog VOA

Lê Anh Hùng

20-11-2017

Trẻ em sắc tộc thiểu số tại Lào Cai. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên/ Vietnam/ VOA reader.

Việc các nhà lãnh đạo quốc gia trên thế giới thăm viếng nước này nước nọ là hoạt động bình thường trong bang giao quốc tế, mà mục đích chủ yếu là nhằm kết nối tình hữu nghị hoặc thắt chặt quan hệ giữa các quốc gia.

“Nhất Đái Nhất Lộ” – Vòng kim cô cho Việt Nam

Cali Today

Huệ Vũ

19-11-2017

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình và TBT VN Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Reuters

Việt Nam – Cali Today News – Người Việt dù ghét cay, ghét đắng đi nữa cũng phải thấy thực tế là bài diễn văn của Tập Cận Bình đọc trong hội nghị APEC ở Đà Nẵng đã nhận được những tràng pháo tay của thính giả trong hội trường. Thính giả là người của 21 nước APEC, hầu hết tin tưởng vào sự thành công của tự do thương mại, các hiệp ước tự do mậu dịch. Các tràng pháo tay khác đã nổi lên khi họ Tập đề cập tới Diễn Đàn Vành Đai và Con Đường (Belt and Road Forum-BRF) được tổ chức trong trung tuần tháng 5/17 ở Bắc Kinh. Họ Tập tuyên bố: “Sáng kiến này là từ Trung Quốc, nhưng nó thuộc về thế giới. Nó bắt nguồn từ lịch sử, nhưng nó định hướng cho tương lai. Nó tập trung vào Châu Á, Châu Âu và Châu Phi, nhưng mở cửa cho các đối tác..” Ông ta tin tưởng Sáng kiến Vành đai và Con đường sẽ tạo ra một nền tảng rộng hơn và năng động hơn cho hợp tác Á Châu-Thái Bình Dương.

Hãy nghe và hãy nhìn vào người dân trên đường phố

Tương Lai

19-11-2017

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 22

Không thể chuyển dịch bán đảo hình chữ S nằm ở rìa đông nam lục địa châu Á nhìn ra Biển Đông ra xa khỏi cái “lục địa khổng lồ” này, chứ nếu được thì ông cha ta đã tính đến kế đó từ lâu! Để gì? Để tránh xa ông láng giềng khó chơi vì mộng bành trướng của các vương triều Trung Quốc chưa bao giờ nguôi, mà nước ta lại là đối tượng trực tiếp và thường xuyên nhất. Có lẽ chỉ có sự vận động của vũ trụ nói chung, của quả đất nói riêng, mới làm được việc đó, nhưng lúc ấy thì tất, tất cả chúng ta đã là tro bụi trầm tích dưới nhiều tầng địa chất ở đâu đó rồi! Thì chẳng thế sao?

Đàm Phán COC: Một Số Câu Hỏi Ban Đầu

Đại Sự Ký Biển Đông

Tác giả: Nguyễn Đăng Thắng

16-11-2017

Cận cảnh Đá Chữ Thập (Nguồn ảnh: Duan Dang. Ngày 11 tháng 9 năm 2017)

Sau gần 15 năm kể từ ngày ký Tuyên bố Ứng xử các Bên ở Biển Đông (gọi tắt là DOC) tháng 11/2002,[1] Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc tại Manila (Philippines) ngày 06/8/2017 đã chính thức thông qua khung của một Bộ quy tắc Ứng xử (gọi tắt là COC)[2] nhằm điều chỉnh các hành vi, hoạt động tại Biển Đông.[3] Đây là thành quả bước đầu của cả một quá trình lâu dài trong việc thực hiện khoản 10 của DOC [4] và chỉ đạt được sau những diễn biến căng thẳng tại khu vực thời gian qua, chủ yếu bắt nguồn từ các hành vi thúc đẩy yêu sách biển không phù hợp luật pháp quốc tế của một quốc gia tại Biển Đông. Chính vì vậy, không có gì là ngạc nhiên khi “sự kiện này” được chào đón rộng rãi và thu hút sự chú ý của giới học giả, bình luận.

Sáng kiến Vành đai Con đường: cạm bẫy hay cơ hội cho Việt Nam?

Trung Nguyễn

15-11-2017

Giấu đầu lòi đuôi

Mới đây, theo đài VOA tiếng Việt tường thuật, Tiến sỹ Vũ Cao Phan, cố vấn của Hội Hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc, khi trả lời phỏng vấn của tờ Hoàn Cầu Thời Báo, cho biết: “bài học rút ra là cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều có nhượng bộ lẫn nhau trong vấn đề biên giới trên bộ mà công chúng hai nước đều không được biết (để tránh ảnh hưởng tiêu cực từ tinh thần dân tộc).”

Theo tôi biết, đây là lần đầu tiên một học giả của nhà nước Việt Nam đã công khai chuyện nhà cầm quyền giấu hiệp định biên giới vì sợ … tinh thần dân tộc của người dân.

Học giả Việt Nam trấn an Trung Quốc về quan hệ với Mỹ

VOA

Ngọc Lễ

15-11-2017

Việt Nam đã bắn 21 phát đại bác hôm 12/11/2017 để chào đón ông Tập Cận Bình. Ảnh: AP

Việt Nam không ngả về phía Mỹ để làm khó cho Trung Quốc, một học giả về quan hệ Việt-Trung nói với tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc, trong khi tờ báo này cảnh báo phương Tây rằng họ không thể nào chia rẽ quan hệ Trung-Việt.

APEC 2017: Việt Nam đã đạt được gì?

The Diplomat

Tác giả: Charlotte Gao

Dịch giả: Trung Nguyễn

14-11-2017

Các lãnh đạo thế giới tại hội nghị APEC Đà Nẵng. Nguồn: Flickr/Presidencia de la República Mexicana

Việt Nam dường như đã tìm thấy một vị thế thoải mái hơn bằng cách cân bằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Trong bài phát biểu quan trọng tại hội nghị Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm nay, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gửi một thông điệp rõ ràng tới các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương, yêu cầu họ tự lo bằng cách đặt quốc gia của họ lên trên hết, cũng như ông ta “sẽ luôn đặt nước Mỹ trên hết”.

Việt – Trung: Trong là thủ thế, ngoài là anh em

Blog VOA

Lê Anh Hùng

15-11-2017

Ông Trọng tiếp ông Tập tại Hà Nội. Ảnh: Reuters

Không ai chọn được láng giềng, nhưng ai cũng có quyền chọn cách chơi với láng giềng của mình.

“Quan hệ hữu nghị” Toracanxi – Hopantomola

Những ai hâm mộ Aziz Nesin, nhà văn trào phúng nổi tiếng thế giới người Thổ Nhĩ Kỳ, hẳn đều biết đến câu chuyện “Quan hệ hữu nghị” của ông. Nội dung câu chuyện là về mối quan hệ giữa Toracanxi và Hopantomola, hai quốc gia láng giềng có mối thâm thù với nhau và luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến tranh.

Đừng để ngư dân đơn độc

FB Bạch Hoàn

14-11-2017

Từ trái sang: thuyền trưởng Hứa Minh Trung, Cao Văn Hoàng, Lê Thanh Thừa, Lê Thanh Thiện, Lưu Văn Lý tại trại tạm giam ở đảo Natuna – Ảnh: Lê Nam/ báo TT

Suốt nhiều năm qua, biển Đông của Việt Nam vẫn chưa một ngày nào ngưng bão tố. Sau những mất mát của quá nhiều ngư dân Việt Nam, hết lần này đến lần khác, chúng ta vẫn luôn khuyến khích, động viên ngư dân mình tiếp tục hành trình bám biển – vùng biển chủ quyền đã được xác lập bằng cả máu thịt người Việt qua nhiều thế hệ.

Ngư dân ra khơi, có thể với họ là câu chuyện miếng cơm manh áo. Nhưng ở cấp độ quốc gia, đó là sự xác lập chủ quyền lãnh hải.

Biển Đông qua chuyến thăm của Trump và Tập?

BBC

13-11-2017

CTN Tập Cận Bình và TBT Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Tân Hoa Xã

Các lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc đã nhất trí được về việc kiểm soát các vấn đề Biển Đông trong chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Hà Nội, truyền thông nhà nước Trung Quốc nói.

Hai bên đã đồng ý sẽ tăng cường hợp tác trên biển và phấn đấu cùng nhau giữ gìn hòa bình, ổn định, Tân Hoa Xã hôm 13/11 đưa tin.

Cần hành động gấp để bảo vệ ngư dân và bảo vệ chủ quyền

FB Bạch Hoàn

9-11-2017

Ảnh: FB Bạch Hoàn

Suốt từ tối qua đến nay, tôi nhận được nhiều cuộc điện thoại, sau khi lắng nghe, tôi thấy mình thực sự cần phải viết và mong các anh chị cùng tôi lên tiếng.

Có thể bằng cách tìm hiểu về câu chuyện tôi sắp kể sau đây và viết về nó, hoặc đơn giản nhất là chia sẻ để giúp bài viết này lan toả hơn. Chuyện không phải của tôi nhưng là của chúng ta, bởi nó liên quan đến số phận những ngư dân nước Việt hiện đang bị bắt giữ ở nước ngoài.

Tâm lý chuộng bề ngoài cũng đưa đến mất nước…

FB Trương Nhân Tuấn

5-11-2017

Tôi thấy tâm lý người VN hay chuộng cái “bề ngoài”, cái “tiêu biểu”, cái “hoa hòe cành lá”… của “vấn đề” chớ ít khi chú trọng tới cái “thực chất” của vấn đề chi đó.

Thử xét về phương diện nhà cửa. Các xứ tây phương, Nhật, Đài loan, Hàn…, nói chung là các nước giàu, người ta có thói quen quan tâm “bề trong” hơn là “bề ngoài” của căn nhà.

Các xứ Châu Âu, nhà cửa ở đây phần lớn là cũ kỹ, lâu đời. Những nhà tỉ phú, những chính trị gia, minh tinh tài tử… nổi tiếng phần lớn đều ở trong những ngôi nhà cổ, những lâu đài “cũ kỹ”, xây cất từ vài trăm năm. Nhưng điều này không quan trọng đối với họ. Họ sống sung sướng hay không là cái “tiện nghi” của căn nhà đó chớ đâu phải ở cái “hùng vĩ” của cổng ra vào, hay cái “lấp lánh” do sơn son mạ vàng từ trong ra ngoài? Ở các xứ này, chỉ dân nghèo mới ở trong những “nhà hộp cao tầng”.

Siêu thực dân đa cực?

BS Nguyễn Đan Quế

4-11-2017

Nhân APEC 2017 họp tại Đà Nẵng

  • Thông tin
  • Bối cảnh quốc tế
  • APEC 2017 với các nước đã phát triển, nhất là các siêu cường
  • APEC 2017 với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam
  • Tổng quan

Thông tin

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC lần thứ 25 diễn ra từ ngày 6 đến 11-11- 2017 tại Đà Nẵng. Phần chính là HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH CÁC DOANH NHÂN (APEC CEO SUMMIT) ngày 10-11-2017.

Quân chúa Nguyễn xua đuổi người Âu châu xâm chiếm Côn Đảo

Hồ Bạch Thảo

2-11-2017

Phí Tín, tác giả Tinh Tra Thắng Lãm [星槎勝覽], đảm nhiệm chức Thông sự [Phiên dịch] cho phái đoàn Trịnh Hoà, 4 lần xuống Tây dương. Từng đi qua các quốc gia tại Đông Nam Á và Ấn Độ Dương; trong đó có 5 vùng thuộc lãnh thổ Việt Nam hiện nay, như: Chiêm Thành, Linh Sơn [Phú Yên], Tân Đồng Long [Phan Rang, Bình Thuận], Thuỷ Chân Lạp [Nam phần], và Côn Lôn. Thời bấy giờ hầu như mọi chuyến hàng hải từ Trung Quốc xuống Đông Nam Á đều lấy núi Côn Lôn làm chuẩn; vì Côn Lôn tức Côn Sơn hiện nay với đỉnh cao 577 mét, giúp tàu thuyền có thể thấy được từ xa. Phí Tín mô tả Côn Lôn trong Tinh Tra Thắng Lãm như sau:

Chuyện ở Lũng Làn

FB Mai Thanh Hải

31-10-2017

Bia ghi tên 16 bộ đội của đồn Lũng Làn hy sinh trong những năm bảo vệ biên giới chống quân Trung Quốc xâm lược. Ảnh: FB Mai Thanh Hải

3 năm trước, nguyên tháng trời đi dọc biên giới Lai Châu – Lào Cai – Cao Bằng – Hà Giang viết loạt bài “Tháng 2 giữ đất cha ông”, dựng lại ký ức bảo vệ biên giới phía Bắc, đánh trả quân Trung Quốc xâm lược tháng 2/1979.

Dọc hành trình đó, dừng lại ở Đồn BP Lũng Làn.

Đồn nằm ngay trung tâm xã Sơn Vĩ (Mèo Vạc, Hà Giang) hiền lành giữa rừng hoa đào đá đỏ chót, mỏng mảnh và thơm nức mùi nhựa trắng lá xanh. Từ đồn nhìn lên triền núi, thấy mốc 504 cứng cáp đứng trấn ải lối mở sang bên kia biên giới.

Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường

FB Mai Quốc Ấn

30-10-2017

Tôi phải nói trước rằng có quá nhiều hình ảnh và tôi thì không có thời gian để thoải mái lựa chọn cho clip.

Tuy nhiên, luận điệu “do bão số 10” của bất kỳ quan chức nào thuộc Tổng Cục Biển & Hải đảo sẽ bị bẻ gãy ngay vì có rất nhiều hình ảnh được quay vào ngày 27/9/2017, trước thời điểm bão vào. Nói vậy để không tốn tiền vô ích cho đám Dư Luận Viên cũng là một cách tiết kiệm cho đất nước.

Hoang tàn trạm radar triệu đô

Làng Mới

Hữu Danh

30-10-2017

Bỏ ra số tiền hơn 20 tỷ đồng xây trạm radar biển công nghệ Mỹ trên 20.000m2 đất vàng Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, trạm radar biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoang tàn, đổ nát sau vài năm sử dụng…

Cảnh đổ nát ở trạm radar Đồng Hới. Ảnh: báo Làng Mới

Liệu Tập có tắm biển Hội An như Giang, Hồ?

Blog VOA

Bùi Tín

27-10-2017

Lồng đèn Hội An được chọn làm quà APEC. Ảnh: internet

Đà Nẵng đang gấp rút chuẩn bị cho cuộc họp quốc tế lớn APEC – Hợp tác Kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương, gồm có hơn 20 nền kinh tế. Các nguyên thủ quốc gia, như tổng thống Trump, tổng bí thư Tập Cận Bình, thủ tướng Shinzo Abe, tổng thống Putin… cùng đại diện Ngân Hàng thế giới WB, quỹ Tiền tệ quốc tế IMF… sẽ đến dự.

Trung Hoa bành trướng rất thâm, không chừa một dịp nào để mở rộng ảnh hưởng, cả thế và lực. Với cuộc họp APEC này cũng vậy.