Kỳ 4: Người đứng đầu cơ quan tự sát

Thanh Niên

Lật lại hồ sơ vụ tham nhũng lớn tại cơ quan Quản lý Dược – Bộ Y tế (kỳ 4) – Kỳ 4: Người đứng đầu cơ quan tự sát

Hoàng Hải Vân – Võ Khối

15-6-2004

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tiếp theo kỳ 1: Tâm tư của 1 cựu phó Viện trưởng Viện KSND tối cao  — Kỳ 2: Cơ quan quản lý dược “mở cửa” cho thuốc kém chất lượng tràn vào Việt Nam  —  Kỳ 3: Làm “phù phép” để cấp số đăng ký lậu cho hàng trăm loại thuốc

Chưa đầy một tháng sau khi Cơ quan điều tra của Bộ Nội vụ vào cuộc, trưa 5/3/1993, dược sĩ Phan Văn Tín, Vụ trưởng Vụ Quản lý dược đã tự sát chết tại nhà riêng. Cái chết thương tâm của dược sĩ Tín đã gây sốc trong dư luận. Đến thời điểm lúc bấy giờ đã có hàng chục bài báo phanh phui những sai phạm tại Vụ Quản lý dược. Nhưng ngay lúc đó báo chí hầu như không thông tin về cái chết này.

Kỳ 3: Làm “phù phép” để cấp số đăng ký lậu cho hàng trăm loại thuốc

Thanh Niên

Lật lại hồ sơ vụ tham nhũng lớn tại cơ quan Quản lý Dược – Bộ Y tế (kỳ 3) – Kỳ 3: Làm “phù phép” để cấp số đăng ký lậu cho hàng trăm loại thuốc

Hoàng Hải Vân – Võ Khối

14-6-2004

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tiếp theo kỳ 1: Tâm tư của 1 cựu phó Viện trưởng Viện KSND tối cao và kỳ 2: Cơ quan quản lý dược “mở cửa” cho thuốc kém chất lượng tràn vào Việt Nam

Được cấp 1 số đăng ký, loại thuốc đó có thể được nhập hàng chục, hàng trăm tấn vào thị trường Việt Nam không bị bất cứ hạn chế nào. Hàng trăm loại thuốc và nguyên liệu thuốc đã được Thanh tra Bộ Y tế phát hiện là đã được cấp số đăng ký lậu.

Tuy câu chuyện xảy ra hơn 10 năm rồi nhưng đến giờ vẫn còn mang tính thời sự. Thời sự ở chỗ, mặc dù đã có kết luận thanh tra, nhưng hàng trăm loại thuốc đó vẫn tiếp tục tràn vào Việt Nam không hạn chế số lượng và những kẻ bất chấp luật pháp, bất chấp sức khỏe của nhân dân cho đến giờ vẫn được coi là vô tội…

Kỳ 2: Cơ quan quản lý dược “mở cửa” cho thuốc kém chất lượng tràn vào Việt Nam

Thanh Niên

Lật lại hồ sơ vụ tham nhũng lớn tại cơ quan Quản lý Dược – Bộ Y tế (kỳ 2) – Kỳ 2: Cơ quan quản lý dược “mở cửa” cho thuốc kém chất lượng tràn vào Việt Nam

Hoàng Hải Vân – Võ Khối

13-6-2004

Ảnh minh họa. Nguồn: Khều

Tiếp theo kỳ 1: Tâm tư của 1 cựu phó Viện trưởng Viện KSND tối cao

Thuốc chữa bệnh là một loại hàng hóa đặc biệt, vì nó liên quan đến sức khỏe của nhân dân nên được Nhà nước quản lý và kiểm soát chặt chẽ. Bộ Y tế được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý thuốc, Vụ Quản lý dược là cơ quan trực tiếp giúp Bộ Y tế làm nhiệm vụ cực kỳ quan trọng này. Thế nhưng những người có trách nhiệm của cơ quan này lúc đó không những không kiểm soát được chất lượng thuốc chữa bệnh mà còn cố tình “mở cửa” cho thuốc kém chất lượng nhập khẩu ào ạt vào Việt Nam…

Lật lại hồ sơ vụ tham nhũng lớn tại cơ quan Quản lý Dược – Bộ Y tế (kỳ 1)

LTS: Nhân vụ bê bối của Công ty CP VN Pharma, bắt tay với Cục Quản lý Dược (tên gọi trước ngày 13/8/1996 là Vụ Quản lý Dược) và Bộ Y tế để trục lợi trên thân xác người bệnh, hiện đang làm rúng động công luận, Tiếng Dân xin đăng lại loạt bài phóng sự điều tra gồm 7 kỳ, của hai nhà báo Hoàng Hải Vân và Võ Khối, để độc giả có cái nhìn rõ hơn về những vụ bê bối đã và đang diễn ra bên trong cơ quan này hàng chục năm qua. Loạt bài này đã được đăng trên báo Thanh Niên từ tháng 6 năm 2004.

____

Thanh Niên

Kỳ 1: Tâm tư của 1 cựu phó Viện trưởng Viện KSND tối cao

Hoàng Hải Vân – Võ Khối

11-6-2004

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trao Huân chương Lao động Hạng Nhì cho ông Trương Quốc Cường năm 2016, khi ông Cường còn giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý dược. Hiện ông Cường là Thứ trưởng Bộ Y tế. Ảnh: SK & ĐS

Hơn 10 năm trước, một số người ở Cơ quan Quản lý Dược Bộ Y tế đã có hành vi vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng: 158 loại thuốc đã được cấp số đăng ký “khống”, hàng trăm loại thuốc và nguyên liệu thuốc khác cũng được cấp số đăng ký cho các công ty dược nước ngoài mà không hề thông qua Hội đồng xét duyệt. Những loại thuốc đó, trong đó có nhiều thuốc kém chất lượng đã được nhập khẩu ào ạt vào thị trường Việt Nam gây tác hại khôn lường đến sức khỏe của nhân dân… Đây là một trong những vụ án trọng điểm lúc đó, được Thủ tướng Võ Văn Kiệt trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chức năng kiên quyết điều tra xử lý. Tuy nhiên, vụ án đã bị “chìm xuồng”, không hề được đem ra xét xử.

Vụ đại án tham nhũng Mobifone mua AVG: Các lý do đằng sau việc Thanh tra Chính phủ tìm cách chậm trễ công bố kết luận thanh tra (kỳ 23)

Nguyễn Văn Tung

31-8-2017

Ngô Văn Khánh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Ảnh: internet

Tính từ thời điểm kết thúc việc thanh tra toàn diện Mobifone mua AVG đã hơn 7 tháng, Thanh tra Chính phủ đang vi phạm nghiêm trọng thời hạn quy định về công bố kết quả thanh tra (như quy định tại Luật Thanh tra).

Cuối tháng 7 vừa qua, Tổng bí thư đã chỉ đạo đưa vụ AVG vào danh sách 11 vụ án trọng điểm trong nửa cuối năm 2017 của Ban Phòng chống tham nhũng trung ương.

Vậy lý do gì đã khiến Thanh tra Chính phủ vẫn tiếp tục lần lữa trong việc công bố quyết định thanh tra?

Bà Tiến và khủng hoảng truyền thông

FB Huy Đức

31-8-2017

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: 24H.

Bà Bộ trưởng Y Tế rõ ràng là đã chưa ý thức được bà đang ở trung tâm của khủng hoảng truyền thông; khủng hoảng mà lẽ ra bà phải chuẩn bị đối phó nhiều tháng trước khi vụ VN Pharma được đưa ra xét xử.

Những người trong cuộc đều biết, chỗ dựa quan trọng nhất của VN Pharma ở Sài Gòn là một phó chủ tịch quyền lực: Ông Hứa Ngọc Thuận (2009 – 2016). Tuy nhiên, việc bà né tránh chi tiết ông Hoàng Quốc Dũng, em ruột chồng bà, từng làm ở công ty này đã khiến cho dư luận khó tha thứ và không thể không đặt vấn đề về những gói thầu cung ứng thuốc trị giá 20 tỷ/gói cho các bệnh viện tuyến TƯ: Chợ Rẫy, Bạch Mai, bệnh viện TƯ Huế…

Bộ Y tế thách thức hệ thống chính trị!

FB Pham Quang Dung

29-8-2017

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: Lương Thái Linh/Getty

Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định: Việc thẩm định nhập khẩu thuốc là đúng quy định, đúng trình tự thủ tục. Đúng trình tự thủ tục mà thuốc giả vẫn được cấp phép nhập khẩu và lưu hành trên thị trường dược, bác sỹ vẫn kê toa, người bệnh vẫn uống.

Vậy thuốc thật là thuốc nào trong hàng trăm ngàn loại thuốc đang được lưu hành? Thiết nghĩ, hàng trăm ngàn loại thuốc cần phải được thẩm định lại bởi một tổ chức y khoa độc lập. Tôi hoàn toàn không tin vào Bộ Y tế, tôi càng không tin khi Bộ đó được điều hành bởi một người như bà Kim Tiến.

Khốn nạn không kém, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến khẳng định: “Thuốc ung thư H-Capita do Công ty VN Pharma nhập về, không phải thuốc giả, chỉ là thuốc kém chất lượng. Sự thực là chưa có một viên thuốc ung thư H-Capita kém chất lượng nào được bán ra thị trường, hay cấp cho người bệnh sử dụng. Theo báo cáo của đại diện Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đến nay, không có bất kỳ một viên thuốc H-Capita nào được thanh toán bảo hiểm y tế”.

Một tiếng “không” chắc nịch!?

FB Phan Đăng

28-8-2017

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: Báo Giao thông VT

Kính thưa Bộ trưởng, tôi muốn bắt đầu bức thư này bằng một câu chuyện rất cảm động, vừa diễn ra ở SEA Games 29. Đó là sau khi đoạt HCV nhảy xa nữ, VĐV Bùi Thị Thu Thảo mới được báo tin: “Bố đã nhập viện mấy hôm nay”. Trước đó, người nhà kiên quyết giấu Thảo vì sợ thông tin này sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý thi đấu của em.

Bố Thảo là ai, bà biết không? Là một người đàn ông nghèo ở Ba Vì – Hà Nội, bị đa chấn từ nhiều năm nay. Căn bệnh khớp với những biến chứng đã đi vào gan, phổi khiến ông xanh xao, ốm yếu, và chỉ có thể đi lại nhờ một chiếc nạng. Cũng từ nhiều năm nay, Bùi Thị Thu Thảo luôn cố gắng đoạt HCV ở tất cả các giải đấu quốc tế để vừa mang lại vinh quang cho tổ quốc vừa làm được một điều thiết thực: có tiền mang về cho bố chữa bệnh.

Vụ VN Pharma: Trách nhiệm của Bộ Y tế rất nặng nề

VOV

Thu Thủy

28-8-2017

Phiên toà xét xử vụ án tại Công ty cổ phần VN Pharma. Ảnh: VOV

Giám đốc VN Pharma bị bắt từ tháng 9/2014, tới giờ đã 3 năm, Bộ Y tế xử lý kiểu gì mà lãnh đạo Cục Dược vẫn tiếp tục được lên chức?

Liên quan đến vụ án VN Pharma nhập và bán thuốc điều trị ung thư giả, Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, với những sai phạm đã xảy ra, trách nhiệm của Cục quản lý Dược và Bộ Y tế rất nặng nề.

Hai ông họ Nguyễn đau đầu với hai ông họ Trịnh

FB Huỳnh Ngọc Chênh

25-8-2017

Ảnh: internet

Đó là ông TBT Nguyễn Phú Trọng và ông TT Nguyễn Xuân Phúc. Còn hai ông kia là doanh nhân Việt Kiều yêu nước Trịnh Vĩnh Bình và doanh nhân nhà nước tham nhũng Trịnh Xuân Thanh.

Ông Nguyễn Phú Trọng đương nhiên là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong vụ đưa Trịnh Xuân Thanh về nước để “đầu thú”. Còn ông Nguyễn Xuân Phúc là người đứng đầu chính phủ kế thừa hậu quả để lại của các tiền nhiệm, nên phải đối mặt trực tiếp với vụ Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ VN.

Một số điều cần trao đổi nhân vụ Trịnh Xuân Thanh

Hoàng Xuân Phú

21-8-2017

Xa Tổ quốc gần nỗi đau Tổ quốc

  Trải nỗi lòng mong nhẹ bớt nỗi đau

Trịnh Xuân Thanh và lá đơn “tự thú”. Ảnh NĐT

Cái tên Trịnh Xuân Thanh (TXT) sẽ đi vào lịch sử. Song không phải vì tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng“, hay vì tội tham nhũng. Dù đã gây ra những hậu quả rất tệ hại, nhưng trong hàng ngũ các đồng chí thi đua phá phách – vơ vét, thì tầm vóc của Thanh vẫn còn khá khiêm tốn. So với các đại ca thì Thanh mới như “trẻ nhỏ đua đòi“. Còn so với mấy bố già thì Thanh càng chưa thể sánh ngang vai trên con đường hại dân hại nước. Bởi thế, khi các đại ca và bố già vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, thậm chí còn vắt vẻo trên đỉnh cao quyền lực, thì chắc Thanh cũng khó cam lòng “đầu thú“.

Củi khô là Trịnh Xuân Thanh, củi vừa vừa là Thăng, củi tươi là Dũng?

VNTB

Kỳ Lâm

20-8-2017

Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đinh La Thăng cùng đoàn tùy tùng. Nguồn: Tung Dinh.

Rõ ràng củi khô là Trịnh Xuân Thanh, củi vừa vừa là Đinh La Thăng, và củi tươi chính là ông Nguyễn Tấn Dũng.

Bộ GTVT – theo kết luận của Thanh Tra Chính phủ và Đoàn giám sát của UBTV Quốc Hội chỉ ra là chỉ định chủ đầu tư yếu và thu ai quy định. Ngoài ra, thông tin thêm cho biết, từ tháng 9/2015 đến nay, Bộ GTVT triển khai 78 dự án đầu tư theo hình thức BT và BOT với chiều dài khoảng 2.200 km, tổng mức là 219.000 tỷ đồng, trong đó 202.000 tỷ đồng là dự án BOT.

Hội đồng nhân dân, có cũng như không?

BBC

LS Ngô Ngọc Trai

20-8-2017

Tác giả nói lẽ ra ngay từ khi việc xây dựng các trạm thu phí như BOT Cai Lậy được lên đề án thì đúng ra các đại biểu đã phải giám sát dự án. Ảnh: Truong Huu Danh

Ý kiến nói lâu nay có tình trạng cán bộ quan chức ung dung tự tại vì cho rằng mình không làm điều sai, nhưng thực tế hệ quả xã hội đất nước vẫn bi đát.

Vụ việc ở trạm thu phí Cai Lậy đang là điểm nóng của dư luận báo chí và mạng xã hội.

Mặc dù nhiều ban ngành đã lên tiếng nhưng không thấy bất cứ một vị đại biểu Hội đồng nhân dân nào xuất hiện, và tôi cũng chẳng thấy ai nhắc đến các vị này.

BOT – Thiệt thòi vẫn là dân

LS Lê Văn Luân

20-8-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: NDiep/ báo DT

Hợp đồng đầu tư xây dựng hạ tầng theo dạng BOT thường dành cho các nước nghèo, kém phát triển để thu hút và sử dụng vốn vay của các quốc gia khác nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho đất nước mình. Nhưng hậu quả sẽ là phải gánh chịu những bất lợi (về kinh tế) đối với các điều khoản trong hợp đồng giữa nhà đầu tư và phía chính phủ nước sở tại.

BOT là hợp đồng Xây dựng – Vận hành (khai thác) – Chuyển giao. Với đồng vốn chủ yếu của nhà đầu tư nước ngoài, một phần nhỏ là vốn đối ứng của phía chính phủ. Nếu chủ đầu tư là nhà thầu trong nước thì các điều khoản hợp đồng dễ được điều chỉnh và giải quyết hơn các trường hợp của nhà đầu tư nước ngoài.

Gửi ông Phạm Sỹ Quý: Nếu không khuất tất thì hãy thành thật

Người Đưa Tin

Người Tham Vọng

19-8-2017

“Biệt phủ” trên mảnh đất hàng nghìn mét vuông của gia đình ông Phạm Sỹ Quý. Ảnh: NĐT

Việc kê khai tài sản của ông Phạm Sỹ Quý (Giám đốc sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Yên Bái) sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu có sự giúp đỡ tận tình của vợ.

Gửi ông Phạm Sỹ Quý!

Là một người luôn đau đáu “khát vọng đại gia”, ngay từ khi biết được vợ chồng ông sở hữu một khối tài sản khổng lồ, tôi đã luôn dõi theo sự việc. Vừa phần tò mò giống như bao người, vừa phần muốn học mót kinh nghiệm làm giàu của ông.

BOT, cái “vỗ vai”, ai “đứng tên người nhà một cựu lãnh đạo cấp cao”?

Dân Trí

Bùi Hoàng Tám

19-8-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: NDiep/ DT

Nếu như lời tâm sự trên báo Thanh niên là có thật thì cần làm rõ “người nhà” đó là ai? Và ai là “cựu lãnh đạo cao cấp” dù không còn quyền chức vẫn “phủ bóng” để “thâu tóm” dự án này? Lò đã nóng, xin đừng để bất cứ “khúc củi” nào dù tươi và to đến mấy không cháy!

BOT đang nóng bỏng những ngày qua. Thật ra, nó đã được cảnh báo từ rất lâu rồi. Cách đây gần một năm (9/2016), trong bài “Cơ chế mềm”, “chặt nhỏ”, “ân huệ tùy tiện” và BOT của ai?” người viết bài này đã tập hợp ý kiến các chuyên gia và sau đó, có dẫn một câu nói của ông Đinh La Thăng, khi ấy còn làm Bộ trưởng Bộ GTVT:

BOT và Liên minh Nguyễn Tấn Dũng – Đinh La Thăng – Bắc Hà

FB Huy Đức

16-8-2017

Trạm thu phí BOT Cai Lậy. Ảnh: Internet

Tại sao lại miễn, giảm phí qua trạm thu phí Cai Lậy vì cái sai ở đây là vị trí đặt trạm chứ không phải là mức phí. Nhà nước cần giám định khoản tiền nhà đầu tư thực sự đã bỏ ra ở 26,5km (chứ không chỉ căn cứ lên mức họ kê khai) rồi hoàn trả cho họ (không quá 300 tỷ). Bắt buộc dời trạm thu phí vào phần đường tránh. BOT là đầu tư để cho người dân có thêm lựa chọn chứ đâu phải là chặn cửa, đơm đó, buộc mọi người dân dù đi đường cũ hay đường mới đều phải trả tiền cho nhà đầu tư.

Lợi ích của đảng là lợi ích của ai?

Trương Nhân Tuấn

16-8-2017

Ông Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo yêu cầu xử lý nghiêm vụ ông Trịnh Xuân Thanh. Nguồn: VNN

Ông Trọng vừa ký ban hành quy định của Bộ Chính trị về tiêu chuẩn các cán bộ cao cấp. Theo đó các cán bộ này phải “tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc và nhân dân”…

Lãnh đạo nước nào cũng vậy, trước khi nhậm chức phải tuyên thệ trung thành với quốc gia, dân tộc; tuyên thệ phục vụ vì quyền lợi của dân tộc, của đất nước. Không có nơi nào như VN buộc cán bộ cấp cao phải “trung thành với lợi ích của đảng”.

“Lò nóng” và những khúc củi “dân chủ, đức trị và pháp trị”

Trương Nhân Tuấn

15-8-2017

TBT Nguyễn Phú Trọng và công cuộc đốt lò. Nguồn: internet

Lò đã nóng và quyết tâm của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng” là tựa đề bài viết trên Tuần Việt Nam của tác giả Nhị Lê, được giới thiệu là “Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản”. Theo tôi, bài viết này nên đọc, cho những người muốn tìm hiểu những quyết tâm và ưu tiên chính trị của ông Trọng là gì.

Dẫn: “Có một dịp, vinh dự được trao đổi với Tổng Bí thư. Ông nói, cần phải giữ vững sự ổn định. Tôi thưa rằng, ổn định lúc này là phát triển, phát triển là đẳng cấp của ổn định, ổn định lúc này là phải hành động. Ông hỏi: Cụ thể như thế nào? Tôi thưa: Chúng ta cần lựa chọn một số việc mang tính chất đột phá, có khả năng làm rung động toàn bộ hệ thống: cải cách bộ máy và chống tham nhũng. Sao nữa? Phương châm là, đề cao dân chủ, cổ vũ đức trị và tôn vinh pháp trị. Đấy là cả một nghệ thuật chính trị. Và, để thực hiện nó, phải với bản lĩnh chính trị rất cao, một quyết tâm đến cùng, một lộ trình phù hợp và cổ vũ một lực lượng chính trị nhân dân đông đảo. Không có những điều đó, rất khó thành!” Hết dẫn.

Chính trị & kỹ trị

FB Huy Đức

15-8-2017

Bộ trưởng Bộ 4T Trương Minh Tuấn. Ảnh: báo PLTP

Chủ tịch một công ty nổi tiếng, trực thuộc một bộ, hưu gần hai năm nay, nhận xét ngắn gọn về người mà lẽ ra ông phải chịu ơn vì từng ký 3 quyết định đề bạt, bổ nhiệm ông, “Súc vật”. Một thành viên nội các nhiệm kỳ trước, đang giữ một vị trí cao hơn trong nhiệm kỳ này, trong một lần bi phẫn, nói với bạn tâm giao, “Đôi khi tôi phải làm những việc không phải của một con người”. Nhiều đại biểu dự Đại hội XII ngạc nhiên vì nhận được những khoản thu nhập bất ngờ. Có những lá phiếu đã được quy đổi thành tiền bên hành lang của nơi mà các đảng viên trung thành vẫn coi là “đền thiêng của Đảng”.

Những kẻ chủ trương ra lệnh bắt Trịnh Vĩnh Bình

Huỳnh Ngọc Chênh

15-8-2017

Ông Trịnh Vĩnh Bình

Hồi Trịnh Vĩnh Bình bị bắt tù và bị tịch biên toàn bộ tài sản sai trái, Thanh Niên là tờ báo tích cực nhất trong việc lên tiếng bênh vực cho ông. Cũng có không ít quan chức về hưu và trí thức tiến bộ không đồng tình với việc bắt ông Trịnh Vĩnh Bình. Ngay cả bà cựu phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cũng lên tiếng phản đối.

Tuy vậy, thường vụ tỉnh ủy Bà Rịa Vũng Tàu thời đó, kẻ chủ trương ra lệnh bắt TVB vẫn khư khư giữ vững lập trường.

Một nền tư pháp đa tốc độ

Blog VOA

Bùi Tín

14-8-2017

Trịnh Xuân Thanh trên truyền hình nhà nước Việt Nam. Ảnh: VOA

Vụ án Trịnh Xuân Thanh, đang bị tạm giam 4 tháng để điều tra, rồi đây sẽ được xử án ra sao?

Có nhiều khả năng xảy ra vì đây sẽ là một vụ án chính trị, được dư luận trong ngoài nước rất quan tâm, không thể xử qua loa, theo nghị quyết của bộ chính trị như xưa nay được.

Bộ Ngoại giao Đức trả lời về mối quan hệ Đức – Việt

German Embassy Hanoi

14-8-2017

Quốc kỳ 2 nước Việt – Đức

Trong buổi Họp báo Liên bang ngày 09/08/2017, Phó Phát ngôn viên của Chính phủ Liên bang, Bà Ulrike Demmer và Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao đã trả lời các câu hỏi liên quan đến mối quan hệ Đức – Việt như sau:

Câu hỏi: Câu hỏi của tôi dành cho Bộ Ngoại giao, cụ thể là xin đề nghị ông Schäfer cung cấp thông tin mới nhất về tình hình quan hệ Đức – Việt Nam trong bối cảnh của vụ bắt cóc.

Chống tham nhũng: Cuộc chiến chống lại cối xay gió

FB Huỳnh Ngọc Chênh

12-8-2017

Don Quixote và cối xay gió. Ảnh: internet

Cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng đang thực tâm chống tham nhũng thì cuộc chiến của ông không khác mấy cuộc chiến của nhân vật lú lẫn Đôn Kihôtê chống lại mấy cánh quạt cối xay gió trong tiểu thuyết của Servantes.

Ở VN bây giờ mở cửa nhìn ra là gặp tham nhũng. Từ anh dân phòng giữ trật tự lề đường đến cảnh sát giao thông đứng đường, nhân viên văn phòng ủy ban phường, an ninh cửa khẩu, hải quan, thuế vụ, quản lý thị trường lên đến các cấp cao ngất đều có tham nhũng. Lên càng cao tham nhũng càng lớn. Những vụ đại án vài chục ngàn tỷ, vài ngàn tỷ quá nhiều đếm không xuể nói gì đến các những vụ việc tham ô, thất thoát vài ba tỷ đồng trở xuống.

Từ Trịnh Xuân Thanh đến Trầm Bê, Hồ Thị Kim Thoa

BBC

11-8-2017

Ảnh: AFP/Getty Images

Tại Đại hội Đảng Cộng sản đầu năm 2016, sau khi loại được Nguyễn Tấn Dũng một cách ngoạn mục, Nguyễn Phú Trọng đã tiếp tục được giữ chức Tổng Bí thư thêm một nhiệm kì nữa, dù ông đã quá tuổi hưu theo như qui định.

Ông Trọng sau đó mở chiến dịch diệt tham nhũng với quyết tâm mạnh mẽ hơn, vì từ mấy chục năm qua tệ nạn này đã lan tràn trong mọi cơ quan, ban ngành và làm ruỗng mục hệ thống, suy đồi xã hội.

Vụ bắt cóc một người Việt: Viện Công tố Liên bang tiếp nhận nhiệm vụ điều tra

Spiegel

Martin Knobbe Wolf Wiedmann-Schmidt

Dịch giả: Phan Ba

11-8-2017

Viện Công tố Liên bang tham gia điều tra vụ bắt cóc một cựu chính trị gia Việt Nam tại Berlin. Sở Liên bang về Người Tỵ nạn (Bamf) cho một nhân viên ngưng làm việc, người đã phát biểu mang tính xúc phạm về vụ việc này.

Ông Trịnh Xuân Thanh. Ảnh chụp màn hình VTV

Tự thú tập thể: Tiếp nhận hay không?

VOA

Trân Văn

9-8-2017

Danh sách golfer. Ảnh: VOA

Cuối tuần vừa qua, những từ dùng để thóa mạ như “khốn nạn”, “súc vật”, đột nhiên tăng vọt trên các trang web, diễn đàn điện tử, facebook Việt ngữ. Sở dĩ chỉ chọn “khốn nạn” và “súc vật” để minh họa cho diễn biến này không phải vì chúng được dùng nhiều nhất mà chỉ vì dễ trích dẫn nhất. Những từ có tính chất thóa mạ khác, tuy mức độ có phần nhỉnh hơn nhưng vì quá… bình dân, không thể trưng dẫn do vẫn được xem là… không hợp cách đối với truyền thông.

Gân gà Trịnh Xuân Thanh, đặc sản của chế độ CSVN

Kông Kông

9-8-2017

Vụ đảng viên tham nhũng Trịnh Xuân Thanh chạy trốn qua Đức, bị an ninh mật vụ VN sang bắt cóc đem về, là một cú sốc không chỉ riêng cho người VN mà còn làm ngạc nhiên dư luận thế giới và chắc chắn từ nay thế giới sẽ chú mục hơn vào mọi hoạt động của chế độ cộng sản tại VN.

Nếu trước kia rất nhiều người yêu nước dù chống đối chế độ bằng phương pháp ôn hòa nhưng đã bị khủng bố, bị đánh đập dã man, bị bắt cóc, bị giam tù với những bản án vô nhân tính, truyền thông thế giới có thể chưa quan tâm đúng mức thì qua sự kiện nầy, chắc chắn sẽ được theo dõi kỹ hơn.

Qua vụ Trinh Xuân Thanh: Nghĩ về một thói quen hành xử

Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh

8-8-2017

Cho đến hôm nay, những phản ứng dữ dội của Cộng hòa Liên bang Đức về thông tin nhà cầm quyền Việt Nam cho mật vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ của họ đã chứng minh cho mọi người rằng sự việc là có thật và hết sức nghiêm trọng. Cái gọi là “lấy làm tiếc” của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam vốn yếu ớt và trái ngược với thái độ cần có để khẳng định sự vô tội cũng như thiếu vắng sự hung hăng thường thấy của Việt Nam trong thái độ với “phe đế quốc, tư bản” đã gián tiếp chứng minh sự thật ở đâu.

Đức ‘cân nhắc hành động’ do VN ‘phớt lờ’ vụ Trịnh Xuân Thanh

BBC

9-8-2017

Ông Trịnh Xuân Thanh bị đưa lên xe hơi hôm 23/7 rồi đem sang một quốc gia châu Âu láng giềng, báo Taz viết. Ảnh: Taz.de

Đức hôm thứ Tư 9/8 tuyên bố đang cân nhắc các bước đi cần thiết sau khi Việt Nam không hồi đáp yêu cầu của Berlin, muốn Hà Nội trao trả ông Trịnh Xuân Thanh.

Berlin nói ông Trịnh Xuân Thanh ‘đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc’ hồi cuối tháng Bảy.

Hôm 4/8, Ngoại trưởng Đức cáo buộc Việt Nam đã thực hiện vụ việc theo cách thức “chỉ có trong các phim ly kỳ thời Chiến tranh Lạnh” và đó là hành vi mà Đức thấy là “không thể chấp nhận”.