Những kẻ chủ trương ra lệnh bắt Trịnh Vĩnh Bình

Huỳnh Ngọc Chênh

15-8-2017

Ông Trịnh Vĩnh Bình

Hồi Trịnh Vĩnh Bình bị bắt tù và bị tịch biên toàn bộ tài sản sai trái, Thanh Niên là tờ báo tích cực nhất trong việc lên tiếng bênh vực cho ông. Cũng có không ít quan chức về hưu và trí thức tiến bộ không đồng tình với việc bắt ông Trịnh Vĩnh Bình. Ngay cả bà cựu phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cũng lên tiếng phản đối.

Tuy vậy, thường vụ tỉnh ủy Bà Rịa Vũng Tàu thời đó, kẻ chủ trương ra lệnh bắt TVB vẫn khư khư giữ vững lập trường.

Một nền tư pháp đa tốc độ

Blog VOA

Bùi Tín

14-8-2017

Trịnh Xuân Thanh trên truyền hình nhà nước Việt Nam. Ảnh: VOA

Vụ án Trịnh Xuân Thanh, đang bị tạm giam 4 tháng để điều tra, rồi đây sẽ được xử án ra sao?

Có nhiều khả năng xảy ra vì đây sẽ là một vụ án chính trị, được dư luận trong ngoài nước rất quan tâm, không thể xử qua loa, theo nghị quyết của bộ chính trị như xưa nay được.

Bộ Ngoại giao Đức trả lời về mối quan hệ Đức – Việt

German Embassy Hanoi

14-8-2017

Quốc kỳ 2 nước Việt – Đức

Trong buổi Họp báo Liên bang ngày 09/08/2017, Phó Phát ngôn viên của Chính phủ Liên bang, Bà Ulrike Demmer và Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao đã trả lời các câu hỏi liên quan đến mối quan hệ Đức – Việt như sau:

Câu hỏi: Câu hỏi của tôi dành cho Bộ Ngoại giao, cụ thể là xin đề nghị ông Schäfer cung cấp thông tin mới nhất về tình hình quan hệ Đức – Việt Nam trong bối cảnh của vụ bắt cóc.

Chống tham nhũng: Cuộc chiến chống lại cối xay gió

FB Huỳnh Ngọc Chênh

12-8-2017

Don Quixote và cối xay gió. Ảnh: internet

Cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng đang thực tâm chống tham nhũng thì cuộc chiến của ông không khác mấy cuộc chiến của nhân vật lú lẫn Đôn Kihôtê chống lại mấy cánh quạt cối xay gió trong tiểu thuyết của Servantes.

Ở VN bây giờ mở cửa nhìn ra là gặp tham nhũng. Từ anh dân phòng giữ trật tự lề đường đến cảnh sát giao thông đứng đường, nhân viên văn phòng ủy ban phường, an ninh cửa khẩu, hải quan, thuế vụ, quản lý thị trường lên đến các cấp cao ngất đều có tham nhũng. Lên càng cao tham nhũng càng lớn. Những vụ đại án vài chục ngàn tỷ, vài ngàn tỷ quá nhiều đếm không xuể nói gì đến các những vụ việc tham ô, thất thoát vài ba tỷ đồng trở xuống.

Từ Trịnh Xuân Thanh đến Trầm Bê, Hồ Thị Kim Thoa

BBC

11-8-2017

Ảnh: AFP/Getty Images

Tại Đại hội Đảng Cộng sản đầu năm 2016, sau khi loại được Nguyễn Tấn Dũng một cách ngoạn mục, Nguyễn Phú Trọng đã tiếp tục được giữ chức Tổng Bí thư thêm một nhiệm kì nữa, dù ông đã quá tuổi hưu theo như qui định.

Ông Trọng sau đó mở chiến dịch diệt tham nhũng với quyết tâm mạnh mẽ hơn, vì từ mấy chục năm qua tệ nạn này đã lan tràn trong mọi cơ quan, ban ngành và làm ruỗng mục hệ thống, suy đồi xã hội.

Vụ bắt cóc một người Việt: Viện Công tố Liên bang tiếp nhận nhiệm vụ điều tra

Spiegel

Martin Knobbe Wolf Wiedmann-Schmidt

Dịch giả: Phan Ba

11-8-2017

Viện Công tố Liên bang tham gia điều tra vụ bắt cóc một cựu chính trị gia Việt Nam tại Berlin. Sở Liên bang về Người Tỵ nạn (Bamf) cho một nhân viên ngưng làm việc, người đã phát biểu mang tính xúc phạm về vụ việc này.

Ông Trịnh Xuân Thanh. Ảnh chụp màn hình VTV

Tự thú tập thể: Tiếp nhận hay không?

VOA

Trân Văn

9-8-2017

Danh sách golfer. Ảnh: VOA

Cuối tuần vừa qua, những từ dùng để thóa mạ như “khốn nạn”, “súc vật”, đột nhiên tăng vọt trên các trang web, diễn đàn điện tử, facebook Việt ngữ. Sở dĩ chỉ chọn “khốn nạn” và “súc vật” để minh họa cho diễn biến này không phải vì chúng được dùng nhiều nhất mà chỉ vì dễ trích dẫn nhất. Những từ có tính chất thóa mạ khác, tuy mức độ có phần nhỉnh hơn nhưng vì quá… bình dân, không thể trưng dẫn do vẫn được xem là… không hợp cách đối với truyền thông.

Gân gà Trịnh Xuân Thanh, đặc sản của chế độ CSVN

Kông Kông

9-8-2017

Vụ đảng viên tham nhũng Trịnh Xuân Thanh chạy trốn qua Đức, bị an ninh mật vụ VN sang bắt cóc đem về, là một cú sốc không chỉ riêng cho người VN mà còn làm ngạc nhiên dư luận thế giới và chắc chắn từ nay thế giới sẽ chú mục hơn vào mọi hoạt động của chế độ cộng sản tại VN.

Nếu trước kia rất nhiều người yêu nước dù chống đối chế độ bằng phương pháp ôn hòa nhưng đã bị khủng bố, bị đánh đập dã man, bị bắt cóc, bị giam tù với những bản án vô nhân tính, truyền thông thế giới có thể chưa quan tâm đúng mức thì qua sự kiện nầy, chắc chắn sẽ được theo dõi kỹ hơn.

Qua vụ Trinh Xuân Thanh: Nghĩ về một thói quen hành xử

Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh

8-8-2017

Cho đến hôm nay, những phản ứng dữ dội của Cộng hòa Liên bang Đức về thông tin nhà cầm quyền Việt Nam cho mật vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ của họ đã chứng minh cho mọi người rằng sự việc là có thật và hết sức nghiêm trọng. Cái gọi là “lấy làm tiếc” của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam vốn yếu ớt và trái ngược với thái độ cần có để khẳng định sự vô tội cũng như thiếu vắng sự hung hăng thường thấy của Việt Nam trong thái độ với “phe đế quốc, tư bản” đã gián tiếp chứng minh sự thật ở đâu.

Đức ‘cân nhắc hành động’ do VN ‘phớt lờ’ vụ Trịnh Xuân Thanh

BBC

9-8-2017

Ông Trịnh Xuân Thanh bị đưa lên xe hơi hôm 23/7 rồi đem sang một quốc gia châu Âu láng giềng, báo Taz viết. Ảnh: Taz.de

Đức hôm thứ Tư 9/8 tuyên bố đang cân nhắc các bước đi cần thiết sau khi Việt Nam không hồi đáp yêu cầu của Berlin, muốn Hà Nội trao trả ông Trịnh Xuân Thanh.

Berlin nói ông Trịnh Xuân Thanh ‘đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc’ hồi cuối tháng Bảy.

Hôm 4/8, Ngoại trưởng Đức cáo buộc Việt Nam đã thực hiện vụ việc theo cách thức “chỉ có trong các phim ly kỳ thời Chiến tranh Lạnh” và đó là hành vi mà Đức thấy là “không thể chấp nhận”.

Quân đội làm kinh tế: lợi ít, hại nhiều, phúc nhỏ, họa lớn

Phạm Đình Trọng

9-8-2017

Quân đội cố giành chức năng làm kinh tế cho thấy thống lĩnh quân đội hiện nay chỉ là mấy ông tướng nông dân, những người chỉ có tầm nhìn quá hạn hẹp, không vượt ra khỏi mảnh ruộng manh mún, riêng tư của gia đình mình. Những ông tướng nắm sức mạnh quân sự của đất nước, bảo đảm lợi ích của đất nước là toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm lợi ích của nhân dân là được sinh sống trên đất nước bình yên, là thế đứng của dân tộc Việt Nam trước thế giới. Ở tầm quốc gia lớn lao như vậy nhưng những ông tướng nông dân cố níu giữ chức năng quân đội làm kinh tế là đã đặt lợi ích cục bộ của nhóm quyền lực nhà binh lên trên lợi ích của đất nước, của nhân dân. Quân đội làm kinh tế thực ra chỉ là nhóm quyền lực nhà binh khai thác năng lực quân đội vào hoạt động kinh tế mang lại lơi nhuận cho nhóm quyền lực nhà binh mà thôi. 

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Tương lai nào cho Trần Đại Quang?

Blog VOA

Lê Anh Hùng

8-8-2017

Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: Reuters.

Vụ Trịnh Xuân Thanh, người từng đào thoát khỏi Việt Nam một cách bí ẩn hồi tháng Chín năm ngoái, đột nhiên biến khỏi Berlin (nơi anh ta tá túc lâu nay) vào ngày 23/7 trước khi ra “đầu thú” tại cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an ngày 31/7 đang khiến dư luận trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm.

“Chiến công” của Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN?

Vài suy ngẫm về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Nguyễn Tiến Dân

8-8-2017

Cựu TT Nguyễn Tấn Dũng, TBT Nguyễn Phú Trọng và “con dê” Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: internet

1- Đối với Nhân dân Việt Nam, Trịnh Xuân Thanh và đồng bọn, tội lỗi ngập đầu

– Thứ nhất, băng đảng của y, luôn dùng dùi cui – súng đạn và nhà tù, để cưỡng bức Nhân dân phải chịu sự “lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối” của chúng. Nguyên tắc ấy, không có ngoại lệ. Ngay cả đồng đảng, cũng không được miễn trừ. Bởi thế, mọi việc y làm, đều phải nhất nhất tuân theo “đúng quy trình” của băng đảng. Làm theo đúng những gì mà cái Đảng “quang vinh và sáng suốt” của y chỉ bảo: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đã thua lỗ và mất trắng hàng tỷ USD của Ngân khố Quốc gia. Sự thật tồi tệ ấy, nếu được bạch hóa: Huyền thoại “đỉnh cao trí tuệ của loài người”, sẽ tan như bong bóng xà phòng. Vì thế, Đảng phải chạy làng và Đảng cần một “con dê, để tế thần”. Đảng đã chấm y, để “chọn mặt – gửi vàng”. Đen cho Đảng, y không chịu và nhanh chân, chuồn mất. Y ra đi, để lại bao nỗi nhục nhã – ê chề, cho Đảng trưởng.

“Đốt nóng lò” và Cải cách Thể chế

FB Nguyễn Sĩ Dũng

7-8-2017

TS. Nguyễn Sĩ Dũng, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Ảnh: internet

Công cuộc chống tham nhũng đang ở giai đoạn “lò đã được đốt nóng”, “củi khô”, “củi tươi” đã không còn khác gì nhau- đốt là cháy hết! Nếu công cuộc chống tham nhũng ở Trung Quốc được gọi là “đả hổ, diệt ruồi”, thì ở Việt nam là đốt cả “củi khô” lẫn “củi tươi”. Và có vẻ như sắp tới người dân sẽ tha hồ được xem “củi” cháy.

Công bằng mà nói, khi lò đã nóng rồi, thì đốt “củi” quả thực là điều không khó. Cái khó hơn sẽ là đốt cho đúng thứ “củi” cần phải đốt và đáng bị đốt. Thiếu một quy trình pháp lý chuẩn mực, một hệ thống tòa án độc lập và bảo vệ công lý đến cùng, rủi ro của oan khuất, của khổ đau (như những gì đã xảy ra trong Cải cách ruộng đất) sẽ lặp lại vô tận trên đất nước chúng ta. Điều đáng mừng là những cải cách tư pháp đang được tiến hành hy vọng sẽ giúp chúng ta vượt qua rủi ro nói trên.

Hà Nội ‘chống tham nhũng’: Cựu Thống đốc Ngân hàng là mục tiêu mới

Người Việt

7-8-2017

Ông Nguyễn Văn Bình. (Hình: Tuổi Trẻ)

VIỆT NAM (NV) – Dường như đèn xanh đã sáng và cuộc tấn công đã bắt đầu nhắm vào ông Nguyễn Văn Bình, cựu Thống đốc Ngân hàng (2011 – 2016), giờ là Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng CSVN.

Trong hai ngày 7 và 8, tờ Tuổi Trẻ liên tục giới thiệu ý kiến của hàng loạt cá nhân, đại diện cho nhiều giới, kể cả công an, phân tích và đề nghị phải truy cứu trách nhiệm những cá nhân đã gây ra hàng loạt vụ đổ vỡ trong lĩnh vực tín dụng – ngân hàng.

Việt Nam làm gì để giảm căng thẳng với Đức?

BBC

7-8-2017

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Hamburg ngày 7/7/2017. Ảnh: ODD ANDERSEN/Getty Images

Một số nhà quan sát nước ngoài bày tỏ lo ngại về hệ lụy của ‘khủng hoảng ngoại giao’ Việt – Đức liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh.

Một cựu đại sứ Đức nói với BBC ông cho rằng vụ việc “trên cả nghiêm trọng” này là một “bước lùi” cho quan hệ Việt – Đức, trong khi một chuyên gia về nghiên cứu Đông Nam Á người Đức đánh giá vụ việc này có tính “nhạy cảm” vì Đức đã có Chương trình Hội thoại Nhà nước Pháp quyền với Việt Nam từ năm 2009.

Khả năng Việt Nam đưa ra một lời xin lỗi chính thức và thừa nhận đã có hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Đức là “gần như không thể có”, một nhà nghiên cứu pháp lý về truy bắt tội phạm xuyên biên giới bình luận với BBC.

Đại án tham nhũng Mobifone mua AVG: Việc công bố kết luận thanh tra còn chậm đến bao giờ, thưa Tổng Bí thư và Thủ tướng (kỳ 22)

Nguyễn Văn Tung

7-8-2017

Phạm Nhật Vũ, Nguyễn Thanh Phượng và Lê Nam Trà. Nguồn: internet

Ngày 31/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì kỳ họp 12 của Ban Phòng chống tham nhũng Trung ương. Tại hội nghị này, Ban Phòng chống tham nhũng trung ương đã xác định danh sách 11 đại án cần tập trung xử lý trong năm 2017 (9 đại dự án thua lỗ lớn, dự án Mobifone mua AVG, cổ phần hóa cảng Quy Nhơn). Đặc biệt, Tổng Bí Thư đã chỉ đạo chỉ đạo khẩn trương kết luận thanh tra, làm rõ đúng, sai, xác định đúng nguyên nhân, trách nhiệm, xử lý nghiêm đối với những tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ án Mobifone mua 95% cổ phần AVG.

1- Giá trị thật của thương vụ Mobifone mua AVG:

Vào cuối tháng 12 năm 2015, Mobifone đã bỏ ra 8.900 tỷ đồng (gần 400 triệu USD) để mua lại 95% cổ phần của công ty AVG.

Thật đáng xấu hổ!

Tương Lai

7-8-2017

TBT Nguyễn Phú Trọng (trái) và Ngoại trưởng Đức, ông Sigmar Gabriel. Ảnh: Getty Images/ internet

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 10

Xấu hổ vì cái gì, tại sao mà xấu hổ?

Xấu hổ vì “một sự bội ước lòng tin vô cùng lớn”. Đó là lời của Schaefer, người phát ngôn của Bộ Ngọại giao Cộng hòa Liên bang Đức trong thông cáo về “việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là hành động vi phạm luật pháp Đức và luật pháp quốc tế một cách trắng trợn và chưa từng có”.

Những câu hỏi xoay quanh vụ Trịnh Xuân Thanh

Thập Toàn, CHLB Đức

7-8-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Trịnh Xuân Thanh là doanh nhân, thông tin trên báo chí Đức đã đề cập đến thông tin rằng Trịnh Xuân Thanh là doanh nhân, mua nhà và cho thuê tại Đức từ trước đó. Nếu chỉ một vài căn hộ cho thuê thì báo chí Đức sẽ không thể gọi Trịnh Xuân Thanh là doanh nhân được. Vậy một công chức làm việc trong hệ thống chính quyền VN, mức lương thế nào để có tiền đầu tư bất động sản thành doanh nhân trên đất Đức?

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Phỏng vấn ông Sigmar Gabriel, ngoại trưởng Đức

Stuttgarter Nachrichte

Tác giả: Bärbel Krauß

Hùng Hà chuyển ngữ

Ngoại trưởng Đức, ông Sigmar Gabriel. Ảnh: AP

Phỏng vấn ông Sigmar Gabriel về vụ xung đột với Việt Nam: “Trong mọi trường hợp, chúng ta không khoan nhượng cho một vụ việc như vậy“.

Như thể truyện gián điệp, chiến tranh lạnh và Hollywood: Chỉ vài ngày trước, ngay giữa Berlin, một người Việt Nam xin tỵ nạn bị tình nghi đã bị bắt cóc và mang đi. Ngoại trưởng Sigmar Gabriel đe doạ Hà Nội về những hậu quả.

Berlin – Một người Việt Nam xin tỵ nạn đã bị mật vụ nước mình bắt đi và mang về Việt Nam. Nghe có mùi Hollywood truyện gián điệp nhưng lại là thực tế đã diễn ra ở Berlin vài ngày trước đây. Ngoại trưởng Sigmar Gabriel (SPD) choáng váng và nhận định việc này là một “gánh nặng to lớn” cho quan hệ song phương với Việt Nam.

Công ty nước ngoài có rủi ro khi VN chống tham nhũng?

BBC

6-8-2017

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) nói việc kỷ luật ông Đinh La Thăng mới chỉ ‘về mặt Đảng’. Ảnh: AFP

Tạp chí kinh doanh Forbes của Mỹ mới đây có bài đánh giá về nỗ lực chống tham nhũng của Việt Nam và hệ lụy với giới công ty nước ngoài.

Bài viết của Jeremy Tan, nhà nghiên cứu từ tổ chức Control Risks, hãng tư vấn rủi ro toàn cầu, liệt kê một chuỗi các án vụ tham nhũng xảy ra tại Việt Nam trong gần một năm qua trong đó nổi bật nhất là việc loại bỏ ông Đinh La Thăng khỏi Bộ Chính trị hồi tháng Năm năm nay.

Trịnh Xuân Thanh – Củi khô hay tươi?

Thạch Đạt Lang

6-8-2017

Ảnh minh họa.

Hôm 31/7/2017, TBT Nguyễn Phú Trọng, nhân vật số 1 trong “Tứ trụ Triều đình”, trong buổi họp bàn về phòng chống tham nhũng, đã phát biểu một câu rất hợp với lô gích nhà bếp: “Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy”. Lô gích này dường như ai cũng biết, thế nhưng được một ông tổng bí thư Đảng CSVN nói ra, khiến nhiều người ngơ ngác không hiểu ông Trọng muốn nói chuyện gì?

Ý của ông Trọng thật ra chẳng có gì khó hiểu, ông chỉ muốn nói đến việc phòng, chống tham nhũng dưới thời CS, đã trở thành phòng trào, xu thế của cả xã hội. Ông phát biểu như sau: “Khi tiếp xúc cử tri, tôi hay nói: Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới là thành công”.

LS Petra Isabel Schlagenhauf: Thông cáo báo chí về việc ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin

Thời Báo

5-8-2017

Thân chủ Trịnh Xuân Thanh và Luật sư Petra Isabel Schlagenhauf. Ảnh: TB

Bị bắt cóc đưa từ Berlin về Việt Nam theo chỉ thị của chính phủ Việt Nam – vụ Trịnh Xuân Thanh.

Vào ngày chủ nhật, 23.07.2017, lúc khoảng 10 giờ 40 phút, tại Berlin – Tiergarten, công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh cùng với một người Việt Nam khác đã bị dùng bạo lực bắt cóc ngay trên phố, cả hai người bị tống vào một chiếc xe hơi. Sự việc này có nhân chứng nhìn thấy và báo cho cảnh sát Berlin.

Vào ngày thứ hai, 24.07.2017, họ đã bắt đầu tiến hành điều tra sự việc.

Những tiết lộ mới về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Thoibao.de

Hiếu Bá Linh

5-8-2017

Bài báo trên nhật báo TAZ số ra ngày hôm nay 05/08/2017. Ảnh: internet

Tờ thoibao.de là tờ báo đầu tiên trên thế giới báo động Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc từ Berlin và bị áp tải về Việt Nam, sau đó nhật báo TAZ là tờ báo tiếng Đức “nổ phát súng” đầu tiên đánh động dư luận Đức. Từ đó hầu như tất cả báo chí & hãng thông tấn Đức và quốc tế vào cuộc. Vụ bắt cóc này đã gây ra cuộc khủng hoảng trong mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt – Đức.

Từ vụ bắt cóc “doanh nhân” Trịnh Xuân Thanh, vén bức màn các quan chức CS làm ăn ở Đức

Thập Toàn, CHLB Đức

5-8-2017

“Doanh nhân” hay kẻ cắp Trịnh Xuân Thanh? Ảnh: internet

Hôm 3/8 trên mục Chính trị của trang báo Spiegel Zeitung online (báo Tấm Gương) của Đức, một tờ báo lớn được biết trên toàn thế giới, đã có một bài viết của nhà báo nữ Vanessa Steinmetz với tiêu đề “Bắt cóc một doanh nhân Việt Nam”.

Ngay đầu bài viết, nhà báo đã viết với một giọng văn đầy giễu cợt, đó là chỉ cách đây hai tuần, quan hệ bang giao giữa Việt Nam và Đức còn nồng ấm. Để chứng minh cho sự nồng ấm này, nữ nhà báo còn cụ thể hóa rằng hình ảnh cái bắt tay nồng ấm với nụ cười của ông Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và bà Thủ tướng Đức Angela Merkel, trong dịp ông Phúc được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 với cương vị là nước tổ chức hội nghị APEC 2018, đã được đài truyền hình Việt Nam đưa lên trang nhất. Nhưng nữ nhà báo Đức lại chua một câu rằng, đằng sau hậu trường lại là một một bất đồng sâu sắc, đó chính là câu chuyện về Trịnh Xuân Thanh (TXT).

Thayer: ‘Nghi vấn bắt cóc gây tổn hại cho VN’

BBC

4-8-2017

Hành động bắt cóc nếu đúng sự thật thì sẽ tổn hại nghiêm trọng đến mối quan hệ song phương Việt Nam và Đức, ông Carl Thayer cho biết. Nguồn: FB Carl Thayer

Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế, nói với BBC nếu ông Trịnh Xuân Thanh thực sự bị bắt cóc, ép buộc rời Đức thì điều này là hành động chưa từng thấy của Việt Nam.

Nhà nghiên cứu từ Úc cũng đánh giá rằng nếu nghi vấn bắt cóc được chứng minh là đúng thì nó làm tổn hại nghiêm trọng đến mối quan hệ song phương trong thời điểm Việt Nam rất cần bạn.

“Việc tuyên bố một cán bộ tình báo của Việt Nam là persona non grata cho thấy phía Đức có vẻ có cơ sở để tin rằng Việt Nam trực tiếp liên quan, vì đây rõ ràng là một hành động vi phạm đến chủ quyền an ninh Đức.”

Nguyễn Văn Bình sẽ là con ‘hổ’ thứ hai bị ‘đả’

Blog RFA

Trân Văn

4-7-2017

Ông Nguyễn Văn Bình, cựu thống đốc ngân hàng NNVN. Ảnh: internet

Nếu hoạt động của hệ thống công quyền tại Việt Nam phải theo “lộ trình”, những quyết định bất kể tốt, xấu liên quan đến “sinh mạng chính trị” của cá nhân trong hệ thống phải “đúng quy trình” thì sự kiện công an Việt Nam tống giam ông Trầm Bê sẽ biến quan lộ của ông Nguyễn Văn Bình – nhân vật vừa là Ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Ban Bí thư, Trưởng Ban Kinh tế của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN, vừa kiêm nhiệm vai trò Trưởng Ban Chỉ đạo khu vực Tây Bắc của Đảng CSVN – từ đại lộ trở thành tiểu lộ, thậm chí là… tử lộ.

Việt Nam: Hổ nào không khát máu, ruồi nào không uế tạp?

Người Việt

2-8-2017

Trịnh Xuân Thanh trong một tấm hình được cho là khi đang ở Ðức. Ảnh: Blog Người Buôn Gió.

HÀ NỘI (NV) – Những diễn biến mới nhất trong sự kiện Trịnh Xuân Thanh đầu thú cho thấy, Việt Nam đang học Trung Quốc diễn bài quyền “đả hổ, diệt ruồi.”

Trung Quốc đi trước

“Ðả hổ, diệt ruồi” là một cách Trung Quốc ví von công cuộc chống tham nhũng ở xứ này. Tường thuật của truyền thông quốc tế về phương thức tìm-diệt tham nhũng ở Trung Quốc cho thấy, hệ thống tư pháp Trung Quốc “đả hổ, diệt ruồi” theo giáo trình: Chọn một cá nhân làm điểm đột phá, khống chế – biến đương sự thành “vũ khí,” hạ gục những cá nhân khác, gom tất cả thành một sợi xích để cột ông trùm.

Trả giá đối ngoại để giải quyết đối nội – Bài toán tất yếu để giải quyết khủng hoảng niềm tin

LTS: Một độc giả vừa gửi tới bài viết của nhà báo Nguyễn Huy Toàn, (thuộc truyền hình Công an Nhân dân), đưa ra quan điểm khác về sự kiện bắt Trịnh Xuân Thanh. Để có thông tin đa chiều, xin được giới thiệu cùng quý độc giả bài viết này:

___

FB Nguyễn Huy Toàn

3-8-2017

Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: internet

Hai hôm nay mạng xã hội nóng rừng rực. Tin Trịnh Xuân Thanh về đầu thú chưa kịp nguội thì bây giờ lại nóng lên với hàng loạt trích dẫn các bài báo, các trang mạng từ nước ngoài, chủ yếu là từ Đức, về việc họ phản kháng và cho rằng lực lượng An ninh Việt Nam đã “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh trên đất nước họ. Nhiều người tải hình ảnh, trích dẫn một vài mẩu tin rồi để đấy, có người bình luận vu vơ vài câu không đầu, không cuối.

Với tôi, điều này không hề bất ngờ, bởi biết rằng để bắt được Trịnh Xuân Thanh là vấn đề không dễ và Bộ Công an, Bộ Ngoại giao cũng thừa biết những vấn đề phức tạp sẽ xảy ra sau khi bắt Trịnh Xuân Thanh ở Đức. Nếu đúng như báo chí Đức đưa tin là Trịnh Xuân Thanh bị “bắt cóc” thì cũng không có giải pháp nào tốt hơn là phải chịu trả giá về mặt đối ngoại để giải quyết vấn đề đối nội.

‘Khủng hoảng bắt cóc’ phát sinh hậu quả gì?

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

3-7-2017

Trịnh Xuân Thanh và quan hệ Việt – Đức. Ảnh: internet

Một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Đức ra tuyên bố phản đối hành động mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, buổi họp báo thường kỳ diễn ra ngày 3/8/2017 ở Hà Nội đã lộ diện phản ứng đầu tiên của Việt Nam. Tuy “lấy làm tiếc”, nhưng Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không có lấy một câu hay từ ngữ nào phủ nhận cáo buộc của phía Đức về việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc.

Dấu chấm hết

Vẫn còn khá sớm, nhưng có lẽ không quá muộn để nói: “Xin vĩnh biệt Hiệp định thương mại tự do châu Âu – Việt Nam (EVFTA)”.