Đinh La Thăng liên quan gì đến án tử Nguyễn Xuân Sơn phải đối mặt?

VOA

14-9-2017

Có bằng chứng ông Đinh La Thăng từng yêu cầu các thành viên PVN gửi tiền vào OceanBank năm 2010. Nguồn: VTC.

Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội hôm 14/9 đề nghị với tòa án mức án tử hình đối với ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Tổng giám đốc OceanBank, cũng từng giữ chức Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN).

Vợ sau của cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh rút hết vốn khỏi Tập đoàn Minh Tâm

Nhà Đầu Tư

Cựu ĐBQH Đỗ Thị Huyền Tâm thoái hết vốn khỏi Tập đoàn Minh Tâm

14-9-2017

Cựu TBT Nông Đức Mạnh và bà Đỗ Thị Huyền Tâm. Ảnh: internet

Tỷ lệ sở hữu của bà Đỗ Thị Huyền Tâm tại Tập đoàn Minh Tâm giảm từ 81% về 0% theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi ngày 22/8/2017.

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, bà Đỗ Thị Huyền Tâm – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Minh Tâm (Minh Tâm Group) – vừa thoái hết vốn khỏi doanh nghiệp này.

Xử vụ OceanBank: Ông Đinh La Thăng ký văn bản yêu cầu gửi tiền vào OceanBank

Infonet

14-9-2017

Ông Đinh La Thăng. Ảnh: AFP/Hoang Dinh Nam

Tham gia bào chữa cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, cựu TGĐ Oceanbank, luật sư Nguyễn Minh Tâm nêu ý kiến cho rằng Viện Kiểm sát đã bỏ qua những chi tiết quan trọng “đẩy” Nguyễn Xuân Sơn vào con đường chết.

Theo cáo buộc của Viện Kiểm sát, Nguyễn Xuân Sơn đã lợi dụng uy tín, vị thế và sự phụ thuộc của OceanBank vào nguồn tiền của PVN để gây áp lực và chi phối lãnh đạo OceanBank phải chi tiền lãi ngoài, nhằm thực hiện mục đích cá nhân.

Số phận của Bình có khác Thăng?

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

13-9-2017

Nguyễn Văn Bình, hình chụp năm 2016. Nguồn: Reuters

Nguyễn Văn Bình – cựu thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam và được tạp chí Global Finance có uy tín quốc tế về phân tích tài chính liệt vào “một trong 20 thống đốc có thành tích điều hành tệ nhất trên thế giới” vào năm 2012 – có phải chịu “một số phận vinh quang và cay đắng” như Đinh La Thăng hay không, đây vẫn là một dấu hỏi rất lớn cho tới thời điểm này.

Cửa thoát mong manh

Trong khi số phận của Đinh La Thăng đã trở nên rất chông chênh từ tháng Chín năm 2016 khi Bộ Công an bắt Vũ Đức Thuận là trợ lý của Thăng, và số phận này đã chính thức an bài vào cuối tháng Tư năm 2017 khi Tổng bí thư Trọng bật đèn xanh cho Ủy ban Kiểm tra trung ương công bố kết luận kiểm tra vụ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) với trách nhiệm chính thuộc về ông Thăng, thì đương kim Trưởng ban Kinh tế trung ương Nguyễn Văn Bình lại được báo giới nhà nước ưu ái không đả động gì, cho dù vào thời gian đó đã xảy ra hàng loạt vụ ra tòa của hai đại án Phạm Công Danh – Ngân hàng Xây Dựng – và Hà Văn Thắm – Ngân hàng Đại Dương.

Cũng vào thời gian trên, có dư luận cho rằng Nguyễn Văn Bình đã “thoát”.

Khách quan mà nói, có một cửa thoát cho ông Bình. Tại đại hội 12 vào đầu năm 2016 của đảng cầm quyền, cả Nguyễn Văn Bình và Đinh La Thăng đều bất ngờ lọt vào Bộ Chính trị, cho dù hai nhân vật này được nhiều dư luận khẳng định là người của “anh Ba Dũng”. Tuy nhiên sau đó, đường công danh của hai nhân vật này lệch hẳn nhau: Đinh La Thăng về “trấn” ở TP.HCM – một cứ điểm kinh tế – chính trị quan trọng hàng đầu ở miền Nam và ảnh hưởng cả một phần Trung Nam Bộ, nhanh chóng trở thành “sao” với tần suất xuất hiện trên báo chí dày đặc hơn hẳn các ủy viên bộ chính trị khác. Còn Nguyễn Văn Bình lại về Ban Kinh tế trung ương – một cơ quan đảng mà trong nhiều năm đã năm lần bảy lượt bị đảng đe dọa đóng cửa vì thực ra chẳng có tác dụng gì ngoài chuyện “định hướng” và trà lá nhậu nhẹt, về thực chất chẳng có thực quyền gì. Về đây, xem ra Nguyễn Văn Bình đã được “đá lên” và vĩnh viễn xa rời cái ghế thống đốc quyền lực của Ngân hàng nhà nước – địa chỉ có thể chi phối toàn bộ huyết mạch tín dụng và tài chính của nền kinh tế, kể cả thế giới ngầm. Về thực chất, Bình bị xem là “đã cháy”.

Hẳn đó là nguồn cơn mà Đinh La Thăng được Nguyễn Phú Trọng soi xét hơn nhiều trong chiến dịch “chống tham nhũng – thanh lọc nhân sự” của đảng. Vậy là Thăng “đi” trước.

Chỉ có cách “đi” là còn có vẻ gây khó hiểu. Hóa ra Tổng bí thư Trọng đã quyết định tạo ra một màn bi hài kịch: Đinh La Thăng được “luân chuyển” từ ghế bí thư thành ủy TP.HCM về làm phó ban kinh tế trung ương, hay nói cách khác là ông Trọng đã “nhốt quyền lực vào lồng” cả Bình chung với Thăng.

“Đi” như thế nào?

Ngay sau khi xảy ra kết quả “Trịnh XuânThanh đầu thú” ở Hà Nội vào cuối tháng Bảy cho dù Bộ Ngoại giao Đức tố cáo mật vụ Việt Nam đã ra tay bắt cóc Thanh, số phận Đinh La Thăng một lần nữa nổi sóng. Khi đó đã rộ lên tin đồn về việc ông Thăng không còn đi làm ở Ban Kinh tế trung ương mà bị quản thúc. Cùng lúc đó, một số tờ báo nhà nước bắt đầu làm “nhiệm vụ”: lần đầu tiên sau nhiều năm cấm khẩu, đặc biệt dưới thời Nguyễn Tấn Dũng còn là thủ tướng, giờ đây báo chí trở nên “dũng cảm” hơn nhiều để bắt đầu hé miệng về trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước khi để xảy ra quá nhiều sai phạm và tham nhũng tại một số ngân hàng thương mại cổ phần. Dù chưa thấy nêu tên Thống đốc Nguyễn Văn Bình…

Nhưng căng thẳng và nguy hiểm là thấy rõ. Chỉ ít ngày sau khi Trịnh Xuân Thanh “về”, một đại gia mà trước đó ít ai nghĩ là có thể bị hề hấn gì – Trầm Bê – đã bị Bộ Công an bắt. Trầm Bê lại được xem là người thân, thậm chí là “tay hòm chìa khóa” của “nhà anh Ba Dũng” và có mối quan hệ thân thiết không kém với Nguyễn Văn Bình.

Mạch truyện lướt nhanh và hấp dẫn hơn hẳn. Lần đầu tiên từ sau đại hội 12, Nguyễn Văn Bình dường như bị hất khỏi thế “an phận”, để cho dù có thực tâm an phận cũng đã muộn. Vấn đề đang trở thành ý đồ tái sắp xếp cả bàn cờ chính trị chứ không còn thuần túy là những vụ án lẻ tẻ và những cá nhân quan chức đơn lẻ, do vậy bất kỳ con cờ nào cũng có thể được những ý đồ tính toán nào đó móc xích lại với nhau, cho một vụ án chung. Thậm chí có thể dẫn đến một “phiên tòa lịch sử”.

Trầm Bê – nhân vật có thời được xem là “bất khả xâm phạm” và nghe nói đã từng thoát bắt bớ ít ra vài lần, khi đã bị bắt thật thì Nguyễn Văn Bình – nhân vật bị xem là phải chịu trách nhiệm về rất nhiều hậu quả trong các chiến dịch sáp nhập thâu tóm ngân hàng, mua lại ngân hàng với giá 0 đồng, điều hành thị trường vàng và đô la, gắn với nhiều dư luận về “trùm tài phiệt Bình Ruồi”… đương nhiên khó mà thoát.

Chỉ còn là chuyện Bình có “đi” như Thăng, hay sẽ khác Thăng.

“Dê tế thần”?

Vào đầu tháng 9/2017, một loạt quan chức cấp cao của PVN bị bắt, càng xác nhận khả năng Đinh La Thăng khó mà giữ được ghế ủy viên trung ương, ngay cả khả năng được “tại ngoại hậu tra” cũng khó.

Một tuần sau biến động “bắt PVN”, đến lượt một cựu quan chức Ngân hàng nhà nước – phó thống đốc Đặng Thanh Bình và là cấp phó trước đây của Nguyễn Văn Bình – bị khởi tố.

Chưa bao giờ Nguyễn Văn Bình lại “gần” với vòng tố tụng hình sự như lúc này. Dù cả hai đều là Bình, nhưng một khi Nguyễn Phú Trọng đã không còn muốn “giữ bình nguyên vẹn” nữa thì sẽ có những con chuột bị đập, thậm chí bị đập chết tươi.

Vào tháng 9/2017, tướng Lê Quý Vương – thứ trưởng bộ công an – bất chợt toát ra một phán ngôn hiếm có “đang giải quyết lợi ích nhóm, sân sau của thời kỳ trước”.

“Thời kỳ trước” là thời kỳ nào? Những gì mà tướng Vương đề cập về các vụ án tham nhũng đều rơi vào thời gian mà Nguyễn Tấn Dũng còn tại vị thủ tướng. Bộ sậu khi đó của Thủ tướng Dũng lại là những cái tên quá quen thuộc như Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Văn Bình, Đinh La Thăng, Trầm Bê…

Vào năm 2016, cũng tướng Lê Quý Vương đã chỉ như ấp úng về vụ Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, và như thể “năn nỉ” Thanh về để được hưởng lượng khoan hồng của đảng và chính phủ.

Còn giờ đây, sau khi Thanh về thật, có vẻ vai trò ủy viên thường vụ trong Đảng ủy công an trung ương của Nguyễn Phú Trọng đã bắt đầu phát huy tác dụng. Những vụ bắt giam giới đại gia ngân hàng và quan chức dầu khí theo lệnh ông Trọng được thi hành nhanh hơn và rốt ráo hơn hẳn năm ngoái. Cũng có vẻ ông Trọng, sau một thời gian chật vật, đã bắt đầu “nắm” được ngành công an.

Giờ đây, số phận Nguyễn Văn Bình như đang gắn chặt với cảm xúc và những tính toán riêng của ông Trọng.

Nếu Đinh La Thăng đã từng trở thành mối đe dọa đối với Tổng bí thư Trọng trong trường hợp Thăng nắm được địa bàn TP.HCM – không chỉ là một trung tâm kinh tài mà còn như một “thể chế chính trị riêng”, Nguyễn Văn Bình có thể phần nào an toàn, được cho “rửa tội” ngay tại Ban Kinh tế trung ương nếu Bình vẫn chấp nhận vai trò trưởng ban ở đây mà không còn dám đoái hoài gì đến cái ghế ủy viên bộ chính trị.

Đã có bài học nhãn tiền đẹp như mơ. Ngay cả “Trai Kim Cự, gái Kim Tiêm; kẻ thì giết biển, ả chuyên giết người” mà còn được “cụ tổng” bỏ qua êm ái, dù bị dân chửi không còn thiếu từ nào…

Tuy nhiên như đã đề cập, không chỉ Đinh La Thăng đóng vai trò một “trục” mà cả Nguyễn Văn Bình cũng đặc trưng cho một “trục” khác – hai con đường này đều dẫn đến cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng mà Nguyễn Phú Trọng sẽ khó lòng bỏ qua. Bàn cờ chính trị cũng vì thế sẽ tùy thuộc phần lớn vào quyết định cuối cùng của ông Trọng.

Nếu đưa được Đinh La Thăng ra tòa và do đó có thể “rửa mặt’ trước Nguyễn Tấn Dũng, xóa được hình ảnh tổng bí thư phải rơi lệ tại Hội nghị trung ương 6 vào cuối năm 2012, không chừng Nguyễn Phú Trọng sẽ cảm thấy thỏa mãn mà “buông” Nguyễn Văn Bình.

Nhưng nếu Đinh La Thăng vẫn là chưa đủ, sẽ cần thêm ít nhất một “con dê” nữa phải chịu “tế thần”. Khi đó, không chỉ bị loại khỏi Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương, mà cách “đi” sắp tới của Nguyễn Văn Bình có khi cũng sẽ giống hệt Đinh La Thăng vào thời điểm hiện nay: “một đi không trở lại”.

Vợ nguyên Tổng Bí thư và cổ phần chợ Bưởi

FB Trần Đình Triển

13-9-2017

Thông thường, những chợ truyền thống ở Thị trấn, Thị xã, Thành phố có vị trí đất đai đắc địa, thuận lợi cho việc giao lưu mua bán hàng hoá. Chính vì lẽ đó mà luôn có kẻ nhòm ngó muốn nuốt chửng chợ.

Với nhiều lý do khác nhau: mất vệ sinh, phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông, xây dựng mới cho khang trang hơn, phục vụ mua bán được nhiều hơn,… Thế là nhóm lợi ích nhảy bổ vào lập dự án chiếm lĩnh chợ hoặc giải tán chợ cũ buộc tiểu thương thuê điểm kinh doanh của chúng. Có chợ hàng ngàn hộ tiểu thương sống dở chết dở ngửa mặt lên trời mà than.

Cựu Thủ tướng Dũng bỏ qua, không kỷ luật Trịnh Xuân Thanh

VOA/ Reuters

13-9-2017

Cựu Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (đứng) và ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Reuters

Ông Trịnh Xuân Thanh, người mà chính phủ Đức nói đã bị Hà Nội bắt cóc tại thủ đô Berlin và đưa về nước xử lý, đã được chính phủ tiền nhiệm bỏ qua, không kỷ luật về cáo buộc gây thiệt hại tài chính tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam PetroVietnam (PVC).

Vì sao CSGT công khai làm luật? (tiếp theo)

FB Nguyễn Hoài Nam

13-9-217

Tiếp theo bài 1bài 2

Ảnh minh họa: Internet

Để thuyết phục được Tổ Công tác đặc biệt của Bộ Công an vào cuộc không phải là dễ. Vì thẩm quyền xử lý sai phạm của cán bộ chiến sỹ thuộc Công an địa phương là của Công an địa phương, nếu kết quả xử lý không thỏa đáng, người tố cáo tiếp tục tố cáo, lúc này Bộ Công an mới vào cuộc.

Tuy nhiên, ở vụ việc trên tôi đã gặp một thứ trưởng Bộ Công an trình bày rõ vụ việc, bởi nó có một quan hệ mật thiết nhưng bí ẩn giữa CSGT và một thành viên được phân công kiểm tra đặc biệt, cần lập một chuyên án triệt phá.

Chính cung cách nhà nước đẩy họ vào tù

Blog VOA

Trân Văn

13-9-2017

Phiên xử sơ thẩm lần hai vụ Hà Văn Thắm và 47 cá nhân bị cáo buộc “tham ô tài sản”, “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, “cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, khiến Ngân hàng Đại dương (Ocean Bank) thiệt hại gần 2.000 tỉ đồng đã bước sang ngày thứ 11.

Toàn cảnh phiên tòa xử đại án Oceanbank. Ảnh Bảo Thắng/ báo LĐ

Lũng Luông, “Mèo trắng, mèo đen”

Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế

Thuận Kiệt

12-9-2017

Trường Lũng Luông ở Thái Nguyên, nhìn từ trên cao. Ảnh: Kênh 14

Một sự cộng tác vô tình có thể tạo cơ hội cho những kẻ tham nhũng khoác áo “người tử tế”, thành “ân nhân” của tầng lớp người nghèo – mà vốn họ là nạn nhân của chính nạn tham nhũng.

Ngôi trường cho trẻ nghèo ở Lũng Luông, xã Thượng Nung, Thái Nguyên đang được dư luận quan tâm và tranh cãi nhiều chiều. Có thể tóm tắt sự việc như sau:

Chia rẽ về quỹ xây trường từ con gái Nguyễn Tấn Dũng

VOA

11-9-2017

Hình ảnh ngôi trường Lũng Luông trên trang Facebook của Quỹ Phượng Hoàng.

Vài ngày qua, nhiều người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam tranh cãi gay gắt về việc một quỹ của con gái cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đóng góp tiền xây dựng một ngôi trường miền núi.

“Người đốt lò” & Chính phủ minh bạch

FB Mai Quốc Ấn

11-9-2017

“Người đốt lò” Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: internet

Cai Lậy xả trạm, Quốc lộ 5 “thất thủ”, Biên Hòa cũng bị các tài xế “chiếu tướng”.v.v… Những nỗ lực mang tính vô vọng của các chủ BOT khi nhờ công an địa phương (đa phần không nhờ được) mời hoặc triệu tập người dân lên, không làm dịu tình hình. Bộ Công an hoàn toàn cùng là không có chủ trương nào “giải cứu” BOT.

Ngay cả người trong ngành công an cũng nói về sự bất cập của BOT. Và chỉ có thể nói “chưa” chẳng có nghĩa là “không”, về việc nhóm lợi ích sẽ bị sờ đến. Đừng “quên” mất lý do vì sao có “cuộc chiến tiền lẻ”. Mức phí cao chưa đủ mà lý do lớn là trạm BOT đặt sai vị trí khiến người dân phải trả thứ họ không xài. Vấn đề bản chất của BOT cần phải được đưa ra và phá vỡ nó: “mảnh đất màu mỡ của quan hệ thân hữu”. 

Đảng CS ‘cần kỷ luật thép’ để không tan rã?

BBC

11-9-2017

TBT Nguyễn Phú Trọng (phải) bắt tay Tổng thống Rodrigo Duterte của Philippines. Ông Trọng đang đề cao chiến dịch chống tham nhũng và trừng trị mạnh ‘quan chức tham nhũng’. Ảnh: AFP

Trong khi phong trào diệt trừ tham nhũng đang được lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam thúc đẩy, Tạp chí Cộng sản nói tới nhu cầu thiết lập ‘kỷ luật thép’.

Yêu cầu Bộ trưởng Kim Tiến từ chức có thể giải quyết được gì?

Luật Khoa

Nguyễn Quốc Tấn Trung

11-9-2017

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: internet

Trong những ngày cuối tháng 8/2017, vụ bê bối trầm trọng của công ty VN Pharma đã khiến cho nhiều người dân phải thắc mắc về mức độ liên đới của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong vụ việc này.

Sau khi thông tin một sếp lớn của VN Pharma là em chồng của bà Kim Tiến được xác nhận trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đã có người cho rằng bà Bộ trưởng Kim Tiến nên từ chức vì bà khó có thể thoát trách nhiệm đối với vụ việc.

Vì sao CSGT công khai làm luật? (tiếp theo)

Nguyễn Hoài Nam

11-9-2017

Tiếp theo bài trước

Ảnh: internet

Hai quán cà phê rất đông khách, nhưng để có chứng cứ rõ trong một thời gian dài từ ngoài mùng 10 đến 20 hằng tháng ngày nào mình cũng ghé uồng cà phê. Cái khó là không biết người đàn ông kia nhận tờ báo cũ của mấy người lạ vào giờ nào, chả lẽ ngồi suốt này chỉ với ly cà phê? Hơn nữa đây sát nhau có hai quán, vì thế lúc thì họ ngồi quán này, lúc thì ngồi quán bên. Có hôm tôi đang ngồi quán này thấy người đàn ông tới vào quán bên, biết chắc vài phút sau mấy người đàn ông lạ mặt sẽ tới, tôi trả tiền sang quán bên ngồi gọi cà phê tiếp để bí mật đặt máy ghi hình…

Thư của tổ chức “Diễn đàn Việt Nam 21” gửi Ngoại trưởng Đức Gabriel về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Thời Báo

10-9-2017

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel. Ảnh: internet

Theo ý kiên chúng tôi, sự tham dự của Liên minh Âu châu tại Hội nghị hợp tác kinh tế Á châu-Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng vào tháng 11.2017 cũng là một câu hỏi cần được đặt ra và xét lại. 

Khi Việt Nam khinh thường chủ quyền một quốc gia hội viên của Liên minh Âu châu, chối cãi đã vi phạm luật pháp của một quốc gia hội viên Liên minh, bắt và kết án tù nhiều năm những nhà hoạt động dân chủ và đàn áp tự do báo chí, tư tưởng và tôn giáo thì việc Liên minh Âu châu không nên tham gia Hội nghị APEC không phải là môt đòi hỏi quá đáng.

Bắt Sơn, bắt Quỳnh mà không bắt Thăng thì coi như chỉ đánh “thủ túc”, tha kẻ chủ mưu

FB Huy Đức

10-9-2017

Ông Đinh La Thăng. Ảnh: internet

Khoản tiền 246 tỷ – “phần nổi của tảng băng” – mà Nguyễn Xuân Sơn cầm về đưa Ninh Văn Quỳnh có thể phần nào giải thích vì sao Đinh La Thăng lại cho phép góp 800 tỷ, tương đương 20% vốn điều lệ, vào OceanBank [Cho dù khoản tiền 100 tỷ sau cùng được góp khi Đinh la Thăng “vắng mặt kỹ thuật” hai ngày, 12-5-2011, thì lúc đó ông ta vẫn là Chủ tịch Hội đồng thành viên và kiểm soát mọi quyền lực ở PVN].

Vì sao CSGT công khai làm luật? Nhân vụ CSGT làm luật mà Công an TpHCM đang điều tra

FB Nguyễn Hoài Nam

10-9-2017

Ảnh: Interrnet

Mình kể ra câu chuyện thì mọi người hiểu tại sao có nhiều lực lượng giám sát mà CSGT vẫn mãi lộ và bị người dân bức xúc.

Là nhà báo dù có quyết tâm nhiệt huyết hết mình vì việc chung, nhưng khi chuyển hs cho cơ quan chức năng vụ việc vẫn không được xử lý minh bạch, bởi họ chỉ “gói gọn” trong khuôn chứng cứ đến đâu thì xử lý và kết luận đến đó.

Những tháng u ám cuối năm

Blog VOA

Bùi Tín

9-9-2017

Ở Việt Nam thì ngay cả Tết cổ truyền cũng bị “chính trị hoá”, và Hà Nội cũng không phải là ngoại lệ. Ảnh: internet

Năm 2017 đang đi vào những tháng cuối. Tình hình nổi bật là có nhiều vấn đề cần giải quyết rõ ràng minh bạch, khi có cuộc họp Quốc hội cuối năm để tổng kết năm nay và chuẩn bị năm 2018, đặc biệt là có cuộc họp Trung ương VI giữa nhiệm kỳ sẽ họp trong vài tuần.

Tình hình kinh tế tài chính ngày càng khủng hoảng nghiêm trọng chưa từng có.

Khởi tố nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình

Dân Trí

Phương Thảo – Tuấn Hợp

8-9-2017

Ngày 08/9/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đã ra Quyết định khởi tố bị can đối với ông Đặng Thanh Bình, sinh năm 1954, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 285, Bộ luật Hình sự.

Cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Đặng Thanh Bình. Nguồn: Người lao động

Cơ quan Quản lý Dược Bộ Y tế, một lịch sử đen (phần 2)

FB Hoàng Hải Vân

7-9-2017

Tiếp theo phần 1

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trao Huân chương Lao động Hạng Nhì cho Cục Quản lý Dược. Ảnh: báo SK&ĐS

Trước khi đọc tiếp kỳ 3 và kỳ 4 loạt bài “Ai tạo thế cho doanh nghiệp độc quyền tăng giá thuốc ?” đăng trên Báo Thanh Niên vào năm 2004 mà tôi dẫn dưới đây, các bạn đọc cần đặc biệt lưu ý đến “tử huyệt” trong cơ chế cấp số đăng ký thuốc (còn gọi là số visa). Trong một ma trận vô cùng rối rắm những quy định và thủ tục về cấp số visa thuốc, rất ít người ngoài ngành quan tâm đến vấn đề này.

Cơ quan Quản lý Dược Bộ Y tế, một lịch sử đen (phần 1)

FB Hoàng Hải Vân

6-9-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: Khều

Xin tạm gác “Những chuyện kinh hãi về vụ Năm Cam” để đề cập đến một lịch sử đen không kém phần kinh hãi của Cơ quan quản lý Dược Bộ Y tế.

Vụ VN Pharma đang gây bão trong dư luận chỉ là một phần nổi rất nhỏ trong tảng băng ngầm diễn ra từ rất lâu tại cơ quan Quản lý Dược Bộ Y tế. Cách đây 13 năm, vào năm 2004, Báo Thanh Niên đã đăng 2 loạt bài. Loạt bài thứ nhất: Ai tạo thế độc quyền cho doanh nghiệp tăng giá thuốc? gồm 6 kỳ do tôi và phóng viên Liên Châu viết. Loạt thứ hai: Lật lại hồ sơ vụ tham nhũng lớn tại Cơ quan quản lý Dược – Bộ Y tế, gồm 7 kỳ do tôi và phóng viên Võ Khối viết.

Khoảng tối của ông Thứ trưởng Trương Quốc Cường

FB Nguyễn Tiến Tường

6-9-2017

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường. Ảnh: internet

Đương kim thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường là Cục trưởng Cục Quản lý dược hơn 10 năm. Vị trí nắm giữ chất lượng thuốc chữa bệnh cho 90 triệu người Việt, cũng là nơi béo bở bậc nhất.

Tên tuổi ông Cường nổi lên từ vụ nhập khẩu tiền chất ma túy Pseudoephedrine (PSE) để sản xuất thuốc cảm cúm. Năm 2010, PV Pharma được nhập khẩu 1 tạ PSE thì trong 6 tháng 2011 được cấp phép nhập đến 7 tạ. Ngày 9.6.2011 Cty Mebiphar có công văn xin nhập 3 tạ PSE, ngay trong ngày, Cục trưởng Cường ký văn bản cấp phép! Trước đó 2 ngày, chính Cục đã cấp giấy phép khác cho DN này nhập 2 tạ nguyên liệu PSE! 

Ông Trần Đại Quang cúng chùa 19 tỷ?

Ngọc Thu

6-9-2017

Ông M.T., một cựu quan chức, cho biết: ông Trần Đại Quang vừa cúng chùa Vĩnh Nghiêm một cặp đèn trị giá 19 tỷ. Cặp đèn có ghi dòng chữ: “Gia đình Đại tướng Trần Đại Quang tiến cúng“.

Khi được hỏi, vì sao cặp đèn khắc chữ “Đại tướng” thay vì “Chủ tịch nước”, người này giải thích rằng: Cặp đèn đã được tướng Quang đặt làm vào thời điểm ông ta còn là Đại tướng, Bộ trưởng Công an. Lúc đó ông ta chưa biết mình sẽ lên chức chủ tịch nước.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Việt Nam chỉ còn 48 tiếng

Thời Báo

Trung Khoa

5-9-2017

Trụ sở Bộ Ngoại giao Đức tại Berlin hôm 5/9/2017. Ảnh: Thoibao

Sau khi ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam bí mật sang Berlin gặp và đàm phán riêng với phía Đức về vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, tại đây phía Đức đã trao Tối hậu thư (Ultimatum) cho Việt Nam. 

Cho đến nay phía Đức không tiết lộ điều kiện được đặt ra trong Tối hậu thư, nhưng có lẽ trong đó nêu rõ yêu cầu phía Việt Nam trả lại ông Trịnh Xuân Thanh để đưa sự việc trở lại nguyên trạng.

Khi người của Bộ Y tế phát ngôn về vụ VN Pharma ‘không ai học dược’!

Một Thế Giới

Quốc Phong

5-9-2017

VN Pharma. Ảnh: MTG

Đọc trên nhiều tờ báo mấy bữa nay, tôi thấy mà tá hoả bởi những chuyện không ai dám nghĩ tới. PGS.TS.DS Phạm Khánh Phong Lan, nguyên Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, đại biểu Quốc hội khóa XIV cho rằng, tất cả những người trên Bộ Y tế vừa phát ngôn trên các báo này đều không ai có chuyên môn về dược. Thật vậy sao?

Làm lại từ đầu

FB Mai Quốc Ấn

5-9-2017

Thứ trưởng Trương Quốc Cường. Ảnh: internet

Vụ thuốc trị ung thư giả H-Capita đã đi đến giai đoạn nước rút. Đây là giai đoạn rất nhạy cảm! Nhạy cảm từ tin đồn có những phe nhóm đánh nhau trong vụ VN Pharma. Nhạy cảm cả trong thông tin các món tiền undertable xử lý khủng hoảng truyền thông. Nhưng đó chưa là nhạy cảm nhất!

Sáng nay, ông Nguyễn Văn Nên, Chánh văn phòng Trung ương Đảng đã trả lời VNN rằng: “Anh em hỏi thì tôi chỉ nói tinh thần chỉ đạo chung của Tổng bí thư trong chống tham nhũng tiêu cực các vụ việc nói chung, có vụ việc gì thì làm cho rõ ràng đến nơi, đến chốn cho minh bạch. Tinh thần này là chỉ đạo chung chứ không nói cụ thể vụ VN Pharma”. (Vài báo đã hố khi giật tít Tổng Bí thư chỉ đạo.)

Củi, lửa, lò và Cháo lú

Kông Kông

5-9-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Chuyện ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng ví von về củi, lửa với lò, đã có nhiều trao đổi xôm tụ. Thực tế khi đã là củi thì không còn có thể dùng vào việc gì khác ngoài chuyện cho vô lò. Còn để nguyên ngoài rừng mà đốt thì không phải đốt lò, mà đốt rừng!

Khi cây khô dùng làm củi, trước tiên phải chặt xuống, cắt khúc, chẻ ra… rồi mới có thể đưa vô lò. Và khi đưa được vô lò thì củi khô đúng là dễ bén lửa. Cháy nhanh. Nhưng cháy nhanh thì cũng tàn nhanh, chỉ còn lại tro chứ không phải than. Dù than rất cần để giữ lò nóng đốt tiếp. Còn cây tươi mà dùng làm củi thì gian nan hơn nhiều. Công đoạn hạ một cây tươi vất vả lắm. Đã thế, ví dụ là chặt được thành khúc, đưa được vô lò cũng không hề đơn giản vì rất khó cháy. Do đó có thể khói sẽ ùn lên, chẳng những riêng người nấu mà có khi cả nhà nước mắt nước mũi phải chảy tèm lem.

Phát hiện danh tính 3 mật vụ từ Việt Nam tham gia bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh

Thời Báo

Trung Khoa

4-9-2017

Hiện trường khách sạn Sylte Hof tại đường Kurfürstenstraße 114, Berlin. Ảnh: Thoibao.de

Nhóm mật vụ từ Việt Nam đã trú ngụ tại khách sạn Sylte Hof tại đường Kurfürstenstraße 114, Berlin từ ngày 21 đến 23.7 để theo dõi và bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.

Theo những thông tin mới nhất, Cảnh sát điều tra Berlin đang truy nã 3 người đàn ông từ Việt Nam sang Đức trong thời điểm từ ngày 21 đến 23.7 với nhóm trưởng là môt người đàn ông có độ tuổi khoảng 50, 2 người còn lại từ 30 đến 40 tuổi.

Xin thưa, chúng nó “ăn bạo” lắm!

Mạnh Kim

4-9-2017

Ảnh chụp báo Tuổi Trẻ của tác giả.

Báo Tuổi Trẻ ngày 3-9-2017 cho biết, “Trong một năm qua, TP.HCM có một vụ tham nhũng được phát hiện qua kiểm tra, giám sát nội bộ, là vụ việc liên quan đến cán bộ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP”. Báo nói rõ: “UBND TP.HCM vừa có báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng từ 1-8-2016 đến 31-7-2017. Theo đó, qua kiểm tra, giám sát nội bộ đã phát hiện, chuyển công an TP điều tra xử lý 1 vụ việc”.

Có dấu hiệu Đinh La Thăng sắp bị mang ra ‘xử’?

Người Việt

3-9-2017

Ông Đinh La Thăng, hình chụp năm 2014, khi đương chức bộ trưởng Giao Thông. Hình: Getty Images

Sau khi mất chức ủy viên Bộ Chính Trị đảng CSVN, bí thư thành ủy Sài Gòn hồi Tháng Năm, ông Đinh La Thăng hiện đang bị truyền thông “lề trái” dự báo sẽ bị mang ra “xử” vì những sai phạm từ thời còn là chủ tịch Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (PetroVietnam), bên cạnh những bê bối của các trạm BOT.

Hôm 1 Tháng Chín, nhà báo Huy Đức trên trang Facebook cá nhân đã dẫn link bài viết về vụ bắt giam ông Ninh Văn Quỳnh, cựu kế toán trưởng, đương kim phó tổng giám đốc PetroVietnam và bình luận: “Cảnh sát điều tra ‘đã vào tới cửa’ nhà anh Đinh La Thăng.”