“Người đốt lò” & Chính phủ minh bạch

FB Mai Quốc Ấn

11-9-2017

“Người đốt lò” Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: internet

Cai Lậy xả trạm, Quốc lộ 5 “thất thủ”, Biên Hòa cũng bị các tài xế “chiếu tướng”.v.v… Những nỗ lực mang tính vô vọng của các chủ BOT khi nhờ công an địa phương (đa phần không nhờ được) mời hoặc triệu tập người dân lên, không làm dịu tình hình. Bộ Công an hoàn toàn cùng là không có chủ trương nào “giải cứu” BOT.

Ngay cả người trong ngành công an cũng nói về sự bất cập của BOT. Và chỉ có thể nói “chưa” chẳng có nghĩa là “không”, về việc nhóm lợi ích sẽ bị sờ đến. Đừng “quên” mất lý do vì sao có “cuộc chiến tiền lẻ”. Mức phí cao chưa đủ mà lý do lớn là trạm BOT đặt sai vị trí khiến người dân phải trả thứ họ không xài. Vấn đề bản chất của BOT cần phải được đưa ra và phá vỡ nó: “mảnh đất màu mỡ của quan hệ thân hữu”. 

Việc người dân phản đối các sai phạm của BOT rất phù hợp để cho “bác Cả thợ lò” tìm thanh củi tươi lớn đã “mọc nhánh” ra nhiều BOT khi còn đương nhiệm- “thanh củi si giáng”.

Hãy chú ý kết luận của Thanh tra Chính phủ! Họ không phủ nhận tính đúng đắn của chủ trương BOT. Nhưng họ phân tích rất rõ sai phạm cụ thể khi thanh tra các BOT cụ thể. Hồ sơ ấy đâu đã kết thúc, và nó có thể là tiền đề để đưa nhóm lợi ích BOT vào “lò”. Khi ấy, bát nước ngân sách được hốt về được xu nào khắc phục trách nhiệm hay xu ấy. 

Hơn một lần tôi đã nhắc đến “kim bài miễn tố” mang phẩm hàm UVBCT, UVTW đã mất tác dụng trong cuộc “đốt lò”. Vậy thì con cháu, phe cánh cũng chẳng có ngoại lệ nếu làm bậy. Những cú chém gió về mối quan hệ kiểu “con anh Sáu, cháu chú Ba, người nhà dì Tám” thậm chí được đưa vô hồ sơ. Việc điên cuồng che giấu thông tin mà bất chấp pháp luật có thể dẫn đến… nhà đá rất nhanh.

Trân trọng cách “đốt lò” của Tổng Bí thư nhưng cũng sẽ không ngại góp ý với ông ấy rằng phòng tham nhũng vẫn hay hơn chống. Bỏ chỉ thị 15 chẳng hạn. Trân trọng Chính phủ minh bạch của ông Nguyễn Xuân Phúc nhưng cần phải nói rằng việc thừa kế chất lượng cán bộ thấp và “chất lượng” sai phạm cao là hậu quả “kế thừa”. Nên thanh tra chính bộ máy của mình là vấn đề cấp bách của Chính phủ.

Cái mà nhân dân quan tâm là cần làm điều gì để những lỗ hổng thể chế bịt lại không cho chuột tham nhũng chui vào. Chứ không phải sợ “vỡ bình” mà không “ném chuột”. Vì thế, có thể nói rằng cuộc chiến chống tham nhũng đã nói lên tính thụ động của chính thể. Chính thể cần thay đổi gấp thể chế để giành lại sự chủ động.

Và điều đó rất dễ. Chỉ cần trao quyền giám sát cho nhân dân trên mọi lĩnh vực, không chỉ BOT! Chứ không chỉ nhờ ở những đại biểu dân bầu mà dân không được cử…

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây