Vì sao CSGT công khai làm luật? (tiếp theo)

FB Nguyễn Hoài Nam

13-9-217

Tiếp theo bài 1bài 2

Ảnh minh họa: Internet

Để thuyết phục được Tổ Công tác đặc biệt của Bộ Công an vào cuộc không phải là dễ. Vì thẩm quyền xử lý sai phạm của cán bộ chiến sỹ thuộc Công an địa phương là của Công an địa phương, nếu kết quả xử lý không thỏa đáng, người tố cáo tiếp tục tố cáo, lúc này Bộ Công an mới vào cuộc.

Tuy nhiên, ở vụ việc trên tôi đã gặp một thứ trưởng Bộ Công an trình bày rõ vụ việc, bởi nó có một quan hệ mật thiết nhưng bí ẩn giữa CSGT và một thành viên được phân công kiểm tra đặc biệt, cần lập một chuyên án triệt phá.

Nghe tôi trình bày, vị trung tướng thứ trưởng này lập tức chỉ đạo lực lượng Thanh tra Bộ Công an vào cuộc. Nhưng thay vì chuyên án, Thanh tra Bộ Công an lại thành lập Tổ Công tác đi xác minh. Vì vậy đề tài điều tra đánh án tham nhũng này thất bại.

TP.HCM là một thành phố lớn. Để giữ gìn trật tự ATGT, chỉ tính riêng phòng CSGT đường bộ có đến 1.700 cán bộ chiến sỹ. Muốn tìm câu trả lời CSGT có tiêu cực không mà CSGT lại tìm và đưa báo cũ cho viên Tổ phó tổ Kiểm tra đặc biệt? Mình đề xuất với tổ Công tác từ Hà Nội giăng mẻ lưới ở quán cà phê nhưng không được chấp nhận, nhưng phương án 2 cũng rất hiệu quả.

Số là sau thời Tổ Công tác của Thanh tra Bộ Công an vào làm việc với mình vài tuần, chuẩn bị kết luận. Để tìm câu trả lời CSGT có tiêu cực không?, một tổ Công tác đặc biệt khác do một nữ đại tá Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Bộ CA làm tổ trưởng bí mật bay từ Hà Nội vào TP.HCM.

Ngay trong đêm, tổ công tác mật phục bắt quả tang một tổ CSGT thuộc đội Tuần tra dẫn đoàn (Phòng CSGT đường bộ Công an TP.HCM) đang nhận tiền của lái xe. Lập tức 3 CSGT được đưa về công an phường lập biên bản phạm pháp quả tang, sau đó hồ sơ được chuyển cho Công an TP.HCM xử lý.

Nửa năm sau 3 CSGT này bị tước danh hiệu CAND. Nữ đại tá Tổ trưởng Tổ Kiểm tra đặc biệt được cho là rất cương quyết nên mới xử lý triệt để vụ việc, mặc dù sau đó sếp của 3 CSGT vi phạm này cố gắng tìm hướng cứu lính vi phạm vì 3 CSGT này còn rất trẻ, nhưng đều vô vọng.

Rõ ràng một số CSGT thuộc phòng CSGT đường bộ Công an TP.HCM có tiêu cực trong khi thi hành công vụ là không thể chối cãi. Và một số CSGT thuộc Phòng CSGT đường bộ Công an TP.HCM tìm gặp, rồi đưa báo cũ cho một thanh tra viên để làm gì thì mọi người tự hiểu.

Sau khi báo Tuổi Trẻ đăng loạt điều tra CSGT làm luật thì vị trung tướng giám đốc CATP cho là đau lòng, tôi không nghĩ trung tướng không biết. Bởi chính trung tướng năm 2014 ký công văn đề nghị Bộ CA xử lý tôi vì có hành vi “Thúc đẩy người khác phạm tội là Cài bẫy cảnh sát…” trong loạt bài “CSTT cơ động làm luật” kia mà.

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây