Tham nhũng và cải cách: Cuộc điểm danh “ai là ai” (bài 2)

FB Tâm Chánh

17-12-2017

Mời xem bài 1

Ảnh: internet

Các siêu vụ án ở các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước hãy còn rối ren trong mớ bòng bong nhóm lợi ích, nhưng một uỷ viên Bộ chính trị đương nhiệm đã bị tước bỏ chức vụ để qui án.

Trong vụ việc ở lãnh đạo Đà Nẵng, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dường như chạm được lòng tin của người dân khi xử lý kỉ luật thẳng tay một “con ông cháu cha”. Chế độ “con vua làm vua” nở rộ trong độ 10 năm gần đây đang bị lưỡi hái “chống suy thoái” đưa lên đoạn đầu đài. Sau Nguyễn Xuân Anh là Lê Hoài Bảo, “cậu ấm” giám đốc sở kế hoạch Quảng Nam của cựu bí thư tỉnh này, ông Lê Phước Thành, rồi phó chủ tịch Thanh Hoá “nâng đỡ” không minh bạch với một người đẹ cũng bị xử lý…

Mẫu cán bộ năng nổ

Blog RFA 

Nguyễn Tường Thụy

16-12-2017

Ông Đinh La Thăng, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, viên chức cao cấp nhất của Đảng Cộng sản bị bắt giữ. Ảnh chụp tại một phiên họp Quốc hội, 30/10/2017. Ảnh: AFP.

Cuộc chiến chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng lên đến đỉnh cao khi ông Đinh La Thăng bị bắt. Ông Thăng là quan chức to nhất, là thanh củi gộc cho vào cái lò của ông Trọng mặc dù ngoài xin lỗi Đảng, xin lỗi nhân dân ông còn xin lỗi cả… cá nhân ông Trọng. Đinh La Thăng từng là ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Tp HCM, Bộ trưởng Giao thông vận tải, Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), đại biểu quốc hội… Nói ông Thăng là quan chức to nhất bị bắt là ở chỗ đó. “Tiện tay”, ông Trọng cho bắt luôn cả em trai ông Thăng là Đinh Mạnh Thắng. Có một điều lạ là sai phạm của ông Đinh La Thăng là từ hồi ông làm lãnh đạo PVN nhưng sau đó vẫn bổ nhiệm ông làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải, bầu ông vào Bộ chính trị rồi cho làm Bí thư Thành ủy Tp HCM.

“Chuông nguyện hồn ai”

FB Nguyễn Tiến Tường

16-12-2017

Ảnh: internet

Không thỏa hiệp! Chắc chắn không có thỏa hiệp! Đó là điều dư luận hoàn toàn có thể chờ đợi vào những diễn biến tiếp theo của công cuộc chống tham nhũng trong những ngày sắp tới. Nếu đi theo chiều hướng này, đất nước sẽ chứng kiến một giai đoạn có thể nói là “kinh thiên động địa” chưa từng có tiền lệ, với danh sách lên đoạn đầu đài ngày một kéo dài.

Tham nhũng và cải cách (bài 1)

FB Tâm Chánh

16-12-2017

Thực sự có tình đồng chí trong đảng? Ảnh: internet

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tham dự và phát biểu ở hội nghị chính phủ trực tuyến. Xu hướng tập trung quyền lực đang diễn ra với mật độ dày, khi cuộc đấu tranh chống tham nhũng đang vỡ thế, cải cách chính trị còn loay hoay.

Tập trung về nhà Đỏ

Thực chất ở Việt Nam, Bộ chính trị là cơ quan lãnh đạo quốc gia. Chủ tịch nước, thủ tướng, bộ trưởng… sau khi được Quốc hội bầu, lại “sinh hoạt” ở BCT hàng tuần. Tập trung chính sự về lại Nhà Đỏ là cách nói của dân Hà Nội khi đảng tái lập Ban kinh tế, Ban nội chính.

Ông Trịnh Văn Quyết (FLC) và thương vụ ngoạn mục!

FB Ngô Nguyệt Hữu

15-12-2017

Ông Trịnh Văn Quyết, ảnh: Báo GDVN

Tôi vừa nhận được công văn của Hiệp hội Các nhà Đầu tư Tài chính Việt Nam (VAFI) gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Bộ Tài chính cùng Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Ngày 10-12-2017, Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt ông Trịnh Văn Quyết 65 triệu vì hành vi bán chui 57 triệu cổ phiếu từ ngày 20-10 đến 24-10 nhưng không báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ – Phần 8: Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ GTVT

David Trần Hiếu

15-12-2017

Lời mở đầu: Như tiền lệ, để tránh sự ồn ào không mong muốn, thời điểm bắt một nhân vật cấp cao tại Việt Nam thường rơi vào một ngày cuối tuần. Một buổi chiều ảm đạm của thứ 6 tuần trước, ngày 8/12, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Ban Kinh tế Trung ương, cựu Bí thư Thành ủy Tp Hồ Chí Minh, cựu Bộ trưởng Giao thông Vận tải, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam – ông Đinh La Thăng đã bị bắt, tạm giam.

Gửi bác Trọng

FB Thái Bá Tân

15-12-2017

Ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh chụp màn hình VOV

Bác nói: “Nếu mất đảng,
Mất chế độ hiện nay
Sẽ là mất tất cả”.
Thật khó hiểu câu này.

Đảng chỉ là tổ chức,
Bé nhỏ và nhất thời.
Nhân dân và tổ quốc
Mới vạn đại, muôn đời.

Đinh La Thăng có luật sư bào chữa ‘trong chớp nhoáng’

Người Việt

15-12-2017

Ông Đinh La Thăng. Hình: Báo Tuổi Trẻ

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Báo Tuổi Trẻ cho hay, hôm 14 Tháng Mười Hai, Luât Sư Phan Trung Hoài ở Sài Gòn đã được Cơ Quan Điều Tra cấp giấy chứng nhận bào chữa cho cựu ủy viên Bộ Chính Trị đảng CSVN, Bí Thư Thành Ủy Sài Gòn Đinh La Thăng.

Ông Thăng bị khởi tố và bắt tạm giam hôm 8 Tháng Mười Hai, gia đình ông mới làm thủ tục mời luật sư hôm 12 Tháng Mười Hai nhưng nay ông Hoài đã được cấp giấy bào chữa và là “luật sư duy nhất của ông Thăng” tính đến thời điểm này.

Công an đang phân hóa?

Blog VOA

Trân Văn

15-12-2017

BOT Cai Lậy hỗn loạn ngày 30/11/2017. Ảnh chụp màn hình báo TT

Tuy trạm thu phí cho Dự án BOT đường tránh Cai Lậy đã tạm ngưng hoạt động nhưng thiên hạ vẫn còn bàn luận sôi nổi về những vấn đề có liên quan tới dự án này và công an – lực lượng thực thi pháp luật, bảo vệ trật tự, trị an – đột nhiên trở thành một trong những đối tượng chính…

Thâu tiền BOT chẳng khác thâu tiền mãi lộ

Blog VOA

Bùi Tín

15-12-2017

Tài xế vui mừng sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ra lệnh tạm dừng thu phí ở trạm BOT Cai Lậy. Nguồn: Zing

Vấn đề trạm thu phí BOT Cai Lậy/Tiền Giang đang làm sôi nổi dư luận. Quốc hội phải bàn. Hội đồng chính phủ phải bàn. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải quan tâm làm việc với Bộ Giao thông và tỉnh Tiền Giang để sẽ đi đến giải quyết.

Năm 2017: nhiều quan tham xộ khám và nhiều tù nhân lương tâm hơn

Blog RFA

Song Chi

14-12-2017

Ba quan tham xộ khám. Từ trái qua: Hà Văn Thắm, Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Sơn. Ảnh: internet

Nhìn lại năm nay có khá nhiều người Việt thuộc “dạng đặc biệt” phải vào tù.

Thứ nhất là tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị. Thật ra chuyện bị bắt vì bất đồng chính kiến, vì dám lên tiếng trước thực trạng xã hội chính trị ở VN hay vì những hoạt động dân sự không phải là chuyện lạ gì dưới chế độ cộng sản, ngay từ những ngày đầu tiên đảng cộng sản giành được chính quyền ở miền Bắc cho tới nay. Đặc biệt là khoảng 10 năm trở lại đây, khi internet phát triển, người dân hiểu thêm được nhiều điều về lịch sử, về thực trạng đất nước và thế giới, số người lên tiếng ngày càng nhiều hơn. Nhưng trong năm nay số người bị bắt và bị ghép vào các tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân”, quy định tại điều 257, 258 của Bộ luật Hình sự; tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 88 Luật Hình sự hay tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 BLHS, phải nói là nhiều hơn những năm trước.

Củi cao su cháy thế nào?

FB Lê Thiếu Nhơn

14-12-2017

Vụ thất thoát hàng ngàn tỷ đồng tại Tập đoàn Cao Su VN, cơ quan điều tra đã khởi tố 5 bị can. Hai bị can Nguyễn Hồng Phú – nguyên Giám đốc Công ty cao su Phú Riềng và Hoàng Văn Sơn – nguyên Kế toán trưởng Công ty cao su Phú Riềng đã vào trại tạm giam. Ba bị can còn lại thì sao? Hai bị can ở Công ty cao su Đồng Nai là Nguyễn Thành Châu – nguyên Giám đốc và Nguyễn Văn Minh – nguyên Kế toán trưởng, chắc sớm muộn cũng phải nhập kho.

Lê Đức Anh’s Kids

FB Huy Đức

14-12-2017

Ông Cao Duy Hải – Tổng GĐ MobiFone. Ảnh: MobiFone

Nguyễn Bắc Son đưa Cao Duy Hải về làm TGĐ MobiFone ngày 20-4-2015 khi Son bắt đầu triển khai một “thương vụ”mà chỉ không lâu nữa ta sẽ biết… Hải cùng với Phạm Thị Phương Anh – được đưa về làm phó TGĐ MobiFone đúng một tháng trước đó – là cặp đôi được Son tin dùng để thực thi “thương vụ” này.

Nguyễn Bắc Son vốn chỉ là một thư ký điếu đóm của Tướng Lê Đức Anh đoạn cuối, khi ông này làm Chủ tịch Nước. Năm 1997, khi Tướng Lê Đức Anh bị buộc lui về làm Cố vấn BCH TW, Son theo làm trợ lý nên được hưởng “hàm thứ trưởng”. Năm 2001 khi định chế cố vấn không còn, Son được đưa đi làm PBT Thái Nguyên, nấc thang quan trọng để trở thành Bộ trưởng. Cũng chỉ không lâu nữa, ta sẽ tìm thấy câu trả lời tại sao Tướng Lê Đức Anh và Bắc Son lại nỗ lực hậu thuẫn cho Nguyễn Tấn Dũng ở Đại hội XII như thế.

‘Đại án dầu khí’ tác động cải cách ở VN thế nào?

BBC

13-12-2017

Cựu Bộ trưởng Giao thông & Vận tải Việt Nam Đinh La Thăng (trái) trong một ký kết với người tương nhiệm trong một chuyến công du nước ngoài. Fiona Goodall/ Getty

Đại án ‘PVN’ hay Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là rất lớn, nghiêm trọng khi có nguyên ủy viên Bộ chính trị bị khởi tố và bắt giam.

Bài viết không đề cập đến chi tiết lâm ly của nó, mà quan tâm cân nhắc từ các khía cạnh liệu đại án này tác động đến cải cách chính trị thế nào và những thách thức đặt ra?

Vụ ông Đinh La Thăng: TBT Trọng tung ‘cú đấm thép’

VOA

Viễn Đông

13-12-2017

Giới quan sát cho rằng phe bảo thủ ở Việt Nam, đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng, đang tìm cách “thanh trừng các đồng minh của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”. Ảnh: AP

Giới quan sát nhận định, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tung “cú đấm thép chưa từng có” trong vụ bắt giữ và truy tố ông Đinh La Thăng, và đây là “đòn cảnh cáo” những ai muốn thách thức mình.

Cựu quan chức từng nằm trong nhóm hơn chục người “chóp bu” đầy quyền lực ở Việt Nam “ngã ngựa” hôm 8/12 với tội danh “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” thời còn nắm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), gây rúng động người dân trong nước như thể hiện trên mạng xã hội.

Kiểm tra kê khai tài sản dưới góc độ chế định luật

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

12-12-2017

Thanh tra Chính phủ sau khi kiểm tra kết luận ông Phạm Sỹ Quý kê khai thiếu: 7.905 m2 đất ở, hơn 27.500 m2 đất nông nghiệp do vợ đứng tên, căn nhà 600 m2, tiền vay ngân hàng hơn 9,1 tỷ đồng và nợ bạn bè 60 cây vàng. Do kê khai sai, ông Phạm Sỹ Qúy bị kỷ luật điều chuyển từ Giám đốc sở sang phó Văn phòng HDNN tỉnh; Xây dựng sai phép và không phép bị phạt hành chính 507 triệu đồng (cho công trình tồn tại); chậm nộp thuế phạt trên 50 triệu đồng. Vụ việc coi như khép lại, trước dư luận mong muốn điều tra nguồn gốc tài sản có dấu hiệu bất minh (do kê khai sai) được Thanh tra Chính phủ trả lời: “nội dung thanh tra không có việc xác minh tài sản (điều tra nguồn gốc)… và luật cũng không quy định việc này (1)“.

Ai chống lưng cho ‘củi tươi’ Đinh La Thăng?

Người Việt

Tư Ngộ

12-12-2017

Ông Đinh La Thăng. Ảnh: AFP/Getty Images

Cả hai anh em ông Đinh La Thăng từ những ngày huy hoàng quyền thế bây giờ đang cùng ở trong nhà giam B14 lạnh lẽo của Bộ Công An ở huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Năm ngoái, trước và sau khi ông Trịnh Xuân Thanh, chủ tịch Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí (PVC) một công ty con của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (Petro Vietnam – PVN) bỏ trốn ra nước ngoài, đã thấy báo chí trong nước lai rai nhiều bài viết về những dự án ngàn tỉ đồng của tập đoàn PVN hoặc thua lỗ, hoặc phải “đắp chiếu” từ khi còn xây dựng dang dở.

Chống tham nhũng hay thanh trừng nội bộ?

Kông Kông

12-12-2017

Bây giờ muốn biết tội lỗi của ông Đinh La Thăng cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bí thư Tp Hồ Chí Minh ra sao thì cứ nhẫn nha xem TV hay đọc báo chí nhà nước. Nhưng trước đó, cũng chính hệ thống nầy, hình như không hề biết ông ta có bất cứ sai phạm nào. Như vậy thì rõ ràng đây là màn hợp xướng khi cây que cầm tay của đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng được quơ lên! Họ cùng nhau loa kèn thật ầm ĩ bất kể vi phạm ngay từ nền tảng pháp lý của cái gọi là Hiến pháp Việt Nam.

Đó là “đánh hội đồng nghi can”!

Nhân chuyện ông Thăng nhớ ông Hải điện

Hiệu Minh

12-12-2017

Thủ tướng Võ Văn Kiệt (trái) cùng Bộ trưởng Bộ Năng lượng Vũ Ngọc Hải nâng ly chúc mừng lễ khởi công đường dây 500 KV – Ảnh: Tư liệu gia đình ông Vũ Ngọc Hải/ EVN

Ông Đinh La Thăng vừa bị bắt tạm giam làm tôi nhớ vụ Bộ trưởng Vũ Ngọc Hải bởi đầu những năm 1990 đưa một BT vào tù là chuyện hiếm.

Ông Hải là tác giả đường dây 500KV khởi công năm 1992 để nối liền lưới điện Nam Bắc dài gần 1500km. Lỗi của ông là vụ mua bán lòng vòng 4000 tấn thép do một số đối tượng thuộc Công ty Vinapol (Hội hữu nghị Việt Nam – Ba Lan) thông đồng với Ban Quản lý Dự án đường dây 500kV để hưởng chênh lệch 3,1 tỷ đồng Việt Nam.

Vụ ông Thăng: TBT Trọng ‘chọn đúng đối tượng’

BBC

Lê Trung Tĩnh

12-12-2017

Hai ông Nguyễn Phú Trọng và Đinh La Thăng đại diện cho hai cách hành xử chính trị khác hẳn nhau. ẢNh: BBC

Trong nền chính trị độc đảng của Việt Nam, ông Đinh La Thăng và ông Nguyễn Phú Trọng nổi lên như những đại diện cho những cách hành xử chính trị khác hẳn nhau.

Ông Đinh La Thăng thể hiện hình ảnh của mình trên báo chí như một người dám nghĩ, dám làm và dám kiểm tra.

Những người đánh giá cao ông Thăng kể rằng thời gian ông làm bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, các lãnh đạo, cán bộ ban ngành, quận huyện rất lo ngại, có người kể lại là họ phải vác giò lên trên cổ để chạy và làm việc.

Mỹ từ chối các dự án BOT ở Việt Nam vì tham nhũng

Người Việt

11-12-2017

Ông Adam Sitkoff, giám đốc điều hành Phòng Thương Mại Mỹ (AmCham) tại Hà Nội. (Hình: nhadautu)

Các nhà đầu tư Mỹ từ chối tham gia các dự án BOT tại Việt Nam vì đòi hỏi “lại quả” của giới quan chức nhà cầm quyền Việt Nam.

Đó là tiết lộ của ông Adam Sitkoff, giám đốc điều hành Phòng Thương Mại Mỹ  (Amcham) tại Hà Nội, để giải thích tại sao đến nay người ta không thấy giới đầu tư Mỹ đầu tư vào các dự án BOT giao thông tại Việt Nam dù kỹ thuật xây dựng cầu đường, cao ốc của Mỹ vốn nổi tiếng trên thế giới.

Đằng sau sự thanh trừng tham nhũng ở Việt Nam là gì?

Reuters

Tác giả: Matthew Tostevin Mai Nguyễn

Dịch giả: Trúc Lam

11-12-2017

Cờ của PetroVietnam tung bay cạnh cờ nước và cờ đảng tại trụ sở PVN ngày 11/1/2016. Nguồn ảnh: Reuters/ Kham

HÀ NỘI (Reuters) – Việc Việt Nam thanh trừng [các quan chức] tham nhũng cấp cao đã dẫn tới việc bắt giữ hàng chục quan chức của công ty dầu khí quốc doanh PetroVietnam và ngành ngân hàng.

Cũng như việc làm sáng tỏ tình trạng đút lót, hối lộ, quản lý kém và chủ nghĩa gia đình trị, trong các công ty nhà nước ở thời điểm cổ phần hóa đang gia tăng, các vụ bắt giữ cho thấy, phe bảo thủ có uy thế hơn trong Đảng Cộng sản cầm quyền.

Hoan hỉ hay ngậm ngùi?

Blog VOA

Trân Văn

11-12-2017

Rồi sao nữa? Đó là câu hỏi dư luận quan tâm. Ảnh: EPA

Cuối cùng, ông Đinh La Thăng, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN cũng bị khởi tố và bị tạm giam vì “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trước mắt, ông Thăng được xác định là có liên đới về trách nhiệm trong ba vụ đại án: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) mất 800 tỉ đã góp vào Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank). Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) thua lỗ 3.300 tỉ. Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 – khởi công năm 2011, Ban Quản lý dự án đã xài khoảng 1.500 tỉ đồng cho đủ thứ chuyện không dính dáng gì tới việc xây dựng nhà máy nên đến nay, công trình vẫn còn dở dang.

Nước cờ ‘được ăn cả, ngã về không’

Blog VOA

Bùi Tín

11-12-2017

Ông Trọng tiếp ông Tập tại Hà Nội, 12 tháng 11, 2017. Nguồn: AP

Công cuộc chống tham nhũng do tổng bí thư Nguyễn Phụ Trọng trực tiếp chỉ đạo cả năm 2017 do dự, ngập ngừng, như hết hơi đến cuối năm bỗng sôi nổi hẳn lên, hứa hẹn « khẩn trương, quyết liệt, mạnh mẽ » trong 2 tháng tới.

Trong thời gian này sẽ « quyết tâm » đưa ra xét xử hơn 20 vụ án kinh tế tài chính lớn, có liên quan đến vài chục viên chức cao cấp của đảng cộng sản và Nhà nước, liên quan đến những số tiền khủng khiếp hàng vài trăm nghìn tỷ đồng bị các quan tham ở các đỉnh cao quyền lực ăn cắp, chia chác cho nhau cùng một lũ tay chân bộ hạ tẩu tán gần hết, không chắc thu hồi có được vài phần trăm.

Đằng sau vụ La Thăng

Blog VOA

Lê Anh Hùng

11-12-2017

Ông Đinh La Thăng (áo trắng, giữa) trong một bức ảnh không ghi ngày, đăng trên báo PLTP

Chính trường cộng sản Việt Nam xưa nay vốn hết sức phức tạp và khó lường. Đó là thực tế mà có lẽ người Việt nào cũng nhận ra.

Phức tạp là bởi các màn so đấu giữa các võ sỹ quyền lực đều diễn ra trên những vũ đài bị nhiều lớp màn đen che chắn, công chúng bên ngoài không thể nhìn thấy gì. Khó lường là bởi bàn tay lông lá của Bắc Kinh đã thò vào mọi ngóc ngách của thượng tầng chính trị Việt Nam, không phải mới gần đây mà ngay từ thập niên 1950.

Đại án tham nhũng Mobifone mua AVG: Đề nghị Tổng Bí thư, Thủ tướng chỉ đạo tân Tổng Thanh tra Chính phủ công bố ngay kết luận thanh tra (kỳ 26)

Nguyễn Văn Tung

11-12-2017

Nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu đã bị ngã ngựa vì quá chậm trễ trong việc công bố kết luận một số vụ việc trọng điểm, gây bức xúc dư luận. Hai đại biểu Quốc hội đã trực tiếp yêu cầu Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông báo cáo, giải trình việc thanh tra AVG tại phiên chất vấn Quốc hội vào cuối tháng 11 (truyền hình trực tiếp cả nước). Tân Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái sẽ được nhân dân cả nước coi là Bao Công nếu công bố kết luận tranh tra AVG trong tháng 12 này.

Vụ Đinh La Thăng: Đảng không cho ‘hạ cánh an toàn’?

BBC

11-12-2017

Nhà quan sát nói những sai phạm của ông Thăng “làm nhiều đảng viên, dù là cải cách hay bảo thủ và cả nhân dân đều bất bình”. Ảnh: Getty Images

Một nhà quan sát chính trị nói với BBC rằng “sai phạm của ông Thăng từ thời ngang hàm thứ trưởng mà lọt vào đến Bộ Chính trị thì tổng bí thư cũng không thể nói chung là rút kinh nghiệm được.”

Hầu hết BOT là những vụ “đánh quả” của đại gia, quan chức

VNTB

Nguyễn Đình Ấm

11-12-2017

Những gì diễn ra trên các dự án BOT thời gian qua bởi những vô lý “nhãn tiền”, thủ đoạn “lưu manh” trắng trợn đã thể hiện rõ ràng là những vụ “đánh quả” của đại gia, quan chức.

Vô lý thứ nhất, là các dự án BOT đường sá do nhà nước không có vốn nên cho tư nhân đầu tư làm và kinh doanh là một chủ trương luôn đúng. Thế nhưng ở VN thời gian qua hầu hết dự án BOT cũng do tư nhân làm nhưng vốn lại hầu hết vay tín dụng được nhà nước bảo lãnh. TCT phát triển hạ tầng và kinh doanh tài chính (vidifi)chủ đầu tư BOTcao tốc Hà Nội – Hải Phòng (5B) được thành lập với hơn 97% vốn đầu tư của ngân hàng phát triển (VDB) và các NH của Mỹ, Pháp, Hàn, Đức, hầu hết vốn làm đường 5B là vốn vay do chính phủ bảo lãnh. Thế thì các dự án BOT có còn ý nghĩa là khắc phục việc nhà nước thiếu vốn hay không? Rõ ràng đây là dự án nhà nước đầu tư nhưng tư nhân làm, quản lý, kinh doanh. Vì vậy các BOT này không còn có ý nghĩa gì là xã hội hóa các dự án giao thông nữa.

B14

Blog RFA 

Trương Duy Nhất

10-12-2017

Ảnh: internet

Vậy là anh em nhà Đinh La Thăng- Đinh Mạnh Thắng cùng vào B14. Trước đó, anh em Dương Chí Dũng- Dương Tự Trọng cũng ở trại này.

Đây, cũng là nơi giam tôi suốt 240 ngày đầu, từ khi bị bắt (26/5/2013 đến 20/1/2014), thuộc đoạn điều tra lấy cung. Nó là một trại đặc biệt, dành cho các án an ninh đặc biệt, thuộc Cục an ninh điều tra, Tổng cục an ninh, Bộ Công an, nằm trên địa bàn xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội.

Về ông Đinh La Thăng: Vài nhẽ cần minh định

FB Nguyễn Tiến Tường

10-12-2017

Macallan 30 là loại rượu ông Thăng hay uống, mỗi chai vài chục triệu (*). Ở HN còn có giai thoại về người nhập rượu và xì gà cho quan chức. Riêng ông Thăng, mỗi ba tháng lại đặt hàng vài trăm triệu.

Ảnh minh họa.

Dẫu nhiên, ông không dùng một mình. Có nhiều người chịu ơn mưa móc của ông. Hoặc mưu lợi, hoặc tình cảm. Với tư cách con người, ông là một người hào sảng.