Đừng lập lờ đánh lận con đen

FB Nguyễn Quang A

29-3-2018

Ảnh: internet

1. Tuyên giáo ra sức tuyên truyền về xử các vụ THAM NHŨNG;

2. Toà án chả nói gì đến THAM NHŨNG mà chỉ xử tội CỐ Ý LÀM TRÁI GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG (một tội đã bị xoá khỏi luật hình sự).

3. Thế mà dân (kể cả nhiều trí thức) TIN SÁI CỔ rằng “Đảng ta” (hay ông đốt lò) chống tham nhũng cực kỳ! Thật đáng thương!

Tất cả các con đường đều dẫn tới… La Mã

Blog VOA

Trân Văn

28-3-2018

Cựu phó Thống đống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đặng Thanh Bình. Ảnh: CafeF

Ngạn ngữ “Tất cả các con đường đều dẫn tới La Mã” (All roads lead to Rome) – biểu thị cho sự tự hào của đế chế La Mã (khởi đầu từ năm 27 trước Công nguyên và kéo dài cho đến thế kỷ thứ 16) về sự hùng mạnh của đế chế ấy, giờ có thể dùng để truy nguyên hiện tình chính trị, kinh tế, xã hội của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo hướng… ngược lại.

Khi những hung thần quyền lực tự biến thành tội đồ

Blog VOA

Bùi Tín

27-3-2018

Ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị của ông rất e ngại phải mở những phiên tòa xét xử những công thần của chế độ, những hung thần quyền lực đã tha hóa, nhưng đã chót hẹn cho củi khô hay củi tươi vào lò đã cháy to, ông không thể nào chơi bài lùi. Ảnh: AP

Chính quyền cộng sản trong cơn suy thoái không sao kiềm chế nổi đang phơi bày những thảm cảnh chưa từng có.

Ủy viên Bộ chính trị, ủy viên trung ương đảng, bộ trưởng, cán bộ cao cấp bị trói tay, ra tòa, xộ khám, các cán bộ cộng sản cấp cao bắn giết nhau, các đồng chí thù địch triệt hạ nhau là bức tranh diễn ra hầu như hàng ngày.

Mua ngân hàng 0 đồng là phạm luật, vi hiến và trái đạo lý

FB Hoàng Hải Vân

26-3-2018

Ảnh: internet

Người dân được làm những gì luật pháp không cấm, còn công chức thì chỉ được làm những gì luật pháp cho phép. Đó là nguyên tắc hành xử của xã hội ta.

Và toàn thể cán bộ, công chức thi hành công vụ không thể không hiểu điều sơ đẳng này: Trong hệ thống luật pháp nước ta thì Hiến pháp là cao nhất. Luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội không được trái với Hiến pháp. Nghị quyết, nghị định, các văn bản điều hành của Chính phủ không được trái luật và Hiến pháp. Thông tư và tất tần tật các văn bản pháp quy của Bộ và của chính quyền địa phương đều không được trái với tất cả những thứ nói trên.

Thư ngỏ gửi ông Bá Tân

Thạch Đạt Lang

26-3-2018

Thưa ông Bá Tân! Đọc bài Bác Trọng, Hãy Tạo Thêm Tiền Lệ của ông đăng trên Tiếng Dân, tôi có phần “bức xúc” về những điều ông viết, nên thấy có vài chuyện cần thưa với ông. Xin được mạn phép trao đổi một số điểm ông viết trong bài nói trên.

Phiếm: Thư gởi Đinh La Thăng

Võ Thiêm

25-3-2018

Năm điều cậu mắng

Chú Thăng,

Cậu viết thư này cho chú sau khi xem báo Pháp luật của “đảng ta” đăng lời nói sau cùng của chú trong phiên toà công minh của “cách mạng”.

Bình thời lúc đắc ý thì chú chỉ biết bác, cái gì cũng bác trước tiên, ơn bác, lời bác dạy thế này thế kia, chứ chớ hề đếm xỉa gì tới cậu!

Thư giãn Chủ Nhật: Độc giả tham gia câu đối Tết

Hà Sĩ Phu

25-3-2018

Nhân dịp Tết Mậu Tuất tôi có nêu 6 vế xuất đối, mời bè bạn đối lại cho vui. Chỉ một ngày sau tôi nhận được 2 vế ứng đối của bạn bè gửi cho. Hai vế đối đó như sau:

1/ Xuất đối: Xin tí “LỬA NHÓM LÒ” thui THỊT CHÓ!

Ứng đối: Mượn bóng “MÈO ĐUỔI CHUỘT” đập BÌNH HOA! (tác giả Thanh Hiển)

Bác Trọng, hãy tạo thêm tiền lệ

Bá Tân

24-3-2018

Thế hệ chúng tôi, ngấp nghé U70, được nếm trải chặng đường quanh co đầy biến động của lịch sử “đảng ta” với gần 10 đời tổng bí thư. Làm gì thì làm nhưng trước hết vẫn là con người, vì thế đã là con người, mỗi người một tính. Sống mỗi người một nết. Chết mỗi người một bệnh. Tổng Bí thư không phải là ngoại lệ.

Khen-chê. Đề cao-hạ thấp. Kính phục-coi thường… Đó là những “cặp phạm trù” đối nghịch – ngược chiều, thường xảy ra khi người đời nhận xét đánh giá lẫn nhau.

Cần công bằng với ông Đinh La Thăng – nói leo qua ngân hàng 0 đồng

FB Hoàng Hải Vân

22-3-2018

Ông Đinh La Thăng khi mới làm bí thư TP. HCM. Ảnh: internet

Mấy năm trước, giữa lúc truyền thông ca ngợi ông Đinh La Thăng lên tận mây xanh với tần suất dày đặc trên các báo lớn báo nhỏ, chỉ thiếu việc ông ấy đi đái là chưa đưa tin thôi, tôi đã viết “Ông Đinh La Thăng ở TP.HCM” đăng 3 kỳ trên Một Thế Giới. Không biết ông ấy có đọc những bài đó hay không, nếu đọc thì chắc là không thích. Trong bài đó, tôi ghi nhận những nỗ lực của ông Đinh La Thăng, song hành vi và những tuyên bố dân túy của ông ấy không giải quyết được những vấn đề căn bản của TP.HCM. Giờ nếu phải viết lại thì tôi vẫn viết như vậy.

Ngân hàng, nơi thánh cô Huyền Như hiển thánh

FB Đặng Đình Mạnh

22-3-2018

Nhiều khách hàng đã từng hỏi tôi cách thức lưu giữ tiền nhàn rỗi an toàn ngoài két sắt trong nhà họ ? Thông thường, tôi đều khuyên họ nên gởi tiền vào ngân hàng và nếu chọn một ngân hàng Nhà nước là tốt nhất. Đương nhiên, bên cạnh những ưu điểm an toàn khi nhờ ngân hàng giữ tiền giúp cho mình, thì tôi vẫn phải nêu những khả năng rủi ro. Tỷ như giá trị đồng tiền mất giá khi lạm phát, đôi khi, tiền lãi ngân hàng cũng không đủ bù đắp phần mất giá …

Tôi đã tin vào chính sự tư vấn của mình chỉ cho đến một ngày Thánh Cô Huyền Như hiển thánh, thì bản chất bất tín của một số lãnh đạo ngân hàng Việt Nam mới bắt đầu bộc lộ rõ một cách đáng sợ, làm lung lay uy tín ngân hàng Việt Nam đến tận gốc rễ.

Trước đó, tuy chẳng bao giờ đạt mức uy tín như ngân hàng ở các cường quốc ngân hàng như Thụy Sĩ, nơi uy tín đã là huyền thoại … Nhưng suốt một thời gian khá dài, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn được lầm tưởng là an toàn với công chúng khi họ tin cậy ký thác tiền gởi của mình.

Bạn cứ thử hình dung vào một ngày đẹp trời, xách va li đầy ắp tiền, bạn bước chân vào trụ sở ngân hàng XYZ, ký thác tiền nhàn rỗi của mình. Ở đấy, họ dành cho bạn nụ cười niềm nở nhất. Đương nhiên, bạn được ký hợp đồng với giám đốc ngân hàng. Khi ra về, cầm trong tay chứng từ tiền gởi ghi đúng với giá trị tiền mà bạn đã mang đến … thì chẳng còn gì làm bạn phải ưu tư nữa, cứ kê chân cao, ăn no, ngủ kỹ chờ hạn thái lai.

Một ngày khác, cũng đẹp trời không kém ngày bạn tung tăng mang tiền đến ký thác cho ngân hàng, thì nơi đó, họ nhã nhặn báo cho biết về số tiền bạn gởi đã bị ma nữ Huỳnh Thị Huyền Như nào đó cuỗm sạch mất rồi?!

Chẳng hề gì, bạn nghĩ vậy! Mình giao dịch ngay tại trụ sở ngân hàng, ký hợp đồng với người có tư cách đại diện ngân hàng, cầm đầy đủ chứng từ tiền gởi ngân hàng trong tay với triện son đỏ chót, bạn vẫn cười vô tư lự “Mình chẳng gởi tiền ma nữ Huyền Như hay một tay cha căng chú kiết nào cả, mình gởi ngân hàng XYZ thì cứ XYZ hoàn trả tiền cho mình thôi nhỉ?”.

Nhưng đời vốn chẳng là mơ, Huỳnh Thị Huyền Như không phải là một ma nữ bình thường! Mà đích thị là Thánh Cô Bà Bà được bầy tôi Phủ Khai Phong phong thánh chứ chẳng phải chơi, hơn nữa, suy nghĩ của bạn chẳng phải của kẻ có quyền thế, nên nó cứ trôi tuồn tuột, kéo bạn đến tận đáy của sự khốn nạn.

Một, rồi vài vụ án được thăng đường, Thánh Cô Bà Bà Huyền Như được phong thánh với tội danh lừa đảo khách hàng, trong đó có bạn, cho nên Thánh Cô Bà Bà sẽ có trách nhiệm hoàn trả tiền cho bạn, đương nhiên, nếu bạn tìm ra tiền của Thánh Cô Bà Bà. Còn cái ngân hàng XYZ mà bạn đặt hết vào đấy sự tin cậy khi mang va li tiền đến ký thác cho nó, thì xin thưa: Nó vô can!

Bạn mong muốn công lý và cứ nghĩ rằng công lý không phải là từ phải viết hoa ! Bạn đúng và sai! Đúng vì công lý không cần viết hoa, nhưng sai vì công lý ở xứ sở này chẳng có nhiều nhặng gì ngoài tên riêng của anh hề trên sân khấu!

Bây giờ, tôi đang phải tra lại danh sách các khách hàng mà mình đã “lỡ” khuyên họ gởi tiền ngân hàng để gởi cho họ một lời khuyên dại dột khác. Mong sao, danh sách ấy không quá dài …

Phen này ông quyết đi buôn…

Lò Văn Củi

21-3-2017

Anh Bảy Thọt hăm hở đọc như vậy hai ba lần và bỏ lửng:

– Phen này ông quyết đi buôn…

Ông Hai Xích lô hỏi:

– Buôn gì, buôn gì? Ngày nay mua quan bán chức ngời ngời, buôn lọng cho quan vừa bán vừa chửi cũng đắt hàng ha Bảy?

Triệu tập Nguyễn Tấn Dũng – Tại sao không?

FB Trương Duy Nhất

21-3-2018

Ảnh: internet

Vụ 800 tỷ Oceanbank đang xử. Khi Đinh La Thăng khai vai trò của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên quan đến sự chỉ đạo, đồng ý để PVN bưng một núi tiền sang “gửi” Oceanbank, nhưng thấy hội đồng xét xử (HĐXX) bỏ qua, không triệu tập ông Dũng.

Toà cho qua. Nhưng tôi nghĩ, ở quyền lợi bị cáo, Đinh La Thăng và các bị cáo khác nên yêu cầu triệu tập ông Dũng ra toà đối chất. Tại sao không?

Ông Đinh La Thăng bị xử ép?

FB Trần Vũ Hải

20-3-2018

Ông Đinh La Thăng: Ảnh: Báo Đầu tư

Hôm qua, 19/3/2018, toà án Hà nội bắt đầu xử ông Đinh La Thăng và nhiều cộng sự cũ của ông tại Tập đoàn Dầu Khí Việt nam (PVN) vì đã quyết định đầu tư 800 tỷ đồng vào Oceabank (OJB), sau đó bị mất vốn vì ngân hàng nhà nước mua lại OJB với giá 0 đồng. Các vị này bị buộc tội theo điều 165 Bộ Luật Hình Sự (BLHS) cũ về tội “cố ý làm trái Quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”, dù tội danh này đã được BLHS mới xoá. Đây là lần thứ hai ông ra Toà, cùng với cáo buộc về tội danh này.

Mở mặt trận chống tham nhũng nhờ “các chiến sỹ gái” là hướng đúng!

FB Trần Vũ Hải

20-3-2018

Tối qua trên mạng xã hội dày đặc tin về “một cán bộ nữ” tố một quan chức đầu tỉnh T ăn chơi xa hoa, gây mất đoàn kết nội bộ và bỏ rơi cô ta, một nhân tình của vị này. Tin này không biết đúng sai, nhưng có vẻ chỉ người trong cuộc mới rõ chi tiết vậy. Tuy nhiên, nếu bác Tổng chủ lò biết mạng xã hội hoặc được cấp dưới báo lên, đây là cơ hội bác mở rộng đội ngũ “chống tham nhũng” bằng các nữ chiến binh.

Anh Tuấn, tên anh đã có trong… “danh sách”?

Blog VOA

Trân Văn

20-3-2018

Bộ Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn và bà Ann Lavin, Giám đốc Chính sách công và quan hệ chính phủ, Google khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong một cuộc gặp tại Hà Nội hôm 17/1/2018. (Ảnh: VietnamNet)

Giờ dường như tới lượt anh – Trương Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN (BCH TƯ Đảng CSVN), Phó Ban Tuyên giáo của BCH TƯ Đảng CSVN, Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông của chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam – được… tạo điều kiện để ngẫm nghĩ về thế thái, nhân tình.

Thấy gì qua vụ án Đinh La Thăng? Phần II: Những cuộc đấu đá ngày càng quyết liệt

Blog RFA

J.B Nguyễn Hữu Vinh

19-3-2018

Mời xem lại phần I

Tại tại phiên tòa ngày 19/3, Ông Đinh La Thăng khai được Thủ tướng đồng ý cho góp vốn 800 tỷ vào OceanBank. Ảnh: TTXVN

Đảng thay đổi bản chất?

Nhiều người, thậm chí nhiều nhân sĩ, trí thức biết thao thức với đất nước, thời cuộc trước hiện trạng ngày nay vẫn còn ý nghĩ ai oán và như tiếc nuối rằng cái đảng ngày nay đã khác xưa, đảng ngày nay xuống cấp trầm trọng không như đảng cộng sản thời mới cướp được chính quyền?

Đó là đảng không ngần ngại lột bỏ những câu khẩu hiệu ru ngủ dân nghèo trước đây rằng đây là “đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, giai cấp tiên phong nòng cốt của cách mạng”, bởi công nhân Việt Nam đang rên xiết dưới sự bóc lột của những ông chủ, những nhà tư bản đến từ Trung Cộng, Đài Loan, các nước “tư bản chủ nghĩa” nhưng đảng nhắm mắt làm ngơ. Rồi khi họ phản ứng bằng những cuộc đình công, những cuộc biểu tình đòi tăng lương, giảm giờ làm, tăng phụ cấp… là những phong trào đảng đã ra sức kêu gọi, sử dụng và tổ chức khi đảng chưa cướp được chính quyền, thì nay đảng luôn cho lực lượng cảnh sát “còn đảng còn mình” đế trấn áp họ và đứng về phía “bọn bóc lột”.

Chuyện về nàng công chúa tài ba

FB Trịnh Anh Tuấn

18-3-2018

Huyền sử Cao Biền

Câu chuyện nên bắt đầu từ một huyền sử. Hơn một ngàn năm trước, Cao Biền qua Giao Chỉ, thấy thế đất vượng ắt sinh nhiều nhân tài. Trong những lời nguyền trấn yểm đó, có một lời trấn rằng nhân tài ở xứ Giao Chỉ không truyền quá hai đời. Nghĩa là cha là một người tài giỏi, xuất chúng thì con ắt sẽ kém cỏi, tài năng thua kém người cha. Không biết câu chuyện huyền sử có thật hay không, nhưng nhìn lại lịch sử Việt Nam, thấy có nhiều phần đúng. Lý Thường Kiệt không có con nối dõi. Những đứa con của Trần Quốc Tuấn thua xa cha mọi mặt. Nguyễn Huệ trăm trận trăm thắng thì Cảnh Thịnh lại là vị vua hèn kém, bạc nhược. Nhiều nữa.

Gần đây, những lãnh tụ cộng sản đều là hàng quái kiệt, có thể không giỏi về quản lý điều hành đất nước nhưng lên đến đỉnh cao quyền lực như thế, đều không lại dạng vừa. Tuy vậy, những người con họ vẫn tự hào về người cha mình, núp bóng cha để kiếm lợi chác hơn là thể hiện năng lực nào đó để có thể so sánh với cha. Ngay cả Nguyễn Tấn Dũng, được coi là nhân vật chính trị ghê gớm nhất Việt Nam vài chục năm lại đây. Hai con trai của Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Minh Triết, đều không có gì nổi bật, nếu không muốn nói là dạng bất tài, phá phách. Tuy vậy, nếu như có một lời nguyền trấn yểm của Cao Biền thật, có lẽ ngày xưa theo chế độ phụ hệ, nên lời nguyền đó chỉ ứng với con trai, còn con gái thì không. Nguyễn Thanh Phượng, con gái của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được nhìn nhận là thừa hưởng những tính cách và sự quái kiệt của cha. Hơn nữa, Phượng lại được học hành và đào tạo hết sức bài bản ở Thụy Sĩ.

Công chúa Nguyễn Thanh Phượng và thương vụ AVG

Những chi tiết về gia đình, học vấn, tiền bạc, các công ty hay những lời đồn đại về Nguyễn Thanh Phượng người ta đã nói rất nhiều. Nào là Nguyễn Thanh Phượng thâu tóm các ngân hàng, mỏ quặng hay những chiến lược lobby, vận động hành lang cho cha mình và vạch kế hoạch tương lai cho 2 người anh em trai bất tài ham chơi của mình. Và gần đây, thương vụ Mobifone mua AVG đã làm nổi sóng dư luận. Người ta đồn đoán rằng, người lên kế hoạch cho thương vụ mua bán, ăn tiền nhà nước lên đến vài trăm triệu đô la này chính là Nguyễn Thanh Phượng. TBT Nguyễn Phú Trọng muốn tiến tới nhà của đồng chí X thì buộc phải diệt được thành trì Nguyễn Thanh Phượng và cũng là godfather (godmother) gia tộc Nguyễn Tấn Kiên Giang.

Nguyễn Thanh Phượng thực sự có phải là chủ mưu thương vụ làm thất thoát ít nhất 7000 tỷ này hay không? Và nếu có thì tại sao trong bản kết luận thanh tra vừa rồi đưa ra, gần như không lục tìm thấy dấu vết liên quan đến Nguyễn Thanh Phượng có dính líu đến đại án chấn động này. Ngoài việc, có một sự nhầm lẫn về ¼ công ty định giá AVG là VCBS (thuộc Ngân hàng VietComBank) và VCSC (thuộc Tập đoàn Bản Việt của Nguyễn Thanh Phượng). Từ cuối tháng 8/2017, khi lời đồn thổi trở nên râm ran thì TGĐ VCSC (Bản Việt) khẳng định rằng công ty họ không phải là đơn vị định giá, mà là công ty thuộc VietCombank (1). Có những nguồn tin nội bộ thì cho rằng công ty tư vấn của Nguyễn Thanh Phượng cũng tham gia vào việc này nhưng bị loại từ vòng gửi xe. Con đường đến với Bản Việt và Nguyễn Thanh Phượng của TBT Nguyễn Phú Trọng đến đây là vào ngõ cụt.

Quay lại, có 4 đơn vị tư vấn thẩm định giá thương vụ AVG là AASC, VCBS, Hanoi Value và AMAX. Nếu AASC và VCBS đều là những thương hiệu lớn, thì Hanoi Value và AMAX đều là công ty rất bé, vốn điều lệ chỉ là 1 và 3,8 tỷ đồng. Với khả năng như vậy, thì việc được tham gia tư vấn cho một dự án lớn tính bằng trăm triệu đô đến tỷ đô như vậy là quá kì lạ. Đặc biệt, giá trị thẩm định được 4 công ty tư vấn này đưa ra đều khác nhau và chênh nhau rất nhiều. Hai công ty đầu đưa ra những con số không tưởng, từ 1-1,5 tỷ đô la. Hai công ty bé kia đưa ra những con số thấp hơn khá nhiều, và thấp nhất là AMAX là hơn 16 ngàn tỷ (2). Tất nhiên, như chúng ta đều biết, con số quá bé so với giá trị thực của AVG mà TTCP vừa đưa ra. Giá trị mà TTCP đưa ra là 1.900 tỷ chưa tính lỗ lũy kế đến 2017 cỡ 1 ngàn tỷ và thua lỗ tại 2 dự án mà Phạm Nhật Vũ đã mua với giá rất cao nhằm mục đích rút ruột AVG trước khi bán.

Một năm sau khi thương vụ hoàn thành, Hanoi Value đã chuyển thành công ty mỹ viện, chuyên chăm sóc sắc đẹp (3). AMAX vẫn là một công ty nhỏ với vốn điều lệ giữ nguyên 3,8 tỷ và gần như không có gì nổi bật sau khi được nhận một thương vụ rất lớn như thế (4). Người đại diện pháp lý và là Tổng giám đốc là Võ Văn Mạnh, một Thạc sỹ giảng dạy tại Fulbright (5).

Như vậy, manh mối liên quan đến Nguyễn Thanh Phượng gần như không tồn tại trên bản KLTT. Tuy vậy, trong bản KLTT cũng như gần đây những bài báo được chỉ thị liên tục tấn công vào AMAX, 1 trong 4 đơn vị tư vấn, dù rằng AMAX là đơn vị cho giá thấp nhất. Trong khi, 3 đơn vị kia cho giá cao hơn rất nhiều và gần như không tưởng. Ngay cả kết quả thấp nhất của AMAX cũng bị KLTT nói rõ là “không có cơ sở”. Nhưng tại sao báo chí lại xoáy vào AMAX mà bỏ quên đơn vị kia?

Và manh mối nằm ở đây. AMAX chính là công ty của Phượng, dù Phượng không hề đứng tên hay sở hữu chút cổ phần nào ở đó. Và 3 đơn vị kia chỉ là chân gỗ được sắp xếp vào và cố tình hét giá cao nhất để AMAX được nhận làm kết quả. Tuổi Trẻ và Thanh Niên, 2 tờ mạnh mẽ nhất và có vẻ như được cờ lệnh từ trên đều đưa những thông tin kĩ lưỡng về AMAX và những người trong nghề báo điều tra đều nhận ra là “đánh có bài bản”. Điểm cuối của những bài điều tra chắc chắn sẽ là AMAX, nói đúng hơn, là tìm đến công chúa Nguyễn Thanh Phượng.

Tuy nhiên, Nguyễn Thanh Phượng không hề có cổ phần hay dính líu mặt pháp lý gì đến AMAX. Vậy, làm cách nào để nắm được đuôi của một con cáo vô cùng ma mãnh, quỷ quyệt và khôn ngoan vô cùng đó?

Chỉ có một cách, là khởi tố vụ án thật nhanh

TTCP đã đề nghị khởi tố vụ án để điều tra. Và muốn túm được đuôi công chúa, đó là con đường duy nhất trước khi manh mối bị hủy hoặc các đối tượng quan trọng trốn ra nước ngoài.

Sau khi khởi tố vụ án, vì có dấu hiệu của tội lừa đảo của 4 đơn vị tư vấn (vì đưa ra kết quả sai và dựa vào những điều không đúng như việc kinh doanh tăng trưởng hay giá trị thương hiệu,…) nên có thể triệu tập 4 đơn vị tư vấn kia lên.

Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ (biện pháp gì không biết, hi hi), để 3 công ty kia khai nhận là được Phượng sắp xếp làm chân gỗ và cố tình hét giá cao lên. Đồng thời, tìm ra bằng chứng chính AMAX là cò mồi của Nguyễn Thanh Phượng câu con cá Mobifone gần 7.000 tỷ kia. Tuy nhiên, tiến trình này phải tiến hành nhanh chóng và sử dụng những điều tra viên có trình độ nhất; nếu không, rất khó tìm ra được bằng chứng hoặc để các đối tượng quan trọng đào thoát thì cả chiến dịch vây bắt trở thành công cốc.

Tướng Lý Anh Dũng, cục trưởng A92, người được Nguyễn Phú Trọng tin cẩn, nhanh chóng giải quyết hoặc chuyển người khác phụ trách vụ đánh bạc liên quan đến Nguyễn Thanh Hóa, Phan Văn Vĩnh và có thể cả Phạm Quang Nghị, để dồn hết tâm sức phi vụ này, lập đại công để nhận chức Thứ trưởng và Bộ trưởng trong tương lai.

***

Tái bút: Viết thêm cho Trương Minh Tuấn và đội quân chạy án

Trương Minh Tuấn, Nguyễn Bắc Son, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải, và AVG…đang ra sức chạy tội. Với số tiền khủng sau những phi vụ như thế này, họ thừa tiền để thuê luật sư hay đội ngũ dư luận viên, định hướng viên,…cũng như nhiều cách khác để chạy tội. Nhưng có lẽ Trương Minh Tuấn, Nguyễn Bắc Son,… và đội quân chạy tội đang dày công vô ích. Chuyện mặc áo Juvetus, ăn cơm tù, ra vành móng ngựa gần như không thay đổi được.

Con mồi mà TBT Nguyễn Phú Trọng săn ở đây to hơn rất nhiều so với họ. Con mồi này chính là công chúa Nguyễn Thanh Phượng, là người nắm giữ tương lai của gia tộc Nguyễn Tấn Kiên Giang và đối thủ từng làm ông bật khóc ngay trước ống kính truyền hình khi không kỷ luật thành công “đồng chí X” vào năm 2012.

Khi vào thế cờ, thì người ta sẵn sàng thí hết cả bàn cờ để bắt tướng, chứ không riêng gì vài con tốt lụt đâu.

(1) Ông Tô Hải khẳng định VCSC không phải là đơn vị tư vấn thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG (NĐH).

(2) Mobifone mua AVG làm thất thoát 7.006 tỉ như thế nào? (TT).

(3) Đơn vị tư vấn vụ Mobifone – AVG trở thành thẩm mỹ viện (VTC).

(4) Vụ MobiFone mua AVG: AMAX là công ty nào? (NLĐ).

(5) Đội ngũ quản lý AMAX (Amax).

“Kẻ phạm tội phải bị trừng phạt nghiêm minh, nhưng cũng không xử oan sai người vô tội”

FB Lê Nguyễn Hương Trà

18-3-2018

Ông Nguyễn Xuân Sơn, người duy nhất bị tuyên án tử trong đại án Oceanbank. Ảnh: internet

Sau bản án 13 năm tù, anh Đinh La Thăng lại tiếp tục ra tòa. Dự tính phiên xử sẽ diễn ra vào sáng thứ hai 19.3 tại TAND Hà Nội. Cựu Bí Thăng cùng 6 người nữa, bị cáo buộc tội cố ý làm trái trong việc góp vốn vào OceanBank khiến PVN mất 800 tỉ!

Trong số bị cáo ra tòa lần này, có ông Nguyễn Xuân Sơn – nguyên P. Tổng giám đốc PVN, vào 9.2017 đã bị kêu án tử hình và sau đó kháng cáo. Một nhân vật khá hot nữa là Hà Văn Thắm – với tư cách người làm chứng. Thắm bị tuyên chung thân cùng đợt xử Sơn!

Vụ đánh bạc do tướng công an bảo kê: Dùng 4 xe chở vàng, tiền tang vật

Người Việt

16-3-2017

Ông Phan Sào Nam và ông Nguyễn Thanh Hóa bị bắt do cầm đầu đường dây đánh bạc xuyên quốc gia. Ảnh: VNExpress

PHÚ THỌ, Việt Nam (NV) – Không chỉ dùng đến bốn xe chở vàng, tiền tang vật, công an còn mất gần một ngày làm việc để đếm tiền khi khám xét một địa điểm chứa tiền.

Theo báo Tiền Phong, liên quan đến đường dây đánh bạc triệu đô xuyên quốc gia do tướng công an Nguyễn Thanh Hóa, cục trưởng Cục Cảnh Sát Phòng Chống Tội Phạm Công Nghệ Cao (C50), bảo kê bị công an Phú Thọ triệt phá, đến nay, Cơ Quan An Ninh Điều Tra đã khởi tố 83 bị can, tạm giam 38 người.

‘Kịch bản’ thương vụ MobiFone mua AVG

LTS: Bài viết sau đây của báo Thanh Niên viết về phi vụ Mobifone mua AVG, có thể thấy ông Trương Minh Tuấn, Nguyễn Bắc Son và những người có liên quan, đang ở sát bên cái lò đang hừng hực cháy của ông Tổng Trọng. Cái dại của ông Trương Minh Tuấn là, mặc dù đứng đầu Bộ Truyền thông – Thông tin, là Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy viên BCH Trung ương, bao nhiêu năm trong hàng ngũ của đảng, nhưng ông không hiểu gì về đảng CSVN.

Sai lầm chết người của ông Tuấn là ông tưởng mình nắm Bộ Truyền thông – Thông tin, là ông có quyền ăn, quyền nói, nên ông chọn đường gỡ tội cho mình bằng cách dùng truyền thông để cãi tay đôi với Thanh tra Chính phủ, là cơ quan được Ban Bí thư chỉ định thanh tra phi vụ mua bán mà ông có liên quan. Nếu khôn hơn, có lẽ ông đã làm như Trịnh Xuân Thanh, “xin lỗi bác Trọng“, dù bị đốt, nhưng biết đâu chỉ bị cháy áo quần, thay vì sắp bị cháy trụi.

_____

Thanh Niên

Thái Sơn – Anh Vũ

17-3-2018

Với những diễn biến từ kết luận của Thanh tra Chính phủ có thể thấy, thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG thực chất là một màn kịch thổi vống giá trị thực của doanh nghiệp nhằm lấy tiền nhà nước.

Âm binh đang điều hành quốc gia

Blog VOA

Trân Văn

16-3-2018

Liệu có quá đáng không khi nhận định, không phải Đảng, cũng chẳng phải Quốc hội, Nhà nước, chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang điều hành quốc gia mà chính là âm binh? Ảnh: VIR

Cách nay hai năm, câu chuyện Mobifone (doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Thông tin – Truyền thông) mua 95% cổ phần của AVG (An Viên Group – tập đoàn tư nhân hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, truyền thông) từng bị mổ xẻ qua hàng loạt bài viết được đăng trên nhiều trang web, diễn đàn điện tử vẫn được hệ thống công quyền Việt Nam xếp vào loại “thù địch, phản động”.

Quan trường hung hiểm

Blog VOA

Trân Văn

16-3-2018

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 73. Ảnh: TTXVN

“Giang hồ hung hiểm” là thành ngữ phổ biến trong giới du đãng vốn “vô pháp, vô thiên”, thường xuyên gạt bỏ cả trật tự lẫn đạo lý theo lẽ thường, tôn sùng – thực thi triết lý “mạnh được, yếu thua” và “thắng làm vua, thua làm giặc”.

Nhóm tham nhũng với quỷ kế đút lót muộn màng

Blog VOA

Bùi Tín

16-3-2018

Ngay hôm 14/3 Thanh tra chính phủ yêu cầu công an mở ngay cuộc điều tra và truy tố những bị can trong vụ đại án MobiFone – AVG để có thể sớm đưa ra tòa xét xử, coi chiêu kế hủy bỏ hợp đồng muộn màng là vô giá trị. Ảnh: Báo SGGP

Vụ án Mobifone-AVG được coi là một đại án cần nhanh chóng xét xử công khai, khẩn trương và triệt để, sau khi Ban Bí thư nhận định đây là một vụ án lớn, nghiêm trọng, nhạy cảm cần tập trung giải quyết đúng luật, thúc đẩy cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng mạnh mẻ tới phía trước, không có vùng nào là vùng cấm.

Chiếu tướng Ban Bí thư

Bá Tân

16-3-2018

Thương vụ mua-bán AVG tưởng rằng chỉ đơn thuần kinh tế, nay chuyển sang không chỉ kinh tế mà còn là chính trị. Vì là kinh tế ngầm cho nên, khi bại lộ, hiện rõ thế lực và thủ đoạn chính trị của cả hai phía.

Không ngẫu nhiên, trong thông báo của Ban Bí thư, nêu rõ khẳng định của ông Nguyễn Phú Trọng: Đây là vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm.

Thương vụ AVG và lý luận của Bộ 4T

FB Nguyễn Tuấn Anh

16-3-2018

Thương vụ Mobifone – AVG bắt đầu có sức hấp dẫn bởi sự giằng co quan điểm của bộ TT&TT và Thanh tra CP.

Bộ TT&TT cho rằng Thanh tra CP đã kết luận không đúng bản chất của vụ việc. Qua văn bản phản biện, bộ TT&TT đã bác bỏ gần hết các kết luận của Thanh tra CP.

Thuận Phong – Ai bảo kê cho ung nhọt tồn tại?

FB Nguyễn Tuấn Anh

16-3-2018

Đánh quỵ 60 triệu nông dân toàn quốc bằng phân bón giả một cách không thương tiếc, vậy mà không hiểu vì sao, Thuận Phong vẫn có thể nhơn nhơn ngoài vòng pháp luật cho mãi tới giờ này. 

Vụ Mobifone mua AVG: Đơn xin xem xét khẩn thiết của ông Lê Nam Trà (phần 1)

Dân Luận

Tác giả gửi tới Dân Luận

16-3-2018

Dân Luận xin đăng tải đơn xin xem xét này để độc giả khắp nơi cùng tham khảo:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
-o0o-

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 3 năm 2018

ĐƠN XIN XEM XÉT KHẨN THIẾT

Kính gửi:

Về việc xin xem lại một số đánh giá trong dự thảo Kết luận của Thanh tra Chính phủ về Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình mua 95% cổ phần của Công ty AVG và xin được đánh giá giới hạn phạm vi trách nhiệm cá nhân của tôi là Lê Nam Trà- nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

Tôi là Lê Nam Trà, sinh năm 1961, vào Đảng ngày 18/7/1983, nguyên là Bí thư Đảng ủy Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, xin gửi đến quý Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng có thẩm quyền lời chào kính trọng.

Từ hơn nửa năm nay, bản thân tôi chấp hành nghiêm túc quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TTTT) điều chuyển tôi từ vị trí Chủ tịch Hội đồng Thành viên MobiFone về công tác tại Văn phòng Bộ TTTT, trong thời gian chờ đợi kết luận của Đoàn Thanh tra Chính phủ. Sau khi được tham dự các cuộc họp, tham khảo Dự thảo Kết luận Thanh tra, tôi xin được trình bày một số nội dung mấu chốt liên quan quá trình chỉ đạo, phê duyệt chủ trương và triển khai thực hiện Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình nhận chuyển nhượng 95% cổ phần của Công ty AVG (gọi tắt Dự án), giới hạn phạm vi trách nhiệm của tôi và nêu nguyện vọng như sau:

1. Chủ trương đầu tư dịch vụ truyền hình và thẩm quyền phê duyệt, triển khai thực hiện Dự án:

Vào năm 2013 (dưới thời ông Lê Ngọc Minh làm Chủ tịch và ông Mai Văn Bình làm Tổng giám đốc) đã xây dựng Đề án tổ chức lại Công ty Thông tin di động, trong đó mục tiêu chiến lược là chuyển đổi từ nhà khai thác viễn thông thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông – CNTT, tham gia vào thị trường mới là truyền hình.

Liên quan đến chủ trương AVG bán cổ phần cho đối tác trong nước có từ cuối năm 2014, trước thời điểm thành lập Tổng công ty Viễn thông MobiFone và trước khi tôi (Lê Nam Trà) nhận trách nhiệm Tổng Giám đốc, sau là Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) MobiFone. Trên cơ sở AVG có văn bản báo cáo và đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) hướng dẫn AVG chào bán cổ phần cho đối tác nước ngoài, Bộ TTTT đã xin ý kiến Bộ Công an và thống nhất không được phép chuyển nhượng cổ phần cho nước ngoài, mà chỉ nên bán cổ phần cho đối tác trong nước, doanh nghiệp nhà nước là tốt nhất (thể hiện thông qua các văn bản nội bộ của Bộ TTTT và văn bản gửi Bộ Công an số 200/BTTTT-VP ngày 26/11/2014; Công văn số 4352/BCA-A81 ngày 8/12/2014 của Bộ Công an…).

Ngày 01/12/2014, Bộ TTTT ra Quyết định 1798/QĐ-BTTTT về việc thành lập Tổng công ty Viễn thông MobiFone trên cơ sở tổ chức lại Công ty TNHH MTV Thông tin di động, trong đó bổ sung thêm truyền hình là ngành nghề kinh doanh chính. Như vậy, ý tưởng chào bán cổ phần của AVG và chủ trương không bán cổ phần AVG cho cổ đông AVG mà chỉ bán cho đối tác trong nước là do Bộ TTTT quyết định sau khi đã thống nhất với Bộ Công an.

Điều tôi xin được trình bày rõ thêm là, thực hiện đề án tái cơ cấu và triển khai ngành nghề kinh doanh chính là truyền hình, MobiFone đã có Công văn số 337/MOBIFONE-ĐHKT ngày 27/01/2015 đề nghị Bộ TTTT xem xét và phê duyệt chủ trương nghiên cứu đầu tư dịch vụ truyền hình, đầu tư mua lại một nhà cung cấp dịch vụ truyền hình kỹ thuật số. Ngày 06/02/2015, tại Văn bản số 408/BTTTT-QLDN, Bộ TTTT “thống nhất về chủ trương đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone tại công văn nêu trên. Đề nghị MobiFone thực hiện và hoàn thiện các thủ tục mua lại doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình theo đúng quy định hiện hành, trình Bộ TTTT xem xét phê duyệt”. Sau khoảng thời gian này, Bộ TTTT đã giới thiệu cho MobiFone mua cổ phần mà các cổ đông AVG đang chào bán.

Không những thế, Bộ TTTT quyết định đưa giao dịch mua cổ phần AVG vào danh mục bí mật Nhà nước và chỉ đạo MobiFone thực hiện, thể hiện qua Công văn số 44 ngày 05/03/2015 của Bộ TTTT gửi Bộ Công an. Ngày 09/03/2015, Bộ Công an có Công văn số 418/BCA-TCAN thống nhất đưa tài liệu giao dịch này trong danh mục tài liệu bí mật của Bộ TTTT, nhấn mạnh việc chuyển nhượng cổ phần giữa AVG và MobiFone là giao dịch kinh tế giữa hai doanh nghiệp, có sự định hướng của Nhà nước. Ngày 12/03/2015, Bộ TTTT (Vụ trưởng Vụ QLDN Phạm Đình Trọng ký thừa lệnh Bộ trưởng) có Công văn số 59/BTTT-QLDN chỉ đạo MobiFone “giao dịch này thuộc danh mục bí mật nhà nước, yêu cầu MobiFone thực hiện theo đúng quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước, không phổ biến, tuyên truyền.”

Như vậy, kể từ thời điểm này, mọi hoạt động, thông tin và tài liệu liên quan đến giao dịch trao đổi với cổ đông AVG đều phải thực hiện theo chế độ MẬT. MobiFone đã tuân thủ chỉ đạo của Bộ TTTT, toàn bộ quá trình sau này từ thuê tư vấn (thực hiện chỉ định thầu) và quá trình đàm phán, lập dự án, ký kết trao đổi thông tin đều phải bảo mật thông tin.

(còn tiếp)

Bản chất vụ Mobifone mua Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG)

FB Trần Quốc Quân

16-3-2018

Ảnh: FB Lê Nguyễn Hương Trà

Mấy ngày nay vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG trị giá 8.900 tỷ đồng đang làm nóng dư luận cả nước. Xung quanh vấn đề này có rất nhiều luồng dư luận. Có ý kiến cho rằng, đây là thương vụ mua bán bình thường giữa hai doanh nghiệp. Có ý kiến cho rằng, AVG đã hoàn trả toàn bộ số tiền 8.900 tỷ cộng thêm tiền lãi 1.100 tỷ cho Mobifone thì hợp đồng mua bán giữa hai doanh nghiệp không còn hiệu lực nên không cấu thành tội trạng. Có ý kiến cho rằng, không nên hình sự hóa một quan hệ kinh tế. Có ý kiến cho rằng, dù hợp đồng mua bán đã hủy, hai bên đã khắc phục toàn bộ hậu quả, nhưng xét về khía cạnh pháp luật, thương vụ này có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cần phải khởi tố để định rõ tội trạng.

Bộ TTTT: Thanh tra CP ‘sai kiến thức chuyên môn, áp đặt, suy diễn’

VOA

Khánh An

15-3-2018

Bộ Thông tin Truyền thông (TTTT) hôm 15/3 mạnh mẽ phản bác kết luận của Thanh tra Chính phủ về thương vụ Mobifone mua Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG), nói rằng cơ quan này đã đưa ra các nhận định “không có căn cứ pháp lý”, “sai về chuyên môn”, “sai về thẩm quyền”, “suy diễn”, “có tính dẫn dắt để hiểu sai mục đích”.

Phản pháo kết luận thanh tra vụ AVG, lộ rõ sự non kém

FB Phạm Việt Thắng

15-3-2018

Sau một ngày Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thương vụ AVG, Bộ TTTT có văn bản phản bác kết luận này. Theo đó, bộ cho rằng thanh tra đã có nhiều sai phạm như chưa xin ý kiến của UBTV Quốc hội để giải thích luật mà tự mình kết luận; đã có thương thảo huỷ bỏ hợp đồng mua bán AVG nhưng thanh tra không đưa vào kết luận…

Theo tôi, văn bản này, nói đúng hơn là cách thức tung văn bản này cho báo chí là thể hiện sự bấn loạn của người đứng đầu Bộ TTTT.

Phản bác kết luận thanh tra, có nghĩa là tự bảo vệ mình, là điều đáng làm, nên làm. Thanh tra cũng sai chứ, thanh tra cũng thiếu khách quan chứ. Phản bác kết luận thanh tra là một hình thức khiếu nại.

Khiếu nại là quyền, khiếu nại là không sai, nhưng quy định của Đảng có ghi phải gửi đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Ông Trương Minh Tuấn, bộ trưởng, là đảng viên thì phải tuân thủ quy định của Đảng.

Nhưng thay vì chỉ gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư, UBKT và Thanh tra chính phủ, thì ông lại cho báo chí đăng tải. Báo chí không phải là cơ quan giải quyết khiếu nại. Ông Tuấn thua keo thứ nhất.

Trong văn bản nêu trên, Bộ TTTT, cho rằng đã thương thảo hủy bỏ hợp đồng nhưng thanh tra không đưa vào kết luận thanh tra.

Thứ nhất, cuộc thương thảo này mới dừng lại ở tầm hai doanh nghiệp, chưa có cấp có thẩm quyền cho phép, thì thử hỏi, ai dám chắc AVG lấy lại. Thứ nữa, do có vụ thương thảo huỷ bỏ hợp đồng, thì trong kết luận mới nói: NGUY CƠ thất thoát hơn 7000 tỷ đồng, còn không kết luận đã khẳng định là thất thoát, vì tiền ngân sách đã vào túi tư nhân gần hết.

Thứ hai, thương thảo sau chỉ đạo của Ban Bí thư: “Thu hồi tài sản nhà nước bị thất thoát”, chứng tỏ thương vụ này có thất thoát. Mà có thất thoát thì phải xử lí. Ông Tuấn thua keo thứ hai.

Tung văn bản phản phảo cho báo chí, ông Tuấn thể hiện sự quẫn bách trong ứng xử. Điều đó cho thấy ông này thiếu bản lĩnh. Kể cả việc vội vàng tung biên bản làm việc giữa chủ cũ AVG và Mobifone, cũng cho thấy người đứng đầu Bộ TTTT rất lo sợ trước dư luận.

Và, kết quả là các báo đã gỡ hết các thông tin phản bác mà Bộ TTTT tung ra. Ông Tuấn thua keo thứ ba!

Nếu khôn ngoan, ông Tuấn cứ giửi văn bản phản bác đến đúng địa chỉ, sau đó bằng cách nào đó mạng xã hội có được, thì sẽ ít nhiều có hiệu quả. Còn cách như mấy hôm nay thì quá non kém về mọi mặt.

Và, khi đã thua đến keo thứ ba rồi thì khó mà “gượng” được nữa, nhỉ.