Trân Văn
28-11-2018
Phản ứng của dân chúng Thủ Thiêm về chuyện cưỡng chế – thu hồi đất ở Thủ Thiêm (quận 2, TP.HCM) cách nay hàng chục năm để thực hiện quy hoạch Khu Đô thị mới càng ngày càng quyết liệt.
Nguyễn Tiến Tường
27-11-2018
Hơn 33 triệu người chết đói ở Trung Quốc bởi cách mạng đại nhảy vọt. Người TQ giết nhau để ăn thịt. 20 triệu nữa ở cách mạng văn hoá, bài trừ đấu tố và chôn sống. Chủ nghĩa xã hội hoang tưởng kết hợp sùng bái cá nhân đã khiến đế chế tà quyền Mao gieo rắc nỗi đau được coi là tàn khốc nhất lịch sử TQ.
27-11-2018
Có lẽ đây là câu chuyện khá bi kịch và có thể nói là bi hài kịch về câu chuyện chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng hiện tại là Chủ tịch kiêm Tổng bí thư nước CHXHCN VN. Và cũng có thể nói là về chức vụ lãnh đạo quốc gia thì ông Nguyễn Phú Trọng này có lẽ đang là nhân vật lãnh đạo có quyền lực nhất thế giới, tính cho từng quốc gia đó, thậm chí là còn quyền lực hơn cả ông Tập Cận Bình bên TQ. Tức là tôi tính cho chức vụ giới hạn quyền hành trong một quốc gia đối nội đó.
27-11-2018
Hôm nay Vũ nhôm cùng 25 bị cáo được đưa ra tòa xét xử trong vụ án Ngân hàng Đông Á (DAB). Vũ bị cáo buộc lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt 200 tỷ đồng của DAB.
Trương Minh Ẩn
24-11-2018
Việt Nam ngày nay là xứ sở lạ lùng. Đã có câu thành ngữ nói về sự lạ lùng này lưu truyền trong dân gian, rằng: ‘Những chuyện chỉ có ở Việt Nam’, tức những câu chuyện không đâu trên thế giới này có được. Cho nên có những phiên tòa xét xử để lộ ra rất nhiều điều kỳ lạ, nhưng lại trở thành chuyện không có gì lạ ở xứ này.
23-11-2018
Sau một thôi một hồi cãi chày cãi cối chối tội, cuối cùng thì cựu thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa phải nhận tội như truy tố (riêng hành vi nhận hối lộ theo lời khai của bị cáo Nguyễn Văn Dương thì không nhận và không bị truy tố). Và những lời này ông đã thiệt thà nói đúng sự thật : “Khi được giao xây dựng lực lượng cảnh sát đấu tranh phòng, chống tội phạm về công nghệ cao, tôi không am hiểu gì về công nghệ nhưng vẫn cố hết sức của mình. Tạo hoá cho tôi một bộ não quá bé nhưng lại cho tôi một tham vọng quá lớn” (dẫn từ báo Lao Động).
Phạm Chí Dũng
23-11-2018
Chưa bao giờ trong triều đại gần hai chục năm trời thống trị Sài Gòn và nổi lên cầu vồng chính trường như một ngôi sao mập ú mang tên ‘Hai Đê’ (Đất – Đô), phe nhóm chính trị của cựu ủy viên bộ chính trị, cựu chủ tịch và cựu bí thư thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải lại rớt xuống sát với mặt đất để gần với vực thẳm hơn bao giờ hết vào năm 2018 này.
22-11-2018
Điều làm mình nể nhất ở anh Vịn Vương là khả năng chăn gà, rồi mới tới quan hệ và quản lý. Hai cái sau thì rất nhiều anh làm được tốt. Chăn gà là khó nhất nhưng lại là điều sống còn ở VN.
22-11-2018
Chiều 21-11, BCH Đảng bộ TP.HCM đã thống nhất chọn hình thức “cảnh cáo” với ông Tất Thành Cang. Đây chưa phải quyết định cuối cùng, kỷ luật có lẽ cũng chưa dừng lại ở mức độ chỉ hai từ. Số phận của ông Cang sẽ do Ban Bí thư quyết định. Tương lai cuả ông Phó Bí thư thành ủy e cũng khó sáng sủa hơn so với số phận cấp trên trực tiếp cách đây chưa lâu. Trước khi bị khởi tố và nhận mức án nặng trong hai phiên tòa, ông Đinh La Thăng, cựu Bí Thư thành ủy cũng chỉ bị cảnh cáo trong kỷ luật về mặt Đảng.
Trương Minh Ẩn
22-11-2018
Nhớ lại cách đây khoảng chừng 6-7 năm về trước, vào dịp giáp Tết Nguyên Đán, tình cờ tôi gặp người quen cũ. Anh bạn làm ở một công ty trực thuộc lực lượng Thanh niên Xung phong thành Hồ, tức thành phố Hồ Chí Minh mà người ta diễu cợt là thành “hồ chứa mưa”.
Đào Tiến Thi
21-11-2018
Ngày 20.11, với 452/465 đại biểu tán thành, Quốc hội Việt Nam đã thông qua dự án luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Tuy nhiên, điều khoản quy định xử lý tài sản chưa giải trình được nguồn gốc đã bị bỏ ra khỏi dự thảo, vì Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng “đây là vấn đề mới và rất phức tạp”.
Lò Văn Củi
21-11-2018
Ông Hai Xích lô nói gọn nhẹ:
– Chúc mừng ông Thầy Giáo nghen ông Thầy!
Bà con cô bác cùng chúc mừng theo. Chị Tư Sồn bưng ly cà phê ra, nói:
20-11-2018
Theo cáo trạng vụ đánh bạc nghìn tỉ do Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ CA bảo kê, đầu năm 2016, cựu thiếu tướng, cựu cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao Nguyễn Thanh Hóa, trao đổi với Phan Văn Vĩnh hình thành ý tưởng xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia về tội phạm mạng và giao cho Công ty đầu tư phát triển an ninh CNC thực hiện.
16-11-2018
Không chỉ một ông 6 Cang hoặc vài nhóm lợi ích mà khi luật không ổn, quan chức sẽ vạch được cả “đại lộ” lợi ích giữa một rừng luật. Không có ông 6 này thì sẽ có ông 6 khác. Mất mát vẫn cứ rình rập nhân dân.
Đơn cử Luật Nhà ở đang “đả thương” doanh nghiệp. Người Việt hay hướng cái nhìn thiếu thiện cảm về phía DN mà không hiểu DN là đối tượng chịu rủi ro chính sách hàng đầu.
16-11-2018
Cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh là Trưởng ban chuyên án vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên), là người trực tiếp chỉ đạo điều tra, kết luận, báo cáo vượt cấp lên cấp trên để đưa ông Kiên ra tòa với 4 tội danh : kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái. Mặc dù ông Kiên và các luật sư của ông có đủ bằng chứng chứng minh ông vô tội trong cả 4 tội danh nói trên, nhưng cả tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên ông 30 năm tù. Về căn bản, tòa xử theo những tội danh mà Ban chuyên án của tướng Vĩnh điều tra.
Dù theo sự chỉ đạo nào, dù thực hiện ý chí chính trị của ai thì đó cũng là “sản phẩm” mà tướng Vĩnh tạo ra để vu oan cho Bầu Kiên.
16-11-2018
Hôm qua trên Facebook Hằng Thanh, Hữu Ước nhờ đăng công khai một số chứng cứ để chứng minh: số tiền nộp vào cơ quan công an để nhà báo Lê Kim Chi khắc phục hậu quả là không phải ông Ước bỏ tiền túi ra, mà do ông Ước giúp đỡ ông Chi vận động các nhà hảo tâm tài trợ.
Vụ việc này, chỉ là 1 trong 5 vụ nhà ở và đất đai mà Hữu Ước mang danh Báo CAND để trục lợi, tham nhũng. Nhưng khác với các vụ khác là có hậu quả: Vụ khu nhà Nguyễn Xiển bị treo khẩu hiệu và biểu tình vì nhà bị tăng giá và xây dựng không đúng tiến độ; nhưng nhà đất ở dự án 23000m2 đất ở Xuân Đỉnh thì một số anh em có tiêu chuẩn đã bán ra ngoài.
Ngô Thảo
11-11-2018
Nước ta vừa trãi qua một mùa hè nóng khác thường. Đường phố Thủ đô có ngày vượt qua 60 độ C. Sánh với sự khác thường ấy chăng là độ nóng của Chính trường. Trong lịch sử của chính thể kỷ niệm 73 năm, chắc chắn chưa có khi nào, trong một thời gian ngắn, mà xảy ra những biến động, tổn thất về nhân sự cấp cao nhiều như thế, ở cấp tối cao như thế: Ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, các Tướng lĩnh Công an và cả Quân đội.
7-11-2018
Như các bạn đã biết, Hữu Ước đã nhiều lần trả lời báo chí là sẽ kiện tôi về hành vi vu khống đối với ông ta. Tôi cũng đã trả lời là: tôi đang chờ đợi ông Ước kiện để tôi phản tố, để tôi không mang tiếng ác là tố cáo ông Ước; vả lại khi có đơn của ông Ước thì cơ quan có thẩm quyền phải làm rõ, nếu tôi vu khống thì tôi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đơn phản tố của tôi kèm theo chứng cứ mong cơ quan có thẩm quyền làm rõ những dấu hiệu vi phạm pháp luật và tham nhũng của ông Ước thì cũng phải xử nghiêm minh.
Lê Quang Ngọ và Lê Quí Trọng
6-11-2018
Bài viết này là một nén hương thắp nhân ngày giỗ đầu của một nạn nhân chế độ cộng sản.
Hà Nội là thủ đô của nước Việt nam thống nhất. Là nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm” (1) Hà nội lưu giữ và bảo tồn trong mình nhiều di tích về những giai đoạn thăng trầm của đất nước suốt hơn 1000 năm kể từ khi mảnh đất này được Lý Công Uẩn chọn làm kinh đô với cái tên Thăng Long khiến cho những di tích này luôn được người dân đất Việt ghi nhớ trong tâm thức. Cách đây đúng một năm có một địa chỉ ở nơi này bỗng nổi danh khiến cho mọi người trong và ngoài nước đều biết đến bởi nó đã phản ánh một mảng tối của chế độ đang hiện hữu, mà tính thời sự của nó khiến cho chính quyền không thể bưng bít.
6-11-2018
Thấy Hà Nội có vẻ khó khăn trong xử lý mớ bòng bong: phá rừng phòng hộ xây biệt thự, nhà hàng khách sạn, khu resort ở Sóc Sơn, xin đưa ra vài ý kiến tư vấn. Nếu anh Chung và TP Hà Nội áp dụng, xin trả vài đồng lẻ công cho Cha Già Dân Tộc.
4-11-2018
Khi CSVN sang Đức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, nhiều người Việt lên tiếng ủng hộ và chụp mũ những người chê trách hành động đó là về bè với tham nhũng. Lúc ấy, tôi cho rằng những người ủng hộ bắt cóc là dư luận viên CS hay ít ra là mù quáng, bị nhồi sọ.
Trương Minh Ẩn
2-11-2018
Ngày 30.1.2018, ông Lưu Bình Nhưỡng, là đại biểu Quốc hội, thuộc đoàn đại biểu tỉnh Bến Tre, Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, phát biểu tại nghị trường:
Nguyễn Hồng Thư
2-11-2018
Ngày 31/10/2018, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên toà xét xử phúc thẩm vụ án hình sự “Làm lộ bí mật nhà nước” đối với bị cáo Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm).
Nguyễn Đình Ấm
28-10-2018
Hội nghị Trung ương 8 ngày 8/10/2018, ban chấp hành TW CSVN đã ra quy định về “trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là UV bộ chính trị, uỷ viên ban bí thư, ban chấp hành TW phải gương mẫu thực hiện”.
Trân Văn
22-10-2018
Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi lại sinh chuyện. Lần này là một cây cầu và một hầm chui ở đoạn chạy ngang tỉnh Quảng Ngãi bị ngấm.
Tổng Công ty Đầu tư – Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), chủ đầu tư cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi vừa chính thức xác định, lỗi mới nhất cũng thuộc về nhà thầu. Cầu thấm và đọng nước dưới chân cầu là vì hệ thống thoát nước không đạt yêu cầu về kỹ thuật. Hầm chui bị ngấm cũng với lý do tương tự.
VEC nói thêm rằng đã yêu cầu Ban Quản lý dự án, Tư vấn giám sát đốc thúc nhà thầu (Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô, Trung Quốc) sửa chữa ngay nhưng mười ngày qua, dù Ban Quản lý dự án, Tư vấn giám sát đã gửi văn bản nhắc nhở hai lần, nhà thầu vẫn chưa làm gì cả (1).
Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô của Trung Quốc không xa lạ với công chúng và báo giới Việt Nam.
Doanh nghiệp Trung Quốc này đảm nhận việc thực hiện gói thầu A3 (đoạn cao tốc dài 10,6 cây số chạy qua Bình Sơn, Quảng Ngãi) trong Dự án Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (dài 140 cây số). Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô trở thành nổi tiếng là nhờ sự dũng cảm và bền chí của ông Phạm Tấn Lực.
Ông Lực – dân Bình Sơn, Quảng Ngãi – vốn là phụ hồ. Khi Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô trở thành nhà thầu thực hiện gói thầu A3, ông Lực xin vào làm bảo vệ cho công trình của nhà thầu này. Tuy công trình có Ban Quản lý Dự án, có Tư vấn giám sát nhưng cả hai cơ quan với rất nhiều chuyên gia ấy không phát giác Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô sử dụng đất không đạt chuẩn (đất sét lẫn đá vôi, bùn) để đắp nền cao tốc.
Chỉ là bảo vệ ông Lực cũng biết loại đất ấy không thể dùng làm nền đường – kể cả đường đất trong xã. Tư vấn giám sát im lặng, Ban Quản lý Dự án làm ngơ, ông Lực ra Đà Nẵng, tố cáo với chủ đầu tư (VEC). Thậm chí, ông Lực nhờ người dịch thư sang tiếng Anh, tiếng Hoa gửi cho nhà thầu. Không có bất kỳ hồi đáp nào. Thật ra nói vậy chưa chính xác lắm. Loại hồi đáp duy nhất, dồn dập được chuyển tới ông Lực là: Liệu hồn, không ngưng sẽ bị giết!
Không may cho các bên liên quan là ông Lực thuộc loại… chịu chơi. Thay vì rụt cổ, ông Lực chuyển thông tin, bằng chứng cho cả những cơ quan hữu trách cấp cao lẫn báo giới và trở thành kênh chuyển thông tin, bằng chứng của nhiều người Việt khác đang làm mướn cho Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô về đủ loại sai phạm của nhà thầu Trung Quốc này đi các nơi. Trước chuyện lùm xùm ngoài dự kiến, VEC buộc phải làm gì đó và cuối cùng, Giám đốc thi công của Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô bị buộc thôi việc. Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô bị buộc phải bóc 300.000 khối đất không đạt chuẩn ra khỏi gói thầu A3. Đáng nói là VEC… nghiêm minh tới vậy mà ông Lực vẫn chưa chịu thôi vì bãi chứa đất không đạt chuẩn của gói thầu A3 chẳng có khối đất nào cả! (2)
Bây giờ, gói thầu A3 đã được nghiệm thu. Không trước thì sau, Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô cũng sẽ sửa cây cầu và hầm chui thuộc gói thầu này bị ngấm nước, chân cầu bị đọng nước. Đó là nghĩa vụ bảo hành nhưng nghĩa vụ này chỉ có hai năm. Sau đó đoạn cao tốc từng thuộc gói thầu A3 sẽ được chuyển sang VEC.
***
Khi hệ thống công quyền không đủ nguồn lực tài chính để phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, họ thường tổ chức đấu thầu, lựa chọn những nhà đầu tư tốt nhất về kinh nghiệm, năng lực (cả quản trị, thi công lẫn vốn liếng) để những nhà đầu tư này thực hiện các công trình giao thông. Sau đó nhà đầu tư được tổ chức thu phí để thu hồi cả vốn lẫn lãi trong một khoảng thời gian hợp lý rồi giao lại công trình cho hệ thống công quyền và công trình ấy trở thành một thứ phúc lợi công cộng. Thiên hạ gọi kiểu phát triển hạ tầng giao thông theo hình thức này là BOT.
Việt Nam đã và đang phát triển hệ thống hạ tầng giao thông theo hình thức BOT nhưng với một… phiên bản khác và có thể xem VEC là điển hình của phiên bản độc đáo này.
VEC là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Giao thông – Vận tải. Vốn để VEC đầu tư vào các công trình giao thông rồi thu phí không phải là vốn tự có. Một phần vốn của VEC là do ngân sách cung cấp, phần khác do chính phủ nhận viện trợ (WB) rồi giao cho VEC, đi vay với lãi suất ưu đãi rồi cho VEC vay lại (ODA), hoặc bảo lãnh để VEC vay trực tiếp (ADB, phát hành trái phiếu trong và ngoài Việt Nam), nếu VEC không thể trả thì chính phủ phải trả thay.
Nhìn một cách tổng quát, chính phủ giao “đầu heo” cho VEC nấu “cháo”. Có điều “đầu heo” đó không phải của chính phủ mà của dân. Dân vừa phải trả tiền cho “đầu heo”, vừa phải trả thêm tiền “cháo”. Thay vì phải dùng thuế phát triển hạ tầng giao thông, hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội thì chính phủ lập ra VEC, giao tiền, hỗ trợ VEC gom tiền từ nhiều nguồn, phát triển hạ tầng giao thông để… thu phí. Các công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BOT không những không hỗ trợ mà còn trở thành gánh nặng cho cả kinh tế lẫn xã hội (3).
VEC hiện là chủ những cao tốc đình đám nhất Việt Nam: Cao tốc Nội Bài – Lào Cai, cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, cao tốc Bến Lức – Long Thành sắp hoàn tất… và cũng là những cao tốc được bàn luận rôm rả nhất Việt Nam. Chẳng hạn cao tốc Nội Bài – Lào Cai bị nứt ngay sau khi khánh thánh, rồi bị lún. Cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình thì đã không đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật mà vốn đầu tư còn tăng 2,5 lần (từ 3.734 tỷ đồng lên 8.974 tỷ đồng)… Mới đây, tới lượt cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (vốn đầu tư tăng từ 28.000 tỉ lên 34.500 tỉ): Một tháng sau khi khánh thành, một phần mặt cao tốc đoạn chạy qua Quảng Nam bị vỡ, VEC giải thích là do… mưa nhiều. Bộ Giao thông – Vận tải đỡ thêm khi bảo rằng, đó là chuyện nhỏ vì diện tích bị vỡ… mặt chỉ chừng 70 mét vuông.
Tuy nhiên họa vô đơn chí, sự kiện cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi bị vỡ mặt chưa lắng xuống thì báo giới bu vào phanh phui, VEC đã làm ngơ để nhà thầu POSCO Engineering & Construction tham dự vào dự án này như một trung gian. Thắng thầu xong, POSCO Engineering & Construction bán lại “100% hạng mục cho cả chục nhà thầu phụ mà VEC không thèm nói gì cả (4).
Những lá đơn tố cáo của dân chúng các địa phương nơi cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi chạy qua, những lá đơn tố cáo của các đối tác cung ứng vật liệu về kiểu làm ăn gian dối của nhà thầu phụ, về các dấu hiệu bao che, thông đồng của Tư vấn giám sát, của Ban Quản lý Dự án, của VEC trước giờ, nay được bày ra, hâm lại làm người ta thắc mắc: Bộ Giao thông – Vận tải và đủ thứ ngành, ở đủ thứ cấp của hệ thống Việt Nam bị gì mà không nghe, không thấy, không lên tiếng và chẳng làm gì cả?
Mặt cao tốc vỡ, cầu và hầm chui bị ngấm nước, POSCO Engineering & Construction bán thầu… và có thêm bao nhiêu scandal nữa liên quan tới cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi thì VEC cũng sẽ sớm được cho phép thu phí trở lại trên cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Báo giới Việt Nam cho biết, tính đến cuối năm 2016, nợ nần của VEC đã lên tới 1,5 tỉ Mỹ kim! VEC không trả được nợ thì chính phủ gánh, sức nặng của gánh ấy sẽ chuyển qua cho nhân dân chia sẻ. Làm sao có thể không chia sẻ, chẳng lẽ để quốc gia vỡ nợ rồi chết… chùm?
***
Ông Lực, người làm mướn cho Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô, nhà thầu gói A3 của cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, từng giải thích với báo giới rằng, sở dĩ ông lặn lội khắp nơi, thu thập thông tin, chứng cứ, chuyển cho chỗ này, thúc giục chỗ kia hành động, suốt bốn năm ròng rã vì xét cho cùng, chi phí làm cao tốc là tiền của nhân dân, giữ cho cao tốc có chất lượng là giữ cho con cháu. Đó cũng là lý do ông Lực không đơn độc, nhiều người làm mướn cho Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô bí mật xếp hàng sau lưng ông, hỗ trợ ông.
Tuần rồi, khi được hỏi về những việc ông Lực đã làm, ông Nguyễn Tiến Thành, Giám đốc Ban Quản lý dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, bảo với phóng viên tờ Dân Trí rằng, một số phản ánh, kiến nghị của ông Lực đã được xem xét, kiểm tra và có phản hồi. Còn đúng hay không thì phải phân định. Về mặt hiện tượng có thể là… đúng nhưng chỉ đưa ra hiện tượng mà không đưa ra được… giải pháp thì thông tin không được… toàn diện. Nói cách khác, ngoài việc phải quan sát, theo dõi, phản ánh đúng hiện tượng, dân chúng như ông Lực còn có trách nhiệm đề ra giải pháp khả thi. Có như thế may ra giới hữu trách mới để mắt tới, thiếu một trong hai là chưa toàn diện.
Nghe ông Thành phân biện, một số người buột miệng rủa: Chẳng lẽ trách nhiệm của giới hữu trách chỉ khoanh gọn trong phạm vi… ăn và… hưởng. Rủa có thể không sai nhưng rõ ràng ông Thành nói đúng! Thực tế là như thế. Cứ nhìn quanh sẽ thấy vô số ví dụ minh họa.
Chú thích
(1) https://tuoitre.vn/cau-ham-cao-toc-da-nang-quang-ngai-tham-nuoc-20181021191356322.htm
(3) https://news.zing.vn/khoan-no-1-5-ty-usd-cua-chu-dau-tu-cao-toc-34500-ty-dong-post884847.html