Việt Nam chặn không gian pháp lý của Xã Hội Dân Sự

Asia Sentinel

Tác giả: Mark Sidel

Hồ Động Đình, chuyển ngữ

3-2-2023

Bài viết đã được dịch và đăng lại từ NYU USALI, ngày 31-1-2023: https://usali.org/usali-perspectives-blog/vietnams-closing-space-for-civil-society

GS Mark Sidel. Nguồn: ĐH Wisconsin-Madison

Khi chúng ta nghĩ về việc sử dụng luật pháp và chính sách để hạn chế xã hội dân sự ở châu Á; Trung Quốc và Ấn Độ là những quốc gia thường được nghĩ đến.

Ở Trung Quốc dưới thời Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tập Cận Bình, chúng ta thấy một số tổ chức vận động chính sách bị cấm, những người lãnh đạo của họ bị bắt giữ, nguồn tài trợ nước ngoài bị hạn chế nghiêm trọng và các hoạt động hàng ngày chịu sự giám sát ngày càng gia tăng.

Ở Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Narendra Modi, là người theo chủ nghĩa dân tộc và đạo Hindu, các tổ chức Hồi giáo và dân chúng phải đối mặt với những giới hạn ngày càng nghiêm ngặt hơn. Tài trợ nước ngoài cho các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong nước phải tuân theo các quy tắc và thủ tục phức tạp, cả các nhóm vận động trong nước và quốc tế đều gặp rắc rối.

Hồ sơ tố cáo Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Quảng Ngãi (Bài 3)

Đỗ Thành Nhân

3-2-2023

Tiếp theo bài 1bài 2

Bài 3. “Đồ ngu như bò”

I. Câu chuyện “đồ ngu như bò”

Có thằng nhỏ nghịch ngợm, chuyên trộm cắp phá phách nhà hàng xóm. Một hôm Bà hàng xóm bắt được quả tang, dẫn thằng nhỏ về nhà Cha nó mắng vốn.

Henry Kissinger đã bỏ rơi miền Nam Việt Nam như thế nào

Washington Examiner

Tác giả: Stephen Young

TQ Hưng chuyển ngữ

Vũ Ngọc Chi, hiệu đính

25-1-2023

Thứ Sáu này là ngày kỷ niệm 50 năm Hiệp định Hòa bình Paris của Henry Kissinger. Hiệp định đó được cho là đã chấm dứt Chiến tranh Việt Nam bằng cách khẳng định quyền của những người Việt Quốc gia được có một đất nước tự do và độc lập ở miền Nam.

Thư ngỏ gửi Bà Quyền Chủ tịch nước

Nguyễn Đình Cống

3-2-2023

Kính gửi Bà Võ Thị Ánh Xuân, Quyền Chủ tịch nước CHXHCNVN

Kính thưa Bà,

Tôi là Nguyễn Đình Cống, sinh năm 1937, nguyên là giáo sư tại Trường ĐH Xây dựng. Bà tuy danh vị cao quý, nhưng tuổi chưa cao và trình độ chưa thấy có gì nổi bật ở cấp toàn quốc. Hơn nữa tôi có cảm nhận rằng Bà có được sự khiêm tốn cần thiết, vì thế tôi viết thư này xin góp vời Bà vài ý kiến.

Thư đã được gửi một bản theo đường bưu điện đến số 2 Hùng Vương, Hà Nội. Tuy vậy, đề phòng thư bị chặn lại ở đâu đó, tôi xin gửi thêm thư ngỏ, hy vọng Bà sẽ biết đến. Tôi đã từng gửi thư cho Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc đến số 2 Hùng Vương, nhưng không nhận được hồi âm. Tôi đoán rằng nó bị chặn lại ở đâu đó từ cổng đến văn phòng nên ông Phúc không nhận đươc, chứ không có lẽ Chủ tịch nước bận bịu đến mức không thể nhờ thư ký trả lời đã nhận được thư, bằng email hoặc điện thoại. Hay là (tôi không dám nghĩ tới) văn hóa của lãnh đạo là không trả lời thư của người dân, và đó là một chủ trương thống nhất.

Ông Nguyễn Xuân Phúc, khi bắt đầu làm Chủ tịch nước có tuyên thệ và đọc diễn văn nhậm chức. Tôi đã từng gửi thư cho ông ấy, thách ông làm được những điều đã hứa trước toàn dân, trước Quốc hội. Không ngờ sự việc xảy ra quá trớ trêu.

Bà chỉ nhận chức Quyền Chủ tịch nên không phải thề và đọc diễn văn. Tuy vậy sau khi nhậm chức, bà có chủ động suy nghĩ gì không về những việc cần và có thể làm cho Dân, cho Nước. Liệu có ai trao đổi với Bà về những việc đó hay không. Tôi đoán là không và đó là nỗi rất buồn của Dân tộc.

Nghe rằng: “Con chim sắp chết cất tiếng hót hay, con người sắp chết  thường nói ra được lời ngay thẳng, quý giá”. Ở tuổi gần 90, tôi ít quan tâm đến sống chết, nhưng với tuổi cao, có một chút tự tin, lại vì lòng mong mỏi làm được việc gì đó có lợi cho nước cho dân, tôi mạnh dạn viết những điều mà Bà rất nên biết.

Xin mạo muội hỏi một câu: Bà có thuộc nhiều sử VN không? Trong các triều đại Quân chủ, Phong kiến ở nước ta (đặc biệt các triều đại thịnh vượng của Nhà Lý, Nhà Trần), khi Vua mới lên nối ngôi, thường làm ngay những việc thể hiện lòng nhân ái của đấng Quân Vương đối với những người dân yếu thế nhất, những hoạt động  kiến tạo phúc đức. Xin Bà tham khảo cách làm của họ. Bà hãy chọn ra vài việc làm nhân đạo mà theo Hiến Pháp, theo đạo đức nhân bản thì Chủ tịch nước có toàn quyền làm, không cần xin ý kiến của bất kỳ người nào.

Tôi không dám khuyên Bà làm những việc cụ thể mà chỉ xin bày tỏ nguyện vọng về ba lĩnh vực rất đáng để Chủ tịch nước quan tâm.

Một là, giải tội cho những người  bị oan khuất dù đang sống hay đã chết (đặc xá). Bà có nhận thấy ở VN có nhiều Suối giải oan, Chùa giải oan. Hiện có khá nhiều án oan tử hình (Hồ Duy Hải, các con cụ Kình v.v…) cần được xóa bỏ, trả tự do cho họ.

Tiếp đến hãy đi thăm một số tù nhân lương tâm, bị kết án oan theo những “bản án bỏ túi”, quá nặng, quá bất công. Hãy hỏi họ bị kết án và giam giữ như vậy có tâm phục khẩu phục không. Nếu họ không nhận là có tội thì dù họ có yêu cầu hay không, cũng chủ động giảm án cho họ theo đúng công lý, tìm hiểu sự bất công đối với họ, phát hiện sự đối xử vô nhân đạo trong các nhà giam giữ những tù chính trị vì rằng tuy người bị tù có bất đồng chính kiến với Đảng thống trị, nhưng họ là những người có phẩm chất cao thượng, là những người yêu nước thương dân, là tinh hoa của dân tộc.

Xin Bà biết cho rằng, trên đất nước này có rất nhiều oan hồn không cách gì siêu thoát, có rất nhiều dân oan bị hành hạ trong tù và trong đời. Một trong những quan tâm hàng đầu ở cương vị Chủ tich nước là hạn chế mọi oan sai giáng lên đầu con người.

Hai là, vận động toàn dân triệt  để xóa bỏ hận thù, chia rẽ vì ý thức hệ, đặc biệt là từ các cơ quan cao cấp của nhà nước. Đã có những chiến sĩ của VNCH  hy sinh bảo vệ biển đảo của Tổ Quốc. Hãy tôn vinh họ cùng với những chiến sĩ đã hy sinh khi chống lại quân Trung Quốc xâm lược.

Ở nhiều nước, người đứng đầu Quốc gia là một gương sáng về hòa hợp dân tộc. Để hòa hợp sau một cuộc chiến tranh huynh đệ thì người chiến thắng cần cúi xuống nâng người bại trận lên và chân thật, ôm vào lòng chứ không phải đánh thêm người đã bị ngã. Người thắng cuộc phải thực hiện hòa hợp bằng tình yêu thương và lòng khiêm tốn chứ không phải bằng sự kiêu ngạo. Sự kết thúc chiến tranh Bắc – Nam ở Hoa Kỳ trong tình cảm huynh đệ là một tấm gương rất đáng để tham khảo.

Ba là về Đạo đức, Văn hóa, Giáo dục. Chủ tich nước cần đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực này và trước hết hãy bằng thiện chí và nỗ lực của mình biết rõ gần hết sự thật chứ không phải chỉ một phần đã được tô màu, do tuyên truyền dựng nên. Bà có dám nhân danh Quyền Chủ tịch nước, triệu tập những trí thức phản biện dù còn được tự do hay đang bị tù, để nghe họ phản ảnh về văn hóa, giáo dục, đạo đức của dân tộc đang xuống cấp, đang thoái hóa trầm trọng  hay không. Còn về kinh tế, mặc dầu hiện nay Đảng đang phạm sai lầm về dường lối, nhưng Chủ tịch nước chỉ nên theo dõi chứ không cần chỉ đạo. Việc kinh tế để cho tư nhân lo liệu.

Kính thưa Bà,

Xin Bà hãy lợi dụng thời cơ rất hiếm có để làm được những việc gì có ích cho dân tộc, để lại tiếng thơm cho hậu thế. Tôi xin cầu mong Các Đấng Bề Trên và Tổ tiên anh linh chứng giám cho thành tâm của Bà, phù trì, bảo hộ cho Bà có đủ sức khỏe, trí tuệ và nghị lực để làm được những việc phù hợp với mong ước của dân tộc, và như thế Bà sẽ vô cùng hạnh phúc.

Cùng với thư này, để tỏ lòng kính trọng tôi xin gửi tặng Bà hai cuốn sách tôi vừa xuất bản (sách “Cùng học làm người” – NXB Tri thức và sách “Cùng học để giáo dục con trẻ” – NXB Hồng Đức). Hai cuốn đó nhằm góp một chút nhỏ bé vào việc nâng cao dân trí và ngăn chặn phần nào sự xuống cấp đạo đức xã hội  (sách được gửi riêng, cùng lúc với thư này). Đó là hai trong năm cuốn tôi đã dày công sáng tác trong khi đã đạt tuổi U90.

Còn ba cuốn là: Vui buồn cuộc sống, Học làm phản biện, Học suy nghĩ và giải câu đố để nâng cao trí tuệ. Các sách này nhằm vào việc giúp phát triển trí thông minh, mà thông minh quan trọng hơn kiến thức. Viết ra điều trên, tôi không dám nghĩ tới việc khoe khoang mà chỉ muốn chứng tỏ rằng một trí thức già (U90) vẫn còn có thể đóng góp một chút giá trị cho xã hội.

Trong thời gian nhiều năm qua tôi được tổ chức Đảng xếp vào loại trí thức phản biện vì tôi nghiên cứu Chủ nghĩa Mác – Lênin, không phải để ca ngợi mà để vạch ra những sai lầm từ gốc, những độc hại, trong đó và khuyên Đảng nên từ bỏ. Tôi có đề nghị với ông Trưởng ban Tuyên Giáo Võ Văn Thưởng tổ chức đối thoại về Mác – Lê, nhưng không được trả lời. Bộ Công an cử đại tá an ninh đặc trách giúp đỡ tôi (Nguyễn Trung, số ĐT: 0984 005 898).

Những điều tôi viết cho Bà không dính một chút gì đến Mác – Lê, chỉ là những điều hợp Đạo Trời, thuận lòng người. Kính mong Bà bỏ chút thì giờ đọc thư này để có những suy nghĩ và việc làm xứng đáng với danh vị cao quý.

Dù bất ổn chính trị, nhưng Việt Nam đáng mạo hiểm để làm ăn

Hill

Tác giả: Ted Osius

Trúc Lam, chuyển ngữ

1-2-2023

Hơn 1.000 năm trước, trong hai trận chiến khác nhau, quân Việt Nam đã sử dụng những chiếc cọc nhọn giấu dưới sông Bạch Đằng để đánh bại cuộc tấn công của hải quân Trung Quốc. Những sự biến động gần đây ở Việt Nam có thể khiến người ta nghĩ rằng, những cọc nhọn đó đang được tái sử dụng để loại bỏ các lãnh đạo chính trị.

Việt Nam năm con mèo

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy 

3-2-2023

Năm Nhâm Dần đã qua, năm Quý Mão đã đến. Dù lo việc nhà hay quan tâm đến vận nước, ai cũng mong năm con mèo tốt đẹp hơn năm con hổ. Nhưng thực hư và may rủi ra sao, phải chờ đến cuối năm mới rõ, vì dự báo ngày càng khó, không thể dựa vào quả cầu pha lê hay lời sấm của các nhà tiên tri. Trong kỷ nguyên mới, thế giới biến động khó lường, các kênh truyền thông đầy tin thất thiệt, trong khi tư duy con người thay đổi quá chậm.      

Tâm tư Tổng Trọng ngày 3-2: Nỗi lòng Ức Trai và Tố Như

Nguyễn Hữu Liêm

3-2-2023

Thử hình dung Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong thư phòng trước giờ đi ngủ – sau một ngày lễ lạc bận rộn kỷ niệm 93 năm thành lập Đảng CSVN. Trên bàn viết là hai tập sách ông ưng ý nhất: “Nguyễn Trãi Toàn tập” và “Kim Vân Kiều”. Ông thường mở hai cuốn đó đọc ít dòng trước khi tắt đèn đi nghỉ tối.

Hồ sơ tố cáo Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Quảng Ngãi (Bài 2)

Đỗ Thành Nhân

3-2-2023

Tiếp theo bài 1

Bài 2. Dối trá

I. Mở đầu

Tất cả học sinh trong “hệ thống giáo dục quốc dân” bao gồm từ bậc mầm non, đến tiểu học đều phải học “5 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY”. Theo đó, điều thứ 5 là “Khiêm tốn, Thật thà, Dũng cảm”.

Hồ sơ tố cáo Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Quảng Ngãi (Bài 1)

Đỗ Thành Nhân

2-2-2023

Bài 1: Tóm tắt vụ việc

Đọc “Chính trị và tiếng Anh” của George Orwell

Phan Phương Đạt

30-1-2023

Trong bài luận ngắn viết năm 1946, Orwell nêu quan điểm rằng ngôn ngữ bị ảnh hưởng bởi những mưu đồ chính trị, vì các nhà chính trị, nhất là độc tài, sử dụng ngôn ngữ tù mù khó hiểu để che giấu những mục đích thật của mình, để đánh lừa người nghe. Và ngược lại, khi mọi người quen nghe loại ngôn ngữ này, thì sẽ máy móc sử dụng nó, và tiếp tay cho việc hủy hoại ngôn ngữ, gây khó cho việc biểu đạt sự thật.

Chống tham nhũng, ‘phía bên kia’ bắt đầu phản công?

Blog VOA

Trân Văn

1-2-2023

Sau những Trần Thị Nguyệt Thu, Nguyễn Thị Xuân Trang, Vương Hà My, mới đây, công chúng bắt đầu thảo luận sôi nổi về Tô Hà Linh (ái nữ của ông Tô Lâm – Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an Việt Nam),…

Stéphane Courtois: Putin đã được Stalin truyền cảm hứng

Focus

Tác giả: Gudrun Dometeit

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

29-1-2023

Tổng thống Nga Wladimir Putin. Nguồn: Aleksey Babushkin/ Pool Sputnik Kremlin/ AP/ dpa

Cần truy cứu các loại hội đồng khoa học, hội đồng khen thưởng và cấp danh hiệu

Chu Mộng Long

31-1-2023

Đại án Việt Á và Chuyến bay giải cứu có thể xem là một cuộc chiến tổng tiến công đại dịch trong một đại dịch. Những kẻ lợi dụng đại dịch Covid để hút xương hút tủy nhân dân chính là một thứ virus gây nguy hiểm hơn cả con Corona vô hình. Có thể xem những kẻ ấy đã tiếp tay cho virus gây chết hơn 30 ngàn người mà còn rút kiệt ngân sách, hủy hoại lòng tin của nhân dân.

Văn chương ám chỉ và tâm lý ám thị

Chu Mộng Long

30-1-2023

Biếm họa của báo Tuổi Trẻ Cười

Kế hoạch tấn công của các giới nghiên cứu binh pháp: Việc Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan sẽ diễn ra như thế nào?

Foreign Policy

Tác giả: Neal E. Robbins

Đỗ Kim Thêm dịch

23-12-2022

Tác giả Neal E. Robbins trong buổi triển lãm về ‘Một Trung Quốc’ vào ngày 9-11-2022 tại Học viện Quốc phòng của Vương quốc Anh. Nguồn: Foreign Policy

Di chứng tinh thần

Ngọc Minh

29-1-2023

Ảnh: FB tác giả

1) Sau khi chiếm được thành phố Nha Trang xinh đẹp, chính quyền mới sau 1975 đã cho xây dựng ngay quảng trường biển trung tâm một cột trụ xi măng tráng đá rửa có tên là Tổ quốc ghi công, để ghi công các liệt sĩ cộng sản đã hiến thân cho cuộc chiến.Thời gian dần trôi, cây trụ xi măng ấy ngày càng cho thấy sự xấu xí và không đúng chỗ.

Biếm: Chuyện nhà Trời

Chu Mộng Long

28-1-2023

(Kịch ngắn một hồi ba cảnh. Viết để đọc, không phải để diễn. Chỉ thưởng thức nghệ thuật để giải khuây. Cấm suy diễn. Nếu có suy diễn thì nên suy diễn từ chuyện nhà Tổng thống Mỹ, vì từng có Tổng thống Mỹ bị phế!)

Putin chuẩn bị cuộc tấn công mới ở Ukraina

Kim Văn Chính, tóm lược từ Dialog

28-1-2023

“Putin đang thúc giục các tướng lĩnh của mình thực hiện một cuộc tấn công mới ở Ukraina – ông ta cần gấp 200.000 “lính mới”.

Khổ thân Xuân Bắc!

Chu Mộng Long

28-1-2023

Dưới sức ép của dư luận, trong cương vị giám đốc nhà hát kịch (hơn là tư cách nghệ sĩ), Xuân Bắc đã nói lời xin lỗi với… số khán giả đã hiểu nhầm “câu chuyện riêng” của anh.

50 năm sau hiệp định Paris, một Việt Nam không còn lịch sử

Jackhammer Nguyễn

28-1-2023

Bi kịch Paris

“Hòa bình ơi/ Tình yêu em như sông biển rộng/ Tình yêu em như lúa ngoài đồng/ Tình yêu em tát cạn biển Đông…” Lời bài hát này được nghe trên khắp các thành thị miền Nam Việt Nam, khi nó còn nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ Việt Nam Cộng hòa 50 năm trước.

Ghế Chủ Tịch Nước vì sao còn bỏ trống?

Blog RFA

Gió Bấc

27-1-2023

Cơn càn quét đốt lò đang đẩy triều đình nhà sản vào cơn bấn loạn. Những quân cờ đang di động không ngừng, các mối quan hệ hợp tác, đối đầu; liên minh, đối thủ chuyển hóa nhanh chóng. Truất phế Nguyễn Xuân Phúc nhưng chức vụ Chủ Tịch Nước bị bỏ trống cho thấy mục tiêu của các cao thủ trong cuộc đua này hội tụ về điểm duy nhất là ngôi vương Tổng Bí Thư. Tổng Trọng, vừa là người dẫn dắt điều hành, vừa là một tay đua, chắc hẳn đã có chủ kiến, đã lựa chọn ứng viên tiềm năng nhất, quân ách chủ bài này đang là bí mật cung đình.

Từ chuyện Xuân Bắc, nghĩ về nghệ sĩ của nhà nước và nhân dân

Blog VOA

Trân Văn

27-1-2023

Duan Dang nhắc chuyện “nhờ người khác sửa chính tả giùm trước khi post” là vì đã có một số người thử đếm thì phát giác “Cái tát của mẹ” có chừng… 121 lỗi chính tả…

Gia tăng xuất khẩu lao động và cải thiện thứ hạng về tệ nạn… ‘buôn người’ (Phần 3)

Blog VOA

Trân Văn

26-1-2023

Tiếp theo phần 1 phần 2

Báo cáo TIP 2022 cho thấy cộng đồng quốc tế nói chung và Mỹ nói riêng quan tâm đến vấn nạn buôn người như thế nào và cố gắng giải quyết tệ nạn đó ra sao.

Ngậm ngùi thân phận người dân mất nước

Phạm Đình Trọng

27-1-2023

1. Bằng lá phiếu người dân được tự do và bình đẳng bầu chọn hiền tài trong dân, thay mặt dân quản trị đất nước và tổ chức, điều hành hoạt động xã hội. Đó là quyền làm chủ đất nước của người dân. Không những là quyền lớn nhất, thiêng liêng nhất của con người, của công dân, quyền làm chủ đất nước còn gắn bó máu thịt người dân với đất nước. Từ đó mà có khái niệm Mẹ Tổ Quốc. Quyền làm chủ đất nước đặt trên vai người dân bổn phận công dân với đất nước như đứa con có bổn phận hiếu thảo với cha mẹ.

Trận chiến sắp tới sẽ là trận sống mái hiện đại, với xe tăng tấn công của cả hai bên

Kim Văn Chính

26-1-2023

(Bài có lấy tư liệu của Quan Nguyên Thành)

1. Các dữ kiện gần đây cho thấy, phía Nga đang chuẩn bị cho một trận tấn công lớn.

Việc thay Suvorikin bằng Gerasimov cũng cho thấy Nga (Putin) đã mất niềm tin vào cá nhân Suvorikin cũng như khả năng tác chiến của ông này mấy tháng trời không chiếm nổi nốt vài vùng còn lại của tỉnh Donetsk.

Gia tăng xuất khẩu lao động và cải thiện thứ hạng về tệ nạn… ‘buôn người’ (Phần 2)

Blog VOA

Trân Văn

26-1-2023

Tiếp theo phần 1

Viếng và ký sổ tang chia buồn trong vụ 39 nạn nhân Việt Nam thiệt mạng tại Anh năm 2019.

Gia tăng xuất khẩu lao động và cải thiện thứ hạng về tệ nạn… ‘buôn người’ (Phần 1)

Blog VOA

Trân Văn

26-1-2023

Muốn biết Mỹ dựa vào đâu và đánh giá như thế nào về tệ nạn “buôn người” ở Việt Nam thì cần đọc “Báo cáo Thường niên về tệ nạn buôn người” năm 2022 của Bộ Ngoại giao Mỹ. Nội dung báo cáo sẽ giúp mỗi người tự thẩm định, phía Mỹ có “khách quan, chính xác” hay không.

Sóng ngầm trong lòng nước Nga

MAIL

Tác giả: Boris Bondarev

Nguyễn Chiến Thắng, dịch

25-1-2023

Boris Bondarev là một nhà ngoại giao tại Bộ Ngoại giao Nga từ năm 2002-2022, sau đó là cố vấn tại Phái bộ Nga tại Văn phòng LHQ ở Geneva. Nguồn: Mail

Châu Âu đang có chiến tranh – bây giờ quan trọng nhất là phải làm tất cả những gì có thể làm để phe chính nghĩa phải chiến thắng – Cựu ngoại giao Nga Boris Bondarev nói.

Kỷ niệm 50 năm ngày ký kết Hiệp định Paris (27-1-1973 — 27-1-2023

Đỗ Kim Thêm

26-1-2023

Ảnh chụp tại buổi lễ ký kết Hiệp Định Paris. Nguồn: RFA

Thưa với trung ương

Nguyễn Thông

25-1-2023

Vẫn biết trung ương là tầm lãnh đạo quốc gia, hơi đâu làm những chuyện cỏn con, nhưng không mách việc cho các ông bà mần, có khi các ông bà lại rỗi rãi không có việc gì làm, rồi sinh ra nhàn cư vi bất thiện. Nay cầm tay chỉ việc: