Tham ô có tổ chức, sự tàn phá khủng khiếp

Đỗ Ngà

23-2-2023

Thỉnh thoảng có người nói về 1+1 không phải bằng 2 mà là bằng 3, bằng 4 và có thể bằng n. Đấy là phép toán mang tính triết lý. Sự thật là có những cá nhân nếu đứng một mình họ chỉ là con số 1 nhỏ nhoi, nhưng khi đứng vào tổ chức, sức mạnh của họ có thể được nâng lên nhiều lần như vậy. Ví dụ như Steve Job, ông đứng một mình không mấy ai thấy tài năng của ông ta, nhưng khi ông đứng vào Apple, sức mạnh của ông được cả thế giới biết đến.

Ông Ca chỉ là thêm một… ‘ca’! (Phần 1)

Blog VOA

Trân Văn

23-2-2023

Tướng công an Đỗ Hữu Ca ngày còn tại chức. Nguồn: Báo NLĐ

Sau một năm giao tranh giữa Nga — Ukraine, ngẫm lại, nước Nga có vĩ đại không?

Nguyễn Văn Nghệ

23-2-2023

Sáng 24-2-2022, Putin ra lệnh nổ súng tấn công vào lãnh thổ nước láng giềng là Ukraine và cuộc tấn công ấy được gọi bằng một cái tên hết sức mỹ miều là “Chiến dịch quân sự đặc biệt”, với mục tiêu “phi quân sự hóa” và “phi phát xít” Ukraine.

Thông điệp của Tổng thống Joe Biden tại Ba Lan

Dialog

Kim Văn Chính, lược dịch

22-2-2023

Kyiv đứng vững, Kyiv tự do và sẽ không bao giờ là một chiến thắng đối với Nga“: đó là thông điệp chính từ bài phát biểu tại Warsaw của Biden.

Nga là một đế quốc đang giải thể

NTV

 Hubertus Volmer trò chuyện với Jan C. Behrends

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

19-2-2023

Đam mê với chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ hai và với sự thống trị Đông Âu: Putin – hình vào tháng 12 trong một cuộc triển lãm về trận chiến giành lại Moscow – ăn mừng “Stalin của năm 1945, người chiến thắng ở Berlin, vị tướng lĩnh vĩ đại”. Nguồn: IMAGO/ SNA

Cảm nhận quê nhà (Phần 6): Những kẻ lội ngược dòng

Nguyễn Thọ

16-2-2023

Tiếp theo Phần 1Phần 2Phần 3Phần 4 và Phần 5

Gặp các anh chị trong Văn đoàn Độc lập, tết 2020. Ảnh: FB tác giả

Tôi từng gọi những người tìm cách lội ngược dòng ở Việt Nam là những con dã tràng. Khi đó phong trào biểu tình chống các hành động gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông còn hừng hực, có những cuộc biểu tình lên đến vài ngàn người ở Hà Nội và Sài Gòn. Con sóng quét sạch những viên cát dã tràng không phải từ phía Trung Quốc bị phản đối, mà lại từ phía chính quyền Việt Nam đang được ủng hộ. Khi đó mặc áo có in chữ Hoàng Sa-Trường Sa là có tội.

Trung Quốc to mồm, Mỹ cứng rắn, Đức chờ xem hành động cụ thể

Thục Quyên

21-2-2023

Bối cảnh Hội nghị An ninh Munich lần thứ 59 (năm 2023)

Các cuộc tranh luận giữa những tầm nhìn khác nhau về trật tự quốc tế trong tương lai thường trừu tượng và mang tính lý thuyết. Nhưng với cuộc xâm lăng Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã biến cuộc đụng độ giữa những khuynh hướng đang cạnh tranh nhau, thành một hiện thực tàn khốc và chết chóc.

Các nền dân chủ tự do trên thế giới đang thức tỉnh trước những thách thức do độc tài và chủ nghĩa xét lại tạo ra, và họ đã thực hiện những bước quan trọng đầu tiên để đẩy lùi làn sóng này. Nhưng để các nguyên tắc tự do-dân chủ chiếm được ưu thế hơn các biến thể chuyên quyền, các nền dân chủ phải cải tổ tầm nhìn của họ về một trật tự quốc tế đáng mơ ước (1).

Một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và tự do, cần được phác họa lại, để củng cố khả năng phục hồi của nền dân chủ trong thời đại cạnh tranh khốc liệt mang tính hệ thống với các chế độ chuyên quyền. Theo ban tổ chức Hội nghị An ninh Munich, để trật tự mới này trở nên hấp dẫn hơn trong cộng đồng quốc tế rộng lớn và giúp nó chiến thắng trong cuộc tranh giành trật tự quốc tế trong tương lai, các nền dân chủ cũng phải lưu tâm đến những lời chỉ trích và quan ngại chính đáng của cộng đồng quốc tế rộng lớn (không chỉ thuộc phương Tây).

Với cuộc xâm lược tàn bạo và vô cớ vào một quốc gia có chủ quyền, Moscow đồng thời tiến hành một cuộc tấn công chống lại các nguyên tắc nền tảng của trật tự sau Thế chiến thứ hai. Tuy nhiên, nỗ lực của một cường quốc độc tài nhằm loại bỏ một nền dân chủ tại một quốc gia/ dân tộc có chủ quyền, không là dấu hiệu duy nhất cho thấy chủ nghĩa xét lại và chuyên quyền đang gia tăng. Mà thêm vào đó, sự ủng hộ ngầm của Trung Quốc đối với cuộc chiến của Nga, tư thế quân sự của Trung Quốc nhằm khẳng định phạm vi ảnh hưởng của riêng mình ở Đông Á, và những nỗ lực toàn diện của nước này nhằm thúc đẩy thay thế trật tự quốc tế tự do dựa trên luật lệ bằng chế độ chuyên quyền, thể hiện tầm thách thức cao độ của chiều hướng chuyên chế.

Mời Trung Quốc tham dự mà không mời Nga và Iran

Giải thích lý do không mời Nga và Iran, chủ tịch Hội nghị An ninh Munich Christoph Heusgen nói: Hội nghị An ninh không coi mình là trung lập. Chúng tôi là một tổ chức trong cơ chế quốc tế đề cao nền chính trị dựa trên luật lệ … và đó là lý do tại sao việc không theo nguyên tắc mời tất cả các quốc gia trong những trường hợp cực đoan như Nga và Iran là hợp lý… Chúng tôi không muốn cung cấp sân khấu cho những tên tội phạm chiến tranh của điện Kremlin tuyên truyền và cũng không cung cấp diễn đàn cho một chế độ vi phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản của con người” (2).

Như vậy, khi Hội nghị An ninh Munich mời Trung Quốc tham dự, lời mời có thể được hiểu là gián tiếp chứng nhận nhà nước cộng sản Trung Hoa không đang gây chiến tranh và không phải là một chế độ vi phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản của con người, đồng thời đặt hy vọng vào tầm ảnh hưởng của Trung Hoa đối với Nga.

Trung Quốc đã mau mắn nhận lời, thế giới thở phào, hy vọng một cuộc họp ngoài lề giữa Mỹ và Trung Quốc có thể hé mở một cơ hội cho Hoà bình.

Trung Quốc to mồm, Mỹ cứng rắn

Sự có mặt của Vương nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã ngăn không cho Hội nghị An ninh Munich chủ yếu trở thành một cuộc độc thoại của phương Tây.

Phía Vương Nghị, ông đã nắm cơ hội “trình diễn” của mình để trấn an thế giới rằng Trung Quốc cam kết tuân theo một trật tự dựa trên luật lệ và hòa bình thế giới (3) mà cơ sở của những mục tiêu này là sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của tất cả các quốc gia.

Tuy nhiên, những nguyên tắc này có vẻ chỉ liên quan đến Đài Loan, mà Vương Nghị một lần nữa nhấn mạnh chỉ là một tỉnh ly khai: “Đài Loan là một phần của lãnh thổ Trung Quốc. Nó chưa bao giờ là một quốc gia độc lập, và nó sẽ không bao giờ như vậy trong tương lai“. Trong khi đó, nhắc tới cuộc chiến Ukraine-Nga, bản thân Vương Nghị không bao giờ đề cập đến từ chiến tranh, mà thay vào đó luôn gọi là “vấn đề Ukraine” hoặc ” cuộc xung đột”.

Một mục đích quan trọng của Vương Nghị trong bài phát biểu tại Hội nghị là cố gắng chia rẽ Âu Châu và Hoa Kỳ, mà theo Bắc Kinh, có vẻ như cuộc chiến đã khiến hai bên xích lại gần nhau quá nhiều. Ông ủng hộ “quyền tự trị chiến lược” của Âu Châu và kêu gọi người Âu Châu phải hết sức thận trọng khi mưu đồ hòa bình tại Ukraine, vì theo Vương Nghị có các “thế lực” giấu tên không quan tâm đến một giải pháp hòa bình vì “lý do chiến lược”.

Reinhard Bütikofer, một chính trị gia Âu Châu thuộc Đảng Xanh, người hiểu biết về Trung Quốc, phê bình: Đây là sự ám chỉ đến Hoa Kỳ, mà Bắc Kinh coi là kẻ hiếu chiến thực sự.

Vương Nghị lớn tiếng quảng bá một Trung Quốc hùng mạnh là sự bảo đảm cho nhân tính và an ninh trên thế giới; kim chỉ nam của Trung Quốc là đối thoại và hiệp thương thay vì đối đầu như thời Chiến tranh Lạnh. (Tiếc thay bài diễn văn và thái độ của ông ta lại gợi nhớ đến chính những luận điệu của Chiến tranh Lạnh).

Đỉnh điểm bài phát biểu là tuyên bố của Vương Nghị sẽ công bố một kế hoạch hòa bình dựa trên sự toàn vẹn lãnh thổ, phản đối xung đột hạt nhân, lưu ý đến các mối quan tâm về an ninh của tất cả các bên liên quan – có lẽ ám chỉ mối lo ngại của Moscow về sự bành trướng NATO có thể xảy ra- nhưng lại hoàn toàn không lên án Nga.

Sử dụng vụ “khủng hoảng khinh khí cầu”(4) Vương Nghị thẳng tay công kích Hoa Kỳ, gọi việc Hoa Kỳ bắn hạ khinh khí cầu là “lố bịch và cuồng loạn”, được thúc đẩy bởi các lý do chính trị quốc nội riêng. Theo ông, đây là một lạm dụng vũ lực không thể chấp nhận được và là một cách phản ứng không phải của một quốc gia mạnh, mà của một quốc gia yếu.

Chỉ một giờ sau bài phát biểu của Vương Nghị , Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris lên diễn đàn xác nhận sự ủng hộ của Hoa Kỳ và phương Tây đối với Ukraine “sẽ tiếp tục cho tới chừng nào còn cần thiết”. Harris đanh thép cáo buộc Nga phạm tội ác chống lại nhân loại. Bà lo ngại vì Bắc Kinh đã mở rộng quan hệ với Moscow và cảnh báo Trung Quốc không được hỗ trợ vũ khí cho Nga trong cuộc chiến chống lại Ukraine.

Cuộc hội đàm kín bên lề giữa ông Vương Nghị và Ngoại trưởng Antony Blinken, theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cũng không được thân thiện lắm, nhưng ít ra hai bên đã chấp nhận nói chuyện thẳng với nhau.

Đức chờ hành động cụ thể của Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Đức, bà Annalena Baerbock (thuộc đảng Xanh) khéo léo hoan nghênh Trung Quốc đã tự thấy có ” trách nhiệm bảo vệ hòa bình thế giới”. Được hỏi bà đón nhận tuyên bố lập kế hoạch hòa bình của Trung Quốc ra sao thì Baerbock trả lời: “Khi (tôi) suốt năm làm việc vì hòa bình, thì phải nắm bắt mọi cơ hội có thể giúp đưa tới hòa bình” (5).

Baerbock cũng cho biết, trong cuộc gặp kín với Vương Nghị bà đã chia sẻ sâu sắc về ý nghĩa của một nền hòa bình công bằng: “Không phải thưởng cho kẻ xâm lược, mà phải bảo vệ luật pháp quốc tế và bảo vệ những người bị tấn công“. Với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc, Trung Quốc có nghĩa vụ sử dụng ảnh hưởng của mình để bảo đảm hòa bình thế giới. Cũng như năm ngoái, đứng trước mối đe dọa hạt nhân từ Nga, Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo với tư cách là thành viên của Hội đồng Bảo An, giờ đây “thật là tốt nếu họ thấy có trách nhiệm đứng lên bảo vệ hòa bình thế giới”.

Hòa bình thế giới dựa trên cơ sở “tất cả chúng ta đều thừa nhận sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của mỗi quốc gia“. Đồng thời, một nền hòa bình công bằng cũng giả định rằng “kẻ vi phạm toàn vẹn lãnh thổ, cụ thể là Nga, phải rút quân khỏi quốc gia bị chiếm đóng“.

Trong khi đó, đa số các chính trị gia Đức như ông Wolfgang Ischinger, cựu chủ tịch Hội nghị An ninh Munich, ông Reinhard Bütikofer, thuộc Đảng Xanh, hoặc giới truyền thông Đức, đều tỏ vẻ hoài nghi về kế hoạch hoà bình của Trung Quốc.

Ischinger cho rằng “Sẽ là một bất ngờ lớn nếu Trung Quốc tự mình trình bày một lộ trình hòa bình hoàn chỉnh. Ai cũng mong đợi….” nhưng theo đánh giá của ông “chờ đợi điều này có vẻ là không thực tế cho lắm”.

Nghị viên Âu châu Reinhard Bütikofer (6) thẳng thừng đánh giá thái độ của Trung Quốc: Bài phát biểu của ông Vương Nghị thể hiện tham vọng đưa Trung Quốc trở thành trung tâm của các mối quan hệ quốc tế….. Bắc Kinh đang “chơi” với lòng cả tin của những người khao khát hòa bình. Điều đáng ngại là những người này sẽ không theo dõi kỹ những gì Trung Quốc thực sự đang làm, và kết quả là “ước muốn sẽ trở thành cha đẻ của sự ngu dốt”.

Lời tuyên bố của Trung Quốc về kế hoạch hoà bình theo Bütikofer chỉ là “một quả bóng bay Trung Quốc đã phóng thử nghiệm mà thậm chí không cần ai phải bắn hạ vì nó sẽ tự nổ tung trên không trung”.

_________

Tham khảo:

(1) https://securityconference.org/publikationen/munich-security-report-2023/executive-summary/

(2) https://www.rnd.de/politik/sicherheitskonferenz-muenchen-2023-russische-offizielle-nicht-eingeladen-JQRHFJ4OHWNATF752NCOLXXJ2E.html

(3) https://www.zdf.de/nachrichten/politik/china-sicherheitskonferenz-ukraine-krieg-russland-100.html

(4) https://www.zdf.de/nachrichten/politik/ballon-china-spionage-usa-wetterballon-100.html

(5) https://www.tagesschau.de/ausland/asien/china-ukraine-initiative-101.html

(6) https://www.rnd.de/politik/pekings-friedensplan-fuer-ukraine-laut-china-experte-keine-ernsthafte-initiative-3WPI4Q67PBCBFDPLA6MLL7W5YY.html

Năm điều điên rồ nhất mà Putin đã nói trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang

Kyiv Post

Trúc Lam, chuyển ngữ

21-2-2023

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại trung tâm hội nghị Gostiny Dvor ở Moscow ngày 21-2-2023. Nguồn: Pavel BEDNYAKOV / SPUTNIK / AFP

‘Tự hào’ gặp… tai nạn và… ‘đầu tư niềm tin’

Blog VOA

Trân Văn

21-2-2023

Ký hoạ chân dung Văn Nghệ Sĩ của Tạ Tỵ: trái, nhà thơ Vũ Hoàng Chương, Gouache 19” x 24”; phải, nhà văn, nhà báo, học giả Hồ Hữu Tường, Gouache 19” x 24”. Sau 1975, cả hai bị Cộng sản bắt đi tù cải tạo, và khi vừa ra tù một thời gian ngắn sau thì chết.

Vệ quốc, chống Trung Quốc vẫn là đắc tội với… “muôn năm”

RFA

Đồng Phụng Việt

21-2-2023

17 tháng 2 năm nay tiếp tục trôi qua trong lặng lẽ, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam tiếp tục câm lặng, không đả động gì đến chuyện này. Vào đúng ngày này năm 1979, Trung Quốc xua đại quân tràn vào các tỉnh cực Bắc Việt Nam, giết sạch, đốt sạch, phá sạch mọi thứ để “dạy cho Việt Nam một bài học” và cũng không có bất kỳ hành động nào để bày tỏ sự tri ân, thương tiếc.

Đã và sẽ còn điên vì… điện? (phần 2)

Blog VOA

Trân Văn

21-2-2023

Tiếp theo phần 1

Việt Nam có thể thiếu điện không? Dường như là không. Nguồn ảnh: AFP

Đã và sẽ còn điên vì… điện? (phần 1)

Blog VOA

Trân Văn

20-2-2023

Chưa có bất kỳ phân tích thấu đáo nào về quản trị – điều hành EVN và lối quản trị – điều hành ấy tác động đến hoạt động của lĩnh vực điện năng cũng như kinh tế thế nào.

Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dựa theo chủ thuyết quốc tế hay cô lập?

Đỗ Kim Thêm

20-2-2023

Dù Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, nhưng Hoa Kỳ vẫn còn là cường quốc quan trọng nhất trong trật tự thế giới hiện đại. Trong các phân tích về chính sách ngoại giao hiện nay, chủ đề Hoa Kỳ luôn gây nhiều thu hút cho công luận.

Ổ tham nhũng nhức nhối tại Sở Y tế Thành phố Đà Nẵng (Phần 2)

Sông Hàn

20-2-2023

Tiếp theo phần 1

Thông đồng với các doanh nghiệp tư nhân để trúng thầu các dự án y tế, các gói thầu thuốc men, hoá chất, vật tư y tế là chuyện thường ngày ở Sở Y tế Đà Nẵng từ nhiều năm nay. Thậm chí doanh nghiệp A thò tay vào soạn thảo các “yêu cầu gói thầu” như chủng loại, nước sản xuất, thông số kỹ thuật, cấu tạo, giá dự toán… sau đó chuyển cho Sở Y tế để nơi này ra “Thông báo mời thầu”, để doanh nghiệp A lại…trúng thầu. Họ cấu kết với nhau như vậy để rút ruột ngân sách, móc hầu bao từ quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) và trên những đồng tiền của những bà mẹ phải bán cả máu của mình để chữa bệnh cho con. Quỹ BHYT có được, cũng từ đồng lương của công nhân, dân lao động nghèo, ăn thất nhân, ác đức như vậy, không trời đất nào có thể dung thứ.

Án văn nghệ Vũ Hoàng Chương (Phần 3)

Nguyễn Thông

15-2-2023

Tiếp theo Phần 1 Phần 2

Cách ly thời dịch COVID năm 2021. Ảnh trên mạng

Xung quanh những người nổi tiếng thường có nhiều giai thoại, những chuyện truyền khẩu, cả hào quang và bóng tối. Chúng cứ tồn tại và phát tán theo thời gian, thực và bịa không biết đâu mà lần. Nhân vật lịch sử, nhất là những lãnh tụ là lắm giai thoại nhất, kiểu như biết 29 ngoại ngữ (không tin cứ hỏi ông Hoàng Chí Bảo), giỏi thuật thôi miên, biết Tạ Đình Đề trốn trên nóc nhà, biết tiên đoán tương lai hậu vận chính xác, biết cả ngày chết giờ chết của mình, hôn hòn đất, bọc gạch ngủ, “nhà mày có khỉ già lắm”, v.v…

Người Việt hải ngoại có đầu hàng?

Yên Khê

19-2-2023

Rã rời

Cách đây hơn 30 năm, một người bạn tôi ở Mỹ, nhưng đi đi về về Việt Nam để làm ăn, nói với tôi rằng, tiếng Việt của người Việt ở Mỹ và người Việt ở Việt Nam đã bắt đầu cách xa nhau, có khi nói cũng không hiểu nhau.

Bao giờ thì có nguyên thủ quốc gia đúng nghĩa?

Nguyễn Ngọc Chu

18-2-2023

1. Thể chế chính trị Việt Nam hiện nay chia quyền lực cho 4 trụ cột: Tổng bí thư (TBT), Chủ tịch nước (CTN), Thủ tướng (TT), Chủ tịch Quốc hội (CTQH), nên không có một ai trong số đó đảm nhận vai trò nguyên thủ quốc gia đúng nghĩa.

Chiến tranh Việt – Trung ngày 17-2-1979 và quan hệ ngày nay

Nguyễn Tuấn Khoa

17-2-2023

Nhân 44 năm ngày chiến tranh Việt-Trung năm 1979, tôi đọc lại hai quyển sách bên dưới, tóm tắt những sự kiện quan trọng để có thêm thông tin mà chúng ta không có được từ sách báo trong nước, về một cuộc chiến mà cho đến nay số liệu vẫn còn mù mờ:

Tầm quan trọng của Hội nghị An Ninh München (Munich)

Thục-Quyên

17-2-2023

Hội nghị An ninh Munich (Münchner Sicherheitskonferenz – MSC) là một hội nghị quốc tế, do một hiệp hội phi lợi nhuận tổ chức tại Munich vào tháng 2 hàng năm kể từ năm 1963.

Nhân dân không bao giờ quên

Mạc Văn Trang

16-2-2023

Ngày 17-2-1979, Trung cộng đã đưa hơn 60 vạn quân, hơn 400 xe tăng và nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh khác, bất ngờ tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta. Chúng gây nên tội ác tày trời “giết sạch, phá sạch”. Mấy vạn đồng bào và chiến sĩ ta đã hy sinh trong cuộc chiến đánh đuổi quân xâm lược.

Phẩm cách quốc dân

Thái Hạo

16-2-2023

Cách đây 2 ngày (14/2) 35 công dân Hàn Quốc, gồm thường dân, luật sư, nhà nghiên cứu chiến tranh Việt Nam, nhiếp ảnh gia, đã tham dự một lễ tưởng niệm đặc biệt trên đất Quảng Nam. Họ đến để làm gì vậy?

Thông tin về vụ án ông Nguyễn Lân Thắng

Lệ Quyên

16-2-2023

Ngày 17/01/2023, cơ quan An ninh điều tra đã ra Bản kết luân điều tra vụ án và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án sang VKSND TP.Hà Nội để truy tố ông Nguyễn Lân Thắng về tội “Làm, tàng trữ hoặc tuyên truyền thông tin tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (quy định tại Điều 117 BLHS).

Cảm nhận quê nhà (Phần 5): Từ cần câu đến củi gộc

Nguyễn Thọ

16-2-2023

Tiếp theo Phần 1Phần 2Phần 3 và Phần 4

Khi CNXH sụp đổ ở Đông Âu cuối năm 1989 thì Trung Quốc đã có kinh tế tư nhân “Mèo trắng-Mèo đen” từ lâu rồi. Ba nước Việt Nam, Cuba, Bắc Hàn loay hoay tìm lối thoát. Đảng Cộng sản Việt nam đã chọn “Đổi mới”, chấp nhận kinh tế tư nhân. Điều này đã khiến xã hội Việt Nam thay đổi, giúp cho chế độ tồn tại. Giả sử Việt Nam chọn con đường XHCN kiên định của Cuba hay chủ nghĩa CS đồ đá của Bắc Hàn thì nhà nước này đã sụp đổ từ lâu, vì không có đủ tiềm lực kinh tế, xã hội như hai nước bạn.

Nghĩa trang ảm đạm tại Nga cho thấy thiệt hại thực sự của chiến tranh

New York Times

Cù Tuấn, dịch

16-2-2023

Mộ của những người lính Nga đã ngã xuống trong lực lượng lính đánh thuê Wagner ở ngoại ô Bakinskaya, một thị trấn ở Nga, chụp tháng 2/2023. Ảnh: internet

Một nghĩa trang ảm đạm, đầy tuyết gần Biển Đen là nơi an nghỉ cuối cùng của ngày càng nhiều binh lính thuộc lực lượng lính đánh thuê Wagner, một minh chứng cho những thương vong to lớn mà Nga phải gánh chịu trong cuộc xâm lược Ukraine.

Ẩn họa phía sau… “nước chỉ có một”!

RFA

Đồng Phụng Việt

15-2-2023

Nhóm nhạc NewJeans của Hàn Quốc có sự tham gia của ca sĩ Hanni Pham. Nguồn: FB Hanni Phạm

Tổng thống Đức cùng một đoàn doanh nghiệp bãi bỏ chuyến thăm Việt Nam

Thục Quyên

15-2-2023

Sau cuộc viếng thăm đầu tháng 11-2022 của Thái tử và Công nương Đan Mạch, dẫn đầu hơn 30 doanh nghiệp đến Việt Nam với chủ đề “Chung tay kiến tạo tương lai xanh hơn’’, thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng đã nhanh chóng ghé thăm Hà Nội trên đường đi dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Indonesia, để nhắc lại tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác tốt đẹp Đức-Việt, cũng như trình bày một kế hoạch hành động với các dự án chung quan trọng (1).

Ổ tham nhũng nhức nhối tại Sở Y tế Thành phố Đà Nẵng (Phần 1)

Sông Hàn

15-2-2023

Đà Nẵng là địa phương mua test kit Việt Á cao nhất nước. Sở Y tế Đà Nẵng cũng dính hàng hoạt sai phạm trong đấu thầu, mua sắm trang thiết bị phòng dịch, thuốc men điều trị… Tuy vậy, thành phố này đang là “thánh địa” bất khả xâm phạm của các cơ quan tố tụng.

Biển Đông, chính trị và thứ gì trên hết?

Blog VOA

Trân Văn

14-2-2023

Tuần trước, ông Ferdinand Marcos Jr. (Tổng thống Philippines) đến thăm Tokyo và tại đó ông Marcos đã ký thỏa thuận mở rộng hợp tác quân sự với Nhật. Nguồn: Reuters

Hãy thẳng tay một lần đi, đủ rồi!

Đỗ Ngà

14-2-2023

Cách đây 4 năm, bạn mất 34 năm lao động để mua một căn nhà nhưng hiện nay, bạn phải mất 57 năm. Vậy thì thị trường bất động sản Việt Nam đã cướp mất 23 năm tiền công lao động của bạn chỉ trong 4 năm. Đây có thể ví như trò “siết cổ êm dịu” bởi người dân “mất rất nhiều nhưng nhận được có bao nhiêu”? Đây là sự ăn cướp tàn nhẫn nhất và khó thấy nhất.

Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, em họ ông Nguyễn Xuân Phúc bị khởi tố lần hai

Nông Văn Tiềm

14-2-2023

Hôm qua, ngày 13-2-2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty TNHH Một thành viên Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam (gọi tắt là NXBGD).