Án văn nghệ Vũ Hoàng Chương (Phần 1)

Nguyễn Thông

13-1-2023

Sài Gòn năm 1970. Ảnh tư liệu

Mấy hôm nay, vài tờ báo nhắc đến tên tuổi thi sĩ Vũ Hoàng Chương sau khi Viện Hàn lâm Thụy Điển, nơi có trách nhiệm xét và trao giải Nobel văn chương “giải mật” công bố danh sách những người được đề xuất nhận giải danh giá này năm 1972. Suốt năm 50, một đề xuất bị cất giấu trong bí mật theo quy định của giải. Còn người được nhà văn Thanh Lãng đề nghị, thi sĩ Vũ Hoàng Chương, cũng bị thể chế “cách mạng” chôn vùi sự nghiệp lừng danh, cả khi ông sống lẫn đã chết.

Nói chính xác, Vũ Hoàng Chương là một tên tuổi, danh tiếng lẫy lừng trong đời sống văn chương văn nghệ nước nam ta. Chỉ có điều, sự tỏa sáng bị đứt đoạn theo thời cuộc, nhất là theo thể chế chính trị cầm quyền.

Nhắc tới Vũ Hoàng Chương trước năm 1945, tức là trước cách mạng tháng 8, nếu bỏ khuyết Vũ Hoàng Chương thì đó là sai lầm không thể chấp nhận. Không có thơ Vũ, nền thơ bấy giờ sẽ bị lỗ hổng rõ to, chống chếnh, thiếu thứ gì đó rất cơ bản, mặc dù khi ấy đã có những Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử, Thế Lữ, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Trần Huyền Trân, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Nhược Pháp… sáng rực rỡ. Mỗi người một vẻ nên không ai trên bầu trời thi ca ấy có thể thay thế được bản sắc riêng của Vũ Hoàng Chương.

Anh em ông Hoài Thanh – Hoài Chân năm 1942 đã viết về Vũ Hoàng Chương sau khi đọc tập thơ đầu tiên của Vũ, tập “Thơ say”: “Kể, cái say sưa của Vũ Hoàng Chương là một thứ say sưa có chừng mực, say sưa mà chưa hẳn là trụy lạc”. Thời đó, khi chưa bị chính trị chi phối, dắt mũi thô bạo, người ta nghĩ về nhau một cách công tâm vậy.

Sau khi đất nước bị chia cắt năm 1954 (còn lực lượng nào “có công”, thủ phạm chính trong sự chia cắt ấy, sau này lịch sử sẽ khách quan, đánh giá đúng đắn hơn), Vũ Hoàng Chương sống định cư trong Nam, là một thứ tên tuổi hàng “top” của làng văn nghệ. Nói tới thơ miền Nam trước năm 1975, có lẽ vị trí đứng đầu phải là Vũ Hoàng Chương.

Trái ngược với miền Nam, ở miền Bắc những năm đó, Vũ Hoàng Chương bị án “tử hình về văn nghệ”, đã “chết” như khá nhiều người có số phận giống ông, những Đinh Hùng, Phạm Duy, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Vỹ, Nhất Linh, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Mạnh Côn, Võ Phiến… Thậm chí cả những tên tuổi như Vũ Bằng (sau này nghe nói được cài vào Nam hoạt động), Nguyễn Bính một hồn thơ hiền lành đa cảm tài hoa nhất mực, Vũ Trọng Phụng vốn chả gây thù chuốc oán gì với họ, Khái Hưng đấng bậc của nhóm Tự lực văn đoàn… mà họ còn nghỉ chơi, cấm tiệt thông tin, cấm tiệt xuất bản, loại hẳn khỏi sách giáo khoa và đời sống văn nghệ, huống hồ là những người đang sống, sáng tác trong chế độ “ngụy quyền”. Với phe cộng sản, văn nghệ phải đi với chính trị, tuyệt đối phục tùng chính trị. Chỉ cần trái ý họ, không làm theo lời họ là bị thi hành án, mà rõ nhất là Nhân văn giai phẩm với những nhân vật chiếu trên trong đời sống văn nghệ khi ấy như Nguyễn Hữu Đang, Trương Tửu, Phan Khôi, Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Phùng Quán…

Nói thế để thấy rằng một người như Vũ Hoàng Chương, cộng sản luôn coi là kẻ không đội trời chung, có tài mấy hay mấy cũng phải bị hủy diệt, cả danh tiếng lẫn con người.

(Còn tiếp)

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN


  1. Thôi hết rồi GÁC MÂY, Phú Nhuận ảo mộng Lửa Từ bi ! Giờ chỉ còn GÁC BÚT giữa đêm Vĩnh biệt Sài Gòn !!!
    *********************************************

    Thi bá rời Gác Bút đêm Sài Gòn
    Tinh cầu vào quỹ đạo epsilon
    Hà Nội ơi ! Sài Gòn hỡi ! Vĩnh biệt !
    Tâm thơ luân hồi vẫn thế trường tồn
    Quỷ đỏ Mao + Hồ cười đêm trắng
    Bất khuất Hồn thơ giữa Lòng Sài Gòn
    Giờ tường tai gắn quanh đầy cú vọ
    Láng giềng dạ Ai vẫn xanh non ?
    Hàng xóm sọ vừa tự nhuộm đỏ ?
    Nội chiến Hai vừa dứt chắc vẫn còn
    Âm ỉ cháy ngầm hận thù huynh đệ
    Thi sĩ vừa Vĩnh biệt nửa đêm Sài Gòn
    Tâm bút họa thơ không tàn vạn kiếp
    Lửa Thiêng bùng cháy như Hỏa sơn
    Hải đăng ngoài khơi Biển Đông ngời sáng
    Xóa tan mù mịt trùng dương oán hờn

    https://www.youtube.com/watch?v=mL94lTvA68c
    Hoàng Hạc Lâu (Lời thơ: Vũ Hoàng Chương & Nhạc: Cung Tiến)
    – Nguyễn Thành Vân & Việt Hùng (piano)

    Thi bá tạm biệt Sài Gòn từ Gác Bút
    Bay vút Chim Câu Trắng đỉnh Giang Sơn
    Đền Hùng bao dung đón chào đoàn tụ
    Kiếp nhân gian say tĩnh bao cung đàn
    Nhà thơ ngây thơ thơ ngây chính ch..ị
    Gác Mây, Phú Nhuận lầm luận bàn
    Nằm vùng núp ma Hồ + Mao quỷ đỏ
    Lửa thiêu thân giật sập cả Miền Nam
    Bao giờ giải mật tuyệt tác tuyệt ác
    Sự Thật giải fóng fỏng d..ái Sài Gòn:
    Từ ấy sống dở cũng như chết thật !
    Tháng Tư Đen từ đấy phủ tối Sài Gòn
    Như Hiệp định Genève bao trùm Hà Nội
    Bao giờ thoát đại Hồng Thủy, Nước Non ???

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT


    Nguyện cầu

    Vũ Hoàng Chương -Rừng phong (1954)

    Ta còn để lại gì không?
    Kìa non đã lở, này sông cát bồi
    Lang thang từ độ luân hồi
    U minh nẻo trước xa xôi dặm về
    Trông ra bến hoặc, bờ mê
    Nghìn thu nửa chớp, bốn bề một phương
    Ta van cát bụi bên đường
    Dù nhơ, dù sạch đừng vương gót này
    Ðể ta tròn một kiếp say
    Cao xanh liều một cánh tay níu trời
    Nói chi thua được với đời
    Quản chi những tiếng ma cười đêm sâu
    Tâm hương đốt nén linh sầu
    Nhớ quê dằng dặc ta cầu đó thôi
    Ðêm nào ta trở về ngôi
    Hồn thơ sẽ hết luân hồi thế gian
    Một phen đã nín cung đàn
    Nghĩ chi còn mất, hơi tàn thanh âm.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây