Bọn họ đã ngồi xổm trên quốc gia, dân tộc

FB Nguyễn Tiến Tường

30-10-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Thứ một là Khải Silk. Đừng có bạo biện cho gã nữa. Đừng có nói ở Việt Nam cái gì cũng giả. Cái gì cũng giả được nhưng Khải Silk tuyệt đối không được. Vì rằng, gã đã thành công với một câu chuyện khơi gợi niềm tự hào dân tộc. Vì đó là lụa, lụa là tinh túy, là thời gian, là văn hóa dồn chất cả một dòng chảy lịch sử. Gã đem thứ từ phương Bắc về là lừa đảo, cõng rắn cắn gà nhà, rước voi giày mả tổ. Là ăn cắp niềm tin của người Việt. Niềm tin ấy, dù là có dùng hay không dùng khăn của gã, cũng đều tổn thương như nhau.

Đừng có bênh vực nữa. Khăn lụa của Khải Silk có trong hệ thống khách sạn cao cấp. Được khách quốc tế sử dụng như một “tặng vật Việt Nam”. Hơn thế, nó được sử dụng làm quà tặng trong các nghi lễ quốc gia. Có nghĩa là gã không chỉ lừa người Việt mà còn lừa cả thế giới.

Cái gốc của tăng biên chế

FB Huy Đức

30-10-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Như thường lệ, các đại biểu Quốc hội lại bàn về “giảm biên chế, thu gọn đầu mối…” như những người… ngoài cuộc. Chưa thấy ai đặt câu hỏi đúng để tìm câu trả lời vì sao công cuộc tinh giảm biên chế và bộ máy được bắt đầu từ thập niên 1990s tới nay đã không thành hiện thực.

Trong các năm 1991-1994, biên chế đã từng giảm được 31.000 người, để rồi trong các năm 1995-1998, số biên chế lại tăng trở lại 113.000 người. Cuối năm 1998, tổng số người hưởng lương và phụ cấp là 2,5 triệu người, trong đó, biên chế của bộ máy nhà nước là 1,3 triệu. Đây là giai đoạn thứ Hai của thời kỳ “phát triển kinh tế nhiều thành phần”, thời ký “tiền kinh tế thị trường…” trong khi cung cách quản lý của nhà nước vẫn là “quan liêu bao cấp”. Nhu cầu hành chánh của dân tăng lên vì được tự do làm ăn, tự do đi lại… thì bộ máy đáp ứng nhu cầu đó tất nhiên phải tăng lên.

Quảng Trạch, Quảng Bình: Tôi không có tiền “chạy” nên sự thật bị bẻ cong

Minh Nguyên – Tuấn Bình

30-10-2017

Đó là nỗi bức xúc của bà Lê Thị Đàm (sinh 1950), Huy chương kháng chiến Hạng Nhất (thường trú tại thôn Vân Tiền, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) trao đổi với phóng viên. Bà Đàm cho chúng tôi biết:

Chiều ngày 20/9/2017, sau 20 ngày bà mới nhận được Quyết định (QĐ) ban hành trái pháp luật số 2206/QĐ-UBND, ngày 31/8/2017 của Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch “V/v giải quyết tranh chấp đất đai giữa bà Lê Thị Đàm và bà Cao Thị Chường” trú cùng thôn. Quyết định trên cố ý làm trái thực tế hiện trạng, gây thiệt hại cho bà Đàm, người có công cách mạng. 

Liên minh Mỹ-Israel và bài học cho quan hệ quân sự Việt-Mỹ

Nghiên cứu Quốc tế

Ngô Di Lân

30-10-2017

Ảnh: internet

Mặc dù tranh chấp Biển Đông trong thời gian gần đây dường như đã “nguội đi” ít nhiều so với những năm trước, việc đạt được một thoả thuận nhằm giải quyết toàn bộ tranh chấp hết sức phức tạp tại thời điểm này vẫn chưa khả thi. Xung đột vũ trang ở điểm nóng này vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, và vì một cuộc chiến tranh sẽ dẫn đến một kết cục “cùng thua” cho tất cả các bên, các nhà hoạch định chính sách cần chuẩn bị mọi phương án để ngăn ngừa nguy cơ này xảy ra.

Tại sao chúng ta hốt lại những thứ mà dân tộc khác đổ đi?

FB Nguyễn Ngọc Chu

30-10-2017

Các Mác và Lê Nin. Ảnh: internet

1. Karl Marx (5/5/1818-14/3/1883) là một nhà khoa học lớn. Ông là nhà triết học, kinh tế học, xã hội học. Ông là nhà báo, là nhà lý luận chính trị. Ông là nhà cách mạng xã hội. Viết về ông vô vàn pho sách.

Karl Marx là một vĩ nhân của dân tộc Đức. Nhưng người Đức không áp dụng tư tưởng và mô hình chủ nghĩa xã hội của Karl Marx vào đời sống. Họ vứt bỏ tư tưởng và chủ thuyết xã hội chủ nghĩa của ông.

Nên đẩy nhanh tiến trình Hội Cờ Đỏ

Vũ Thạch

30-10-2017

Tình hình Việt Nam đang càng lúc càng giống các chế độ độc tài khác vào giai đoạn chót, cụ thể như hiện tượng nhà cầm quyền tung ra những nhóm “quần chúng tự phát ủng hộ chính quyền” như Hội Cờ Đỏ để đối đầu với khối quần chúng phản đối.

Một số hình ảnh còn rõ nét trong trí nhớ công luận như cảnh nhóm ủng hộ chính quyền tại Ai Cập cưỡi lạc đà xông vào đám đông dân chúng; hay cảnh nhóm ủng hộ chính quyền tại Venezuela xông vào quốc hội, dùng cán cờ và gậy gộc đánh các dân biểu độc lập v.v…

Nhóm ủng hộ chính quyền ở Ai Cập, cưỡi lạc đà xông vào đám đông. Nguồn: EPA

Từ Hội Cờ Đỏ tới Hồng Vệ Binh

FB Từ Thức

30-10-2017

Hội Cờ Đỏ kéo về xã Sơn Hải, Quỳnh Lưu, Nghệ An hôm 29/10/2017. Ảnh: Facebook

Giới cầm quyền cho hay nhóm Cờ Đỏ do nhân dân “tự động” thành lập để đánh phá những người chống chế độ. Quả thực VN là một nước dân chủ: ai muốn lập đảng cứ lập, ai muốn biểu tình, cứ tự nhiên.

Người ta ví nhóm Cờ Đỏ VN với Vệ Binh Đỏ của Tàu. Theo đúng phong tục: cái gì có ở Tàu, sẽ có ở VN.

Nhắc cho các đảng viên Cờ Đỏ một sự kiện lịch sử: Mao thành lập Vệ Binh Đỏ để củng cố quyền lực, nhưng khi đã tàn sát hết các đối thủ và lực lương thù nghịch, Mao sợ nạn kiêu binh, đã quay lại tàn sát bọn Vệ Binh Đỏ cũng tàn bạo không kém.

Tiếc cho Tố Hữu

FB Mạc Văn Trang

29-10-2017

Tố Hữu, nhà thơ cách mạng sắt máu. Ảnh: internet

Hôm nọ, nhìn thấy rặng cây phong vàng rực lá trong chiều thu Ba Lan, tôi bất chợt kêu lên: Sao Nguyễn Du tài thế, ông nhìn thấy rừng phong vàng vào mùa thu ở đâu mà viết trong truyện Kiều: “… Người lên ngựa kẻ chia bào/ Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san…“. Bất chợt tôi tự hỏi: Nguyễn Du từng đến Ba Lan/ Từng say ngắm thu vàng ngày xưa?

Cũng với tâm cảm như vậy, không hiểu sao khi bước chân xuống Vacsava, tự nhiên từ trong tiềm thức bật lên bài thơ “Em ơi… Ba Lan” của Tố Hữu: “Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan/ Đường bạch dương sương trắng nắng tràn/Anh đi, nghe tiếng người xưa vọng/ Một giọng thơ ngâm, một giọng đàn“.

Xin ngừng trình diễn những trò hề lố bịch, rẻ tiền

Thạch Đạt Lang

29-10-2017

Sáng sớm chủ nhật, lai rai nhâm nhi ly cà phê sữa Diamond, lang thang vào “phây búc”, thấy ngay tấm ảnh của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngồi ăn cơm cùng với công nhân công ty TaeKwang Vina ở Đồng Nai. Trong ảnh, thấy ông Phúc mặt mày tươi tỉnh ngồi bên cạnh hai người, môt nam, môt nữ tươi cười, hớn hở, dường như đang nghe ông Phúc (nghiêng đầu) nói một câu gì đó ý nhị nên nụ cười của họ rất… tới bến, hết cỡ thợ mộc.

Thư ngỏ gửi Đại biểu Quốc hội

Nguyễn Đình Cống

29-10-2017

Trước đây nhiều lần tôi gửi thư góp ý cho Quốc hội về một số việc. Có lần ý kiến được đăng trên báo Người Đại biểu Nhân dân, được nhận tiền nhuận bút, còn phần lớn không có phản hồi. Lần này tôi gửi thư ngỏ, hy vọng có một số đại biểu (ĐB), đọc được, ngoài ra để những ai quan tâm có thể bình luận.

Quốc hội (QH) mang danh là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, nhưng thực chất cơ bản là bù nhìn. Những vấn đề lớn của Quốc gia đã được thảo luận và thông qua tại Bộ Chính trị của ĐCS, đem ra QH để bỏ phiếu. Việc như vậy chỉ là hình thức, không những lãng phí công sức, thời gian và tiền của, tạo ra tâm lý coi thường QH, mà còn làm lộ rõ tính chất nô lệ, làm mất lòng tin của nhân dân.

Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng

Tương Lai

29-10-2017

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 19

Mời đọc lại: Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 10: Thật đáng xấu hổ!  —  Số 11: Tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với đảng Nguyễn Phú Trọng  —  Số 12: Thế Sự Du Du  —  Số 13: Chân lý là cụ thể  —  Số 14: Những bục vỡ khó tránh khỏi  —  Số 15: Đôi điều ngẫu hứng về “ngày Người Cao Tuổi”  —  Số 16: Những lời tâm huyết gửi cho ai  —  Số 17: Lan man về chuyện trích dẫn văn chương  —  Số 18: Thiên tài liền với thiên tai một vần

Ấy là muốn nói về chuyện bà Lan Bí thư Đảng ủy Xã Đồng Tâm bị Đảng của ông tổng Trọng khai trừ. Theo đường mòn cảm khái xưa cho thân phận người phụ nữ thì có thể lẩy câu Kiều “Rằng “hồng nhan tự thuở xưa, Cái điều [oan khốc] có chừa ai đâu. Nỗi niềm nghĩ đến mà đau”. Nhưng với sự kiện bà Lan, người phụ nữ xã Đồng Tâm từng dõng dạc đọc bản cam kết viết tay có chữ ký và điểm chỉ của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đối với toàn thể người dân xã Đồng Tâm trưa hôm 22/4/2017 trước sự chứng kiến và reo hò vang dậy của hơn một ngàn người dân có mặt tại Nhà Văn hóa xã Đồng Tâm, nơi đây người dân sẽ thả những chiến sĩ cảnh sát cơ động và công an bị tạm giữ ở đây để làm con tin sau khi tuyên đọc “cam kết” nhằm tránh sự lật lọng quen thuộc, ngón võ sở trường của chính quyền, thì sự cảm khái kia trở nên khập khiễng và lạc lõng!

Hà Nội và chính sách “Hai Việt Nam”

Phan Nguyên

29-10-2017

Những đợt bắt bớ điên cuồng từ đầu năm đến nay, bên cạnh việc háo hức mời gọi các quốc gia tư bản đến Việt Nam để làm ăn, đang ngày càng phác thảo rõ chính sách hai mặt của Hà Nội.

Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang phản đối nhà cầm quyền hôm 2-4-2016, sau khi họ bị công an đàn áp dã man. Ảnh: internet

Ở Việt Nam lúc này, các lời giới thiệu nồng nhiệt về hoạt động cho hội nghị APEC vào giữa đầu tháng 11 ở Đà Nẵng đang rất nhịp nhàng với những tiếng búa tòa kết tội chính trị, như vụ án của sinh viên Phan Kim Khánh tại Thái Nguyên. Mức án 6 năm tù cho người thanh niên này được cho là lời cảnh báo từ giới cầm quyền gửi đến giới trẻ Việt Nam rằng hãy để yên cho Hà Nội tìm cách làm ăn, ít nhất là trong giai đoạn này.

Chất đất sét của đá tảng Macxit – Bài 4: Giá trị thặng dư

Nguyễn Đình Cống

28-10-2017

Các Mác, tác giả của chủ nghĩa Mác-Lenin. Ảnh: internet

Tiếp theo: Bài 1: Bản chất con người  ––  Bài 2: Vật chất và Ý thức  —  Bài 3: Đấu tranh giai cấp.

Những người tôn sùng CNML cho rằng “Giá trị thặng dư” (GTTD) là một phát hiện vĩ đại của Mác, là hòn đá tảng vững chắc trong học thuyết Kinh tế chính trị của CNML. Theo đó tư bản (TB) đã bóc lột công nhân (CN) bằng GTTD. Tóm lược về GTTD bằng công thức sau: M = GT – (C + V) … (1) Trong đó M là giá trị thặng dư; GT là giá trị của hàng hóa; C là tư bản bất biến, gồm khấu hao công nghệ và chi phí cho nguyên vật liệu, năng lượng; V là tiền công trả cho CN để mua sức lao động. Mác cho rằng toàn bộ M là do lao động của CN tạo ra, bị TB chiếm.

GS Tạ Ngọc Tấn: ‘Gorbachev là kẻ cơ hội’

BBC

28-10-2017

Giáo sư Tạ Ngọc Tấn phê phán “kẻ cơ hội Mikhail Gorbachev” trên đài truyền hình Việt Nam. Ảnh: VTV1

Một giáo sư tại Việt Nam nói sai lầm của Liên Xô dẫn tới sụp đổ là “đưa một loạt những kẻ cơ hội, đặc biệt là Gorbachev lên vị trí cao nhất”, và “thiếu dân chủ trong Đảng”.

Theo ông đây là bài học đắt giá cho “công tác xây dựng Đảng”.

Giáo sư Tạ Ngọc Tấn phát biểu như vậy hôm 26/10/2017 nhân một sự kiện kỷ niệm Cách mạng Tháng 10 Nga (1917-2017) ở Hà Nội.

Khi kẻ thù là… nhân dân

Blog RFA

Trương Duy Nhất

28-10-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Lại tiếp thêm một “chiến trận” Biên Hoà.

Thay vì bảo vệ quyền đi lại bình thường của người dân, chính quyền đã huy động một lực lượng hùng hậu như dàn trận, với trên 100 cảnh sát giao thông, cơ động tác chiến các loại lăm lăm gậy gộc, dùi cui, còng tay và súng đạn để bảo vệ quyền thu phí cho trạm BOT Biên Hoà.

Cuộc dàn trận thành công. Không một tài xế nào dám dùng tiền lẻ. BOT Biên Hoà trở lại với “tiến trình tiền” như cũ.

Cấm xuất cảnh nhà báo viết bài về sai phạm tại dự án của ông Vũ Nhôm, Công an TP Đà Nẵng hãy cẩn trọng!

FB Hoàng Hải Vân

28-10-2017

Đại tá Nguyễn Đức Dũng, Trưởng phòng Tham mưu tổng hợp Công an TP.Đà Nẵng. Ảnh: MTG

Để các anh chị làm “công tác chỉ điểm” đỡ mất công soi mói chữ nghĩa, trước hết xin giải thích cho rõ về đầu đề của cái tút này: Người bị cấm xuất cảnh là nhà báo Dương Thị Hằng Nga, nhà báo này từng viết loạt bài về những sai phạm tại dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước của chủ đầu tư là ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm). Việc cấm xuất cảnh diễn ra sau khi có loạt bài điều tra của nhà báo này được đăng trên Tạp chí Giao thông. Lý do cấm xuất cảnh có thể là vì loạt bài này hoặc có thể vì một lý do khác, nhưng dù vì lý do khác thì cái đầu đề trên vẫn chặt chẽ không cần phải cải chính.

Tìm đường nào để… sống?

Vũ Thạch

28-10-2017

Không chỉ những người hoạt động xã hội có tên trong sổ đen mà cả phần lớn dân chúng khi bị “mời” vào các đồn công an gần đây đều phải nghe câu hạch hỏi: “Tại sao lại nghe lời phản động xúi giục?” Người bị hỏi thường giật mình thắc mắc. “Phản động” là ai và đã xúi giục họ những gì.

Thực tế là mỗi người dân bình thường như họ chỉ thấy:

– Lãnh đạo đảng càng phản đối TQ vi phạm chủ quyền biển đảo VN, lại càng cho vào từng sư đoàn “công nhân” TQ vào sâu trong đất liền, và đẩy hàng trăm ngàn lao động VN ra nước ngoài kiếm việc. Lãnh đạo càng vạch trần các công trình xây dựng cẩu thả, nguy hiểm do nhà thầu TQ thi công, lại càng giao các gói thầu mới cho TQ. Người dân nào chỉ ra sự vô lý đó là nghe theo “phản động”?

Cải cách thể chế tại Việt Nam – Khi thay đổi không là điều tất yếu

Cafe Sách

Tác giả: John Gillespie

Dịch giả: Étranger Nguyen

27-10-20

Ảnh bình sách

Lý thuyết về nhà nước pháp quyền ra mắt năm 1991 tại Việt Nam đã mở ra những cuộc tranh luận cho phép các nhà bình luận Việt Nam đánh giá lại những khái niệm pháp luật xã hội chủ nghĩa đã tồn tại trong một thời gian dài. Những khác biệt hết sức đa dạng trong các tranh luận của họ, đã được xem xét trong chương này, thể hiện nhiều cách hiểu khác nhau về pháp luật xã hội chủ nghĩa. Trong một vài lĩnh vực pháp luật xã hội chủ nghĩa đã được đồng hóa với những quyền pháp lý đến từ pháp luật tư bản chủ nghĩa; trong một số lĩnh vực khác nó vẫn sử dụng những quan điểm từ vài thập niên trước của pháp luật Liên Xô.

Có thể đưa ra ba xác nhận liên quan lẫn nhau về những thay đổi khả dĩ trong lĩnh vực pháp luật dựa trên những tranh luận pháp lý đã xem xét trong suốt chuỗi bài viết.

Nền Dân Chủ Phủ Quyết, Các Biện Pháp Kiểm Soát và Quân Bình

The American Interest

Tác giả: Francis Fukuyama

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

18-10-2017

Kể từ đầu nhiệm kỳ tổng thống của Donald J. Trump, người Mỹ đang trải nghiệm đầy lo ngại về một chính phủ hiến định.

Các Bậc Quốc Phụ đã định hình cho bản Hiến Pháp Hoa Kỳ một cách chính xác để đối phó với trường hợp về một người nào đó giống như Donald Trump trở thành Tổng thống. Họ đã tinh thông lịch sử của nước Cộng Hòa La Mã và sự sụp đổ của nhà nước này, và họ hoài nghi về việc công luận dân chủ sẽ luôn chọn ra được những nhà lãnh đạo khôn ngoan và có trình độ. Hệ thống phức tạp về các biện pháp kiểm soát và quân bình tạo thành hệ thống của chúng ta được phác hoạ để ngăn chặn chế độ bạo chúa kiểu Caesarism, nghĩa là việc tập trung quá mức quyền lực trong bất kỳ một bộ phận nào của chính phủ.

Mô hình quốc gia liên bang: một quốc gia hai chế độ

FB Trương Nhân Tuấn

27-10-2017

Việt Nam hiện nay đang đối mặt trước nhiều vấn đề nan giải: đối nội thì phát triển kinh tế ì ạch, nạn tham nhũng tràn lan ở mọi cấp đảng và chính quyền, xã hội bất an dưới thì trộm cướp, trên thì lạm dụng quyền lực, mọi mặt văn hóa, giáo dục, an sinh xã hội… đều tồi tàn, hạ tầng cơ sở yếu kém, tài nguyên dầu khí đã khai thác cạn kiệt trong khi nợ công ngày càng tăng cao, (lợi tức quốc dân sẽ không đủ để trả nợ)… Đối ngoại thì kém cõi trong việc giải quyết tranh chấp biển Đông, thứ bậc uy tín quốc gia mỗi ngày mỗi suy giảm…

Chiếc xe ngựa và đoàn tàu siêu tốc

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

27-10-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

“Giáo dục truyền thống thường dạy học sinh về một thế giới không còn tồn tại…Sau đây 30 năm, khuôn viên các trường đại học lớn sẽ là phế tích”. (Peter Drucker, 1997)

Đổi mới hệ điều hành

Lời tiên đoán táo bạo của Peter Drucker cách đây 20 năm liệu có trở thành sự thật? Thế giới Internet và IoT (Internet of Things), cùng với những thành tựu mới về sinh hóa (biochemistry) và vật lý lượng tử (quantum physics) như đoàn tầu siêu tốc (thế hệ 3.0) đang làm biến đổi diện mạo thế giới. Tuy nhiên thể chế chính trị và quản trị điều hành của Việt Nam vẫn theo hệ điều hành 1.0. Người Viêt vẫn đang tranh cãi về “đổi mới vòng hai” (Reform 2.0).

Lu bu thế sự cho chuột nó tha

Thạch Đạt Lang

27-10-2017

Bố mẹ sinh viên Phan Kim Khánh đòi tự do cho con. Ảnh: internet

Vậy là Phan Kim Khánh lãnh đúng 10 củ của tòa án tỉnh Thái Nguyên, 6 củ có cơm bưng, nước rót, 4 củ tự biên tự diễn tại nhà vì đã (lỡ) yêu nước theo truyền thống dân tộc, ngược lại với quan niệm chính thống của bác Hồ và đảng CSVN.

Từ nay cho đến hết 6 năm tới, Khánh không còn phải bận tâm, lo nghĩ đến chuyện cơm ăn, áo mặc, chuyện học hành, sách vở… các cái linh tinh. Cơm sẽ được ăn đủ 3 bữa, điểm tâm, trưa, chiều, ăn món gì, đầy đủ dinh dưỡng không, chẳng quan trọng, no là được, quần áo kẻ sọc sẽ được cấp phát thoải mái một năm hai bộ, cũ hay sờn, rách được phép một đổi một, đi đứng có người hộ tống, ra vào có người mở cửa, đóng cửa, tối có bảo vệ canh gác cho giấc ngủ bình yên nhiều mộng đẹp, không sợ bị quấy phá, làm phiền.

Đọc “Những Mảnh Đời Sau Song Sắt” của Phạm Thanh Nghiên

Thạch Đạt Lang

27-10-2017

Ảnh bìa sách: “Những Mảnh Đời Sau Song Sắt”, của Phạm Thanh Nghiên

Tôi biết đến quyển Những Mảnh Đời Sau Song Sắt của Phạm Thanh Nghiên khi đọc lời giới thiệu của tác giả Đào Trường Phúc trên Đàn Chim Việt. Tò mò, tìm hiểu lý do nào khiến một cô gái ốm yếu, chưa bao giờ nặng đến 45 kg, cận thị nặng, bệnh tật dầm dề sau những năm tháng tù tội, bị hành hạ, đánh đập, tra tấn… vẫn ngẩng cao đầu, tiếp tục bước đi trên con đường mình đã chọn mà không hề sợ hãi, chùn bước trước gông cùm, tù đày, bạo lực của kẻ thù – chế độ cộng sản Việt Nam – khiến tôi nhanh chóng đặt mua sách trên amazon.

Hai ngày sau, khi nhận được sách, chỉ mới đọc hết chương đầu với lời bộc bạch của Nghiên, tôi thấy mắt mình cay cay vì cảm nhận được chân tình, sự quả cảm của Nghiên qua những lời tự thuật. Thường, những người viết hồi ký chỉ khoe khoang những thành tích, chiến công của mình, hoặc chí ít nói về gia đình danh giá, xuất thân vọng tộc… ít người nói đến những khuyết điểm, thất bại của mình trong cuộc đời. Phạm Thanh Nghiên ngược lại, thú nhận một số những hành động (theo sự tự đánh giá bản thân) là lỗi lầm, thất bại của chính mình, những lỗi lầm, thất bại khó lòng sửa chữa, không thể tha thứ. Đó không phải là điều ai viết hồi ký cũng làm được.

Vì sao “Hội Cờ Đỏ” ngang nhiên phá phách tại Nghệ An?

Paulus Lê Sơn

27-10-2017

Hội cờ đỏ đấu tố linh mục Đặng Hữu Nam ở Nghệ An trước đây. Ảnh: báo Nghệ An

Ngày 26 tháng 10 năm 2017, Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc có thư yêu cầu gởi đến các cấp lãnh đạo của Nghệ An phản đối và yêu cầu trả lời về việc “ Hội Cờ Đỏ” tụ họp tại xã Sơn Hải, Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Hãy nói chính trị và hãy làm chính trị

Trung Nguyễn

27-10-2017

Sinh viên Phan Kim Khánh, vừa bị kết án 6 năm tù giam, 4 năm quản chế. Ảnh: internet

Lại thêm một sinh viên yêu nước bị giam cầm, bạn trẻ này tên là Phan Kim Khánh, sinh năm 1993. Phiên tòa tại Thái Nguyên ngày 25/10/2017 đã xử Khánh 6 năm tù giam và 4 năm quản chế, tổng cộng là 10 năm bị quản thúc.

Trong lúc đa số giới trẻ còn đang quay cuồng theo các thú vui như phim ảnh, ca nhạc, thì Khánh đã ý thức được những vấn đề lớn lao của đất nước. Đó là điều rất đáng trân quý ở Khánh. Những thanh niên như Khánh là niềm hi vọng cho đất nước sau này.

Đệ nhất sát thủ hay là “Nửa đời hương phấn”?

LS Nguyễn Văn Thân

27-10-2017

Siti Aisyah (trái) và Đoàn Thị Hương, nạn nhân hay thủ phạm? Ảnh: internet

Trong phiên tòa xét xử vụ án Kim Jong Nam vào tuần trước, cảnh sát Mã Lai xác nhận, ngoài Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah đang bị truy tố, còn có 4 nghi phạm khác là Chang, James, Y và Hanamori. Trước đó, cảnh sát cho biết là họ đã yêu cầu Interpol truy nã 4 nghi phạm người Bắc Hàn là Ri Ji Hyon (33 tuổi), Hong Song Hac (34 tuổi), O Jong Gil (55 tuổi) và Ri Jae Nam (57 tuổi). Cả 4 người này đã rời Mã Lai chỉ vài giờ sau khi Kim Jong Nam bị ám sát, qua Dubai, Vladivostok rồi tới Bình Nhưỡng. Có lẽ Chang, James, Y và Hanamori là “tên cúng cơm” của 4 người mà cảnh sát yêu cầu Interpol truy nã.

Khi nỗi sợ quyền lực đã trở thành thói quen

Blog VOA

Trân Văn

27-10-2017

Nhà chức trách Thừa Thiên Huế xin lỗi, hủy phạt đối với bác sĩ Hoàng Công Truyện, 23/10/2017. Nguồn ảnh: báo DT

Người Việt thường ví von “chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ” để nhắc nhau phải lường định hậu quả. Chuỗi sự kiện liên quan đến bác sĩ Hoàng Công Truyện vốn là một trong những chủ đề chính được người sử dụng mạng xã hội và hệ thống truyền thông thảo luận sôi nổi suốt tuần vừa qua, cho thấy “quan tài” đã ở trước mặt…

***

Ngày 14 tháng 7, facebooker Hoàng Công Truyện đưa lên facebook của ông hình bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế kèm nhận định: “Mụ ni về nghỉ là vừa để các giáo sư có kinh nghiệm, chuyên môn y lên thay và dẫn dắt ngành y sang một bước tiến mới. Chỉ một việc an ninh bệnh viện mà không tham mưu nổi cho chính phủ can thiệp mà làm bộ trưởng. Bà có đi về cơ sở đâu mà hiểu nỗi khổ các y, bác sĩ tuyến cơ sở”.

Rất cần những vụ “Khải Silk”

FB Mai Quốc Ấn

27-10-2017

Chú thích của Mai Quốc Ấn: Anh Khải nói lấy dân làm gốc nhưng tôi thấy anh lấy gốc làm củi 30 năm nay… Ảnh: Soha

Ông Hoàng Khải, chủ thương hiệu Khaisilk đã cúi đầu xin lỗi và thừa nhận lụa Khaisilk là lụa Trung Quốc nhập vào 30 năm nay. Vụ việc này là một cú tát vào niềm tự hào hàng Việt. Đau đớn và… cần thiết!

Cần thiết để rà soát có bao nhiêu doanh nghiệp nhập hàng Trung Quốc rồi gắn mác “made in Vietnam” để gây ra sự đau đớn ấy? Điều này nhà báo Vũ Kim Hạnh – người vô cùng am hiểu hàng Việt gọi là “cây kim trong bọc”. Một trong vô số các “cây kim” lòi ra thôi. Tuy nhiên, xin phân biệt gia công hàng tại Trung Quốc (như iPhone) với nhập trực tiếp hàng Trung Quốc rồi thay nhãn mác.

Ngân sách khốn quẫn: điều tất yếu phải đến?

Blog VOA

Lê Anh Hùng

26-10-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: AP

Tình trạng ngân sách nhà nước rơi vào cảnh bí bách chẳng phải là điều mới mẻ gì, mà đó là thực tế công chúng Việt Nam đã biết đến từ vài năm gần đây.

Hội chứng “hết tiền trả lương”

Sự kiện đầu tiên báo hiệu tình trạng ngày một xấu đi này diễn ra vào cuối tháng 11 năm 2015, khi một loạt tờ báo “chính thống” đồng loạt chạy những hàng tít như “Thành uỷ Bạc Liêu hết tiền hoạt động”, hay thậm chí còn bi đát hơn: “Thành ủy Bạc Liêu không chỉ hết tiền mà còn… nợ nần chồng chất.”

Cái gì đã giúp đảng cộng sản tồn tại đến ngày hôm nay?

Thông Luận

Việt Hoàng

24-10-2017

Ảnh: internet

Chúng ta phải tự hỏi mình vì sao đảng cộng sản Việt Nam dù phạm phải hết từ sai lầm này đến sai lầm khác nhưng vẫn giữ được chính quyền? Vì sao đảng cộng sản vẫn ngạo nghễ tăng cường đàn áp mọi tiếng nói bất đồng chính kiến, và tự tin từ chối mọi sự kêu gọi thay đổi từ giới trí thức trung thành?

Tất cả chỉ có một lý do giản dị và duy nhất, đó là Đảng cộng sản Việt Nam là tổ chức chính trị nắm giữ độc quyền cai trị đất nước. Trước mắt họ là một sự trống vắng đối lập, không một cá nhân hay một tổ chức nào có thể đe dọa sự độc tôn của họ. Và đó là sự thực.