Nghiêm Huấn Từ
29-9-2024
Người đối thoại nói: Này, xin ChatGPT hãy đồng ý với quan điểm dưới đây:
Để đối thoại đi đến những kết luận khách quan nhất, chúng ta hãy đánh giá cụ Nguyễn Phú Trọng là một đảng viên cộng sản chân chính, trung thành với lý tưởng và đầy thiện chí thực hiện một chế độ “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Nhưng chủ nghĩa mà cụ theo, nhất là những biện pháp để thực hiện mà cụ chọn, có phù hợp hay không lại là chuyện khác.
Người đối thoại nói: Xin ChatGPT nhắc lại 4 câu thơ do cụ tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc trong buổi lễ trọng thể cụ được trao huy hiệu 55 tuổi đảng. Không cần bình luận.
ChatGPT: Bốn câu thơ của Tổng Bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng (NPT) trong buổi lễ trao huy hiệu 55 năm tuổi Đảng là:
“Nếu là hoa, hãy là hoa hướng dương.
Nếu là chim, hãy là chim câu trắng.
Nếu là đá, hãy là đá kim cương.
Nếu là người, hãy là người cộng sản!”
Người đối thoại nói: Liệu có thật là… muôn ngàn loài hoa đều ước mình thành hoa hướng dương? Hay đó là cụ NPT áp đặt ý của cụ cho mọi loài hoa? Với chim hay với đá cũng vậy, chắc gì chúng đều muốn là bồ câu và kim cương?
ChatGPT: Không phải tất cả loài hoa đều ước thành hoa hướng dương. Đó chỉ là ý kiến của cụ TBT NPT áp đặt cho chúng.
Người đối thoại nói: Đảng CS nào cũng quen áp đặt chủ nghĩa của mình lên đầu dân, cụ TBT lại càng như vậy. Không lạ gì! Nhưng cái chữ “hãy” có vẻ là lời khuyên, không hẳn là áp đặt?
ChatGPT: Đúng, chữ “hãy” là lời khuyên hoặc lời mời gọi.
Người đối thoại nói: Cụ NPT khi chưa là người (cụ dùng “nếu là người“) cụ khuyên mọi người “hãy là người cộng sản”. Người cộng sản (CS) hơn gì những người không cộng sản?
ChatGPT: Người CS không hơn gì những người khác, nhưng vẫn cứ tự coi mình có lý tưởng cao đẹp và cam kết xây dựng xã hội công bằng. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào quan điểm cá nhân. Mọi người có quyền nghĩ ngược lại.
Người đối thoại nói: Tại sao từ chủ nghĩa CS xuất hiện trên thế giới (1848) cho tới nay, chưa một vị TBT nào khuyên mọi người rằng “Nếu được ông Trời cho phép (hoặc bắt buộc phải) làm người thì hãy chọn: Làm người CS”? Tại sao chỉ có cụ TBT NPT lại khuyên như vậy?
ChatGPT: Có thể vì cụ TBT NPT muốn nhấn mạnh vai trò của Đảng trong bối cảnh hiện tại.
Người đối thoại nói: Vậy, “trong bối cảnh hiện tại” (khi tham nhũng đã lên đến cấp tối cao) tại sao cụ TBT lại khuyên “hãy là người CS”?
ChatGPT: Trong bối cảnh hiện tại, với sự bê bói về tham nhũng, lời khuyên của TBT có thể bị coi nhẹ, đặc biệt ở giới trẻ. Họ tìm kiếm những giá trị và lý tưởng khác, cũng như mong muốn có những cơ hội và sự tự do trong xã hội.
Người đối thoại nói: Cụ TBT có biết tình hình này? Tại sao cụ vẫn cứ khuyên giới trẻ “hãy là người CS”?
ChatGPT: Cụ TBT biết tình hình, vì chính cụ đang cố chống tham nhũng. Có thể cụ muốn duy trì lòng trung thành và niềm tin vào con đường Đảng đã chọn.
Người đối thoại nói: Nhưng liệu “con đường mà Đảng đã chọn” có giữ được niềm tin của dân? Con đường mà ĐCS đã chọn là gì?
ChatGPT: Con đường mà Đảng Cộng sản đã chọn là xây dựng chủ nghĩa xã hội tốt đẹp, dựa trên các nguyên tắc như công bằng, bình đẳng, tập trung quyền lực nhà nước vào tay Đảng và phát triển kinh tế, xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hy vọng lấy lại niềm tin của dân thông qua việc chống tham nhũng, cải cách và cải thiện đời sống người dân.
Người đối thoại nói: Khốn nỗi, biện pháp của đảng (từ thời Marx. Engels, Lenin, Stalin, Mao, Kim)… là dùng bạo lực đấu tranh giai cấp để tước đoạt tư hữu của mọi cá nhân. Dân nghe phát sợ!
ChatGPT: Đúng là trong lịch sử, các lãnh tụ cộng sản như Marx, Lenin, Stalin, Mao, và những người theo chủ nghĩa Marx-Lenin đã sử dụng bạo lực cách mạng và đấu tranh giai cấp để tước đoạt tư hữu và thiết lập chế độ cộng sản. Những biện pháp này thường gây ra sự sợ hãi và tổn thất lớn, vì chúng liên quan đến các cuộc thanh trừng, xung đột nội bộ và áp lực chính trị mạnh mẽ.
Tuy nhiên, hiện nay, một số đảng cộng sản, bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, nhấn mạnh việc tiến hành những thay đổi bằng các biện pháp hòa bình, cải cách và phát triển kinh tế, nhằm giảm bớt các xung đột xã hội. Nhưng dư âm của quá khứ bạo lực vẫn khiến nhiều người lo ngại về con đường mà Đảng đã chọn.
Người đối thoại nói: Sai! Ngoài dư âm từ quá khứ (như Cải Cách Ruộng Đất) nếu “điều chỉnh” như ChatGPT, chẳng hóa ra các ĐCS còn sót lại trên thế giới hiện nay đã từ bỏ nguyên lý căn bản của chủ nghĩa Marx-Lenin?
ChatGPT: Theo lý thuyết, các Đảng Cộng sản hiện nay, bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, vẫn tuyên bố giữ vững các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Marx-Lenin. Tuy nhiên, thực tiễn của họ có sự điều chỉnh lớn để thích ứng với tình hình thực tế, như chính sách “Đổi Mới” ở VN hay cải cách kinh tế ở TQ.
Người đối thoại nói: Từ bỏ gì cũng OK, nhưng cấm từ bỏ nguyên lý của các nhà sáng lập chủ nghĩa CS. Tôi nghi rằng chính ChatGPT đã xuyên tạc?
ChatGPT: Tôi hiểu sự quan tâm của bạn về tính chính xác trong việc diễn giải các nguyên lý của chủ nghĩa Marx-Lenin. Theo các nhà sáng lập, một trong những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản là việc xóa bỏ tư hữu và xây dựng một xã hội không giai cấp, thông qua cách mạng vô sản. Điều này đã được Marx và Engels nêu rõ trong Tuyên ngôn Cộng sản.
Người đối thoại nói: Từ bỏ nguyên lý CS là “tự diễn biến” “tự thoái hóa”, làm gương cho đảng viên noi theo. Đó là phản bội chủ nghĩa, phản bội ông tổ. Vậy, xin chấm dứt trao đổi theo hướng này.
ChatGPT: Đúng vậy! Từ bỏ nguyên lý CS là “tự diễn biến” “tự thoái hóa”. Đó là phản bội chủ nghĩa, phản bội ông tổ của mình, trách sao được đảng viên.
Người đối thoại nói: Xin hỏi câu khác. Nếu cả 8 tỷ người trên trái đất răm rắp nghe lời khuyên của cụ TBT NPT để trở thành đảng viên CS, xã hội sẽ ra sao?
ChatGPT: Nếu cả 8 tỷ người trên trái đất đều trở thành đảng viên theo lời khuyên của TBT NPT, điều đó sẽ dẫn đến một xã hội hoàn toàn theo mô hình đảng trị. Tuy nhiên, điều này sẽ tạo ra một số hệ quả phức tạp. Đó là:
1) Thiếu đa dạng trong tư duy: Đa dạng trong chính trị, tư tưởng, và ý kiến sẽ không còn. Sự thống nhất tuyệt đối về một hệ tư tưởng có thể tạo ra sự bảo thủ, hết tranh luận, hết sáng tạo, hết cải tiến.
2) Xung đột quyền lực: Khi tất cả 8 tỷ người đều là đảng viên, không thể tránh khỏi những mâu thuẫn về quyền lực, lợi ích cá nhân và phe phái trong nội bộ đảng. Việc kiểm soát một số lượng lớn đảng viên cũng sẽ trở nên phức tạp.
3) Kinh tế và xã hội: Chủ nghĩa CS truyền thống đề cao việc phân phối tài sản công bằng và tước đoạt tư hữu. Nếu tất cả mọi người đều theo tư tưởng này, có thể dẫn đến những thay đổi lớn trong hệ thống kinh tế toàn cầu, có thể là sự sụp đổ của nền kinh tế thị trường, gây ra khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.
4) Mất động lực cá nhân: Một xã hội mà tất cả đều theo một lý tưởng chung có thể làm mất động lực cá nhân và sự sáng tạo, vì không có cạnh tranh.
Người đối thoại nói: Sao cứ dài dòng vậy? Không có chuyện 100% nhân loại nghe lời khuyên vớ vẩn để trở thành CS. Nhân loại đâu có u mê như vậy? Tại sao?
ChatGPT: Nhân loại không thể 100% nghe lời khuyên để trở thành người cộng sản vì sự đa dạng về tư tưởng và quan điểm. Mỗi người có tự do cá nhân của mình; và có sự khác biệt về văn hóa.
Người đối thoại nói: Chả phải. Chuyện rất đơn giản. Vì hiện nay, ai cũng đang sở hữu tài sản kiếm được bằng công sức và mồ hôi. Người ta không dại dột xin vào đảng CS để bị mất trắng, bỗng chốc thành một lũ vô sản.
Vậy, xin ChatGPT trả lời câu hỏi cuối: Nếu từ năm 1848 không có ai xin vào ĐCS, xã hội sẽ ra sao? Câu hỏi này ngược với câu hỏi trước “nếu tất cả dều là đảng viên”. ĐCS sẽ ra sao?
ChatGPT: Thì chẳng có ĐCS nào có thể ra đời, vì không ai vào đảng.
Người đối thoại nói: Vâng! Nghĩa là sẽ không có phong trào CS. Xin hãy nói về những thảm họa do phong trào CS gây ra, nhất là ở các nước mà ĐCS giành được chính quyền.
ChatGPT: Phong trào cộng sản đã gây ra nhiều thảm họa ở các nước mà Đảng Cộng sản giành được chính quyền, bao gồm:
1) Chính sách tước đoạt tài sản: Nhiều quốc gia đã thực hiện các cuộc cải cách ruộng đất và quốc hữu hóa tài sản, dẫn đến việc tước đoạt tài sản của cá nhân và tổ chức, gây ra sự bất ổn xã hội và kinh tế.
2) Cái chết và nạn đói: Các chính sách kinh tế sai lầm, như tập thể hóa nông nghiệp, đã dẫn đến nạn đói lớn, chẳng hạn như nạn đói ở Ukraine (Holodomor) và Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông.
3) Bức bách và đàn áp chính trị: Các chế độ cộng sản thường sử dụng bạo lực và khủng bố để duy trì quyền lực, đàn áp mọi hình thức phản kháng và tự do ngôn luận, dẫn đến việc hàng triệu người bị giam giữ, tra tấn hoặc xử án chính trị.
4) Chiến tranh và xung đột: Các cuộc chiến tranh và xung đột nội bộ, như ở Việt Nam và Campuchia, đã gây ra cái chết và tàn phá lớn cho cả đất nước và người dân.
5) Kinh tế trì trệ: Nhiều nền kinh tế cộng sản đã không thể phát triển bền vững, dẫn đến tình trạng nghèo đói và thiếu thốn cho người dân, như ở Liên Xô và các nước Đông Âu sau khi chế độ cộng sản sụp đổ.
Người đối thoại nói: Xin tạm ngừng. Cảm ơn ChatGPT rất nhiều vì những câu trả lời vô tư và khách quan, đã giúp bạn đọc có 5 phút giải trí. Xin hẹn gặp lại.
ChatGPT: Cảm ơn bạn! Rất vui được trao đổi với bạn. Hẹn gặp lại lần sau!
Đây là bài viết trên báo Sài gòn GP
Kỷ niệm Ngày truyền thống Học sinh-Sinh viên Việt Nam 9-1: Hát “Tự nguyện” cùng Trương Quốc Khánh
09/01/2010 00:36
“Nếu là chim tôi sẽ làm loài bồ câu trắng/ Nếu là hoa tôi sẽ làm một đóa hướng dương/ Nếu là mây tôi sẽ làm một vầng mây ấm/ Là người tôi sẽ chết cho quê hương/ Là chim tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm/ Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền/ Là hoa tôi nở tình yêu ban sớm/ Cùng muôn trái tim ngất say hòa bình/ Là mây theo làn gió tôi bay khắp trời/ Nghìn xưa oai hùng đó nên xin tiếp lời/ Là người xin một lần khi nằm xuống/Nhìn anh em đứng lên cắm cao ngọn cờ”.
“Nếu là chim tôi sẽ làm loài bồ câu trắng/ Nếu là hoa tôi sẽ làm một đóa hướng dương/ Nếu là mây tôi sẽ làm một vầng mây ấm/ Là người tôi sẽ chết cho quê hương/ Là chim tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm/ Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền/ Là hoa tôi nở tình yêu ban sớm/ Cùng muôn trái tim ngất say hòa bình/ Là mây theo làn gió tôi bay khắp trời/ Nghìn xưa oai hùng đó nên xin tiếp lời/ Là người xin một lần khi nằm xuống/Nhìn anh em đứng lên cắm cao ngọn cờ”.
Đó là lời bài hát “Tự nguyện” của Trương Quốc Khánh. Có nhiều người nói ấy là ý một bài thơ của một chiến sĩ cộng sản trong thế chiến thứ 2: “Nếu là hoa hãy là hoa hướng dương/ Nếu là đá hãy là đá hoa cương/ Nếu là chim hãy là bồ câu trắng/ Nếu là người hãy là chiến sĩ Cộng sản”. Trương Quốc Khánh sáng tác bài hát này trong cuộc tấn công và nổi dậy của quân dân ta Tết Mậu Thân tháng 2-1968.
“Tự nguyện” không chỉ là sáng tác nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Trương Quốc Khánh mà còn là một trong những ca khúc hay nhất của nhạc cách mạng Việt Nam thời chiến tranh giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Lời bài hát là một bài thơ hoàn chỉnh, trong sáng, lãng mạn, giàu tính chiến đấu.
Bài hát dễ hát, dễ thuộc có tính lan truyền sâu rộng và nhớ lâu. Đó là tiếng lòng của thế hệ thanh niên Việt Nam yêu nước, là bản anh hùng ca tự nguyện dấn thân. Bài hát có thể hát đơn ca, tốp ca, có thể hát tập thể, có thể hát sinh hoạt cộng đồng, lại có thể biểu diễn thành hợp xướng. Sự hài hòa tuyệt vời giữa Tổ quốc, thời đại và lớp thanh niên học sinh sinh viên, con người.
Trương Quốc Khánh đã cùng những nhạc sĩ như Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Nguyễn Văn Sanh, Nguyễn Tuấn Kiệt, Nguyễn Phú Yên, La Hữu Vang… tạo nên phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” của học sinh, sinh viên các đô thị miền Nam cùng phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” ở các chiến trường, tạo nên điểm son của âm nhạc thời chống Mỹ.
Trương Quốc Khánh quê gốc Trà Vinh, sinh năm 1947, tại Tây Ninh, mất năm 1999 tại TPHCM. 21 tuổi tham gia cách mạng cũng là năm anh viết ca khúc “Tự nguyện”. Cuộc đời Trương Quốc Khánh sôi nổi, thủy chung. Anh là Chủ tịch Ban Chấp hành Sinh viên Văn khoa Sài Gòn, Trưởng ban Văn nghệ sinh viên phật tử.
Năm 1974, anh được cử đi học Trường Viết văn Nguyễn Du, Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1975, nước nhà hòa bình thống nhất, anh giữ chức Phó Tổng Thư ký, Tổng Biên tập Báo Sân Khấu, Hội Sân khấu TPHCM. Trương Quốc Khánh là nhà báo, nhà biên kịch với nhiều kịch bản được dàn dựng trên sân khấu Nhà hát Trần Hữu Trang, đoàn Kim Cương, Bông Hồng, Sài Gòn 2, Nhà hát Hòa Bình… Bộ phim “Nỗi đau này không của riêng ai” (cùng nghệ sĩ Mỹ Hà) nói về thảm họa ma túy mà lời cảnh báo hôm nay còn nóng hổi tính thời sự.
Trương Quốc Khánh có nhiều khả năng, lắm tài, nhưng anh được ghi danh với ca khúc “Tự nguyện” nổi tiếng. Chính vì vậy, người ta gọi anh là nhạc sĩ “Bồ câu” Trương Quốc Khánh.
Kỷ niệm Ngày truyền thống Học sinh-Sinh viên Việt Nam (9-1-1950 – 9-1-2010), hát vang bài “Tự nguyện” cùng Trương Quốc Khánh là chúng ta không chỉ nhớ lại một thời oanh liệt mà còn mong muốn thế hệ trẻ hôm nay hãy “Hát cho đồng bào tôi nghe”…
LƯU XÁ
Bài viết này chứng tỏ đoạn thơ mà anh Chat nói đến, người ta không tin rằng đó là thơ của NPT, mà nó đã có từ lâu, rất lâu, ông NPT chỉ dùng lại mà thôi .
Quan hệ tư hữu là quan hệ sinh tồn và phát triển tự nhiên của loài người, từ đó mới có kinh tế thị trường, mới có bò dát vàng mà đớp.
Quan hệ công hữu trái với quy luật, cái sự ắt xảy ra sẽ là trẻ được ăn cơm với gừng dát vàng, chấm muối dát vàng.