Khó biết bao nhiêu…

Mai Quốc Ấn

27-10-2019

Ảnh: FB Phạm Trà My

Tại Việt Nam, có một người tù tôi vô cùng kính trọng: Trần Huỳnh Duy Thức. Không bàn đến các yếu tố chính trị của anh ấy hay của chế độ, chỉ riêng việc kiên định con đường của mình, đã rất đáng phục anh Thức rồi. Chẳng phải những người cộng sản trước 1975 cũng từng rất kiên định đấy sao?

Qua một câu chuyện khác đang rất nóng: cô gái Việt Nam và tin nhắn “Con đang chết! Con không thở được! Con xin lỗi mẹ!” Chưa có kết luận nào quanh cái chết của cô ấy hay 39 nạn nhân trong xe thùng đông lạnh ở Anh. Nhưng cũng không thể phủ nhận một thực trạng đang diễn ra tại quốc gia này: Những lao động “xuất khẩu chui” đã, đang và nhiều khả năng sẽ còn tìm một phương trời mới mưu sinh.

Vượt biển do nhà nước tổ chức và những cái chết tang thương

Nguyễn Tuấn Khoa

27-10-2019

Những ngày qua thế giới đang xót thương cho 39 người xấu số trong một nỗ lực thoát nghèo với một cuộc đào thoát khỏi đất nước nhược tiểu. Thế giới cũng đang dồn sự căm phẫn lên lũ buôn người của đất nước Trung Cộng hiếu chiến. Đọc lại “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức, tôi nhớ lại những cái chết tang thương giống như vậy trong cuộc vượt biển do nhà cầm quyền Việt Nam tổ chức dưới cái tên Đi Bán Chính Thức.

Tôi buồn, tôi tức giận, tôi thương

Đoàn Bảo Châu

27-10-2019

Tôi lưỡng lự mãi mới viết stt này. Tôi đã không định viết bởi các bạn đã viết rất nhiều nhưng đêm nay tôi không ngủ được và trong lòng cảm thấy không yên nếu như không viết. Có thể nói hiện tượng bỏ nước ra đi là vấn đề phổ biến và có lịch sử lâu dài của người Việt Nam.

Nguyễn Đăng Quang đã trở lại bình thường

Mạc Văn Trang

26-10-2019

Cựu đại tá Nguyễn Đăng Quang (trái) và tác giả Mạc Văn Trang.

Chiều nay đến thăm cựu Đại tá An ninh Nguyễn Đăng Quang, rất mừng, ông đã đi thang máy từ tầng 24 xuống sân, đi lại bình thường, đón mình lên nhà.

Vụ 39 người chết ở Anh: Thông báo từ Phó Cảnh sát trưởng hạt Essex, Pippa Mills

UK in Vietnam

26-10-2019

“Đây là một cuộc điều tra diễn biến nhanh, đòi hỏi một lực lượng cảnh sát rất quy mô để tìm ra sự thật về những gì đã xảy ra với 39 người thiệt mạng trong chiếc xe tải hôm thứ Tư.

Văn hóa Việt Nam Cộng Hòa là gì?

Nguyễn Quang Duy

26-10-2019

Việt Nam Cộng Hòa thành lập ngày 26/10/1955, đang lúc chiến tranh nên quốc sách bảo vệ tự do được ưu tiên, nhưng không phải vì thế mà quên lãng mục đích xây dựng một xã hội dựa trên triết lý nhân bản, khai phóng và dân tộc.

39 người chết, rồi thì sao?

Đinh Minh Tuấn

26-10-2019

Ảnh: internet

39 người – mà rất có thể toàn người Việt – đã bị chết trong công-ten-nơ đông lạnh khi tìm cách vào Anh. Có lẽ không có cái chết nào kinh khủng hơn thế, khi 39 người nhận ra là mình sắp chết trong một chiếc quan tài khổng lồ, đóng kín bằng sắt thay vì tương lai tươi sáng mà họ mong chờ. Còn hơn cả bị chôn sống ở Cam-pu-chia, còn hơn cả bị xịt hơi ngạt trong các trại tập trung của Đức.

Dân tộc sám hối

Đặng Đình Mạnh

26-10-2019

Người dân nước Anh cầu nguyện cho 39 nạn nhân xấu số. Ảnh: internet

Ngày mẹ sinh em, luôn luôn có đủ khí trời để em thở… Nhưng chỉ một khoảnh khắc rất nhỏ trong cuộc đời, trên chuyến xe tìm sinh đạo thì em đã không có đủ khí trời để thở. Cho dù, bên ngoài kia vẫn còn cả một thế giới mênh mông như vốn dĩ. Cho dù, bên ngoài kia vẫn còn một quê hương cũng không phải nhỏ. Chỉ cách một bức vách thành xe tải oan nghiệt.

Em tức tưởi buông tay cuộc đời với dòng nhắn gởi cuối cùng với người đưa em vào đời “Con xin lỗi mẹ mẹ ơi”. Em trót đi tìm sinh đạo nào mà đã thành tử lộ!

Lại nói chuyện Trạng Quỳnh (Phần 2)

Nguyễn Thọ

26-10-2019

Tiếp theo Phần 1

Chuyện hài dân gian của Trạng Quỳnh, dù có thực hay không, luôn thể hiện ý chí đấu tranh chống lại cái ác trong xã hội. Trạng luôn đứng về phía những người bị áp bức. Trạng không bao giờ thỏa hiệp với cường quyền. Đó là điều tôi muốn nói.

Có người hỏi: “Tại sao họ không ở lại VN để đi làm các khu công nghiệp?”

Ann Đỗ

26-10-2019

Tôi trả lời rằng, một số gia đình VNCH ngày xưa, nếu bá víu vào chế độ cũng có thể sống qua ngày, nhưng họ vẫn tìm đường vượt biên để bỏ xác trên biển hay bị hải tặc hãm hiếp đến điên dại bởi vì họ không nhìn thấy bất cứ một tương lai nào cho con cái họ.

Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ, mẹ ơi! Con đường đi nước ngoài không thành!

Nguyễn Ngọc Chu

26-10-2019

1. Nghĩ đến những lời tuyệt vọng gửi bố mẹ của cháu Phạm Thị Trà My mà ứa tràn nước mắt. Chẳng ai có thể sống lại mà giả thiết. Nhưng nếu Cụ Hồ sống lại thì Cụ buồn lắm.

Não trạng Cộng sản

Dương Quốc Chính

26-10-2019

Dân VN từ năm 45 đến giờ được/bị đảng tuyên truyền tư tưởng CS. Vì thế đa số dân đang có cách suy nghĩ kiểu cộng sản, cũng gần giống kiểu cánh tả ở phương Tây, nhưng cực đoan hơn. Lối suy nghĩ này rất nguy hiểm cho sự phát triển kinh tế.

Yêu nước

Ngô Bảo Châu

26-10-2019

Câu chuyện đau lòng ngày hôm nay làm tôi sống lại cái cảm giác khi tôi viết bài này, không nhớ là từ mấy năm trước.

Quyết Tâm khóc lóc

Dương Quốc Chính

25-10-2019

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm. Ảnh: QH

Mấy hôm nay người ta chửi bà Quyết Tâm quá, vì đã khóc ở Quốc hội. Mình thì không đánh giá hành vi khóc lóc này, vì dù sao chị ấy cũng là đàn bà, vụ này làm mình nhớ chị Lê Bình VTV! Vấn đề ở đây là suy nghĩ của chị ấy lệch lạc, thiếu hiểu biết. Nhưng cách suy nghĩ của chị Tâm không đơn độc, đa số người bình chọn cũng nghĩ giống chị ấy. Nếu đây không phải do báo TT cài cắm thì nó thể hiện phần nào về dân trí.

Chuyện của người Việt nhập cư lậu vào Anh

Lê Nguyễn Hương Trà

26-10-2019

Ngoài em Phạm Thị Trà My (26 tuổi) ngụ tại Thị trấn Nghèn, Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh còn có em Nguyễn Đình Lượng (20 tuổi) cũng ở Can Lộc, Hà Tĩnh. Ảnh: internet

Cú sốc thế giới tuần qua, rạng sáng 23.10 Cảnh sát Anh phát hiện chiếc romooc chở container đông lạnh chứa 39 người đã chết, tại khu công nghiệp Waterglade, thị trấn Grays (Essex, Anh Quốc); sau khi từ Zeebrugge, Bỉ tới cảng Purfleet, Anh. Nạn nhân gồm 31 nam và 08 nữ đều đến từ Trung Quốc!

39 người vượt biên tuyệt vọng đã bị nhốt ở container được cho ít nhất là 15 tiếng đồng hồ, trong điều kiện nhiệt độ thấp!

Tuy nhiên, vào chiều tối 25.10, theo tin từ BBC London và tờ Dailymail của Anh, trong số các nạn nhân khả năng có ít nhất là 06 người Việt Nam. Trong đó em Phạm Thị Trà My (26 tuổi) ngụ tại Thị trấn Nghèn, Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh và Nguyễn Đình Lượng (20 tuổi) cũng ở Can Lộc, Hà Tĩnh; đã được gia đình xác nhận mất tích!

Hị hị và cơ chế chọn người tài

Trần Quang Vũ

26-10-2019

Kết luận điều tra vụ AVG có chi tiết, do Nguyễn Bắc Son hứa đưa Trương Minh Tuấn lên làm Bộ trưởng (tất nhiên là phải vào TW) nên biết sai, Tuấn vẫn ký. Do đã ký, Tuấn thêm một cái sai chết chính Tuấn nữa là nhận hối lộ 200.000USD, khung của tội chết.

Năng lực quản trị quốc gia: Càng nghĩ càng lo

Mai Quốc Ấn

26-10-2019

Thảm hoạ ô nhiễm nước sông Đà ảnh hưởng ước chừng 1 triệu dân thủ đô (250.000 hộ). Nghĩa là khoảng 1/10 dân số thủ đô bị ảnh hưởng. Không chỉ vì một xe đổ trộm dầu thải. Chính Nhà máy nước sông Đà đã có tình đánh tráo khái niệm giữa “nồng độ clo cao” với “nhiễm độc stygren). Và cả sự phản ứng vô cùng chậm trễ của chính quyền thủ đô!

Nhìn lại một thảm hoạ nào đó trong thời hiện tại chính là nhìn lại năng lực quản trị quốc gia. Và cảm giác của người viết là vô cùng lo lắng.

Phản ứng quá chậm!

Nhiều ngày sau sự cố ô nhiễm dầu đường ống nước sông Đà, UBND thành phố Hà Nội mới thừa nhận và “hỗ trợ” nước bằng… xe bồn tưới cây. Dân phát hiện mùi lạ trong nước “hỗ trợ” và đổ đi đồng thời truy vấn thì tài xế thừa nhận gấp quá chưa rửa xe bồn.

Tại sao có thể gọi là “hỗ trợ” khi dân trả tiền nước sinh hoạt và bao gồm cả phí bảo vệ môi trường và thuế VAT. Nếu cộng giá nước với phí bảo vệ môi trường rồi tính VAT nghĩa là thuế chồng thuế. Việc Công ty sông Đà báo lãi 70 tỉ đồng ngay giữa tâm điểm sự cố nước ô nhiễm càng làm nhân dân phẫn nộ hơn.

Dân phải dùng nước sinh hoạt có độc chất, kẻ bán biết có độc vẫn không cắt ngay nguồn độc và cũng chẳng thông báo người mua. Đó không đơn thuần là kinh doanh bất lương mà là vi phạm pháp luật trắng trợn. Vi phạm của họ thì cũng dễ xử lý thôi nếu đối chiếu quy phạm pháp luật hiện hành. Cái đáng lo hơn là phản ứng của chính quyền Hà Nội.

Những ngày im ắng của hệ thống chính quyền thủ đô chính là những ngày phơi nhiễm độc tố đúng nghĩa. Chuyên gia y tế Nguyễn Trọng An đã khẳng định: “Xylen hay styren gây ô nhiễm nước sông Đà đều có thể gây ung thư lẫn bệnh thần kinh, bệnh ngoài da nếu dùng nấu ăn và tắm. Cả hai hai chất này đều vượt ngưỡng rất cao trong vụ ô nhiễm nước sông Đà.”

Thật khó tưởng tượng! Một cuộc phơi nhiễm gần cả triệu người, trong nhiều ngày, mà vẫn chưa được gọi là thảm hoạ quốc gia. Và trong trường hợp này thì năng lực quản trị rủi ro của chính quyền thủ đô cũng cần coi là một thứ thảm hoạ được không? Và thuật ngữ “nước sinh hoạt an toàn nhưng khuyến cáo không uống, dùng nấu ăn” như một sự trêu ngươi vào sự thật khách quan, phủ định khoa học và phá vỡ luôn khái niệm an toàn.

Xin nhắc lại, 250.000 hộ dân bị ảnh hưởng chính là khoảng 1/10 dân số của trung tâm chính trị quốc gia. Và nếu không phải là một xe dầu thải đen ngòm mà là một xe độc chất khác cao hơn về độ độc hại, không màu không mùi thì sao? Cyanua chẳng hạn! Chỉ cách đây một năm tại Quảng Nam, một xe có chứa nhiều hoá chất đã bị bắt và con số hoá chất lên đến 625kg mà cyanua chiếm chủ yếu. Nếu là một cú đầu độc có chủ ý thì bao nhiêu người sẽ chết?

Càng nghĩ lại vụ việc càng thấy rùng mình!

Sự rùng mình ấy, người viết đã trải nghiệm qua vụ cháy Rạng Đông. Ngay từ đầu lên tiếng cảnh báo song dân chúng vẫn ở lại chờ kết luận nhà nước. Đến khi có kết luận từ Bộ Tài nguyên và Môi trường thì dân chúng lại nháo nhào dọn đi. Những ngày bên cạnh ngửi mùi thuỷ ngân bay hơi do phản ứng nhiệt sinh ấy thì sức khoẻ nhân dân quanh nhà máy sẽ “về đâu?”

Về đâu thì trên nguyên lý chung, phản ứng quá chậm trước các biến cố môi trường sẽ dẫn tới các hậu quả khốc liệt và lâu dài! Nhân dân rõ ràng là đối tượng bị động nhất, dễ tổn thương nhất nếu có biến cố môi trường xảy ra.

Câu hỏi về lực phòng vệ biến cố môi trường.

Dân Hà Nội đã đóng thuế, đóng phí và trả tiền nước mà ở một nơi có luật riêng (Luật Thủ đô) và các chính sách ưu đãi. Nhưng nhân dân thủ đô vẫn không thể dùng nước sạch. Chí ít, 1/10 dân số thủ đô đã “trải nghiệm” nước ô nhiễm đúng nghĩa qua vụ “nước sông Đà” như là một ví dụ khó chấp nhận về năng lực dự báo, ứng phó với các biến cố môi trường.

Từ cháy thuỷ ngân nhà máy Rạng Đông đến nhiễm dầu thải Công ty Sông Đà đều diễn ra rất bất ngờ, rất bị động trong cách xử lý. Vậy năng lực quản trị thủ đô của chính quyền Hà Nội nên được hiểu như thế nào đây? Lớn hơn nữa, năng lực quản trị quốc gia sẽ được hiểu như thế nào đây?

Hiểu thế nào thì tuỳ bạn nhưng tôi có thể khẳng định rất nhiều vùng tại Việt Nam khổ không kém Hà Nội, về nước sạch. 2.000 con sông tại Việt Nam đều có nguy cơ “chết” vì nước thải, trong đó, nhiều con sông đã “chết” thật sự. Sông ngòi ô nhiễm nghiêm trọng do các chất thải công nghiệp, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, thuốc trừ sâu, vi khuẩn,… Sự cố “nước sông Đà” chỉ hé lộ một phần sự thật về ô nhiễm nguồn nước tại quốc gia này.

Lấy ví dụ chiếc xe tải chở dầu thải đã “tung tăng” từ Bắc Ninh đến Phú Thọ rồi qua Hoà Bình để đổ trộm chất thải. Chỉ một chiếc xe chạy đúng một chuyến đổ chất thải trộm đã làm nghiêng ngả đời sống 1/10 dân số thủ đô thông qua nguồn nước. Ai sẽ đảm bảo phòng vệ được những biến cố môi trường tương tự mà có thể lần sau sẽ là phá hoại có chủ đích.

Lấy thêm một ví dụ: Tìm hiểu thông tin thì được biết trước 1975, chính quyền Việt Nam Cộng Hoà cử một trung đội riêng để bảo vệ Nhà máy nước Biên Hoà. Nay không thấy bóng quân đội/công an bảo vệ nhà máy, chỉ lù lù một đống đất đá lập sông xung quanh ống hút nước chính của nhà máy này. Quá lạ lùng, quá sức mất cảnh giác; trong khi các báo cáo vẫn luôn nhấn mạnh về an ninh nguồn nước.

Giả sử có “sự cố” ở hai đập bùn đỏ bauxite Tây Nguyên và nhuộm đỏ sông Đồng Nai từ thượng nguồn đổ xuống thì trung tâm kinh tế lớn nhất đất nước là Đông Nam Bộ sẽ ra sao? Lúc ấy 16 triệu cư dân quanh sông đồng Nai có lẽ chỉ biết chờ viện trợ nước uống từ dưới các tỉnh miền Tây? Xin lỗi, ngay cả chính miền Tây cũng đã vào cơn hạn lớn nhất trăm năm và nguy cơ nước biển xâm nhập sâu. Lý do là Trung Quốc đã xây rất nhiều đập thuỷ điện để khống chế nguồn nước Mekong.

Hễ an ninh nguồn nước bị đe doạ như Hà Nội thì an sinh xã hội sẽ dễ bị phá vỡ. Hễ an ninh nguồn nước bị đe doạ như hạ nguồn Mekong thì an ninh lương thực quốc gia sẽ dễ bị tan vỡ. Đó há chẳng phải là những siêu nguy cơ hay sao?

Đáng lo hơn! Tôi chưa thấy các nhà quản lý đất nước nói về an ninh… khí trời. Chúng ta có thể nhịn uống vài ngày, nhịn ăn cả tuần nhưng chúng ta không thể ngưng… thở. Cũng tại hai trung tâm lớn đất nước là Hà nội và TP.HCM, bụi mịn PM2.5 hoành hành. Nhưng chí ít người viết với trải nghiệm 20 năm rong ruổi đất nước đã xác định có chí ít 50 nguồn thải siêu lớn với nhiều định dạng nguy cơ khác nhau. Cũng đều là những quả bom nổ chậm siêu lớn!

Rất nhiều những núi tro xỉ đốt lò của nhà máy ximang, nhà máy thép, nhà máy nhiệt điện tính bằng nhiều triệu tấn đang nằm chất đống như núi. Giả sử một cơ lốc vòi rồng hay những quả tên lửa tấn công kiểu “bất quy tắc” thì thứ bụi mịn nhỏ bằng 1/30-1/600 đường kính sợi tóc có thể bay vài trăm km. Khi ấy, loại bụi siêu nhỏ có khả năng ngấm thẳng vào máu qua bề mặt mao mạch con người sẽ gây ra thảm hoạ đến độ nào?

Thực sự không dám đoán. Chỉ biết về mặt nguyên tắc, gần như tuyệt đại đa số đám đông không có kỹ năng ứng phó sự cố môi trường sẽ gặp nguy hiểm ở mức cao, thậm chí rất cao! Xin vui lòng ghi nhớ cảnh báo của tôi: Xảy ra biến cố môi trường kiểu ấy sẽ chết rất nhiều người và kể cả còn sống thì nhiều người nữa cũng bị bệnh tật giày vò!

“Điều xấu nhất vẫn ở thì tương lai!” là dự đoán của Tiến sĩ Lê Xuân Thuyên. Vậy thì năng lực quản trị quốc gia nói chung và lực phòng vệ biến cố môi trường nói riêng, có lẽ không tốt lắm ở thì hiện tại.

“Có lẽ không tốt lắm…” là một cách dùng từ hết sức mang tính kiểm duyệt của cá nhân tôi!

Tin nhân quyền: Nhà hoạt động Thịnh Nguyễn bị câu lưu, người Việt trong số 39 nạn nhân trong xe container ở Anh

BTV Tiếng Dân

26-10-2019

Chiều qua, các cư dân mạng đưa tin về nhà hoạt động Thịnh Nguyễn bị bắt. Khoảng 7h sáng 25/10/2019, một nhóm khoảng 10 công an chờ sẵn trước cổng nhà trọ của nhà hoạt động Thịnh Nguyễn, một nghệ sĩ độc lập, tại ngõ 310 Nghi Tàm, quận Tây Hồ. Khoảng 11h30’ trưa, hai xe thùng chở khoảng 20-30 công an quay về nhà trọ của Thịnh, chặn kín hai đầu hẻm, rồi xông vào hành hung Thịnh, còng tay bắt anh đi sau khi khám xét nhà trọ khoảng 15 phút.

Tự do hơn và không cô đơn

Mạc Văn Trang

26-10-2019

Hôm nay đúng tròn một năm tôi tuyên bố ra khỏi Đảng CSVN (26/10/2018). Nhiều bạn bè và họ hàng cho đến gần đây vẫn hỏi: Việc ra khỏi Đảng có sao không? Có người còn hỏi có bị cắt lương hưu không? Có bị chính quyền gây khó dễ không? Có bị thiệt hại về kinh tế, chính trị không? Có bị cô lập, cô đơn không? Thậm chí tôi vừa về quê, ông bạn nông dân từ thời chăn trâu với nhau, vội đến dặn dò, phải hết sức cẩn thận, người ta đồn ông “phản động” đấy!

Nhiều người Việt Nam chết trong chuyến xe định mệnh trốn lậu sang Anh?

Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh

25-10-2019

Mấy ngày qua, một thông tin chấn động thế giới khi chuyến xe chở container sang đến Anh phát hiện 39 người đã chết. Trong chiếc container đó có 31 đàn ông và 8 phụ nữ được phát hiện chết ngạt và chết cóng trong xe tải ở Essex, cách thủ đô London 30km về phía đông vào thứ tư tuần này.

Thông tin báo chí cho biết rằng đây là những người Trung Quốc. Hôm 25/10, tờ Thời Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đăng bài xã luận, trong đó cho rằng Anh và những nước Châu Âu khác phải nhận một số “trách nhiệm” cho cái chết của 39 người này.

Khi việc điều tra của cảnh sát Anh chưa chấm dứt, thì trên mạng rộ lên thông tin về một tin nhắn của một cô gái nhắn về cho mẹ tại Thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, Tỉnh Hà Tĩnh.

Cô gái cho biết tên là Phạm Thị Trà My, ở số nhà 1, Ngõ 2, Đường Đặng Dung, Thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, Tỉnh Hà Tĩnh.

Trong tin nhắn mà gia đình nhận được, cô gái nói rằng: “Con đi nước ngoài không thành, con thương bố mẹ nhiều. Con chết vì không thở được…”

Trong khi những thông tin về cô gái đang làm xôn xao cộng đồng mạng và báo chí quốc tế lên tiếng, xác minh thì chúng tôi nhận được thông tin rằng không chỉ có một trường hợp đó, mà riêng huyện Can Lộc, Hà Tĩnh hiện đã xác định có 4 trường hợp trong chuyến xe này.

Một thông tin khác về một thanh niên tên Nguyễn Đình Lượng, quê quán tại xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc, Tỉnh Hà Tĩnh cũng đã tử vong trong chuyến xe định mệnh này.

Chúng tôi đã liên lạc trực tiếp với Nguyễn Đình Tuyên, là em trai con chú ruột của Nguyễn Đình Lượng, Tuyên cho biết:

Hiện nay, gia đình đã nhận được tin dữ báo Nguyễn Đình Lượng đã chết trong chuyến xe đi sang Anh mà báo chí đã loan tin. Đường dây đưa em đi đã gọi điện về báo cho gia đình và xin lỗi về việc này.

Thông tin về cái chết của Nguyễn Đình Lượng, một nạn nhân khác trong chuyến xe định mệnh.

Nguyễn Đình Lượng, sinh ngày 20/1/1999. là con trai trong gia đình ông Nguyễn Đình Gia và bà Trần Thị Huân, một gia đình nông dân ở Huyện Can Lộc, Tỉnh Hà Tĩnh.

Lượng đã ra đi được 2 năm, sau khi sang Pháp một thời gian làm ở nhà hàng và cách đây mấy ngày đã di chuyển sang Anh trên chuyến xe định mệnh đó.

Trong vài năm qua, kể từ khi thảm họa Formosa xảy ra, nhiều thanh niên ở các vùng quê Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và nhiều nơi khác đã đua nhau theo những đường dây buôn người đi ra nước ngoài bằng mọi cách bất chấp mạng sống của mình.

Những người ra đi bỏ ra hàng chục ngàn euro cho đường dây môi giới này.

Tin nhắn của một cô gái ở Hà Tĩnh, đươc cho là một trong những nạn nhân trong sự cố 39 người chết trên xe container ở Anh. Photo Courtesy

Họ đến châu Âu, đến Mỹ, Canada.. bằng mọi con đường, mọi cách thức khác nhau.

Một người đã cho chúng tôi biết rằng: Họ quá cảnh ở Hàn Quốc, sang Nga, rồi đi bộ qua Ukraina, sống ở đó một thời gian rồi tìm đường vượt biên vào Đức, sau đó sang Pháp rồi đường dây đưa người sẽ đưa từ Pháp sang Anh. Cả chuyến đi, họ phải trả số tiền khoảng 40.000 euro. Riêng việc di chuyển từ Pháp sang Anh, số tiền cho mỗi người là 14.000 euro.

Khi đến nước Anh, một số người không mang theo hộ chiếu hoặc bất cứ giấy tờ nào tùy thân, một số được cấp những giấy tờ giả hoặc bằng cách nào đó do đường dây lo liệu.

Nhiều trường hợp ra đi không xác định ngày trở về, cuộc “di cư bất đắc dĩ” đó có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm mới đến đích hoặc không bao giờ đến đích.

Trên những chặng đường đó, họ đối diện với đủ các nguy hiểm nhất là với phụ nữ, trẻ em.

Hiện tượng này đã diễn ra nhiều năm qua và đã thành một phong trào trong nhiều làng mạc nông thôn nghèo ở những tỉnh miền Trung Việt Nam nghèo đói.

Nhất là khi thảm họa Formosa xảy ra, sau những dự án của các đại gia, nhà nước đã tiếp tay cho các tập đoàn sân sau cướp đất đai, nhà cửa của những nông dân chỉ biết lấy mảnh ruộng làm nguồn sống. Khi nguồn sống bị cắt đứt, họ buộc phải ra đi.

Cô bé ở Hà Tĩnh, được cho là một trong những nạn nhân trong chiếc xe container. Photo Courtesy

Rất nhiều trường hợp thương tâm đã xảy ra, nhiều người đã ra đi không bao giờ trở lại, thậm chí nhiều gia đình cho đến nay vẫn không biết tin tức về con cái mình.

Khi đến được các nước châu Âu, hoặc Mỹ, Canada… họ lại phải tiếp tục cuộc sống chui nhủi của thân phận kẻ ở lậu, trốn tránh pháp luật nước sở tại để đi làm chui kiếm tiền về trả nợ.

Và hàng năm, số ngoại tệ kiếm được bằng sức lao động, chui nhủi đầy tủi nhục của họ lại được gửi về Việt Nam.

Năm 2018 số ngoại hối chuyển về Việt Nam là hơn 16 tỷ USD, đứng thứ 8 so với các nước trên thế giới.

Những đồng tiền đó được sử dụng để trả thuế, để cho đảng và nhà nước tiêu dùng cho những dự án ngàn tỷ và tham nhũng ngàn tỷ.

Nhưng mấy ai biết được những đồng tiền đó thấm đẫm sự nhục nhằn, máu và nước mắt của những công dân, những người con đất Việt trên khắp thế giới.

Video phỏng vấn người nhà Nguyễn Đình Lượng:

Giải nhân quyền Sacharow được trao cho nhà phê bình chế độ Ilham Tohti

Vũ Ngọc Yên

25-10-2019

Nhà hoạt động nhân quyền Ilham Tohti. Photo Courtesy

Nghị viện Âu châu công bố giải nhân quyền Sacharow 2019 được trao cho nhà phê bình chế độ Trung cộng Ilham Tohti. Tohti là một nhân sĩ nổi tiếng, đại biểu cho dân tộc thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) ở Trung Quốc. Cách đây 5 năm Tohti đã bị án chung thân vì dấn thân tranh đấu cho dân tộc của ông.

Ông Thuận Hữu đã… tự chuyển hóa?

Blog VOA

Trân Văn

25-10-2019

Tuần này, ông Thuận Hữu (tên thật là Nguyễn Hữu Thuận, Tổng Biên tập báo Nhân Dân kiêm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, đồng thời là đại biểu của dân chúng Hải Phòng tại Quốc hội khóa 14) lại nổi như cồn trên mạng xã hội.

Giờ làm thêm, nước mắt đại biểu và những ngàn tỉ…

Blog VOA

Trân Văn

25-10-2019

Quốc hội Việt Nam lại sôi sùng sục vì nội dung Dự luật sửa Luật Lao động. Các đại biểu Quốc hội tiếp tục tranh luận kịch liệt về việc giảm hay tăng số giờ làm việc trong tuần, rồi nên ấn định số giờ làm thêm trong năm là bao nhiêu,…

Bàn về nhân tài

Nguyễn Đình Cống

25-10-2019

Biếm họa về lựa chọn nhân sự. Nguồn: zuize.vn

Quốc hội hết việc rồi hay sao? là đầu đề bài báo của Nguyễn Như Phong (báo Tiếng Dân, đăng ngày 25/10/2019). Bài báo viết: “Có lẽ Quốc hội không còn việc gì để làm nữa hay sao mà lại định bàn thảo, đưa ra tiêu chí về thế nào là người Tài’.

Lại thêm một ngày mất tự do của một kiếp nô lệ cộng sản

Phạm Đình Trọng

25-10-2019

Sau một đêm mùa thu dịu dàng, trong sự thanh thản, phấn chấn muốn được làm việc, hoạt động cho một ngày mới được thể hiện mình, được xác nhận sự có mặt của mình trong cuộc đời, tôi xuống tầng hầm lấy xe máy đi sinh hoạt định kì câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng.

Sự sáo mòn của quan chức

Nguyễn Tiến Tường

25-10-2019

Cho đến thời điểm này, tôi không nhớ là bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà đã “xông pha” tắm biển, ăn mực, cùng ngửi không khí, dùng nước bẩn với người dân bao nhiêu lần.

TQ “rút dù” vì bị Mỹ đe dọa?

Trương Nhân Tuấn

25-10-2019

Sau ba tháng “quần” trên vùng biển Kinh tế độc quyền của VN để “nghiên cứu cái gì không biết dưới thềm lục địa”, tàu Hải dương địa chất 8 cùng các tàu hộ vệ đã “hoàn tất công tác” rút về nước. Bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn nhân bộ ngoại giao TQ nhân họp báo hôm kia có nói (đại khái) HD8 và tùy tùng đã rút về vì đã “hoàn thành công tác nghiên cứu khoa học trên vùng biển do TQ kiểm soát”.

VTV quảng cáo bịp và đấu tố chính trị

Nguyễn khắc Mai

25-10-2019

Tôi viết như thế vì tôi ngờ rằng có sự tương đồng nào đó giữa hai câu chuyện.

Quốc hội hết việc rồi hay sao?

LTS: Một bài viết hay, dám nhìn thẳng vào vấn đề, của đại tá nhà báo Nguyễn Như Phong, cựu Phó TBT báo CAND, cựu TBT báo PetroTimes, bình luận về chuyện nghị trường, cũng như tình hình thế cuộc.

Ông Nguyễn Như Phong càng ngày viết càng hay. Có vẻ như sau khi bị thu hồi thẻ nhà báo, bị mất chức Tổng Biên tập báo PetroTimes, ông đã trở thành con người tự do, dám viết những gì ông nghĩ, dám nói những điều ông cho là đúng. Xin được giới thiệu bài viết của ông Nguyễn Như Phong:

______

Nguyễn Như Phong

25-10-2019

Tôi thấy tại kỳ họp lần này, một số đại biểu tranh luận về “thế nào là người tài” và thực sự ngạc nhiên, và nghĩ: Có lẽ quốc hội không còn việc gì để làm nữa hay sao mà lại định bàn thảo, đưa ra “tiêu chí” về “thế nào là người Tài”.

Họp Quốc hội: Phớt lờ luật biểu tình, thảo luận luật lao động, tranh luận về người tài…

BTV Tiếng Dân

25-10-2019

Vụ bà Nguyễn Thị Quyết Tâm “nghẹn ngào khóc” khi tranh luận với Chủ tịch VCCI về giờ làm thêm, BBC có bài: Thảo luận Luật Lao động VN: Cần nhiều hơn là nước mắt cảm thông. Ở Việt Nam, trong khi thời gian làm việc của khối nhà nước là 40 giờ/tuần; doanh nghiệp khối dịch vụ khoảng 44 giờ/tuần, thì các doanh nghiệp sản xuất, chế biến… vẫn áp dụng mức 48 giờ/tuần. Người lao động chân tay chỉ có một ngày nghỉ để phục hồi sức lao động.