Đảng cộng sản (Phần 2)

Nguyễn Thông

29-10-2019

Tiếp theo Phần 1

Mỗi quốc gia trên quả địa cầu này, chả nước nào không có đảng. Cứ có người là có đảng, như một thứ tất yếu, sản phẩm của con người.

Khi xưa, xã hội thời phong kiến, vua tự xưng là con trời, lê dân đều là tôi tớ của vua. Quyền hành tập trung hết cả vào một người nên đảng chả thể ra đời, mà nếu có được sinh ra cũng chết ngay bởi vua không để yên. Khi ấy chỉ hình thành bè phái, phe này nhóm nọ nhằm tranh quyền của vua. Mạnh được yếu thua, khôn sống mống chết, được làm vua thua làm giặc.
Như vậy có thể nói, đảng chính trị chỉ ra đời sau khi xã hội loài người chuyển sang một bước mới, với phương thức sản xuất mới, thể chế mới, xã hội tư bản chủ nghĩa. Các tổ chức chính trị, gọi tắt là đảng (party), là sản phẩm trong bước tiến của nhân loại. Càng nhiều đảng, con người càng có quyền tự do lựa chọn thứ đại diện tốt nhất, phù hợp với mình nhất. Đảng nào được số đông tin tưởng thì đảng ấy nắm quyền lãnh đạo.

Nói gì thì nói, xét một cách khách quan, thuở ban đầu đảng cộng sản ở xứ này là tốt. Các thành viên của nó dù rất ngây thơ về đường lối, tư tưởng cộng sản nhưng đều có ý thức, trách nhiệm sâu đậm về đất nước, dân tộc, nhân dân. Cứ vứt cái vỏ cộng sản mà họ khoác phải thì hầu hết họ là người yêu nước, yêu dân. Chủ nghĩa yêu nước là cốt lõi trong tinh thần, ý thức, hành động của họ. Giá chỉ như thế thôi, đừng mê muội cộng sản cộng siếc gì, đừng đắm đuối “hạnh phúc là đấu tranh”, “ai thắng ai”, đừng lao vào cuộc tiêu diệt giai cấp, thù nghịch, chém giết, một mất một còn, không đội trời chung với tất cả những ai không phải là mình… thì dân tộc, đất nước đã không phải rơi vào cảnh núi xương sông máu, triền miên binh đao, cửa nhà tan nát, đất nước hoang tàn, nghèo đói kéo dài, tương lai xám xịt…

Vâng, tôi biết sẽ có người vặc lại ngay, rằng nếu không có đảng cộng sản lãnh đạo, không đấu tranh, không giết chóc, không đổ máu, không đốt cháy cả dãy Trường Sơn, v.v.. thì có thoát ra khỏi ách cai trị của thực dân Pháp không, có đánh đổ được phong kiến không, có đuổi được đế quốc Mỹ không, có thống nhất được đất nước không… Vâng, nói như thế cũng không sai. Tôi không có ý phủ định cái kết quả ấy, nhưng để được như vậy, phải trả cái giá quá đắt, mà nếu không theo lối cộng sản sẽ đỡ đi nhiều, rất nhiều.

Nửa cuối thế kỷ 19, nửa đầu thế kỷ 20, đâu phải chỉ có xứ An Nam chịu cảnh thuộc địa, đâu chỉ có dân An Nam chịu thân phận nô lệ. Chủ nghĩa thực dân, đế quốc, nhất là các nước Pháp, Anh, Hà lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha bành trướng ra khắp nơi, đủ mọi châu lục. Thời ấy nó thế, thực dân thì phải đi kiếm chác ở thuộc địa, ở những nước nghèo hơn, yếu hơn. Nhưng nhân loại ngày càng trưởng thành. Thực dân, đế quốc có đặt ách áp nức bóc lột cũng không được nữa. Nhiều xứ thuộc địa đã được trao trả quyền tự do độc lập mà không cần đổ máu.

Chỉ trừ những nước dính vào cộng sản. Thời tôi còn đi học, sách giáo khoa của chế độ, rồi các thầy cô giáo, các cán bộ tuyên truyền thường mỉa mai chê cười chủ trương bất bạo động của cụ Phan Chu Trinh, hoặc cụ Gandhi bên Ấn Độ. Nhà thơ Chế Lan Viên cười cợt đó là kiểu “Làm tất cả. Chỉ trừ không đổ máu”. Hình như đấu tranh bằng biện pháp hòa bình không hợp với đảng cộng sản. Cứ phải đổ máu. Bây giờ người ta vẫn còn chê những người nhận thức lại con đường đang đi là “diễn biến hòa bình”.

Tôi không phản đối việc đảng, tức đảng cộng sản, muốn lãnh đạo đất nước này, nếu họ có ý thức thực sự vì nước vì dân. Nhưng giữa ý tưởng và hiện thực, lý thuyết và thực tế không phải bao giờ cũng là một. Ở người này thì là sự thống nhất, ở người kia lại là mâu thuẫn. Điều đó thấy rõ ở người cộng sản, đảng cộng sản. Giữa những điều họ nói, họ ao ước, họ tuyên truyền, họ phấn đấu, với những gì đã và đang xảy ra trên đất nước, trong xã hội, thì khác nhau một trời một vực. Hãy mở mắt, mở thật to, và dám nhìn, nhìn thẳng vào thực tế, để soi rọi lại cái lý tưởng của họ. Phần lớn chỉ là ảo tưởng.

Đảng cộng sản luôn tự nhận là lực lượng tiên tiến nhất, đỉnh cao trí tuệ, làm gì cũng đúng. Họp hành, đại hội, bàn bạc, ra nghị quyết, ban quyết định đều có tính tập thể, nhưng đến khi sai lầm, gây họa thì lại đổ lỗi cho cá nhân. Họ đề cao tập thể nhưng lại tôn sùng cá nhân. Dù tập thể hay cá nhân thì suốt chiều dài lịch sử gần thế kỷ, đảng đã ngày càng tự chứng tỏ là vật cản, kìm hãm sự phát triển của dân tộc, đất nước, nhân dân.

(còn tiếp)

Nhân tài Việt Nam nay ở đâu?

Nguyễn Quang Duy

29-10-2019

Quốc Hội cộng sản tuần qua bàn cãi về Dự luật quy định “thế người nào là nhân tài?” Báo Dân Trí ngày 24/10/2019, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, đưa ý kiến: “Có rất nhiều thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài về đang thất nghiệp; có rất nhiều lái xe ôm, Grab là thạc sỹ. Xin hỏi những người đó được đào tạo tốt như vậy có là nhân tài hay không? Xin thưa là không!”

Vì sao Trà My đi? Lỗi của ai?

Đoàn Bảo Châu

29-10-2019

Bố Trà My bên bàn thờ của em. Ảnh: Đoàn Bảo Châu

1. Vì sao Trà My đi?

Ông Phạm Văn Thìn, bố của Trà My kể: “Trà My học cao đẳng kinh tế xong nhưng không xin được việc nên đi lao động ở Nhật 3 năm. Ngày 4/6/2019 Trà My về nước, chờ bên Nhật gia hạn nhưng công việc trục trặc không thành. Trước đấy gia đình đã vay số tiền 650 triệu để mua taxi cho em út của Trà My lái, không may vào ngày 2/9/2019 gặp trời mưa to, xe bị tai nạn. May có người lái xe container cứu em trai Trà My.”

Đôi điều với phó Thủ tướng Vương Đình Huệ…

Trương Nhân Tuấn

29-10-2019

Phó thủ tướng Việt Nam Vương Đình Huệ. Ảnh: VGP/RFA

Đọc báo sáng nay thấy có bài viết về ý kiến của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ. Ông Huệ cho rằng “Việt Nam cần có con đường đi riêng với giải pháp khả thi chứ không rập khuôn theo bất cứ mô hình nào”.

Cá nhân tôi nhận thấy đây là một ý kiến có hai mệnh đề, có đúng, có sai.

Đúng là vì VN không thể mãi mãi rập khuôn “ý thức hệ” TQ, thấy TQ làm cái gì VN bắt chước làm cái đó.

Từ xuất khẩu lao động đến nạn buôn người

Vũ Ngọc Yên

29-10-2019

Xuất khẩu lao động Việt Nam

Xuất khẩu lao động Việt Nam ra nước ngoài, là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp nước ngoài.

Vụ 39 người chết thảm ở Anh: Thủ tướng Anh chia buồn, lãnh đạo VN vẫn im lặng

BTV Tiếng Dân

29-10-2019

Mặc dù Việt Nam là nước có hầu hết công dân chết trong sự kiện kinh hoàng ở Anh, ngoại trừ TT Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Bộ Công an xác minh vụ việc, đến nay chưa thấy lãnh đạo nào trong số “tam trụ” lên tiếng chia buồn với các gia đình nạn nhân. Thay vào đó, chiều tối 28/10, giờ VN, Thủ tướng Anh tới hiện trường 39 thi thể đông cứng, viết lời chia buồn, báo Tuổi Trẻ đưa tin.

Một hành động chính trị hợp lý: Quyền cục trưởng Cục Điện ảnh bị giáng chức

Nguyễn Đức Thành

28-10-2019

Tôi không quan tâm lắm đến chuyện nội bộ đấu đá lặt vặt trong Bộ Văn hoá vì nhân sự Bộ ấy vốn rất lăng nhăng. Việc chị Hà, quyền Cục trưởng bị giáng chức về Cục phó đôi khi chỉ là vì nhân vụ duyệt phim vừa rồi thì đối thủ mượn gió bẻ măng, hoặc có vấn đề nội tình gì nữa, v.v… Người bên ngoài và không quan tâm như tôi thì không biết được, và cũng không cần biết.

Thảm nạn Essex: Quyền và NỢ…

Blog VOA

Trân Văn

28-10-2019

Một thân nhân cho xem bức hình chụp ở Berlin của người có tên Anna Bui Thi Nhung (phải), có thể trong số nạn nhân vụ chết người thê thảm tại Anh. Nguồn: Reuters

Sự kiện 39 người chết trong container chuyên dùng vận chuyển hàng đông lạnh, được phát giác vào sáng 23 tháng 10 làm dư luận trên phạm vi toàn cầu rúng động và đặt ra nhiều vấn đề đáng ngẫm nghĩ đối với nhận thức về quyền, cũng như NỢ…

Từ Nghệ An về Anh Quốc… về Việt Nam

Jonathan London

28-10-2019

Vào đầu tháng 7 vừa rồi tôi đã có dịp làm việc tại Nghệ An, trong một công trình nghiên cứu tìm hiểu về hệ thống giáo dục, chủ yếu tập trung vào những vấn đề liên quan đến quản lý giáo dục.

Vụ 39 người chết, Quốc hội im lặng được sao?

Nguyễn Đình Cống

28-10-2019

Các ông, bà nghị đang họp. Nguồn: Quang Phúc/ VnEconomy

Quốc hội im lặng được sao khi biết tin phần lớn hoặc toàn bộ 39 người chết thảm trong toa xe đông lạnh ở Anh là người Việt? Xin Quốc hội hãy tạm ngừng một vài việc để thảo luận chuyện này, nhằm tìm ra nguyên nhân cơ bản của tai họa.

Còn xuất khẩu lao động thì còn vượt biên bất hợp pháp

Nguyễn Ngọc Chu

28-10-2019

Trà My vẽ bức tranh hoa hướng dương này để ủng hộ một dự án giúp đỡ bệnh nhi ung thư mang tên “Ước mơ của Thuý” do báo “Tuổi trẻ” thực hiện. Ảnh: FB Phạm Thị Trà My

1. Cuối cùng thì đã rõ. Đại đa số trong 39 nạn nhân chết thê thảm trong container đông lạnh là người Nghệ Tĩnh. Dẫu cái chết tang thương của 39 đồng bào còn chưa chôn cất, ứa tràn nước mắt đau đớn mà thừa nhận rằng người Nghệ Tĩnh rồi vẫn còn ra đi.

10 người đi mà 5 người thoát thì người Nghệ Tĩnh vẫn ra đi. Chỉ khi 10 người đi mà chỉ 1 người thoát thì may ra người Nghệ Tĩnh mới dừng!

Sự cực đoan, bướng bỉnh, không cam chịu số phận đã đưa người Nghệ Tĩnh đến những quyết định liều lĩnh. Không phải mù quáng, mà là liều lĩnh đến chấp nhận cái chết để thay đổi.

Chúng ta đã làm gì để đồng bào mình chết thảm như vậy?

Trương Nhân Tuấn

28-10-2019

Đây là câu hỏi (mà tôi thấy hay) nên mượn đem về treo trên trang facebook của mình, như để bày tỏ tình cảm mà mình không thể thố lộ ra được, sau khi đọc những dòng tuyệt mệnh của một cô gái bạc mệnh chết ngộp trong xe đông lạnh trong lúc đi tìm đường sang Anh. Nguyên thủy là của facebooker Nguyen Hoang Anh.

“Hỡi nhân loại, hãy cảnh giác!”

Nguyễn Quang Bô

28-10-2019

Mấy hôm trước, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao thông báo tàu “Địa chất Hải Dương-8”(Hb) và các tàu hộ tống của Trung Quốc đã rút về nước sau gần 3 tháng hoạt động trái phép tại Tư Chính(Hc) và biển Phú Khánh(Hd) trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế EEZ của Việt Nam(Ha). Cuộc phỏng vấn giữa nữ biên tập viên gạo cội và ông tư lệnh hải quân trên vô tuyến truyền hình bữa rồi cũng nói sau khi ta đấu tranh mạnh mẽ thì “Tàu Địa Chất Hải Dương-8 của… nước ngoài đã rút về nước!”.

Trước sự kiện trên có rất nhiều luồng dư luận. Người thì bảo dưới sức ép quan ngại, rất quan ngại mạnh mẽ của nước chủ nhà nên tàu nước lạ phải rút. Người thì bảo do cộng đồng quốc tế phản đối Trung Quốc, ủng hộ Việt Nam buộc họ phải rút. Kẻ thì bảo họ rút vì giàn khoan của Nhật Bản khoan cho Rosnhef ở lô 06-1 bể Nam Côn Sơn đã kết thúc và rời khỏi Việt Nam. Kẻ khác lại nói họ đã đạt được mục đích khảo sát địa chấn và đe dọa hoạt động dầu khí của Việt Nam nên rút về nước để chuẩn bị cho các bước tiếp theo..v.v…

Là người am tường về công tác dầu khí, bạn tôi, nhà địa chất dầu khí, nhà thơ Nguyễn Quyết Thắng hôm 25/10/2019 đã viết trên trang facebook của mình nói toạc ra rằng nó khảo sát địa chấn xong nó về vì đã vào mùa biển động. Sang năm đến mùa biển lặng, nó sẽ trở lại khảo sát tiếp nếu chương trình còn dở hoặc sẽ vác giàn khoan sang khoan thăm dò rất “đúng quy trình”, đồng thời kêu gọi cộng đồng phải hết sức cảnh giác, mong mỏi nhà nước có các biện pháp đề phòng, đấu tranh thích hợp để bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình.

Để làm rõ thêm ý “đúng quy trình” mà bạn tôi đã nói, sau đây xin có đôi lời về trình tự tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí để mọi người hiểu thêm chứ không phải dễ dàng “ra biển múc dầu lên đem bán” như một số vị thối mồm đã chửi ngành dầu khí.

Dầu khí là các hợp chất Hydrocarbon có công thức hóa học là CnHn+2. Ở dạng lỏng thì gọi là Dầu Thô(Crude Oil) ở dạng khí thì gọi là Gas (H1,H2). Dầu khí hình thành từ các chất hữu cơ ở điều kiện nhiệt độ, áp suất nhất định trong trong vỏ trái đất rồi tích tụ vào các cấu trúc địa chất thuận lợi tạo mỏ(H3,H4). Cấu trúc này gồm Tầng Chứa(Reservoir) là cát kết, đá vôi, san hô ám tiêu hay đá granites dập vỡ nứt nẻ có Độ Rỗng(Porosity) và Độ Thấm(Permability) tốt trong một Bẫy(Trap)/Cấu Tạo(Structure) dạng vòm, uốn nếp bị đứt gẫy, vát nhọn địa tầng, các thấu kính hay địa hình móng bị chôn vùi có tầng Đá Chắn(Seal Rock) phủ lên trên.

Để đi tìm dầu khí trong lòng đất sâu từ vài cây số đến 4-5 cây số ngoài biển khơi mênh mông, bước đầu tiên là phải tiến hành khảo sát Địa Chấn 2D hoặc 3D (Seismic Aquisition)nhằm tìm ra các cấu tạo có khả năng chứa dầu(H5,H6). Tài liệu địa chấn thu được sau khảo sát sẽ đem đi Xử Lý (Processing) rồi Minh Giải(Interpretation) vẽ bản đồ nhằm tìm ra các cấu trúc tiềm năng(H7,H8). Như vậy, địa chấn giống như bác sỹ chụp X-Quang lòng đất đáy biển. Chi phí cho một chương trình khảo sát địa chấn biển tùy theo diện tích rộng hẹp cũng phải từ 4-5 triệu đến hàng chục triệu Dollar.

Sau khi phát hiện ra cấu tạo triển vọng thì phải Khoan Thăm Dò (Exploration Drilling) bằng Giàn Tự Nâng(Jack-up) ở vùng nước dưới 100m, Nửa Nổi Nửa Chìm (Semisubmersible) ở vùng nước sâu tới ngàn mét hoặc Tàu Khoan (Drillship). Nếu phát hiện dầu khí thì phải tiến hành Khoan Thẩm Lượng(Appraisal) để xem trữ lượng bao nhiều nhằm phát triển đưa mỏ vào khai thác (H9,H10). Chi phí cho một giếng khoan thăm dò sâu 3.500m ngoài khơi nước ta hồi những năm 1990 cỡ 10 triệu Dollar, hiện giờ khoảng 20 triệu Dollar.

Nếu khoan ở vùng biển sâu ngàn mét nước thì chi phí này khoảng 100 triệu Dollar/giếng. Xác suất thành công khoảng 15-20% tức là khoan 10 giếng thì có 1-2 giếng gặp dầu, chi phí tối thiểu 200 triệu Dollar. Phát triển đưa mỏ vào khai thác là chế tạo và lắp đặt Giàn Đầu Giếng (WHP), Giàn Khai Thác/Nhà ở (CPP/LQ ) hoặc Tàu Xử Lý Nổi (FPSO), Tàu Chứa Nổi (FSO), Phao Xuất Dầu (SBM), khoan và lắp đặt các Giếng Khai Thác( Producers)(H11).

Ở vùng biển sâu, các giếng khai thác nằm ngầm dưới đáy biển đưa dầu lên xử lý trên FPSO rồi chứa vào FSO(H12)… Chi phí cho phát triển đưa một mỏ vào khai thác cũng từ 400-500 triệu Dollar đến hàng tỷ Dollar tùy theo quy mô của mỏ cũng như chiều sâu nước biển. Sau khi khai thác hết dầu, phải làm công tác Dọn Mỏ(Decommission &Abandonment) trả lại hiện trạng ban đầu cho môi trường biển. Vậy đấy, tìm và khai thác dầu khí ngoài biển là một quy trình chặt chẽ, chi phí tốn kém, rủi ro cao nhưng sinh lời cũng lắm. Chả thế mà thập niên 90- 2010, Dầu Khí đóng góp đến 25% GDP cho cả nước.

Trở lại việc tàu “Địa Chất Hải Dương-8” sau 3 tháng khảo sát địa chấn khu vực Tư Chính và Phú Khánh thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế EEZ của ta ngày 24/10/2019 đã về nước, tôi thiên về hướng chúng đã làm xong việc. Tài liệu thu được chúng sẽ xử lý, minh giải, vẽ bản đồ, tìm ra cấu tạo triển vọng để thời gian tới đem giàn khoan vào khoan.

Ngày 21/10/2019 tại “Diễn Đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ IX”, bộ trường quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phương Hòa vẫn cao giọng: ”Các đảo ở Biển Đông là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc” ngay trước mặt bộ trưởng quốc phòng Việt Nam! Tham vọng bành trướng chiếm hữu biển đảo Việt Nam của họ là không đổi mà Tư Chính là mũi đột phá. Tư Chính là điểm xa nhất của đường lưỡi bò phi lý khốn nạn mà họ vẽ nên; Tư Chính có tiềm năng dầu khí và băng cháy Gas Hydrate rất lớn; Tư Chính cận kề ngay các khu vực khai thác dầu của Việt Nam…

Trung Quốc đã ép được Repsol không tiếp tục thăm dò ở Tư Chính, không phát triển mỏ Cá Rồng Đỏ ở Nam Côn Sơn và họ lại vừa khảo sát xong địa chấn nên việc họ đem giàn khoan tới chỉ là vấn đề thời gian. Hoạt động của họ không đơn thuần là một phép thử thái độ của Việt Nam, dọa dẫm Rosnhef và Idemitsu mà là họ làm thật, làm “đúng quy trình”. Nếu để mất Tư Chính, liệu chúng ta còn giữ được Trường Sa, giữ được các mỏ dầu ở Nam Côn Sơn, Phú Khánh, Sông Hồng, giữ được phần lãnh thổ thiêng liêng của mình ở Biển Đông?

Tình hình cực kỳ nghiêm trọng chứ không phải “Địa Chất Hải Dương-8” rút đi là êm chuyện. Có người phỏng đoán là trước Đại Hội XIII, Trung Quốc sẽ đem giàn vào khoan tại Tư Chính. Tôi không dám nghĩ đến tình huống đó và lạy trời đừng bao giờ để nó xẩy ra! Vậy nên phải hết sức cảnh giác. Tác giả “Viết dưới giá treo cổ” Julius Fucik đã cảnh báo loài người về họa Phát Xít bằng câu nói nổi tiếng: ”L’humanité, Soyez Alerte!”

Trước tình hình căng thẳng rất nguy hiểm do Trung Quốc gây ra tại Tư Chính và Biển Đông của Việt Nam hiện nay, tôi xin mượn lời của Julius Fucik: ’’Hỡi Nhân Loại, Hãy Cảnh Giác!”

Ha: Các bể trầm tích Đệ Tam đã phát hiện thấy dầu khí ở TLĐ Việt Nam. Hoàng Sa, Trường Sa cũng tồn tại các bể chứa dầu khí.
Hb: Mạng lưới tuyến khảo sát địa chấn của tàu “Địa Chất Hải Dương-8” Trung Quốc tại Tư Chính của Việt Nam.
Hc: Tàu “Địa Chất Hải Dương-8” của Trung Quốc hoạt động phi pháp tại Tư Chính và Phú Khánh từ tháng 7 đến 24/10/2019
Hd: Các tuyến khảo sát địa chấn của Trung Quốc tại vùng biển Phú Khánh của Việt Nam
H1: Định nghĩa về dầu thô. Dựa vào tỷ trọng có dầu nhẹ, dầu nặng và dầu siêu nặng. Dựa vào hàm lương lưu huỳnh có dầu chua, dầu ngọt. Dựa vào công nghệ thăm dò khai thác có dầu truyền thống và phi truyền thống.
H2: Định nghĩa về khí: khí tự do, khí đồng hành. Khí thiên nhiên, khí thiên nhiên lỏng, khí thiên nhiên hóa lỏng, khí dầu hóa lỏng. Khí khô, khí ướt.
H3: Khái niệm về đá mẹ sinh dầu, đá hứa, đá chắn. Dầu sinh ra từ tầng đá mẹ sẽ dịch chuyển tích tụ vào tầng đá chứa trong các bấy hay cấu tạo thuận lợi để thành mỏ…
H4: Cấu tạo dạng vòm chứa dầu khí
H5: Khảo sát địa chấn 2D
H6: Địa chấn 2D, 3D. Địa chấn 2D thường tiến hành để tìm cấu tạo cho khoan thăm dò. Địa chấn 3D thường tiến hành sau khi đã tìm thấy dầu nhằm chính xác hóa cấu trúc phục vụ khoan thẩm lượng hoặc lập sơ đồ phát triền khai thác mỏ
H7: Xử lý tài liệu địa chấn tại các trung tâm xử lý chuyên dụng nhầm chuyển hóa các tín hiệu thu được ngoài thực địa thành các mặt cắt địa chấn phục vụ cho minh giải vẽ bản đồ cấu tạo
H8: Bản đồ cấu tạo, kết quả của minh giải vẽ bản đồ duuaj trên tài liệu địa chấn
H9: Khoan dầu khí cần phải có giàn khoan, các hệ thống dung dịch, lấy mẫu vụn, mấu xườn, mẫu lõi,đo logging, chống ống, trám ximang, thử vỉa…
H10: Các loại giàn khoan trên đất liền, xà lan khoan, giàn tự nâng Jack-up, giàn nửa nổi nửa chìm, tầu khoan
H11: Phát triển đưa mỏ vào khai thác: giàn đầu giếng, tàu khai thác xử lý nổi hoặc giàn khai thác trung tâm/giàn nhà ở, tàu chứa nổi,hệ thống đường ống thu gom nội mỏ, các hiếng khai thác, bơm ép nước, đường ống dẫn khí…
H12: Ở vùng nước sâu phải dùng tới các loại giàn chuyên dụng, giàn bê tông hoặc tàu khai thác xử lý nổi, tàu chứa nổi, đầu giếng khai thác nằm ngầm dưới đáy biển… (Nguồn ảnh: internet)

Vì sao sách “Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử” không được cấp giấy phép tái bản

Nguyến Văn Phước

27-10-2019

Sự vô cảm đang thống trị, lũng đoạn, đẩy lùi tụt hậu văn hoá và thực sự đang làm lệch hướng tinh thần Việt Nam xuống dốc rất nhanh.

Xác nào là em tôi?

Trung Nguyễn

28-10-2019

Cả nước đang xôn xao về vụ 39 người chết trong xe container trên đường nhập cư lậu vào nước Anh. Cảnh sát Anh đang điều tra nhưng có lẽ xác suất rất cao là phần lớn, hoặc tất cả, những người chết đều là người Việt Nam.

Đường đến nước Anh

Nguyễn Huy Vũ

27-10-2019

Trong 18 quán quân đường lên đỉnh Olympia đi du học, chỉ có hai người trở về đất nước.

Trong một dịp thăm Hàn Quốc của đoàn đại biểu Quốc hội năm nay, chín người đã trốn ở lại.

Vài đại biểu Quốc hội mua quốc tịch ở châu Âu. Nhiều doanh nhân khác mua giấy tờ định cư ở châu Âu, châu Mỹ, Úc.

Hạnh phúc đâu xa?

Mai Quốc Ấn

28-10-2019

Ở miền Trung, có những gia đình sẵn sàng cầm nhà, cắm đất để chi ra tiền tỉ cho con xuất khẩu lao động. Nỗi niềm nhọc nhằn ấy của nhân dân thậm chí trở thành “nhiệm vụ chính trị của địa phương”. Nhưng có thực là hạnh phúc ở quá xa người Việt, tại những quốc gia mà biển cảnh báo ăn cắp lại không dùng tiếng bản xứ?

Điều tra tội phạm buôn người dễ không?

Kông Kông

28-10-2019

Mấy dòng text tuyệt vọng, gửi cha mẹ ở thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh, của cô gái trẻ Phạm Thị Trà My trước khi bị đông lạnh cùng 38 người khác trong chiếc xe tải định mệnh trên đường trốn sang nước Anh, là cơn bão lòng của người có lương tri.

Phật giáo tham gia … chạy án!

Bá Tân

28-10-2019

Phật giáo là một trong những tôn giáo được “phủ sóng” ngày càng lan rộng ở Việt Nam. Số đệ tử cũng như hệ thống nhà chùa không ngừng gia tăng. Đang là nước nghèo nhưng Việt Nam có những ngôi chùa hoành tráng thuộc top đầu thế giới.

Vụ 39 người chết trong xe container: Tất cả đều là người Việt?!

BTV Tiếng Dân

28-10-2019

Số người Việt Nam có mặt trong số 39 cái chết trong xe container ở Anh đang tăng dần. Lúc đầu tin tức đưa là toàn bộ người TQ, rồi sau đó là có 1-2 người Việt, rồi 5-6 người Việt… Hai ngày trước tăng lên 12 gia đình Hà Tĩnh, Nghệ An trình báo con mất tích ở Anh, sau tăng lên 16 gia đình, bây giờ khả năng hầu hết hoặc toàn bộ 39 người kia đều là người Việt và đều đến từ miền Trung.

Tại sao Việt Nam chưa khởi tố điều tra vụ án buôn người?

Chu Mộng Long

27-10-2019

Cánh sát Anh lập tức khởi tố điều tra và bắt giam 3 đối tượng liên quan đến vụ buôn người dẫn đến cái chết của 39 nạn nhân trong thùng container.

Hãy suy nghĩ 100 lần, trước khi vượt biên sang châu Âu

Phan Châu Thành

27-10-2019

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Mơ ước đổi đời, có cuộc sống sung sướng hơn là mơ ước của tất cả mọi người, nhưng nếu bạn muốn làm điều đó, bằng cách vượt biên bất hợp pháp, mình khuyên các bạn, hãy nghĩ lại.

1. Châu Âu không nhiều màu hồng như dịch vụ đưa người, hay Việt kiều “hoành tráng” vẽ ra đâu.

Chế độ này còn tiếp tục thì sẽ còn những người “vượt biên”

Trương Nhân Tuấn

27-10-2019

Kỳ thi tiếng Hàn để đi xuất khẩu lao động đông nghịt người tham gia. Ảnh: Tuổi Trẻ

Khi cha mẹ không thể lo cho tương lai con cái thì cha mẹ có lỗi với con. Nhưng kết lại, đất nước bần cùng, người dân khốn khổ hôm nay là do lãnh đạo hết cả.

Trở lại vụ giờ tăng lao động. Không ngoại lệ, chủ nhân, công nhân VN “ngóc đầu không nỗi” là do các chính sách về kinh tế “lột da đầu”. Công nhân VN lương thấp vì đây là chủ trương của đảng và nhà nước VN. Không phải lãnh đạo CS luôn miệng khoe “thế mạnh” của VN trước những nhà đầu tư thế giới là “nhân công VN rẻ” hay sao? Còn giới chủ, họ luôn là đối tượng “vặt lông vịt” của công an phường, của kiểm tra quận, của đội phòng cháy chữa cháy, của những vụ “bôi trơn”…

Cô gái Phạm Thị Trà My và thân phận con người dưới các chế độ Cộng sản

Đào Tăng Dực

27-10-2019

Theo báo mạng News.Zing.VN, thì “Sáng 26/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trao Quyết định thăng quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng cho hai Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Trần Quang Phương và Đỗ Căn.”

Lời xin lỗi ám ảnh

Vũ Kim Hạnh

27-10-2019

Lời xin lỗi của cô Phạm Thị Trà My. Photo Courtesy

Đọc bản tin trả lời phỏng vấn Reuters của cha Anton Đặng Hữu Nam, tôi phải dừng từng chặp vì nhói tim và nhức bưng cả đầu. Ông nói: Đợt này, hơn 100 người đang trên đường để đi tìm sự sống cho mình. Người chủ chăn chắc không mong muốn những cuộc ra đi đó nhưng … phải chăng (xin lỗi) niềm tin tôn giáo không đủ ngăn sự mất niềm tin ở tương lai?

Không chỉ 39 người

Huỳnh Ngọc Chênh

27-10-2019

8 kẻ móc túi (trái) tại bến xe và 9 nhân viên an ninh bắt cóc FB Thịnh Nguyễn. Ảnh: internet

Nếu chỉ có 39 người, hay 100 người, hay cả 1.000 người bằng mọi giá, kể cả sinh mạng, bỏ quê hương xứ sở ra đi tìm đất sống thì cũng không có gì để nói, ngoài chuyện thương xót cảm thông với họ.

Nhưng chỉ kể từ ngày mở cửa ra làm ăn với thế giới, từ ngày đất nước đã thoát ra khỏi đêm đen bao cấp, đến nay, chưa thống kê đầy đủ cũng ước tính đến hàng trăm ngàn người bỏ nước ra đi vì lý do nầy, lý do khác. Chưa nói là ngay vào thời kỳ hiện tại, thời kỳ mà ông Trọng đánh giá “đất nước chưa bao giờ phát triển rực rỡ như thế này”, dòng người bỏ xứ ra đi vẫn không hề giảm xuống. Thì cần phải đặt ra câu hỏi: Tại sao như thế?

Họ phải bán thân trả góp

Trung Bảo

27-10-2019

Những kẻ đưa người đi nhập cư lậu, ngôn ngữ quốc tế gọi là trafficker- Kẻ buôn người. Những năm gần đây, các vùng nông thôn Bắc Trung Bộ rộ lên phong trào đi nhập cư lậu và xuất khẩu lao động. Nhiều câu hỏi đặt ra sau vụ 39 người nhập cư chết trong thùng xe ở Anh.

Ra đi tìm đường cứu nước

Dương Quốc Chính

27-10-2019

Bên trong một trại trồng cần sa trị giá 2,3 triệu USD ở Hull bị cảnh sát Anh phá dỡ hồi tháng 6/2014. Hai người Việt cầm đầu nơi này là Nguyễn Văn Thư và Nguyễn Văn Thắng. Ảnh: AFP

Tháng trước mình ngồi chém gió với một ông từng đi trồng cỏ ở Anh về, từ 10 năm trước. Mình kể lại theo trí nhớ, có thể số liệu không hoàn toàn chính xác, nhưng câu chuyện là chính xác.

Những người Việt vượt biên sang Anh thường có 2 công việc chính là làm nail (móng) và trồng cỏ (cần sa). Nail là nghề hợp pháp, nhưng một tháng cũng có thể để ra được 2.000 bảng (thời giá 10 năm trước). Tất nhiên là lao động chui, do vượt biên mà. Đấy là những người hiền lành, không dám làm việc phi pháp.

Nếu được chọn

Khải Đơn

27-10-2019

Nếu bạn được chọn, bạn muốn đi quá giang máy bay của đại biểu quốc hội hay muốn nằm trong thùng xe tải đông lạnh?

Nếu được chọn, bạn muốn làm việc ở một công ty bình thường gần nhà, với thu nhập đủ để nuôi con và chi trả nhu cầu sống, hay muốn ký vào giấy cầm cố nhà cửa để có một chuyến đi “chui” vào Châu Âu đổi đời?

Nếu mọi thứ thật bình thường, bạn muốn sống gần để thỉnh thoảng ghé qua coi sóc cha mẹ, hay muốn vất vả học nghề chăm sóc người già và trở thành người chăm sóc tại gia cho những người già xa lạ ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Dubai?

Nếu được chọn…

Là cụm từ rất dễ dàng – mà những người đang ngồi bàn phím như tôi có thể chọn – vì chúng ta hoàn toàn không sinh ra ở vùng đất kiệt quệ tài nguyên, không nghề nghiệp và cuộc sống gói gọn trong vài giấc mơ con quá tủn mủn và quẩn quanh cho một kiếp người.

Ta được chọn. Không có nghĩa là tất cả mọi người đều được chọn. Ta được chọn. Không có nghĩa là mọi người hẳn là ngu lắm mới chọn khác điều bình thường dễ thấy.

Nếu bạn tìm hiểu kỹ hơn về hoàn cảnh và chọn lựa của những người vượt biên bằng phương thức chuyển lậu người, bạn sẽ biết rất nhiều người không hề được cầm 10.000 hay 30.000 USD trong tay để chọn làm việc khác (như mở cửa hàng, hay bán hàng online, hay vào Sài Gòn tìm việc). Số tiền đó thường có được như điều kiện vay đánh đổi để họ có thể đi, và làm việc rồi trừ dần vào khoản nợ mà “dịch vụ” đã thỏa thuận với họ trước đó.

Nghĩa là, họ không có tiền mặt để chọn điều dại dột như bạn tưởng.

Nghĩa là, nếu được chọn, con người sẽ chọn sống an toàn chứ không chọn chết đau thương. Là ta sẽ chọn quá giang đại biểu quốc hội trốn mất ở Hàn Quốc chứ không nằm trong thùng đông lạnh. Là chọn mưu sinh ở nơi có thể sống được thay vì phải bỏ đến nơi không toàn mạng.

Có thể bạn nghĩ “nghèo” là khái niệm phổ quát và mơ hồ: kiểu “Việt Nam mà, ai chả nghèo, có gì lạ đâu”. Nhưng nếu bạn từng chứng kiến cả nhà gia đình 4 người, trong đó có hai đứa trẻ, ăn cả ba bữa mỗi ngày, chỉ có 10.000đ dù đi làm thuê bạc mặt, và chẳng có cách nào để kiếm ra 20.000đ dù có muốn chăm chỉ hơn nữa, thì bạn sẽ hiểu “nghèo” có nhiều cấp độ, là đói đến cùng tận, là khổ sở không gì tưởng nổi, chứ không phải ý niệm chung chung “nghèo mà an toàn” như bạn vẫn nghe thấy trên TV.

Nếu được chọn, thì họ cũng chẳng có gì để chọn. (Tôi trộm nghĩ vậy).

Vì vậy, khi quan sát và dự phần vào những vấn đề như vụ người thiệt mạng trong xe tải đông lạnh vừa qua, tôi hi vọng bạn cũng sẽ nhìn vấn đề đó nhiều góc cạnh hơn là sự tàn nhẫn phổ biến mà ta thường nhanh nhảu chứng kiến ở những bình luận ác ý như vầy: “Với 30k Euro ở nhà mở cửa hàng chứ đi nước ngoài chi cho chết. Ham giàu sang mà chẳng biết Châu Âu có gì. Ai bảo ngu thì chịu chứ trách ai.”

Khi bạn quẳng ra đường một định kiến không nghĩ suy, bạn đang dự phần vào việc làm tủi nhục người có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh tương tự, tạo ra sự kỳ thị, khiến người liên quan không còn đủ can đảm bày tỏ về vấn đề họ gặp phải nữa – nhất là với những vấn đề ở quy mô lớn như di dân và tìm cách lao động ở nước ngoài.

Loại cặn bã!

Ngô Trường An

27-10-2019

Ông Lê Thẩm Dương. Ảnh: internet

Với loại tiến sĩ cặn bã như tên Lê Thẩm Dương này, lâu nay tôi đều không muốn nói đến. Nhưng hôm nay tôi đau đớn, vì một số đồng bào tôi phải chết ngạt trên xe container ở Châu Âu. Chỉ vì, họ rời bỏ quê hương ra đi để tìm kiếm việc làm nơi xứ người.

Ông Lê Thẩm Dương nghĩ sao mà dám nói: “Công nhận Việt Nam là nơi kiếm tiền dễ nhất thế giới“? Ông có biết, mỗi năm có hàng trăm nghìn thanh niên trai trẻ phải bỏ quê hương ra đi làm tôi mọi cho cả thế giới dưới chiêu bài XKLĐ mà đảng cầm quyền phát động không? Nếu ở VN kiếm tiền dễ nhất thế giới, thì tại sao đảng của các ông hô hào: “Muốn thoát nghèo phải tham gia xuất khẩu lao động”?

Ông có biết mỗi năm có hàng chục ngàn phụ nữ qua Mã Lai, Đài Loan, Trung Quốc… bán dâm để kiếm tiền không? Ông có biết hàng chục ngàn người VN đang trốn chui, trốn nhủi lao động bất hợp pháp ở khắp cả 5 Châu để kiếm tiền không vậy?