Du lịch Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi virus corona, khiến cắt giảm giá và tiềm năng ‘bong bóng du lịch’

SCMP/ Reuters

Dịch giả: Trúc Lam

19-5-2020

Cảnh báo về nguy cơ mở cửa trở lại cho người nước ngoài quá nhanh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi xúc tiến du lịch nội địa

‘Sức sáng tạo’ của hệ thống chính trị Việt Nam

Blog VOA

Trân Văn

20-5-2020

Ông Nguyễn Xuân Phúc vừa thay mặt hệ thống chính trị và hệ thống công quyền Việt Nam khánh thành Đền Chung Sơn. Theo hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam, ngôi đền có diện tích đến 83 héc ta, với 18 hạng mục này tọa lạc ở núi Chung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An được xây dựng để “tưởng nhớ và tri ân những công lao của gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh cho quê hương, đất nước”, nhân dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh của “bác”.

Nên có thái độ thế nào về lãnh tụ?

Dương Quốc Chính

19-5-2020

Đầu tiên, cần khẳng định là, một dân tộc sùng bái lãnh tụ là một dân tộc chưa trưởng thành. Cứ nhìn từ bản thân mỗi chúng ta, thời HS, SV thường ai cũng có thần tượng. Cháu thì đắm đuối mấy em showbiz ngực to, mông nở, em thì mê mẩn ụp pa Hàn xẻng xinh gái, cán bộ đoàn thì thần tượng bác Giáp, bác Hồ, anh Bát, chị Lục…Đại khái thế.

Donald Trump đã hủy diệt đất nước mà ông từng cam kết sẽ làm cho nó vĩ đại trở lại

Irish Times

Tác giả: Fintan O’Toole

Dịch giả: Cố Sự Quán

25-4-2020

Thế giới đã từng yêu, ghét và đố kỵ với nước Mỹ, nhưng giờ đây, lần đầu tiên, thế giới thương hại nó.

Trải qua hơn hai thế kỷ, Hoa Kỳ đã khuấy động nhiều cung bậc cảm xúc của nhân loại: Yêu mến và thù hận, sợ hãi và hy vọng, đố kỵ và khinh miệt, kính phục và giận dữ. Nhưng có một cảm xúc chưa bao giờ được dành cho nước Mỹ cho đến hôm nay: Thương hại.

Trụ đỡ chế độ độc tài

Hoàng Dũng

19-5-2020

Phần 1

Hãy tưởng tượng chế độ độc tài như một ngôi nhà trên cao. Nó đứng vững bởi các cột chống. Một chế độ độc tài hay một ngôi nhà trên cao sụp đổ, sẽ vì:

Tôn giáo bắt đầu từ đây

Nhân Trần

19-5-2020

Chủ nghĩa Cộng sản là một chủ thuyết vô thần. Trong các trường đại học từ trước năm 1991 có môn học “Chủ nghĩa vô thần khoa học” họ tập hợp tất cả các triết thuyết bài xích thần linh từ cổ đại tới hiện đại. Đặc biệt là đề cao tư tưởng của Karl Marx về tôn giáo “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.

Viện trưởng VKSND Tối cao: Hội đồng thẩm phán tối cao tạo ra tiền lệ hết sức nguy hiểm

Nguyễn Đức

19-5-2020

Viện trưởng VKSND Tối cao cho rằng, quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao sẽ “tạo ra một tiền lệ hết sức nguy hiểm trong hoạt động tố tụng”.

Vụ Hồ Duy Hải và chính trị chính danh

Tâm Chánh

19-5-2020

Đều là môn sinh của trường công an, ông chánh án toà án tối cao Nguyễn Hoà Bình và ông viện trưởng viện kiểm sát tối cao Lê Minh Trí, một ông Bắc, một ông Nam, lại có ngôn ngữ thể hiện rất khác nhau.

Đỉnh cao và vực sâu

Trương Châu Hữu Danh

19-5-2020

Ảnh: FB tác giả

Các bạn hãy nhìn tờ báo ngay hiện trường bưu điện Cầu Voi. Bản ảnh cho thấy, tờ báo nằm ngay thi thể 2 nạn nhân. Và bài báo hiện lên là “Đỉnh cao & vực sâu”.

Điều này có ý nghĩa gì không? Trên tờ báo, có thông tin gì hay không?

Chúng tôi về nhà lục lại báo, bài báo này ở trang 5, số báo ra ngày 9/1/2008, Báo SGGP thể thao (ra 7 ngày trong tuần).

Tiếng thét vô thanh

Trung Bảo

19-5-2020

Cách đây mấy ngày, tôi ngồi trước bưu cục Cầu Voi vào đúng thời khắc vụ án mạng xảy ra cách đây 12 năm – 19:30-20:00, theo giờ ghi trong các tài liệu điều tra. Tôi cố tưởng tượng lại thời khắc khủng khiếp đó, hình dung mình đang bước chân vào ngôi nhà hoang lạnh.

Từ Hồ đến Trung

Trịnh Hữu Long

19-5-2020

Từ bảy năm nay, tôi có một phép thử nho nhỏ để đo các thay đổi xã hội.

Tôi viết bài “8 sự thật về Hồ Chí Minh” (*) vào dịp 19/5 năm 2013. Lần đầu tiên tôi đăng lên Facebook, có kha khá bạn bè hưởng ứng, nhưng chừng đó không thấm vào đâu so với cơn thịnh nộ tôi nhận được từ người quen thân lẫn người không quen. Thầy giáo cũ mà tôi có giao lưu cũng vào chửi tôi, chửi luôn cả chị Đoan Trang, làm tôi bực mình phải unfriend luôn.

Lại nói chuyện mơ mộng viển vông

Tâm Chánh

19-5-2020

Vận hội. Thời cơ có một không hai…

Không rõ các quốc gia không bị chi phối bởi triết lí chính trị Trung Quốc người ta có kiểu tư duy chiến lược này không? Nhất là đi cùng với nó bao giờ cũng là mong muốn đi tắt đón đầu, nhảy cóc tới thành tựu phát triển?

Chuyện Tuấn “cò”, Vũ “nhôm” và quan chức Đà Nẵng (Kỳ cuối)

Phạm Vũ Hiệp

19-5-2020

Tiếp theo kỳ 1

“Thoát chết” trong vụ án cầu sông Hàn, sau đó là đẩy được đối thủ Trần Văn Thanh, Giám đốc công an Đà Nẵng ra Hà Nội, ông Nguyễn Bá Thanh bắt đầu kiện toàn lại bộ máy chính quyền và tổng chỉnh trang đô thị.

Gia đình cụ Kình tiếp tục gửi đơn tố giác tội phạm giết người

Đặng Bích Phượng

19-5-2020

Người nhà cụ Kình cho biết, ngày 10/1/2020, vợ Lê Đình Uy (cháu dâu của cụ Kình, mẹ cháu bé 3 tháng tuổi) còn đang bị giam ở đồn công an Miếu Môn, công an đã bắt nó ký vào biên bản khám xét chiếc xe ô tô của vợ chồng nó, chứ không hề có biên bản thu giữ xe.

Có tình tiết đặc biệt quan trọng để chứng minh Hồ Duy Hải không phải là hung thủ giết người!

Võ Tòng

19-5-2020

Vào ngày hôm kia, trong suy nghĩ của tôi lóe lên tình tiết đặc biệt quan trọng trong vụ án Hồ Duy Hải mà các bản án, quyết định giám đốc thẩm không hề nhắc đến, đó tình tiết về quần áo của hai nạn nhân.

Vì sao có phong trào ‘người nghèo xin không nhận’

Blog VOA

Trân Văn

19-5-2020

Cuối cùng, thực tế đang chứng minh, dự đoán của công chúng: Gói hỗ trợ những cá nhân cũng như các doanh nghiệp gặp khó khăn do COVID-19, trị giá 61.580 tỉ, sẽ tạo ra đủ loại scandal – hoàn toàn chính xác.

Bình Định, tháng 1 năm 1910, nếu…

Nguyễn Đức Thành

18-5-2020

Bố của Nguyễn Sinh Sắc được cho là Nguyễn Sinh Nhậm, chỉ là một thường dân, không phải quan trong triều cũng không phải dân khoa cử. Thế mà sau này có ông quan nổi tiếng, tên Hồ Sĩ Tạo, vốn là một danh nho, không hiểu sao lại cứ thương mến mà xin cho Sinh Sắc vào Huế học trong Quốc Tử Giám, tức là Sinh Sắc có danh phận y như con một ông quan. Ngày xưa nếu chỉ quen biết thế thôi mà xin được vào trường chuyên của hoàng gia, thì mới biết việc chạy trường cũng đã khá phát triển rồi.

Chống Cô Vi tại Việt Nam và sự mạnh lên của nhà nước độc tài 

Jackhammer Nguyễn

19-5-2020

Việc chống dịch COVID-19 của Việt Nam thành công đã và đang là đề tài được mổ xẻ khắp nơi trên thế giới, hầu như tất cả các cơ quan truyền thông quốc tế đều có bài về chuyện này.

Trump đang đánh cược sức khỏe của toàn dân để tái đắc cử

Washington Post

Tác giả: Fred Hiatt 

Dịch giả: Bùi Như Mai

18-5-2020

Tổng thống Trump đưa ra những nhận xét bên ngoài tòa Bạch Ốc hôm thứ Sáu. Nguồn: Stefani Reynold / Bloomberg News

Nhiều người trong chúng ta không ngạc nhiên khi thấy Tổng thống Trump đặt quyền lợi của chính mình lên trên quyền lợi quốc gia. Nhưng tại sao ông ta lại khư khư với một chính sách có thể nguy hiểm cho sự tái đắc cử của chính mình? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời.

Putin sẵn sàng đánh cắp cuộc bầu cử sắp tới – Vĩnh biệt nền dân chủ Hoa Kỳ

Atlantic

Tác giả: Franklin Foer

Dịch giả: Nguyễn Trung Kiên

Số tháng 6-2020

Ảnh Jack Cable chụp ở Chicago hồi tháng 4/2020, sinh viên đại học Stanford phát hiện ra rằng các lỗ hổng nguy hiểm trong cơ sở hạ tầng bầu cử ở Illinois, đã không được sửa chữa sau năm 2016. Nguồn: David Kasnic/ Atlantic

Thiên hạ tỉnh cả, chẳng lẽ đảng muốn ngược lại?

Blog VOA

Trân Văn

18-5-2020

Ông Nguyễn Phú Trọng chủ trì một phiên họp của Bộ Chính trị sáng 20/3, bàn về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Nguồn: Chính phủ

Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN khóa 12 lại họp. Đây là kỳ họp thứ 12 và lần này, BCH TƯ đảng CSVN lại tiếp tục thảo luận về lựa chọn, sắp đặt nhân sự lãnh đạo đảng CSVN khóa 13, nhiệm kỳ từ 2021 đến 2026.

Trung Quốc và virus corona: Cuộc tấn công ngấm ngầm

Die Zeit

Tác giả: Martin Klingst

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

11-5-2020

Ảnh minh họa của Eva Bee/ Guardian

Trung Quốc đang sử dụng tất cả các phương tiện chính trị và kinh tế để cố gắng truyền bá một hình ảnh hoàn hảo của mình trên thế giới. Bất cứ ai làm sứt mẻ hình ảnh đó sẽ bị trù dập thẳng tay.

Hồ Duy Hải và thân phận người dân Việt Nam dưới Pháp chế Xã hội chủ nghĩa

Đào Tăng Dực

18-5-2020

Việt Nam không phải là một quốc gia có một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên như các quốc gia dân chủ trên thế giới. Chính vì thế hệ thống pháp lý của Việt Nam là “Pháp chế xã hội chủ nghĩa”, không phải là chế độ pháp trị bình thường như tại các quốc gia dân chủ.

Sinh mạng chính trị của ông Chánh án Nguyễn Hòa Bình đang bị đe dọa nghiêm trọng?

Thảo Ngọc

18-5-2020

Sau phiên tòa Giám đốc thẩm xét xử vụ án bưu điện Cầu Voi năm 2008, theo đó Hội đồng thẩm phán TANDTC đã bác kháng nghị của Viện kiểm sát NDTC, cho rằng Kháng nghị này không đúng pháp luật, vì diễn ra trong khi Quyết định số 639/QĐ-CTN ngày 17/5/2012 của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải đang có hiệu lực.

Sự che giấu dịch của Nga

Chinh Bùi

18-5-2020

Từ đầu dịch, thế giới đã nghi ngờ sự trung thực của Nga. Các nhân viên y tế Nga đã lên tiếng về việc chính quyền cố tình giấu nguyên nhân dịch bệnh, gây nguy hiểm cho họ trong khi tiếp xúc với bệnh nhân.

Góp lời bàn về đền thờ Bác Hồ ở Nam Đàn

Nguyễn Thái Nguyên

18-5-2020

Đền Chung Sơn, rộng đến 83.6 héc ta, thờ gia tự ông Hồ Chí Minh. Ảnh: VOV

Cách nay vài hôm, một lễ khánh thành hoành tráng Đền thờ Bác Hồ vừa được tiến hành ở ngay trên núi Chung, xã Kim Liên. Việc xây dựng một công trình để thờ phụng Bác tại quê hương là việc rất quan trọng, không có gì phải bàn về việc nên hay không nên đối với những công trình như thế.

Tôi xin để sang bên những vấn đề như tiền bạc bao nhiêu, của ai, lớn bé ra sao, có tương hợp với đức Cần, Kiệm, Liêm, Chính của Bác hay không… mà chỉ xin góp đôi lời về khía cạnh Tâm linh vì về khía cạnh này cũng thật sự có vấn đề.

Con xin thắp một nén tâm hương, cúi xin hồn thiêng của Bác thứ lỗi khi con phải động chạm đến những khía cạnh nhạy cảm về Đền thờ Bác và Gia Tiên Tiền Tổ của Bác.

1/ Trước hết là về tên gọi. Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học nên không có ý đi vào việc duy danh định nghĩa, nhưng đã sinh ra một công trình hoành tráng thế này, nhất là công trình để thờ phụng, hương khói cho Bác Hồ càng phải được chính danh vì nó lưu truyền muôn thủa. Hiện nay, tên gọi chính thức được công khai trước toàn dân là ĐỀN THỜ GIA TIÊN CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH. (Tôi không bàn đến tên gọi rất sai mà cũng xuất hiện ở Lễ khánh thành là “ĐỀN CHUNG SƠN”)

Theo truyền thống văn hóa tâm linh Việt, ngoại trừ một số ngoại lệ, nói chung, người ta xây Chùa là để thờ Phật; xây Đền là để thờ Thánh; xây Miếu là để thờ Thần còn Đình là việc của Làng và Nhà thờ (Từ đường) là nơi thờ phụng các vị Tổ của một dòng họ hoặc một chi họ nhất định. Xin không bàn cụ thể những ai trong số các thế hệ những người đã khuất của dòng họ sẽ được rước vào thờ ở nhà thờ họ hay nhà thờ chi mà có quy định khắt khe của người xưa và còn tùy thuộc cả vào tập quán vùng miền.

Không phải tất cả những người đã khuất đều đem vào cúng ở nhà thờ họ được mà ở bất cứ gia đình nào cũng đều có Bàn thờ để thờ phụng Gia thần và Gia tiên của mình rồi. Có những gia đình còn có cả bàn thờ Phật thì cũng tùy, nhưng Phật là của chung mọi chúng sinh, không thể ở riêng ở nhà ai được. “Tu tại gia” là một việc khác, không liên quan đến chùa và sư, ni, không bàn ở đây.

2/ GIA TIÊN là cách nói tắt để chỉ HỘI ĐỒNG GIA TIÊN TIỀN TỔ CÁC CẤP của một gia tộc (Chỉ những người máu mủ ruột rà của gia tộc và con dâu, còn các bà các cô gái đã đi lấy chồng thì theo họ nhà chồng. Con rể thuộc gia tiên họ người ta). Ngày nay, chúng ta thường sử dụng các thành tựu của sinh học hiện đại để phân biệt những người có huyết thống với nhau như ADN hay gene. Ở cõi âm, chắc chắn họ không cần đến những dữ liệu thô thiển ấy, nhưng xin khẳng định là “không lẫn vào đâu được”.

Nhờ một cơ duyên, tôi ngồi với Mẫu Thượng Thiên để nghe các chân linh của gia tộc về nói những khúc mắc cần tháo gỡ. Trong số hơn 100 chân linh đã về, có mặt cụ Tiên Tổ của cả dòng họ tôi (nay đã phát triển thành 5 chi). Trong nhiều chuyện tôi xin phép hỏi cụ thì có việc ai đứng chủ tế lễ tế Tổ? (Vì có những 5 chi và còn nhiều vấn đề phức tạp). Cụ nói ngay tên và tuổi người thuộc chi của tôi, có thể đứng ra làm chủ tế, “khi nào nó mất thì đến lượt các anh”. Nhưng cụ nhắc tôi một người, vào loại cao niên, lại ở chi trên chúng tôi rằng “không để nó làm chủ tế được đâu con. Nó không phải máu mủ ruột rà họ mình!”. Cụ nói anh biết rồi, ông không nói thêm nữa. Thật là kinh ngạc khi việc này đã xẩy ra trên 80 năm trước, trong thế hệ ngày nay, chỉ một ít người biết có chuyện này, nhưng trong Hội đồng Gia tiên tiền tổ thì không quên, không nhầm lẫn được.

Thường thì “các cấp” ở đây chỉ giới hạn ở đời thứ 4 trở về thế hệ hiện tại (đối với người đứng chủ lễ, gọi là “tín chủ”). Người xưa quan niệm từ đời thứ 5 trở lên các chân linh đã hóa kiếp về một cõi khác, không đi về “nhà cũ” là bát hương Gia tiên trên bàn thờ của gia đình mình nếu như không có việc gì khẩn cầu của gia chủ.

Vậy thì “Đền thờ Gia tiên…” là đền thờ gì? Chỉ thờ Bác Hồ hay thờ cả nhà, cả họ của Bác? Gia tiên đã không nằm trong nhà thờ họ thì sao Đền thờ lại là Đền thờ Gia tiên? Về mặt tâm linh mà nói, hoàn toàn không có một tên gọi được định danh theo kiểu này.

Đã vậy, đây lại là “GIA TIÊN CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH” thì còn thêm phần rắc rối. Nếu viết như thế này thì đây là nhà thờ họ của Bác mà là lúc Bác đang tại thế (Chủ tịch). Ở đây có một chút rắc rối của ngôn ngữ Việt, văn hóa Việt làm cho các nhà cầm bút, làm chữ luôn bối rối. Ta gọi theo Tây, thì Mác, Ăng-ghen, Lê-nin… không có gì ngượng ngùng cả. Thậm chí gọi Lý Thái tổ, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo cũng không sao.

Chính người Việt ta gọi Lăng Lê nin thì không có vấn đề gì, ấy thế mà gọi lăng Hồ Chí Minh là không được. Bất cứ câu chữ nào, bài gì chính thống, nếu gọi Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Nguyễn Phú Trọng… là “không ổn”, “thiếu khiêm tốn” hay cái gì đó… Nên thể nào cũng phải thêm một tiền tố gì đó gắn với tên gọi các vị này. Bác Hồ không có quy định nào khẳng định là vị Chủ tịch vĩnh viễn kể cả khi đã tạ thế, nhưng không ai dám gọi “cố Chủ tịch” mặc dù nó chính xác. Chính vì thế mà Lăng của Bác vẫn phải đề Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mà chẳng ai nói không đúng thì Đền thờ đề như vậy cũng không sai.

Có những thứ không đúng, sái cả với văn hóa truyền thống của người Việt, nhưng nói mãi thành quen, không bao giờ sửa được nữa: Khi chúng ta gọi Bác Hồ là gọi theo truyền thống văn hóa nào? Xin thưa chỉ có người Tàu, người Tây nào đó mới gọi theo họ, còn người Việt không gọi theo họ mà cứ gọi theo Tên hay gọi cả Họ và Tên mà bao giờ Tên cũng là thành tố quan trọng nhất. Ngay trong hàng ngũ lãnh đạo tiền bối của chính thể mới, có ai gọi theo họ đâu (trừ Bác Hồ và Bác Tôn) là từ đâu mà ra?

Khi xưa, trong kinh lễ của đạo Nho, ở những ngôi thứ cao, thường người ta tránh chạm “húy”, tức tên cúng cơm thì hoặc là người ta gọi người ấy là “Nguyễn Tiên sinh”, “Trần đại phu” nhưng cũng chỉ là khẩu ngữ xưng hô thôi… Hoặc gọi theo “phương danh”, tên chữ (tự đặt hoặc được ban tặng, tặng). Nhưng người Việt nói chung, xưng hô với nhau phải bằng tên riêng chứ không gọi bằng họ. Bác Hồ, Bác Tôn lại thành ra ngoại lệ, một ngoại lệ trở thành thông lệ từ xưa đến nay rồi. Chỉ nói lại để biết chứ không có ý gì ở đây cả.

Vì sao những người chủ xướng và người có trách nhiệm không gọi đây là ĐỀN THỜ HỒ CHÍ MINH, ĐỀN THỜ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, hoặc ĐỀN THỜ BÁC HỒ? Gọi cách nào thì đây chỉ là đền thờ dành riêng cho Bác, một vị Thánh. Nếu có bố mẹ, ông bà của Bác thì phải tách ra một ngôi khác, cung khác ở cạnh gọi là “Thái Miếu” (Miếu chứ không được là Đền, dù Thái cũng là Miếu). Như thế là rõ ràng rành mạch mà không phạm gì vào luật lệ tâm linh cả. Thánh là Thánh phải được thờ phụng riêng còn những người thân của Thánh đều không phải Thánh thì phải thờ riêng. Nhập cục vào một chỗ thì khác gì kiểu tổ chức tập đoàn quốc doanh hay Hợp tác xã nơi trần thế?

Nghệ Tĩnh là đất học. Theo tôi, các bậc chân tài thực học đời sơ vẫn còn, sao không hỏi? Tôi chỉ dám lạm bàn sơ qua như thế chứ không đủ hiểu biết và không dám cả gan bàn vào những việc quá lớn, quá phức tạp, nhất là những việc liên quan đến các bậc thánh nhân như cụ Hồ Chí Minh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các quan chức cắt băng khánh thành Đền thờ Chung Sơn. Nguồn: Báo Du lịch

3/ Đối với trường hợp của Bác, một vấn đề hết sức nhạy cảm và tế nhị khi bàn đến Gia tiên là Gia tiên nào? Đáng lẽ ra những người có trách nhiệm khởi tạo ra công trình này phải tránh làm phức tạp thêm vấn đề như Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói chuyện riêng với đoàn bô lão của họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu năm xưa, khi các cụ này thay măt giòng họ Hồ đưa ra những kiến nghị khác với thực tại. “Lịch sử đã an bài!”. Vâng, đúng là những vấn đề rất riêng tư của gia tộc cụ Nguyễn Sinh Sắc đã bị đóng khóa quá cẩn thận mà chính Bác là người trong cuộc cũng không nói ra thì thế hệ con cháu còn dám bàn vào vấn đề này sao? Đã thế thì rất không nên đưa “GIA TIÊN CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH” vào ngôi đền này mới phải.

Như trên đã nói, Gia tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh không thể chỉ tính từ cụ Nguyễn Sinh Sắc đến Bác là hết. Nhưng giả sử có ai đó viết “Bài vị” về Gia tiên Bác Hồ ở Đền này thì viết như thế nào? Những chuyện này đã có trời biết, đất biết, thần linh biết. Thế là đủ. Các thế hệ sau không được phép phạm vào.

Luật lệ ở cõi tâm linh không hề lỏng lẻo như luật lệ của cõi người nơi trần thế. Nếu ngày nay, con cháu họ Nguyễn Sinh muốn bằng cách này, mượn “con dấu” Hồ Chí Minh – Nguyễn Sinh Cung đóng vào Gia phả của riêng giòng họ Nguyễn Sinh để mãi mãi là hậu duệ của Người thì đó là việc của những người có những tham vọng ngoài câu chuyện Đền thờ mà tôi bàn ở đây. Dù là thế thì cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc và Bác Hồ và Hội đồng Gia tiên tiền tổ của Bác Hồ chấp nhận hay không, chấp nhận như thế nào sẽ không phụ thuộc gì vào mong muốn riêng tư của con cháu họ Nguyễn Sinh.

Quản trị quốc gia kiểu “ngây thơ”

Mai Quốc Ấn

18-5-2020

Người Trung Quốc đang sử dụng hơn 162.000ha đất biên giới, ven biển thông qua hai hình thức thành lập doanh nghiệp liên doanh và đầu tư tiền cho người Việt gốc Hoa mua đất. Đây là thông tin được Bộ Quốc phòng đưa ra trong báo cáo trả lời chất vấn của cử tri được gửi tới Quốc hội mới đây.

Quan hệ Mỹ – Trung nóng lên và cơ hội cho Việt Nam

Võ Ngọc Ánh

18-5-2020

Căng thẳng Mỹ – Trung thêm gia tăng khi dịch virus Vũ Hán bùng phát trên toàn cầu, gây thiệt hại lớn chưa từng có tại Mỹ.

Trong mối bất hòa Mỹ – Trung và cả thế giới đang giảm lệ thuộc vào Trung Quốc, Việt Nam đang có được nhiều lợi thế.

Nhìn từ lịch sử

Nước Mỹ dưới thời Donald Trump và Trung Quốc của Tập Cận Bình không ngừng xấu đi trong cuộc chiến tranh thương mại, thuế quan từ khi Trump vào Nhà Trắng.

Để phủ đám mây mù lên sự thất bại của chính phủ Mỹ hiện tại trong việc đối phó với dịch bệnh virus Vũ Hán, Trump tăng cường công kích Trung Quốc đã không trung thực khiến dịch bệnh lây lan trên toàn cầu. Điều này đang đẩy mối quan hệ giữa hai quốc gia có nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới xuống mức xấu nhất trong nhiều chục năm qua.

Quan hệ Mỹ – Trung hiện nay phần nào giống căng thẳng Liên Xô – Trung Quốc trong thập niên 1960 thế kỷ trước. Đỉnh điểm, hai bên đã nã súng vào nhau đầu tháng 3/1969.

Để khoét thêm mâu thuẫn Xô – Trung, Mỹ đã để qua một bên mâu thuẫn với Trung Quốc, mâu thuẫn mà không ít lần đã rất nóng, súng đã nạp đạn trong chiến tranh Triều Tiên, rồi tình hình eo biển Đài Loan và cả cuộc chiến đang xảy ra ở Việt Nam. Người Mỹ xây dựng mối quan hệ nồng ấm với Trung Quốc, siết chặt vòng vây Liên Xô.

Việc này được bắt đầu từ chuyến bí mật thăm Trung Quốc của Henry Kissinger hồi tháng 7/1971. Hơn nửa năm sau, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã có chuyến thăm chính thức đến quốc gia cộng sản đông dân nhất này hồi tháng 2/1972.

Sau chuyến thăm của Nixon, khác biệt được gác sang một bên. Bằng nhiều cách, các đời tổng thống Mỹ đã tạo điều kiện cho Trung Quốc ngày một lớn mạnh.

Cái ‘bắt tay’ Mỹ –Trung là sự mở đầu cho việc người Mỹ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa sau đó một năm, bằng Hiệp định Paris. Hiệp định dẫn đến sự bức tử chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, đồng minh của nước Mỹ.

Trong khi Liên Xô ngày càng khó khăn trong cuộc chạy đua, cạnh tranh với Mỹ, thì một đối thủ khác của Liên Xô là Trung Quốc lại dần thoát ra khỏi khó khăn. Đặc biệt từ khi ông Đặng Tiểu Bình trở lại nắm quyền.

Thòng lọng chạy đua với Mỹ ngày càng siết chặt Liên Xô, khiến nước này phải làm ngơ trước sự sụp đổ của hệ thống XHCN tại châu Âu. Và cuối cùng Liên Xô cũng tự tan rã.

Được Mỹ tạo điều kiện, Trung Quốc trở thành một thế lực mới của thế giới, với quy mô nền kinh tế vươn lên thứ hai thế giới đúng 10 năm trước. Hiện nay nhiều lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ… Trung Quốc đang cạnh tranh trực tiếp, ngang ngửa mới Mỹ.

Gần 50 năm qua, không phải quan hệ Mỹ – Trung lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Nhưng chưa bao giờ mối quan hệ Mỹ – Trung trở nên xấu, thù nghịch như lúc này, kể cả sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989.

Căng thẳng Mỹ – Trung, lợi thế cho Việt Nam

Với tranh chấp dai dẳng trên biển Đông, quan hệ Việt – Trung trong những năm qua phần nào giống quan hệ Xô – Trung trong thập niên 1960 của thế kỷ trước. Việt Nam đang đứng ở vị trí như Trung Quốc vào đầu thập niên 70 của thế kỷ 20.

Mối quan hệ Mỹ – Việt hiện nay có nhiều thuận lợi hơn so với Mỹ – Trung trước đây. Gần 25 năm qua hai quốc gia cựu thù chưa xảy ra bất đồng nào đáng kể và ngày càng tốt hơn. Quan hệ Mỹ – Việt đã trở thành đối tác toàn diện.

Kể từ khi vào Nhà Trắng, Tổng thống Trump chưa có bất kỳ lên án nào đối với chính quyền Cộng Sản Việt Nam về vấn đền nhân quyền, tự do ngôn luận. Đây vốn là sự khác biệt cơ bản, lớn nhất của hai nước.

Lên án mạnh mẽ nhất của ông Trump dành cho Việt Nam là vào ngày 26/6/2019 trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business Network, ông ta nói: “Việt Nam lợi dụng Mỹ còn tệ hơn Trung Quốc”. Tuy nhiên Trump không có bất kỳ hành động trừng phạt nào đối với Việt Nam.

Ngược lại ông Trump còn đưa hình mẫu Việt Nam để vương triều họ Kim ở Bắc Triều Tiên học hỏi. Trước đó, hồi cuối tháng 2/2019, ông đã chọn Việt Nam làm nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều với Kim Jong-un. Trump sẵn sàng giơ cao lá cờ Cộng Sản Việt Nam trong cuộc viếng thăm đó.

Ông Trump chẳng đánh cho Cộng Sản Việt Nam lên bờ xuống ruộng như nhiều người Việt đang kỳ vọng trong mấy năm qua.

Nước Mỹ từ các chính phủ trước, đặc biệt từ thời Donald Trump luôn xem Việt Nam như một đối tác hàng đầu trong khu vực, trong việc đối phó với sự hung hăng của Trung Quốc.

Việt Nam đã nhận được nhiều sự ưu ái của Mỹ và cả liên minh châu Âu, từ thương mại đến việc cung cấp tàu chiến. Nhiều tàu chiến Mỹ đã ghé thăm Việt Nam. Mới nhất, vào đầu tháng Ba, tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt đã cập cảng Đà Nẵng. Năm 2020 này, Mỹ đã mời Việt Nam tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC 2020), dự kiến diễn ra trong hai tuần cuối tháng 8.

Báo chí trong và ngoài nước đưa tin, ngày 6/5, Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc nói chuyện qua điện thoại với nhau. Theo thông tin tường thuật từ báo chí, hai bên không tiếc lời khen ngợi, sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau trong việc đối phó với dịch bệnh virus Vũ Hán. Mong muốn mở rộng hơn mối quan hệ hiện nay, sớm gặp lại nhau.

Việc Trump đánh thuế cao vào hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc vào thị trường Mỹ, đã giúp Việt Nam trở thành bãi đáp hấp dẫn cho nhiều doanh nghiệp muốn chạy khỏi Trung Quốc. Việt Nam đã không bỏ lỡ cơ hội và đã đạt được nhiều kết quả ban đầu.

Cuộc khủng hoảng do đại dịch virus corona, xuất phát từ Trung Quốc đầu năm nay trao thêm lợi thế cho Việt Nam, bởi các nước phát triển muốn giảm sự lệ thuộc quá lớn vào Trung Quốc, phơi bày rất rõ qua đại dịch này. Nhiều quốc gia, doanh nghiệp đang lên kế hoạch dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc. Việt Nam trở thành nơi thu hút, nhờ chi phí nhân công thấp, không quá khó trong các quy định về môi trường, an toàn lao động, lực lương lao động trẻ.

Việt Nam tận dụng tốt cơ hội hiện nay sẽ có được bức phá để phát triển. Vấn đề nhân quyền, dân chủ sẽ tạm thời được chính quyền Mỹ làm ngơ, hoặc phản đối lấy lệ, không thật sự gây sức ép. Mỹ tạm gác qua những khác biệt cơ bản về thể chế, điều hành đất nước để xem nhau như đối tác hàng đầu trong việc đối phó với Trung Quốc trên quy mô toàn cầu.

Điều này chẳng phải quá lạ, bởi Mỹ cũng đã từng, đang bỏ qua vấn đề nhân quyền để chọn đồng minh, nếu đem lại cái lợi cho nước Mỹ, nshư Philippines thời tổng thống Ferdinand Marcos, vương triều tại Saudi Arabia trong quá khứ và hiện tại…

Chủ nhân của Nhà Trắng dù Donald Trump hay Joe Biden vào đầu năm tới, giá trị của Việt Nam vẫn không thay đổi, bởi những mâu thuẫn Mỹ – Trung quá lớn, không thể giải quyết nhanh chóng. Cả thế giới đã thấy bộ mặt thật của Trung Quốc, chỉ muốn giảm lệ thuộc vào quốc gia này, hơn là đặt niềm tin như thời gian qua.

Cái thớt dính máu và bản chất vụ án Hồ Duy Hải!?

Võ Tòng

18-5-2020

Hơn một tuần nay, tôi luôn suy nghĩ và tìm lý do khả dĩ để giải thích cho quyết định không thu giữ cái thớt và con dao khi khám nghiệm hiện trường tại bưu điện Cầu Voi, nhưng thật sự tôi không tài nào lý giải được là vì sao lại có sự sai lầm đó.

Sự thành công trong chống dịch của Việt Nam dựa trên sự đàn áp

Foreign Policy

Tác giả: Bill Hayton Tro Ly Ngheo

Dịch giả: Bùi Như Mai

12-5-2020

Các công cụ kiểm soát của Đảng Cộng sản được dùng làm vũ khí chống virus rất hiệu quả.

Một poster tuyên truyền về việc ngăn chặn sự lây lan của virus corona trên một bức tường ở Hà Nội. Ảnh chụp ngày 29/4. Nguồn: Manan Vatsyayana / AFP/ Getty Images