Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân (phần 2)

FB Dương Quốc Chính

4-2-2018

Tiếp theo phần 1

Theo sử gia Phạm Văn Sơn (VNCH):

Nhận định của phía CS

Khi quyết định mở một cuộc tổng tấn công trên lãnh thổ miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân 1968, Bắc Việt đã có những nhận định sau đây:

Hà Nội tin tưởng người dân Miền Nam đã muốn ngã theo chính quyền Hà Nội cùng đường lối cách mạng của họ. Sự tin tưởng này được nhìn qua các phong trào “nhân dân cứu quốc,” phong trào tranh đấu của Phật Giáo tại miền Trung và ở thủ đô Saigon, và các sự phân tán của các đoàn thể tại Miền Nam Việt Nam. Họ cho rằng nhân dân miền Nam ghét Mỹ, chán chiến tranh. Và nếu có một động cơ nào đó thúc đẩy thì người dân Miền Nam sẽ nổi dậy chống Mỹ và lật đổ chính quyền hiện Quốc Gia.

Những ca khúc về Mậu Thân 68: Tính nhân bản của người miền Nam

RFA

2-2-2018

Bìa nhạc ca khúc Cơn mê chiều của nhạc sĩ Minh Khôi. Ảnh: internet

Bên cạnh những nhân chứng còn sống, bên cạnh những lời ghi chép để lại trong lịch sử vẫn chưa đầy đủ, thì âm nhạc là nơi lưu giữ, là 1 thực thể hiển hiện rõ nhất sự thật về biến cố Mậu Thân 1968.

Nhìn ở 1 góc độ nào đó, 5 ca khúc: “Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy”; “Những con đường trắng” của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng; “Hát Trên Những Xác Người” hay còn gọi “Bài Ca Cho Những Xác Người” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn; Cơn Mê Chiều của nhạc sĩ Minh Khôi là 5 trang sử nhạc ghi lại một cuộc thảm sát dân tộc chưa bao giờ nguôi ngoai trong lòng người dân Việt Nam.

Không có nén nhang nào cho Mậu Thân!

FB Mạnh Kim

3-2-2018

Ảnh: FB Mạnh Kim chụp từ The Vietnam War, Ken Burns

Một vở kịch do Sân khấu kịch Hồng Vân thực hiện; hơn “400 đầu tư liệu “50 năm – một mùa xuân lịch sử” được ra mắt; một cuộc “tọa đàm giao lưu nhân chứng lịch sử” mang tên “Thành Đoàn tham gia chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968” được thực hiện; một chương trình cầu truyền hình về “bản hùng ca Mậu Thân” (có sự tham gia của Trần Hiếu, Quang Thọ, Tạ Minh Tâm, Thanh Thúy, Anh Bằng, Hạ Trâm…) được tổ chức… Chương trình “kỷ niệm Mậu Thân” thậm chí kéo dài đến mùng 5 Tết (với cái gọi là “Giao lưu nghệ thuật Đường chúng ta đi”)…

Chưa bao giờ màn tụng ca tập thể “hát trên những xác người” liên quan sự kiện Mậu Thân được tổ chức quy mô như thế này, một sự kiện mà các cuộc bắn giết đồng bào được nâng lên tầm “nghệ thuật”, là sự kiện mà các gương mặt khủng bố được khoác áo “biệt động thành” tập trung đông đảo và được ca ngợi như những anh hùng.

Mậu Thân không là một mặt trận giữa hai quân đội. Mậu Thân là một chiến dịch khủng bố nhằm vào thường dân với quy mô chưa từng có trong quân sử thế giới. Mậu Thân còn hơn tất cả những gì man rợ nhất mà toàn bộ chiều dài lịch sử cuộc chiến Việt Nam mang lại. Mậu Thân là sự kiện lớn nhất, kinh khủng nhất, man trá nhất mà cuộc chiến Việt Nam hiện tồn. Những thước phim và hình ảnh, với những phụ nữ ôm xác chồng hoặc con dại khóc tức tưởi tại Huế cũng như nhiều thành phố miền Nam khác, đã lột tả được sự tàn khốc và man rợ của “chiến dịch Mậu Thân”. Xem lại tất cả những bộ phim về chiến tranh Việt Nam và những hình ảnh liên quan Mậu Thân, không thấy có một cuộc “hưởng ứng” nào của “đồng bào” cả. “Hậu Mậu Thân” là những nhát cuốc chôn người thân và những nhát xẻng đào kiếm người nhà.

Những ngày này, có vô số gia đình miền Nam lẫn miền Bắc đang làm giỗ cho người thân chết trận Mậu Thân. Thay vì “hân hoan” “hát trên những xác người”, có lẽ cần tổ chức một lễ cầu siêu cho những người đã bị giết hoặc bị chết thảm hại khi bị đẩy vào chiến dịch thảm sát đồng bào trong sự kiện bi thảm này. Thay vì vỗ tay và phô bày những bàn chân đạp đổ bàn thờ của những người đã chết oan ức trong sự kiện bi thảm Mậu Thân, có lẽ cần nhìn lại rằng vấn đề đâm chém vào lịch sử có giúp gì cho việc hàn gắn dân tộc hay không. Thay vì hất văng bát nhang đang cúng giỗ cho những người đã mất, có lẽ cần cúi đầu xin lỗi đồng bào, tất cả đồng bào, Bắc cũng như Nam, về những sai lầm mà Mậu Thân mang lại. Thay vì và thay vì…, họ lại chỉ chứng tỏ họ là những sinh vật mang hình hài con người.

Những kẻ “hối hả hưởng cho hết cái uy quyền què cụt trong giây lát” (từ của ông Phan Nhật Nam) trong chiến dịch Mậu Thân tại Huế.

Tướng Giáp: Vụ Mậu Thân ‘thiếu cân nhắc’ và ‘đánh ẩu’

Blog VOA

Bùi Tín

2-2-2018

Hình ảnh về Tết Mậu Thân trong Bảo tàng Tổng thống Lyndon Johnson ở Austin, Texas. Ảnh: Bùi Văn Phú

Tết Mậu Tuất – 2018 năm nay là dịp kỷ niệm tròn 50 năm sự kiện Mậu Thân 1968, báo chí trong nước và ngoài nước, Hoa Kỳ và các nước phương Tây, đều bàn luận về trận chiến này.

Hà Nội đã tổ chức lễ kỷ niệm Nhà nước, long trọng với sự tham dự của « tứ trụ », Tổng bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, đáng chú ý là có cả nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã về nghỉ hưu để được là « người tử tế ». Nhiều cuộc biểu diễn văn nghệ được tổ chức.

Cuộc tấn công Mậu Thân 1968 trong hoàn cảnh chính trị lịch sử thế giới

Brezhnev đã phải than: “Xã hội chủ nghĩa gì mà tham nhũng, hối lộ lan tràn khắp nơi, một phần ba xe chạy ngoài đường là ăn cắp xăng của công, một phần ba bằng cấp là bằng cấp giả, công chức đến sở làm việc là đến để có mặt, sau đó là làm việc tư hay đi xem hát”.

____

Chu Chi Nam Vũ Văn Lâm

2-2-2018

Sau 50 năm tết Mậu Thân, một cái Tết ghi rõ tội ác của cộng sản vô thần Việt Nam, đánh dấu một vết nhơ trong lịch sử Việt với cả chục ngàn người chết. Bắt đầu đúng vào đêm Giao Thừa, thởi điểm linh thiêng mà mọi người dân Việt tưởng niệm công ơn các anh hùng, liệt sĩ, ơn đức sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha mẹ, thì cộng sản xé bỏ hiệp định đình chiến vào 3 ngày Tết, khai hoả và tạo ra nững cuộc thảm sát khắp miền nam Việt Nam. Cao điểm là cuộc thảm sát dã man tại Huế.

Khẩu hiệu giáo dục tiểu học!?

Đỗ Thành Nhân

2-2-2018

Tôi không biết trước cổng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngay tại thủ đô Hà Nội có cái băng rôn khẩu hiệu “KỶ NIỆM 50 NĂM CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN 1968!” như thế này không. Nhưng khi nó được treo ở cổng trường Tiểu học thì tôi xin có ý kiến với ông Bộ trưởng GD&ĐT, Giáo sư Phùng Xuân Nhạ: Mục đích treo băng rôn khẩu hiệu “Kỷ niệm 50 năm …” ngay trước cổng trường Tiểu học để làm gì? (xem hình)

Khẩu hiệu “Kỷ niệm 50 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968!” ở trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh chụ ngày 02/02/2018. Ảnh: Đỗ Thành Nhân

“Chiến thắng” Mậu Thân

FB Võ Xuân Sơn

1-2-2018

Xác dân thường ở Huế bị Việt Cộng giết chết năm 1968, đã được tìm thấy trong những nấm mồ tập thể. Ảnh: LIFE

Mấy ngày nay người ta kỉ niệm Chiến thắng Mậu Thân thật là rầm rộ. Tôi thấy hơi lạ.

Chưa nói đến chuyện thảm sát ở Huế, vì dù sao thì “bên thắng cuộc” vẫn chưa có xác nhận chính thức. Chỉ nói đến những diễn biến được báo chí chính thống nêu thôi, thì đó đâu có gọi là chiến thắng được.

Ý kiến về lễ kỷ niệm 50 năm Mậu Thân ‘rầm rộ’

BBC

1-2-2018

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các lãnh đạo cao cấp dự lễ hôm 31/1. Ảnh: Getty Images

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các lãnh đạo cao nhất trong Đảng Cộng sản dự lễ kỷ niệm 50 sự kiện mà Việt Nam gọi là “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968”.

Năm 1968, biến cố tổng tấn công trên khắp các địa phương của Việt Nam Cộng Hòa đã tạo ra bước ngoặt trong Chiến tranh Việt Nam.

50 năm chiến cuộc Tết Mậu Thân: Nhìn lại bước ngoặt chiến tranh để giải ảo ngụy sử (phần cuối)

Đỗ Kim Thêm

31-1-2018

Tiếp theo phần 1phần 2

31.1.1968 – 31.1.2018: Kỷ niệm 50 năm chiến cuộc Tết Mậu Thân – Nhìn lại bước ngoặt chiến tranh để giải ảo ngụy sử.

Giải ảo ngụy sừ Việt Nam

Cho đến nay, chính biến Tết Mậu Thân còn để lại quá nhiều nghi vấn vì phe thắng cuộc tiếp tục tuyên truyền về thành quả chiến thắng và không công bố hết các tài liệu liên quan về tổn thất. Dù một số người trực tiếp tham chiến đã can đảm đưa ra một vài ánh sáng mới trong các bí ẩn củ, nhưng các tin tức đó không phải là tất cả sự thật.

50 năm chiến cuộc Tết Mậu Thân: Nhìn lại bước ngoặt chiến tranh để giải ảo ngụy sử (phần 2)

Đỗ Kim Thêm

31-1-2018

Tiếp theo phần 1

31.1.1968 – 31.1.2018: Kỷ niệm 50 năm chiến cuộc Tết Mậu Thân – Nhìn lại bước ngoặt chiến tranh để giải ảo ngụy sử.

Chiến cuộc Mậu Thân

Diễn tiến

Tuân thủ truyền thống cao đẹp của những ngày hưu chiến, nên hơn phân nửa các binh sĩ QLVNCH được nghĩ phép về thăm gia đinh, có đơn vị chỉ còn 30% quân số đồn trú. Do đó, QLVNCH không tập trung phòng thủ, nhất là các thành phố. Tổng thống Johnson, Tướng Westmoreland và Tổng Thống Thiệu đều tin mục tiêu chính của CSBV là Khe Sanh và không còn tấn công vào nơi nào khác trong dịp Tết. Theo ước lượng chung, sác xuất tấn công, nếu có, là từ 40-60% trong những ngày trước hoặc sau tết.

50 năm chiến cuộc Tết Mậu Thân: Nhìn lại bước ngoặt chiến tranh để giải ảo ngụy sử (phần 1)

Đỗ Kim Thêm

31-1-2018

31.1.1968 – 31.1.2018: Kỷ niệm 50 năm chiến cuộc Tết Mậu Thân – Nhìn lại bước ngoặt chiến tranh để giải ảo ngụy sử.

Tóm lược

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là một đại bại quân sự của ĐCSVN, vì khả năng chiến đấu tinh nhuệ của QLVNCH chưa bị tiêu hao và toàn thể dân chúng miền Nam không một lòng ủng hộ, nhưng nó đã tạo ra các thắng lợi chính trị tại Hoa Kỳ và công luận thế giới thành một bước ngoặt chiến lược trong chiến tranh Việt Nam.

Phía sau những tấm ảnh Mậu Thân

BBC

30-1-2018

Chuỗi các bức ảnh của Eddie Adams cho thấy hành động đưa đến quyết định nổ súng đột ngột của tướng Loan. Ảnh: AP

Phóng viên ảnh Eddie Adams đã chụp được một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất của cuộc chiến Việt Nam – ngay thời khắc của một vụ hành quyết giữa tâm điểm hỗn loạn của chiến dịch Tết Mậu Thân 1968.

Bức ảnh này mang lại cho ông vinh quang và cả nỗi buồn, theo James Jeffrey.

Tại sao đổi lịch Tết Mậu Thân?

Trần Gia Phụng

29-1-2018

Biến cố Mậu Thân 1968 xảy ra cách đây đúng 50 năm (1968-2018), bắt đầu từ quyết định rất khó hiểu vào lúc đó là việc sửa đổi âm lịch ở Bắc Việt Nam (BVN) nhân dịp Tết Mậu Thân.

1.-  SỬA ĐỔI ÂM LỊCH Ở BẮC VIỆT NAM

Ngày 8-8-1967, nhà cầm quyền BVN ra lệnh cho Nha Khí tượng Hà Nội đổi âm lịch, và lịch mới sẽ được áp dụng kể từ ngày 1-1-1968.  Nha Khí tượng chỉ có khoảng 5 tháng để đổi lịch. 

50 năm – Mậu Tuất (2018) uất nghẹn Mậu Thân (1968), Từ tiết lộ của người trong cuộc… Nguyễn Đắc Xuân

Lê Thiên

29-1-2018

Những nạn nhân ở Huế bị thảm sát đã được tìm thấy trong những hố chôn người tập thể. Ảnh: Life

Hôm nay 29/01/2018, chúng ta nhớ cuộc đột kích của CS Miền Bắc vào các phố thi thuộc lãnh thổ VNCH, đặc biệt là cô đô Huế sau khi CS vi phạm trắng trợn thỏa thuận ngưng chiến mừng Xuân trên toàn cõi Việt Nam. Riêng Huế, quân CS chiếm cứ chỉ trong 25 ngày (kể từ đêm Giao Thừa Mậu Thân, tức đêm 29 rạng 30/01/1968), tổn thất nhân mạng thường dân lên tới hàng ngàn sinh linh, chưa kể hàng vạn bộ đội và du kích CS cũng như quân cán chính VNCH và vài trăm lính Mỹ. Truyền thông Việt Nam trong nước lẫn nước ngoài dày đặc những thông tin về những tử vong oan ức ngay sau khi Quân lực VNCH tái chiếm Huế. Nhưng phía CSCN tìm mọi cách để bưng bít, che giấu sự thật, thậm chí cho máy ủi cày xới, san bằng cả những nghĩa trang chôn cất các nạn nhân cuộc thảm sát nhằm xóa sạch mọi dấu vết.

Trung Quốc đã sử dụng trường học để thắng Hà Nội như thế nào

New York Times

Tác giả: Olga Dror

Dịch giả: Trúc Lam

26-1-2018

Các thành viên quân đội Trung Quốc đã cam kết ủng hộ Việt Nam trong cuộc chiến chống Mỹ năm 1966. Ảnh: Bettmann/ Getty Images

Tháng 12 năm 1966, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hay Bắc Việt, và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã ký một thỏa thuận thành lập trường học cho trẻ em Bắc Việt ở Trung Quốc, qua việc Trung Quốc cung cấp cơ sở vật chất, ngân quỹ và trang thiết bị. Chiến dịch ném bom của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam lên cao điểm và Hà Nội muốn chuyển sinh viên của mình đến một nơi an toàn.

Bắc Hàn kêu gọi thống nhất hai miền

25-1-2018

(Tiếng Dân) — Hãng tin Reuters đưa tin, hôm nay, Bắc Hàn đã gửi một thông báo hiếm hoi cho “tất cả người Hàn ở trong và ngoài nước”, kêu gọi họ nên tạo ra một “bước đột phá” để thống nhất mà không cần sự giúp đỡ của các nước khác.

Thông tin nói rằng, tất cả người Hàn nên “thúc đẩy liên lạc, đi lại, hợp tác giữa Bắc Hàn và Nam Hàn”, và nói thêm rằng Bình Nhưỡng sẽ “đập tan” mọi thách thức chống lại việc thống nhất bán đảo Triều Tiên, Reuters cho biết.

Toàn cảnh trước biến cố Mậu Thân 1968

Trần Gia Phụng

22-1-2018

Năm nay, 2018 là năm Mậu Tuất. Mậu Tuất (2018) cách Mậu Thân (1968) đúng 50 năm. Tuy đã qua nửa thế kỷ, biến cố Mậu Thân vẫn còn đậm nét trong trí nhớ người Việt ở Nam Việt Nam (NVN), nhứt là những người lớn tuổi đã từng trải qua biến cố đau thương nầy. Trong khi đó, nhà cầm quyền cộng sản (CS) trong nước cố tình tìm cách bôi xóa dấu vết tội ác và làm lạc hướng lịch sử, để chạy tội trước dân tộc, nhưng “ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”

Hãy nói trước ngày chết

FB Trần Trung Đạo

9-1-2018

Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ảnh: internet

Trong lịch sử nhân loại, không có một chủ nghĩa nào tàn bạo hơn chủ nghĩa Cộng Sản.

Từ khi Tuyên ngôn đảng cộng sản ra đời năm 1848 cho đến khi bức tường Bá Linh bị đập đổ vào năm 1989, khoảng gần 100 triệu người từ nhiều quốc gia đã bị giết. Hơn hai mươi năm qua, mặc dù ngọn lửa vô thần đã tắt trên phần lớn quả địa cầu, một góc trời phương đông lửa vẫn còn đỏ rực, nhà tù vẫn còn giam giữ nhiều người bất đồng với chế độ độc tài toàn trị và tự do vẫn là một bóng mây xa.

50 năm sự kiện Huế-Mậu Thân: Ai chịu trách nhiệm?

FB Mạnh Kim

2-1-2018

Mời xem phần 1

Ảnh: Tạp chí LIFE

Trong cuộc phỏng vấn ngày 20-5-2017 (*), Nguyễn Đắc Xuân kể: “Họ lập ra một cái đoàn, gọi là “Đoàn sinh viên quyết tử”, mà tôi là trưởng cái đoàn đó… Tôi tổ chức học quân sự, thành ra ba đại đội, làm thành một tiểu đoàn… Thì trong cái đội đó, cái đoàn sinh viên quyết tử đó, chả bắn được ai, mà cũng chả làm cái gì ai, nhưng nó gây ra một cái tinh thần sinh viên, mà dám vũ trang để mà chống Mỹ, để mà chống Thiệu-Kỳ…”.

50 năm sự kiện tắm máu Thành Huế – Điều gì đã xảy ra?

FB Mạnh Kim

1-1-2018

Nạn nhân của vụ thảm sát Mậu Thân 1968. Ảnh: Tạp chí LIFE

Trong bài viết trên chuyên san “Indochina Chronicle” số 33 đăng ngày 24-6-1974, Gareth Porter thuộc Đại học Cornell đã cố chứng minh rằng sự kiện thảm sát Mậu Thân 1968 là màn tuyên truyền của VNCH lẫn Mỹ. Tuy nhiên, những gì Porter đưa ra là không chính xác và có nhiều chi tiết mâu thuẫn. Sự kiện thảm sát thường dân tại Huế là có thực, một bi kịch khủng khiếp có thực, một câu chuyện đầy nước mắt bi ai và oan ức với những nhân chứng có thực.

‘Tài tình, sáng suốt’ nuốt cả nhân bản, liêm sỉ

Blog VOA

Trân Văn 

29-12-2017

Một hình ảnh trong Vietnam War. Ảnh: PBS

Military Times – một tờ báo dành cho quân đội của Mỹ – vừa thuật lại chuyện tự nguyện tạm đình chiến giữa khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga, sau đó có thêm Mỹ) với khối Liên Minh (Đức, Áo-Hungary, Bulgaria Thổ Nhĩ Kỳ) hồi Thế chiến thứ nhất vào dịp Giáng sinh năm 1914…

Thế chiến thứ nhất bùng phát vào tháng 7 năm 1914 với 70 triệu người tham chiến. Đó là lần đầu tiên con người sử dụng súng máy, vũ khí hóa học, đại bác, xe tăng, phi cơ và tàu ngầm để tàn sát nhau trên toàn châu Âu… Thế chiến thứ nhất đã làm tất cả các quốc gia ở châu Âu kiệt quệ, biến đổi cục diện châu Âu và thế giới nhưng đó là chuyện sau tháng 11 năm 1918 (thời điểm khối Liên Minh đầu hàng – Thế chiến thứ nhất kết thúc)…

Chính phủ Việt Nam sử dụng tin tặc trong hệ thống phản gián?

Luật Khoa

Quỳnh Vi

5-12-2017

Ảnh: veloxity.com

Tại Việt Nam, tin tặc và các cuộc tấn công mạng là trợ thủ đắc lực của nhà nước trong việc kiểm soát thông tin và giới hạn quyền tự do trên mạng của người dân, doanh nghiệp và kể cả các chính phủ nước ngoài.

Đó là lời cảnh báo được ba tổ chức quốc tế với nhiều kinh nghiệm làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực an ninh mạng (cybersecurity), là VeloxityElectronic Frontier Foundation, và FireEye, đưa ra liên tục trong ba năm vừa qua.

Chiến tranh Việt Nam: Tất cả những điều đáng tiếc về nó

The NY Books

Tác giả: Frances FitzGerald

Dịch giả: Song Phan

23-11-2017

Chiến tranh Việt Nam, phim tài liệu của đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick.

Điểm sách: Chiến tranh Việt Nam: lịch sử sâu xa, của Geoffrey C. Ward, với lời giới thiệu của Ken Burns và Lynn Novick. Nhà xuất bản: Knopf. Sách dày 612 trang, giá 60 Mỹ kim.

Thủy quân lục chiến Mỹ với một đồng đội bị thương tại trạm cấp cứu, rặng núi Mutter, Núi Cây Tri, Nam Việt Nam, tháng 10 năm 1966. Ảnh: PBS

Cạn tiền, giảm biên chế, mở ra xáo trộn gay gắt

Blog VOA

Bùi Tín

1-11-2017

Ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Reuters

Dân ta có câu châm ngôn «khỏe vì gạo, bạo vì tiền». Khi hết tiền, mọi khó khăn sẽ đến, không còn sống bình thường được nữa .

Đất nước Việt Nam hiện ngân sách cuối năm đã cạn tiền. Nhiều huyện, tỉnh, thành phố nợ lương của cán bộ, viên chức 2, 3 tháng ròng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kéo còi báo động về nguy cơ «sụp đổ tài chính quốc gia» Do quản lý lỏng lẻo, các nhóm lợi ích chia chác ngân sách, tiền của của xã hội, các cấp quan chức đua nhau tham nhũng hàng nghìn, chục nghìn đồng, bị truy tố không ít, nhưng tiền thu hồi không đáng kể, tẩu tán hết rồi, thu lại chỉ chừng 3%!

Trả kỷ vật cho Thượng Nghị sĩ John McCain: Man rợ, nhân đạo, hay có ý đồ khác?

Ngọc Thu

24-10-2017

Bản tin thời sự tiếng Việt của VTV lúc 12h, ngày 21/10/2017, cho thấy: Những kỷ vật của ông John McCain, cựu tù nhân chiến tranh, gồm một xấp thư từ cũ đã ngả màu vàng ố, sau nửa thế kỷ, đã được tướng Nguyễn Chí Vịnh, thay mặt ĐCS Việt Nam, mang trả lại cho ông.

Trong một bài viết trên blog VOA, nhà báo Bùi Tín, bình luận: điều này “biểu lộ thái độ cực kỳ hà khắc đến độc ác, man rợ của chính quyền Việt nam khi chủ trương tịch thu hết, còn lưu giữ mọi thư từ riêng tư của mấy trăm tù binh Mỹ do họ quản lý, không cho họ nhận tin tức của bố mẹ, vợ con, anh chị em, bạn bè mà họ mong ngóng ngày đêm…”

Vài điều cần phản biện với ‘The Vietnam War’

Blog VOA

Bùi Tín

21-10-2017

Ông Hồ Chí Minh trong một lần tại Bắc Kinh, 1957. Ảnh do Đại tá Đoàn Sự (phải) cung cấp.

Sau khi xem bộ phim dài nhiều tập «The Vietnam War» của 2 nhà đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick, tôi thấy có 2 vấn đề cần phản biện vì các tác giả không thể hiểu rõ ràng, đầy đủ về Việt Nam nên đã đưa ra những nhận xét không thích hợp với thực tế.

Trước hết bộ phim tỏ ý tiếc rằng hồi 1945, ông Hồ Chí Minh đã có thiện chí gửi đến 6, hay 8 bức thư và điện cho tổng thống H.S. Truman để kêu gọi sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với cuộc đấu tranh dành độc lập của Việt Nam chống thực dân Pháp. Nhưng đáng tiếc là phía Hoa Kỳ không đáp ứng, sau đó còn giúp vũ khí và tài trợ cho Pháp rồi thay chân Pháp tham chiến ở Việt Nam.

Đâu là “chính nghĩa” của CSVN trong chiến tranh Việt Nam?

FB Trương Nhân Tuấn

20-10-2017

Ảnh: Internet

Cứ mỗi lần có cuốn phim, hay quyển sách nào đó nói về chiến tranh Việt Nam được trình làng, thì cứ y như vậy, người Việt, bất kể là sử gia, chính trị gia, nhà nghiên cứu… lại bàn tán sôi nổi chung quanh. Kẻ phản đối, người ủng hộ. Đến nay đã có hàng chục tập phim lịch sử (của các quốc gia như Pháp, Mỹ…) đã trình chiếu, hàng trăm cuốn sách, cùng với hàng ngàn bài báo (với hàng tấn tài liệu được bạch hóa) đã công bố hay xuất bản. Vấn đề là không thấy (hay ít thấy) cuốn phim hay cuốn sách nào làm hài lòng tất cả các phía.

20-10: Ngày vượt lên chính mình

Thảo Dân

20-10-2017

Hình ảnh một người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu. Ảnh: internet

Ngày hôm nay bị mệnh danh là ngày của phụ nữ Việt Nam. Bọn đàn ông thâm độc và các cơ quan đoàn thể mị dân đang âm mưu giết chết bản lĩnh của chúng ta bằng những lời chúc tụng và những bó hoa hồng. Giờ phút nguy nan êm ái này, mong chị em hãy tỉnh táo, giữ vững sự minh mẫn đừng bị chết chìm vào những lời chúc tụng ích kỷ, những bó hoa trăm ngàn vài ba hôm ném vào sọt rác và chính chúng ta lại bê rác đi đổ trong khi bọn đàn ông ngồi quán bia chém gió.

Chị em thân yêu!

Trước khi sửa soạn váy áo bôi môi thoa phấn đánh mắt để ngồi vào bàn chiêu đãi tối nay, ở gia đình hay ở cơ quan, hãy tỉnh táo nhớ lại bản chất ngày 20-10 là gì đi đã rồi hãy nâng cốc uống độc dược vào người.

Ai vi phạm hiệp định Genève (20-7-1954)?

Trần Gia Phụng

19-10-2017

Ông Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng của chính phủ VNDCCH và tướng Pháp Henri Delteil, quyền Tổng Tư lệnh Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương, ký Hiệp định Geneve ngày 20/7/1954

Gần đây, nhân chuyện phim The Vietnam War ra mắt, có nhiều người bàn luận sôi sổi. Có người còn đặt câu hỏi ai đã vi phạm hiệp định Genève để đưa đến chiến tranh?

Hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chia hai Việt Nam ở vĩ tuyến 17. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ở phía bắc, thường được gọi là Bắc Việt Nam (BVN). Quốc Gia Việt Nam (QGVN), đổi thành Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ngày 26-10-1955, ở phía nam, thường được gọi là Nam Việt Nam (NVN).

Điều lo lắng kéo dài của Tổng tư lệnh

Blog VOA

Bùi Tín

18-10-2017

Một cảnh trong Vietnam War của đài PBS.

Sau khi xem bộ phim «The Vietnam War» của đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick, tôi có nhiều băn khoăn, kỷ niệm, suy nghĩ về cuộc chiến dù chiến tranh đã kết thúc hơn 40 năm, muốn chia sẻ rộng rãi để cho cuộc thảo luận thêm sôi nổi và có ích.

Đã có nhiều nhà bình luận đến nay vẫn còn nêu lên vấn đề: «Trong cuộc chiến tranh Việt Nam phía Hoa Kỳ có thể nào thắng không?». Và thắng như thế nào? vào lúc nào?

Cũng có ý kiến khẳng định đây là cuộc chiến mà Hoa Kỳ không có cách nào, không bao giờ thắng được. Đã có cuốn sách viết theo đề tài «Một cuộc chiến bất khả chiến thắng » nói lên sự bế tắc của phía Hoa Kỳ, các nhà làm chính sách Hoa Kỳ đã chọn nhầm đối thủ, do không am hiểu lịch sử lâu dài của Việt Nam.