Trịnh Hữu Long
9-1-2018
Tôi hoàn toàn không đồng ý lẫn không đồng tình với status của phóng viên Đào Tuấn về cô hoa hậu mới đăng quang H’Hen Niê.
Tôi hoàn toàn ủng hộ dư luận phê phán Đào Tuấn và gây sức ép đối với báo Lao Động để xử lý Đào Tuấn.
8-1-2017
Buồn cười lắm, thói quen đặt tên và đưa tin về … Sài Gòn. Mình kể chuyện không thể nhịn cười được, đầu tuần nhé.
Báo điện tử VnExpress hôm qua đưa tin “Cảnh sát đặc nhiệm bao vây kho vũ khí của giang hồ Sài Gòn”. Sài Gòn của mình, của hơn 8 triệu cư dân không phải là cái Sài Gòn bị nêu trong tin đó, thiệt vậy mà.
LTS: Công cuộc đốt lò của cụ Tổng có vẻ như không phải củi nào cũng bị mang ra đốt, bởi có nhiều cây củi khô, chỉ cần cho vào lò là cháy ngay, nhưng chúng vẫn còn nằm lăn lóc đâu đó, bởi sự ưu ái của phe nhóm lò. Tuy nhiên, cũng có những cây củi tươi, chưa sẵn sàng để đốt, nhưng chúng cũng bị cho vào lò, cháy trụi.
Trường hợp ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch Tập đoàn FLC là một khúc củi khô to tướng, lăn tới miệng lò nhưng có vẻ như vẫn chưa sẵn sàng để phe nhóm lò cho vào đốt, vì sao? Xin giới thiệu hai bài viết của blogger Lê Nguyễn Hương Trà và Ngọc Bảo Châu, để quý độc giả có cái nhìn rõ hơn về công cuộc đốt lò này.
27-11-2017
Đà Nẵng vừa khánh thành công viên tượng bên bờ sông Hàn để chào đón Apec nhưng nếu có kỷ lục về công viên nhỏ nhất thế giới thì khó đâu cạnh tranh được với nơi này: 3047 m2. Thật hài hước khi một thành phố đặt mục tiêu phát triển bền vững và luôn tự hào là đáng sống nhất mà mật độ cây xanh công cộng lại thuộc hàng thấp nhất cả nước, 0,6 m2/ người, chưa bằng 1/10 tiêu chuẩn của VN. Mảng xanh công cộng đúng nghĩa duy nhất ở ĐN là công viên 29/3 có từ sau 75 thì may mắn thoát khỏi số phận phân lô bán nền không phải từ lòng tốt của quan chức mà nhờ vào nhiều tiếng nói mạnh mẽ của người dân, còn số phận của Sơn Trà, lá phổi xanh quý giá của thành phố vẫn còn là một dấu chấm hỏi to tướng.
LTS: Truyền thông trong nước cho biết, Cục Báo Chí, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ra quyết định tạm đình bản và phạt tiền một số tờ báo và tạp chí điện tử. Báo Tuổi Trẻ đưa tin, trang Người Đưa Tin bị phạt 140 triệu đồng và đình bản tạm thời “vì vi phạm trong bài viết đăng ngày 29-10 trên chuyên trang Phụ nữ và Đời sống“, tức Phụ Nữ News. Trang Phụ Nữ News cũng bị tước giấy phép sử dụng 3 tháng.
Riêng tạp chí điện tử Nhà Quản Lý bị đình bản 3 tháng, bị phạt tổng cộng 50 triệu đồng, trong đó 40 triệu bị phạt là do hôm 21/8, trang này đã đăng bài “Bình Phước: Báo chí đứng bên lề công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng?“, phạt 10 triệu vì ngày 26/10, Nhà Quản Lý đã đăng bài: “Doanh nghiệp Việt bán hàng giả: Chuyện bây giờ mới… lộ“.
24-10-2017
Cả cơ quan bỗng dưng xôn xao vì cái tin sếp bị nói xấu trên mạng. Sáng nay sếp vừa đặt chân lên cầu thang, cậu Hoạch điện nước vội vứt điếu cày chạy thục mạng, mặt tái mét, lắp bắp.
“Chị ơi! Tối qua trên phây có đứa nói xấu chị”.
Sếp đặt giỏ hoa quả xuống, thất kinh hỏi “Thật á? Đồng chí đó con đồng chí nào mà dám láo với chị thế?” Đồng chí Na vệ sinh bẻ ngón tay răng rắc bảo dạ, nó ở chi nhánh miền Trung chị ạ. Chị trừng mắt, thế thế nó nói gì chị? Cậu Hoạch cúi mặt lí nhí bảo “Dạ, nó nó…nói trông cái mặt mụ này ngứa cả mắt ”. Sếp đỏ bừng mặt, bảo loại mất dạy, đồ vô giáo dục. Thế bây giờ các đồng chí tính sao đây?
15-10-2017
Trong bài tường thuật buổi tiếp xúc cử tri ở Sài Gòn của Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang mới đây, báo Thanh Niên dẫn lời một người tham dự với mục đích “nâng bi” rằng: “Trước khi dự cuộc họp này tôi rất lo. Nhưng tới nơi nhìn lên hội trường thấy Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang khỏe mạnh, tươi cười, trò chuyện… khiến tôi rất vui.”
Tờ báo còn cho hay người này sau khi phát biểu còn “đề nghị mọi người ở hội trường cho một tràng vỗ tay để chúc mừng sức khỏe của ông Quang.”
14-10-2017
Một phóng viên của Thông Tấn Xã tử nạn khi đang tác nghiệp lũ lụt. Tin buồn đó rất nhiều bạn bè chia sẻ. Và đó thực sự là tin buồn với người đi viết như tôi – khi bạn đang ở tuổi nghề sung sức.
Có một điều nhiều năm qua tôi chưa bao giờ đề cập đến, đó là: Các tòa soạn quan tâm đến sinh mạng của phóng viên mình ra sao?
13-9-217
Để thuyết phục được Tổ Công tác đặc biệt của Bộ Công an vào cuộc không phải là dễ. Vì thẩm quyền xử lý sai phạm của cán bộ chiến sỹ thuộc Công an địa phương là của Công an địa phương, nếu kết quả xử lý không thỏa đáng, người tố cáo tiếp tục tố cáo, lúc này Bộ Công an mới vào cuộc.
Tuy nhiên, ở vụ việc trên tôi đã gặp một thứ trưởng Bộ Công an trình bày rõ vụ việc, bởi nó có một quan hệ mật thiết nhưng bí ẩn giữa CSGT và một thành viên được phân công kiểm tra đặc biệt, cần lập một chuyên án triệt phá.
Linh Quang
12-9-2017
Sau khi trang Thời Báo đăng bài viết đánh động dư luận và đăng bản dịch tiếng Đức, tờ tuần báo Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã phải xóa bỏ trọn số báo 462 ra ngày 10.08.2017 vì trong đó đăng một bài báo nhục mạ Chính phủ Đức với tựa đề “Vụ Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú: Bộ Ngoại giao Đức hồ đồ hay mua phiếu?” của tác giả Vũ Hương.
11-9-2017
Tiếp theo bài trước
Hai quán cà phê rất đông khách, nhưng để có chứng cứ rõ trong một thời gian dài từ ngoài mùng 10 đến 20 hằng tháng ngày nào mình cũng ghé uồng cà phê. Cái khó là không biết người đàn ông kia nhận tờ báo cũ của mấy người lạ vào giờ nào, chả lẽ ngồi suốt này chỉ với ly cà phê? Hơn nữa đây sát nhau có hai quán, vì thế lúc thì họ ngồi quán này, lúc thì ngồi quán bên. Có hôm tôi đang ngồi quán này thấy người đàn ông tới vào quán bên, biết chắc vài phút sau mấy người đàn ông lạ mặt sẽ tới, tôi trả tiền sang quán bên ngồi gọi cà phê tiếp để bí mật đặt máy ghi hình…
10-9-2017
Mình kể ra câu chuyện thì mọi người hiểu tại sao có nhiều lực lượng giám sát mà CSGT vẫn mãi lộ và bị người dân bức xúc.
Là nhà báo dù có quyết tâm nhiệt huyết hết mình vì việc chung, nhưng khi chuyển hs cho cơ quan chức năng vụ việc vẫn không được xử lý minh bạch, bởi họ chỉ “gói gọn” trong khuôn chứng cứ đến đâu thì xử lý và kết luận đến đó.
5-9-2017
Vụ thuốc trị ung thư giả H-Capita đã đi đến giai đoạn nước rút. Đây là giai đoạn rất nhạy cảm! Nhạy cảm từ tin đồn có những phe nhóm đánh nhau trong vụ VN Pharma. Nhạy cảm cả trong thông tin các món tiền undertable xử lý khủng hoảng truyền thông. Nhưng đó chưa là nhạy cảm nhất!
Sáng nay, ông Nguyễn Văn Nên, Chánh văn phòng Trung ương Đảng đã trả lời VNN rằng: “Anh em hỏi thì tôi chỉ nói tinh thần chỉ đạo chung của Tổng bí thư trong chống tham nhũng tiêu cực các vụ việc nói chung, có vụ việc gì thì làm cho rõ ràng đến nơi, đến chốn cho minh bạch. Tinh thần này là chỉ đạo chung chứ không nói cụ thể vụ VN Pharma”. (Vài báo đã hố khi giật tít Tổng Bí thư chỉ đạo.)
3-9-2017
Giữa lúc Thanh Niên phẳng ra các đường dây bảo kê cho Năm Cam, một cựu giang hồ đã “hoàn lương” nói với tôi : “Anh đang gặp nguy hiểm, cả từ xã hội đen lẫn xã hội đỏ. Đáng sợ nhất đối với anh là xã hội đỏ, còn xã hội đen nếu có uy hiếp anh gọi em”. Tôi bảo, ông quên cái thói giang hồ đi nhé, không cần bận tâm đến chuyện của tôi, tự tôi có thể đối phó. Nói là nói vậy chứ tôi thân cô thế cô, cho đến bây giờ vẫn cứ mặc kệ tới đâu thì tới.
Anh cựu giang hồ này từng ở tù chung phòng với Năm Cam, nên không chỉ biết nhiều chuyện ly kỳ trong giới xã hội đen mà còn biết nhiều thủ đoạn của ông trùm. Thanh Niên đã đề nghị anh viết một số phóng sự về đường dây tội ác này, tôi biên tập những bài anh viết và tôi đặt cho anh một bút danh là Song Hà. Một thời gian sau khi kết thúc vụ án Năm Cam, anh có gặp lại tôi, nói bây giờ em đi làm phim. Sau này hỏi anh Khế và anh Trần Đình Thu, tôi mới biết bộ phim “Kiều nữ và đại gia” có cô Lý Nhã Kỳ làm diễn viên là bộ phim do anh viết kịch bản.
Nhằm tránh sự hiểu nhầm, tôi xin giải thích để những ai hay vạch lá tìm sâu hiểu cho rõ khái niệm “xã hội đỏ” mà anh Song Hà nói, nó hàm nghĩa là xã hội đen các loại len vào nằm trong cơ quan Đảng và Nhà nước, là những kẻ khoác áo Đảng và Nhà nước nhưng hành xử như xã hội đen.
Thời kỳ hiện tại tôi không dám nói bừa những gì mà tôi không biết rõ. Tôi chỉ biết vào thời đó, chỉ riêng tại TP.HCM, theo Cáo trạng tại phiên tòa xét xử vụ án Năm Cam và đồng phạm thì “có trên 50 cán bộ, chiến sĩ bị xử lý kỷ luật, nhiều sĩ quan công an bị tước danh hiệu công an nhân dân, có 13 người phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Cán bộ công an thành phố vi phạm có chức danh từ cấp phó giám đốc, trưởng phó phòng nghiệp vụ, trưởng phó công an quận, đội trưởng chuyên trách, trưởng phó công an phường”. Chính bị cáo Hải Bánh đã giải thích thêm trước phiên tòa : “Anh Năm coi thành phố Hồ Chí Minh là nhà của ảnh. Bị cáo thường đi chơi với anh Năm bị cáo biết. Công an nhiều người từ cấp phường, quận đến thành phố được anh Năm trả lương hàng tháng”. Năm Cam cũng từng có kế hoạch “sắp xếp nhân sự”, ai sẽ là Giám đốc Công an thành phố, ai là Phó, ai sẽ ở vị trí này vị trí kia, dĩ nhiên kế hoạch đó không thành sau khi bị bắt. Đó là trong phạm vi TP.HCM, còn ở trung ương thì có ông Bùi Quốc Huy, ông Trần Mai Hạnh, ông Phạm Sỹ Chiến hiện nguyên hình. Nhưng chẳng lẽ xung quanh ba nhân vật quyền lực cao chót vót này chẳng có một ai đồng phạm ?
Trong bài viết “Quyền lực của Năm Cam lớn tới đâu ?” đăng trên Thanh Niên ngày 9-3-2003, tôi đã từng cảnh báo : “Nếu đường dây bảo kê không được nhổ tận gốc, không làm mất khả năng tái sinh, thì Năm Cam này dù có bị tiêu diệt thì những Năm Cam khác sẽ rất có khả năng lại sẽ mọc lên”. Tôi biết Ban chuyên án đã cố gắng phăng ra cho hết, nhưng họ đã không có đủ điều kiện và thời gian. Bởi vậy mà tướng Nguyễn Việt Thành và một số cán bộ tham gia Ban chuyên án thời gian qua đã bị chính những kẻ “xã hội đỏ” chưa lộ nguyên hình tìm cách trả thù. Đám “xã hội đỏ” kia còn đem thù riêng giáng lên đầu các nhà báo trong vụ PMU18, tôi sẽ nói vào một dịp khác.
Hơn ai hết, ông Sáu Dân biết rõ sự nguy hại khôn lường đối với đất nước nếu như đường dây bảo kê cho Năm Cam không triệt phá tận gốc. Ông đã giao cho anh Nguyễn Công Khế một tập hồ sơ dày 700 trang về những manh mối dây mơ rễ má của mạng lưới bảo kê cho tội phạm. Anh Khế đem về giao cho tôi nghiên cứu. Sau đó, ông Sáu Dân còn gọi tôi đến nhiều lần, nói rõ thêm về một số nhân vật, trong đó có người quyền lực còn to hơn ba cán bộ cấp cao bị khởi tố. Tôi đã viết bài về nhân vật đó, nhưng bài này không đăng được, không phải vì Tổng Biên tập run tay, mà anh vừa biết tin nhân vật này đang bị bệnh nặng, anh bảo đợi ông ấy khỏe lại rồi sẽ đăng, nhưng một thời gian sau thì ông ấy qua đời và bài báo đó không bao giờ xuất hiện.
Như mọi người đã biết, ngay sau khi Năm Cam bị bắt, tướng Nguyễn Việt Thành đã bị ông Năm Huy mắng te tua. Hồi đó người lãnh đạo cao nhất không có quyết tâm “đốt lò”, người quyết liệt ở vị trí cao nhất ngoài Hà Nội theo tôi biết là Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Trương Vĩnh Trọng. Ở TP.HCM có ông Sáu Phong bí thư Thành ủy. Bộ Công an có tướng Lê Thế Tiệm. Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng có ông Vũ Quốc Hùng. Còn những người khác nữa nhưng tôi không biết. Nững nỗ lực của họ chưa đủ tạo ra một quyết tâm chính trị thống nhất ở cấp cao nhất. Họ đã phải tranh thủ sự hậu thuẫn bằng chính những chứng cứ đanh thép từ kết quả điều tra. Khi đường dây bảo kê được phăng ra ánh sáng mới tạo ra sự đồng thuận, chứ không phải có sự đồng thuận từ đầu. Bởi vậy mà ông Năm Huy sau khi mắng tướng Nguyễn Việt Thành, đã sử dụng cơ quan ngôn luận của Bộ Công an để cố tình làm lệch hồ sơ vụ án. Một loạt bài về về vụ án Năm Cam đăng trên một ấn phẩm được viết theo hướng chạy tội cho ông Năm Huy. Ngay sau đó Thanh Niên đã đăng một bài phỏng vấn tướng Nguyễn Việt Thành kèm theo hình vị tướng này chỉ thẳng tay trên trang nhất cạnh dòng tít “Không được làm sai lệch hồ sơ vụ án !”. Ông Bùi Quốc Huy đã phản đối bài báo đó với Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, nói hình ông Nguyễn Việt Thành “như tướng ngụy”.
Tôi không muốn rước thêm kẻ thù gây thêm nguy hiểm cho Thanh Niên, vì lúc đó cũng thấy lạnh gáy, nên có nhờ báo Nông thôn ngày nay (NTNN) “tiếp sức”. Tổng biên tập báo này đề nghị tôi viết bài, lấy một bút danh khác để phản công mưu đồ làm sai lệch hồ sơ vụ án. Và một loạt bài đã đăng trên NTNN phân tích từng điểm một sự ngụy biện của loạt bài đăng trên ấn phẩm nói trên của Bộ Công an. Một cuộc bút chiến nảy lửa đã diễn ra. Tác giả và những người phụ trách ấn phẩm kia không dừng lại trên mặt báo, họ còn dùng thủ đoạn đánh sau lưng. Họ đến gặp lãnh đạo Hội Nông dân Việt Nam và lãnh đạo Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương đề nghị cách chức Tổng Biên tập NTNN. Nhưng thủ đoạn của họ đã không mang lại kết quả như họ mong muốn. Và họ biết chính tôi là tác giả của loạt bài đăng trên NTNN nên phát đi lời hăm dọa, rằng sẽ “xin tí huyết” của tôi nếu tôi ra Hà Nội. Một đồng nghiệp đã cho tôi biết sự hăm dọa này. Cuối cùng thì những gì đã diễn ra trong bản Cáo trạng của vụ án đã chứng minh loạt bài trên NTNN hoàn toàn chính xác. Tôi không tiện nhắc tên tác giả và người phụ trách ấn phẩm nói trên, các anh ấy bây giờ đã nghỉ hưu. Tôi nghĩ các anh ấy chẳng thù oán gì với tôi và tôi trước sau cũng không có thù oán gì với các anh ấy. Tôi nhắc lại chuyện này để thấy sự phức tạp của sự kiện mà thôi.
Một số người cho rằng sở dĩ Thanh Niên “làm manh” vụ Năm Cam là do Năm Cam từng có kế hoạch sát hại anh Nguyễn Công Khế, cho nên anh có tư thù. Nói như vậy là cố tình làm cho sự kiện bị hiểu sai bản chất. Anh Khế trước sau không có tư thù gì với Nam Cam. Sở dĩ Năm Cam muốn tiêu diệt anh Khế vì Năm Cam không mua chuộc được anh. Bằng chứng là thời kỳ năm 1995, tại TP.HCM chỉ một mình báo Thanh Niên đơn độc vạch trần đường dây tội phạm Năm Cam, và như đã nói, ở Hà Nội cũng chỉ có báo Tiền phong tiếp sức. Tất nhiên điều đó không có nghĩa là tất cả các báo không đăng bài về đường dây tội ác này lúc đó đều bị Năm Cam mua chuộc được, chỉ có bằng chứng một số thôi, số còn lại có lẽ không nắm chắc vấn đề hoặc e ngại đám bảo kê cho Năm Cam thế lực quá lớn. Bởi vậy mặc dù có hàng rào bảo kê dày đặc nhưng nếu anh Khế còn tồn tại thì Năm Cam vẫn cảm thấy không an tâm. Tôi sẽ đề cập chi tiết những lần Năm Cam sát hại anh Khế không thành và việc anh Khế đã bị đám “xã hội đỏ” trả thù như thế nào ở những phần tiếp theo.
(còn tiếp)
1-9-2017
Tiếp theo phần 1
Nếu chuyện về ông Trần Mai Hạnh là “phá một cái lệ”, là cấm đăng nhưng vẫn cứ đăng, thì chuyện về Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Quốc Huy (Năm Huy) chẳng khác gì nhảy vào lửa.
Ông Năm Huy từng làm Giám đốc Công an TP.HCM, rồi làm Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh trước khi trở thành Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách xây dựng lực lượng, quyền to như núi. Thời ông làm Giám đốc Công an thành phố là thời Năm Cam lộng hành coi trời bằng vung, dư luận có bàn tán về mối quan hệ giữa ông với tập đoàn tội ác này, nhưng dù có chứng cứ cũng chẳng ai làm gì được ông. Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM cũng đã có kết luận về mối quan hệ này, nhưng hồ sơ vẫn bị xếp xó và ông Năm Huy vẫn được thăng hàm Trung tướng.
31-8-2017
Tôi là người viết những bài báo đầu tiên vạch trần việc bảo kê cho Năm Cam của cả 3 cán bộ cấp cao: Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam Trần Mai Hạnh, Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Quốc Huy và Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Phạm Sỹ Chiến. Trong đó, ông Trần Mai Hạnh và Bùi Quốc Huy là ủy viên Trung ương Đảng.
Giờ nghĩ lại vẫn thấy kinh hãi, nếu như ba ông đó không mất chức thì chắc chắn tôi dù có chạy lên núi cũng không tìm được đất sống. Tổng Biên tập Báo Thanh Niên Nguyễn Công Khế nói với tôi trước khi cho đăng những bài đó, rằng anh chấp nhận “về vườn”, nhưng tôi chắc anh dù có “về vườn” cũng khó mà sống sót.
LTS: Tuần báo Văn nghệ TPHCM, thuộc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TP. HCM, số 462 ra ngày 18-8-2017, có bài “Vụ Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú: Bộ Ngoại giao Đức hồ đồ hay mua phiếu?” của tác giả Vũ Hương.
Bài báo có đoạn: “Tất nhiên không có việc bắt cóc và không ai có thể rời khỏi châu Âu nếu không tự nguyện. Chỉ là Bộ Ngoại giao Đức hồ đồ, hoặc cố tình hồ đồ để mua phiếu của vài kẻ cực đoan chống Việt Nam đang có quốc tịch Đức cho cuộc bầu cử vào thời gian vài tuần tới“.
Có vẻ như phía Việt Nam đang vừa “đánh” vừa “đàm”. Một mặt Chính phủ Việt Nam cho người tiếp cận với Bộ Ngoại giao Đức để giải quyết vụ này, mặt khác để cây bút Vũ Hương vung bút đánh cơ quan này.
Trước đó, cũng tờ báo này, số 459 ra ngày 26-7-2017, đã có bài viết đánh GS Ngô Bảo Châu: “Ngô Bảo Châu trên con đường trở thành ngụy dân chủ phản bội Dân tộc mình“.
____
Tuần báo Văn nghệ TPHCM
Vũ Hương
18-8-2017
Cái gai trong dư luận về phòng chống tham nhũng trong hơn một năm qua đã được nhổ ra khi Trịnh Xuân Thanh, tội phạm tham nhũng đã có lệnh truy nã quốc tế về nước, đến cơ quan Bộ Công an đầu thú. Dĩ nhiên, vụ án tham nhũng lớn này sẽ được điều tra xét xử theo đúng quy định pháp luật của Việt Nam. Tuy nhiên, những lùm xùm, thậm chí là hệ lụy của vụ án trong quan hệ quốc tế, mặc dù vụ án chưa được xét xử đã làm dư luận phiền lòng. Mặt khác, vụ việc đã làm lộ ra thêm những kẻ xấu, những lang sói trong giới phản động ngoại quốc đối với sự phát triển của Việt Nam.
Nguyên nhân đơn giản, Trịnh Xuân Thanh đã trốn truy nã tại Cộng hòa Liên bang Đức, quốc gia chưa ký hiệp định dẫn độ tội phạm với Việt Nam hơn một năm, đã là niềm hy vọng phá hoại trật tự pháp luật Việt Nam của các thế lực thù địch. Việc Trịnh Xuân Thanh trở về đầu thú đã làm phá sản toàn bộ kế hoạch lợi dụng tội phạm này của các thế lực đen tối đó.
1-8-2017
“Sáng 30-7, trao đổi với PV Pháp Luật TP.HCM liên quan đến một số thông tin cho rằng Bộ Công an đã dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam để phục vụ công tác điều tra, Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, cho biết: “Hiện tôi chưa có thông tin gì”.
“Khi PV đặt câu hỏi về những thông tin cho là cơ quan điều tra đã di lý Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam rồi, báo Pháp Luật TP.HCM muốn đưa thông tin chính thức từ lãnh đạo Bộ Công an, Thượng tướng Tô Lâm nói: “Đến giờ tôi vẫn chưa có thông tin gì”. (trích)
Nguyễn Hoa Lư
29-7-2017
Tuần báo Văn Nghệ thành phố HCM ngày 26 tháng 7 vừa qua có bài với có tiêu đề đanh thép như một lời tuyên án “Ngô Bảo Châu trên con đường trở thành ngụy dân chủ phản bội Dân tộc mình”. Ngay lập tức, cả tác giả An Chiến và bổn báo đã hứng chịu một trận cuồng phong của sự giận dữ kinh miệt trong cộng đồng mạng. Một tờ văn chương sang trọng như vậy mà sao lại cho đăng một bài viết đầy những lời lẽ chửi bới, lăng nhục, hằn học, đe dọa theo cách giang hồ như vậy?
Phạm Chí Dũng
27-7-2017
Trong toàn cõi Việt Nam, Văn Nghệ TP.HCM – một tuần báo trực thuộc Liên Hiệp Các Hội Văn Học Nghệ Thuật TP.HCM – có lẽ là trang văn nghệ duy nhất hiện thời không chỉ tự diễn biến tính đảng một cách giáo điều nhất, mà còn “công an tính” sắt máu không kém.
Thô tục tận cùng
Trong tâm thức và tâm lý của giới sáng tạo nghệ thuật thường chẳng ưa gì thói công an trị nhưng ít dám công khai nói ra, Văn Nghệ TP.HCM là một trường hợp đặc biệt kỳ dị khi từ nhiều tháng qua, tờ báo này đã dung nạp một đội ngũ tác giả với đẳng cấp từ ngữ tha hóa đến mức “máu trên máu dưới.”
LTS: Tuần báo Văn Nghệ, thuộc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM, số 459 ra ngày 26-7-2017, có bài: “Ngô Bảo Châu trên con đường trở thành ngụy dân chủ phản bội Dân tộc mình“, của tác giả An Chiến. Bài viết nói rằng GS Ngô Bảo Châu hành xử như “một kẻ vô lại, không có học thức…” Không rõ GS Ngô Bảo Châu sẽ phản ứng thế nào sau khi đọc bài báo này?
Hiện có nhiều lời đề nghị của cư dân mạng, rằng GS Ngô Bảo Châu nên mời các luật sư trong và ngoài nước, khởi kiện tác giả và tờ báo này ra toà về tội lăng nhục ông. Facebooker Ky Mai bình luận: “Hôm nay họ có thể dùng ngôn từ bẩn thỉu hạ nhục một người như ông thì một ngày đẹp trời nào đó… bất cứ ai cũng có thể thành nạn nhân của họ“.
___
An Chiến
26-7-2017
Sau khi giải được cái bài toán về Bổ đề gì đó mà đa số dân Việt Nam có khi không mấy ai biết là để dùng vào việc gì, Ngô Bảo Châu đạt giải Toán học Fields. Sau đó, với tinh thần ưu đãi người tài, Ngô Bảo Châu được Chính phủ mời về nước, được tôn vinh, được cấp một căn hộ trị giá 12 tỉ VNĐ ở tòa nhà Vincom, là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cao cấp về toán… Tuy nhiên, từ khi đạt giải thưởng danh giá trên, đến nay hầu như bản thân GS. Ngô Bảo Châu chưa có những thành tích gì thêm góp sức cho nền toán học nước nhà. Chỉ thấy, thời gian của một GS Toán dường như không dành cho nghiên cứu về Toán học mà lại dành cho việc chõ mồm để đá xéo chế độ – một chế độ đã cho bản thân Ngô Bảo Châu và gia đình những ưu đãi tốt nhất. Cái này, người ta thường gọi là Ngô Bảo Châu đang phản bội người nuôi dưỡng mình, dân tộc mình.
22-7-2017
Chiều qua (21.7) tôi đọc cái tin công an đang “truy lùng” ai là người đã đưa tin “thất thiệt” máy bay rơi ở sân bay Nội Bài. Nếu tin này xảy ra cách nay vài chục năm thì cộng đồng xã hội sẽ tin sái cổ, nhưng bây giờ thì không thế. Chả ai tin, bởi đó là tin thất thiệt. Tại sao? Đơn giản là bây giờ những vụ việc nghiêm trọng như vậy chả thể nào giấu được. Xã hội lúc này trăm tay nghìn mắt, chuyện nhỏ như con kiến vừa xảy ra nơi thôn cùng xóm vắng cũng được lan truyền tức thì, huống hồ cái máy bay rơi ngay địa phận thủ đô. Loại tin như trên người ta gọi là tin đồn nhảm, tin vịt. Chỉ những kẻ khờ khạo mới tin. Công an mà bắt được đương sự, cứ buộc nó ngồi trong phòng kín vẽ 1 tỉ con vịt rồi hẵng thả, cho chừa.
Đào Tiến Thi
(Nhân sự ra đời của trang mạng Tiếng Dân hôm 4-7-2017)
17-7-2017
Cụ Huỳnh Thúc Kháng và tờ báo Tiếng Dân
Dân hai lăm triệu ai người lớn
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con
(Tản Đà)
Chí sỹ Huỳnh Thúc Kháng là một trong những yếu nhân của phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX, một phong trào công khai, hợp pháp với tôn chỉ được chí sỹ Phan Châu Trinh nêu thành mấy chữ “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Năm 1908, vì có vụ biểu tình chống sưu thuế ở Trung Kỳ, cụ Huỳnh cùng hàng loạt đồng chí của mình bị bắt, đày ra Côn Đảo. Mười ba năm sau (năm 1921), hết hạn lưu đày, cụ trở về, lại tiếp tục sự nghiệp cứu nước. Năm 1926, nhân chính quyền thực dân Pháp tổ chức Viện Dân biểu Trung Kỳ, cụ liền ra tranh cử và trúng cử chức Viện trưởng với số phiếu rất cao (nhưng hơn hai năm sau cụ từ chức). Năm 1927, cụ lập tờ báo Tiếng Dân tại Huế, vừa làm chủ nhiệm vừa tích cực viết bài.
Phạm Trần
14-7-2017
Trong khi đảng và nhà nước liên tục tuyên truyền các phóng viên báo chí ở Việt Nam được pháp luật bảo vệ để tác nghiệp tự do thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hành động ngược lại để xác nhận báo cáo của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) kết luận tình hình tự do ngôn luận của người dân càng ngày càng tồi tệ.
Báo cáo năm 2016 của RSF xếp Việt Nam đứng hàng thứ 175/180 nước trên thế giới cũng cho thấy Việt Nam chỉ đứng trên Trung Quốc, Syria, Turkmenistan, Bắc Triều Tiên, và Eritrea.
Thạch Đạt Lang
6-7-2017
Donald Trump, vị tổng thống thứ 45 của Mỹ, một con người thô lỗ, cọc cằn, nếu không muốn gọi là côn đồ như Tổng thống Philippines Duterte, là điều không ai có thể chối cãi, ngay cả những người ái mộ, yêu thích hay ủng hộ ông, những người luôn bào chữa cho rằng ông trực tính, thẳng thắn, nghĩ sao nói vậy, không màu mè, giả dối như những chính trị gia, tổng thống, thủ tướng khác.
Tuy nhiên, việc phổ biến trên mạng xã hội Twitter một video clip vào ngày 02.07.2017, chiếu lại cảnh ông tấn công một phóng viên trong cuộc thi đấu đô vật (wrestling) vào năm 2007 dường như đã vượt quá sức chịu đựng của những người bênh vực, luôn yểm trợ cho ông ta.
Đỗ Mai Lộc
4-7-2017
Tiếp theo phần 1
Phần 2. Cụ Huỳnh Thúc Kháng
Công bố chính thức về cụ Huỳnh Thúc Khảng qua website của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam quê hương Cụ, như sau:
“Ngày 10/8/1927, ông sáng lập ra nhà in và báo tiến Dân cho đến năm 1943. Suốt thời gian này ông vừa làm chủ nhiệm nhà in Huỳnh Thúc Kháng và chủ bút tờ báo Tiếng dân. Ông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ra tham gia nội các Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ sau cách mạng tháng Tám 1945 thành công. Đến năm 1946, khi Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa sang Pháp đàm phán, Huỳnh Thúc Kháng được cử làm Quyền Chủ tịch nước. Thời gian này cụ còn là chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân. Cuối năm 1946, cụ là đặc phái viên của Chính phủ vào cơ quan Uỷ ban Kháng chiến hành chính nam Trung Bộ tại Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
Đỗ Mai Lộc
4-7-2017
Phần 1. Báo Tiếng Dân
90 năm trước, ngày 10 tháng 8 năm 1927 báo Tiếng Dân ra đời số đầu tiên ở xứ Trung kỳ Việt Nam thuộc Pháp.
Người Pháp xâm lược Việt Nam, được cho là thực thi những chính sách hà khắc, đã tước đi nhiều quyền tự do, quyền con người ở nước thuộc địa; nhưng ông Toàn quyền Đông Dương Alexandre Varenne vẫn quyết định cho phép thành lập tờ báo Tiếng Dân ký ngày 12/2/1927, có trụ sở chính đặt ở Huế, do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm Chủ nhiệm và Chủ báo.
Kính thưa quý độc giả,
Hôm nay là ngày Tiếng Dân chính thức chào đời.
Mục tiêu của Tiếng Dân là trở thành một tờ báo điện tử độc lập, một diễn đàn để mọi người Việt có thể chia sẻ thông tin, quan điểm về tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế đến xã hội, giáo dục…
Tiếng Dân sẽ không nói thay bất kỳ ai bởi đây là nơi để chính quý vị – những người đang trăn trở về vận mệnh dân tộc, đang phẫn nộ với bất công chồng chất càng ngày càng cao, đang quay quắt với tương lai càng ngày càng mờ mịt, ảm đạm của chính mình và con cháu mình – lên tiếng.