94 năm Ngày Báo chí Cách mạng

 BTV Tiếng Dân

21-6-2019

Hôm nay, các báo “lề đảng” thi nhau kỷ nhiệm 94 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Một số người cũng không quên nhắc tới TS Trương Minh Tuấn, cựu Phó ban Tuyên giáo, cựu Bộ trưởng Bộ 4T, là tác giả cuốn sách “Phòng, chống ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ về tư tưởng trong cán bộ, đảng viên hiện nay“.

Báo giấy lãng phí và vô bổ!

Mạc Văn Trang

21-6-2019

Theo Báo cáo của Ban Tuyên giáo Trung ương, “tính đến tháng 11/2018, cả nước có khoảng 19.000 nhà báo được cấp Thẻ Nhà báo; số lượng Hội viên Hội Nhà báo là 23.893. Cả nước hiện có 844 cơ quan báo chí in với 184 báo in, 660 tạp chí và 24 cơ quan báo chí điện tử độc lập”. Nhân ngày “Báo chí Cách mạng”, tự nhiên muốn chia sẻ vài điều.

30 năm trước, Lao Động Chủ Nhật đã làm cuộc “cách mạng báo chí cách mạng”

Hoàng Hưng

20-6-2019

30 năm báo Lao Động Chủ Nhật, vài kỷ niệm làm báo

Trong 30 năm làm báo “chính thống” (1973-2003), mấy năm làm báo Lao Động của TBT Tống Văn Công là những năm tôi thấy đắc ý nhất, vì được làm báo đúng nghĩa. Kinh nghiệm tích lũy trong thời gian ấy cũng thật ích lợi cho tôi sau này khi tham gia sáng lập hoặc tham gia BBT các báo “Lề giữa” (Văn học & Dư luận, Người đô thị) và “Lề trái” (talawas.org, Bauxite VN, vanviet.info).

Phó BTG Trung ương chỉ đạo trái ngược với quy hoạch báo chí của Chính phủ

Bá Tân

19-6-2019

Báo Tuổi Trẻ đưa tin, ngày 17/6/2019, ông Bùi Trường Giang, Phó ban Tuyên giáo Trung ương đến thăm báo Tuổi Trẻ nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6).

Trưởng BTG bàn về mạng xã hội và Facebooker bị phạt 7,5 triệu đồng

BTV Tiếng Dân

18-6-2019

Bài viết “ấn tượng” của Trưởng ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng về mạng xã hội, đăng trên báo Thanh Niên: Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam. Bài viết thể hiện sự lo lắng của người đứng đầu Ban Tuyên giáo đối với mạng xã hội, cũng như báo hiệu sự đàn áp khốc liệt trên thế giới mạng ở Việt Nam trong những ngày sắp tới.

Sự kiện 60 năm Hồ Chí Minh về thăm Sơn La không thể so sánh về tầm vóc và lịch sử với sự kiện 100 năm ra đời Yêu Sách 8 Điểm và cái tên Nguyễn Ái Quốc

Trần Vũ Hải

17-6-2019

Sơn La bỏ mấy tỷ làm lễ kỷ niệm “60 năm Bác Hồ về thăm Sơn La”, còn Đảng ta sẽ làm gì để kỷ niệm 100 năm ngày gửi bản Yêu Sách 8 Điểm của Nhân Dân An Nam và cũng là 100 năm lần xuất hiện tên Nguyễn Ái Quốc, người sáng lập Đảng ta?

Tự do báo chí – Nhu cầu tinh thần hiện đại của Việt Nam

Nguyễn khắc Mai

16-6-2019

Từ thế kỷ XIV, trong KÊ MINH TẬP SÁCH, Bà Bích Châu (*), một phi hậu của vua Trần Duệ Tông, từng nói: “Nguyện cầu trực gián, sử thành môn dữ ngôn lộ tịnh khai”. Nghĩa là: “Xin cầu lời nói thẳng, để cho cổng thành cùng đường ngôn luận rộng mở”. Mở cổng thành, nghĩa là để có thông thương đi lại tự do dễ dàng, một nhu cầu bình thường của cuộc sống. Trong thời hiện đại, mở cổng thành, chính là làm cho đi lại, giao thương thông thoáng, tự do. Các hiệp định tự do mậu dịch thuộc ý nghĩa này.

Bế mạc Quốc hội: Phóng viên báo chí bức xúc vì bị coi thường

Chất Lượng Sống

14-6-2019

Chiều nay 14/6, kỳ họp thứ 7, khó XIV chính thức bế mạc. Nhiều phóng viên vô cùng bức xúc vì cách thức, thái độ và chất lượng phục vụ báo chí của Quốc hội kỳ này (kỳ họp thứ 7, khóa XIV).

“Việt Nam xâm lược Campuchia”, luận điệu xuyên tạc đã được phơi bày trên báo Đại Đoàn Kết từ 2016

Bá Tân

8-6-2019

Mấy ngày gần đây, báo chí Việt Nam đồng loạt lên tiếng phản đối phát ngôn của ông Lý Hiển Long, Thủ tướng Singapore. Nguyên do là ngày 31/5/2019, trên trang mạng cá nhân, Thủ tướng Singapore đưa ra ý kiến cho rằng Việt Nam “xâm lược” và “chiếm đóng” Campuchia.

Bài báo đã bị gỡ: 6 tuần biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn 30 năm trước

LTS: Khoảng 6 tiếng trước, báo VnExpress có đăng bài “6 tuần biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn 30 năm trước”. Bài báo ghi tên tác giả Vũ Hoàng, dẫn thông tin từ “đài địch” BBC, được mọi người khen ngợi. Thế nhưng, bài này chỉ sống được chưa đầy 5 tiếng thì đã bị gỡ bỏ.

Cũng may là Facebooker Nam Giang đăng lại, vì biết số phận của bài này không thể sống lâu trên VnExpress. Nam Giang viết: “Biết ngay kiểu gì nó cũng xóa bài mà. Nói tới TQ y như đào mả ông cố nội nó lên và đem đổ hầm cầu vậy. Nhục quá lũ đĩ bút ơi“. Cũng có thể Facebook sẽ gỡ bỏ bài đăng này, nên xin được đăng lại trên Tiếng Dân cho chắc ăn, trừ khi Tiếng Dân bị tin tặc hack.

_____

VnExpress

6 tuần biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn 30 năm trước

Vũ Hoàng

4-6-2019

Cuộc biểu tình bắt nguồn từ sự bức xúc của người dân Trung Quốc trước tình trạng kinh tế khó khăn, còn Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa gọi đây là “bất ổn chính trị cần dập tắt”.

Biểu tình trước quảng trường Thiên An Môn. Photo Courtesy

Cách đây đúng ba thập kỷ, hơn một triệu sinh viên, trí thức và công nhân Trung Quốc tập trung ở Quảng trường Thiên An Môn, thủ đô Bắc Kinh để bắt đầu cuộc biểu tình chính trị lớn nhất trong lịch sử nước này. Cuộc biểu tình nổ ra trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc lúc bấy giờ gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, cuộc sống của người dân đi xuống, gây nên nhiều tiếng nói bất bình trong xã hội. Tuy nhiên sau 6 tuần, dưới những biện pháp cứng rắn của chính phủ Trung Quốc, biểu tình đã bị dập tắt. Đến nay cuộc biểu tình Thiên An Môn vẫn là đề tài nhạy cảm ở Trung Quốc.

Ngày 15/4/1989, cựu tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang, một nhà cải cách hàng đầu, qua đời vì bệnh tim ở tuổi 73. Những người ủng hộ ông bắt đầu tụ tập tại Quảng trường Thiên An Môn để bày tỏ niềm tiếc thương Hồ Diệu Bang, nhưng đồng thời cũng thể hiện sự không hài lòng với tốc độ cải cách còn chậm chạp ở Trung Quốc.

Từ ngày 18/4 đến 21/4, lượng người tập trung ở Bắc Kinh đã tăng lên tới hàng nghìn và các cuộc biểu tình nhanh chóng lan rộng đến nhiều thành phố, trường đại học trên cả nước. Sinh viên, công nhân và các quan chức hô vang những câu khẩu hiệu phản đối chính quyền, phàn nàn về tình trạng lạm phát quá cao, mức lương không đủ sống và thiếu nhà ở.

Ngày 22/4, hàng chục nghìn sinh viên tụ tập bên ngoài Đại lễ đường Nhân dân ở Quảng trường Thiên An Môn khi lễ tưởng niệm cố tổng bí thư Hồ Diệu Bang diễn ra. Bất chấp cảnh báo trước đó từ chính quyền rằng những người tham gia biểu tình có thể bị trừng phạt nghiêm khắc, lượng người đổ về Quảng trường Thiên An Môn vẫn không ngừng gia tăng. Họ đưa ra một bản kiến nghị yêu cầu được đối thoại với Lý Bằng, thủ tướng Trung Quốc khi ấy, nhưng bị từ chối.

Ngày 26/4, tờ Peoples Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đăng bài xã luận cáo buộc những người biểu tình đang chống đối đảng Cộng sản. Bài viết khiến ngọn lửa giận dữ của công chúng càng bùng lên dữ dội.

Ngày 4/5, hàng chục nghìn sinh viên từ ít nhất 5 thành phố của Trung Quốc tổ chức cuộc biểu tình lớn nhất kể từ thời điểm đảng Cộng sản lên nắm quyền năm 1949. Động thái trên diễn ra cùng dịp kỷ niệm 70 năm phong trào Ngũ Tứ (học sinh, sinh viên Trung Quốc tụ tập trước Thiên An Môn nhằm tuần hành kháng nghị Hòa ước Versailles).

Tại một cuộc họp với đại diện các ngân hàng châu Á, Triệu Tử Dương, tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1987 đến 1989, vẫn khẳng định các cuộc biểu tình sẽ dần lắng xuống.

Ngày 13/5, trước thềm chuyến thăm Trung Quốc của lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev, hàng trăm sinh viên bắt đầu tuyệt thực vô thời hạn ở Quảng trường Thiên An Môn, cho rằng chính quyền đã không đáp ứng yêu cầu đối thoại. Động thái trên thu hút sự ủng hộ rộng rãi của công chúng. Cuộc biểu tình đã khiến chính quyền Trung Quốc phải hủy kế hoạch đón tiếp Gorbachev trên Quảng trường Thiên An Môn.

Ngày 19/5, Triệu Tử Dương tới gặp các sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn, đưa ra lời kêu gọi thỏa hiệp cuối cùng nhưng không thành công. Chính quyền Trung Quốc sau đó ban bố tình trạng thiết quân luật tại một số quận ở Bắc Kinh, quân đội bắt đầu di chuyển về phía trung tâm thành phố. Nhiều dân thường chặn đoàn xe của quân đội, dựng rào chắn trên đường phố, nhưng các binh sĩ nhận được lệnh không bắn dân thường.

Từ 24/5 đến 1/6, các cuộc biểu tình tiếp diễn mà gần như không có sự hiện diện của lực lượng an ninh. Tuy nhiên, tại trụ sở chính phủ, các lãnh đạo Trung Quốc đang lên kế hoạch chấm dứt biểu tình và tình trạng hỗn loạn ở thủ đô. Ngày 2/6, các lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc tán thành quyết định dập tắt “các cuộc bạo loạn phản cách mạng” bằng vũ lực.

Tối 3/6, hàng nghìn binh sĩ quân đội Trung Quốc bắt đầu di chuyển hướng về phía trung tâm thủ đô Bắc Kinh. Người dân đổ ra đường nhằm ngăn họ lại, dựng rào chắn trên các con đường dẫn tới Quảng trường Thiên An Môn.

Phóng viên Kate Adie của BBC có mặt ở Quảng trường Thiên An Môn vào thời điểm đó cho biết trong lúc xe thiết giáp chở quân của quân đội tìm cách vượt qua chướng ngại vật, một số binh sĩ đã nổ súng, giết chết và làm bị thương nhiều dân thường không có vũ trangĐến sáng 4/6, Quảng trường Thiên An Môn gần như sạch bóng người biểu tình, khiến cả thủ đô Trung Quốc choáng váng. Hàng nghìn người dân giận dữ và tò mò tập trung trước hàng dài binh lính đứng chắn cửa phía đông bắc Thiên An Môn, khiến đụng độ và nổ súng lại tiếp diễn.

Chính phủ Trung Quốc coi sự can thiệp của quân đội nhằm chấm dứt biểu tình là một thắng lợi tuyệt vời. Một bài xã luận được đăng trên truyền thông nhà nước khẳng định quân đội sẽ trừng phạt nghiêm khắc và không thương tiếc “những người coi thường pháp luật và lên kế hoạch bạo loạn, gây rối trật tự xã hội”.

Đến nay, vẫn có các cuộc tranh cãi xung quanh câu hỏi chính xác bao nhiêu người đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ giữa quân đội Trung Quốc và người biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Một số người nói hàng trăm người đã chết, số khác cho rằng con số thương vong có thể lên tới hàng nghìn. Trung Quốc chưa từng công bố con số thương vong.

Ngày 5/6, quân đội lúc này đã kiểm soát hoàn toàn Bắc Kinh nhưng thế giới được chứng kiến một hành động thách thức đáng kinh ngạc mà về sau trở thành biểu tượng của cuộc biểu tình Thiên An Môn: Một người đàn ông không vũ khí đứng chặn trước những chiếc xe tăng xếp hàng đang di chuyển dọc theo Đại lộ Trường An hướng về Quảng trường Thiên An Môn. Tới giờ, số phận người đàn ông này vẫn là điều bí ẩn.

Ngày 9/6, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình có bài phát biểu đầu tiên kể từ khi cuộc biểu tình bị dập tắt, ca ngợi nỗ lực của quân đội và đổ lỗi cho những người biểu tình gây ra tình trạng hỗn loạn ở thủ đô.

Đề cập tới sự kiện Thiên An Môn cách đây 30 năm, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tại hội nghị Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 2/6 tuyên bố “chính quyền đã kiên quyết ngăn chặn tình trạng hỗn loạn” và đây là quyết định sáng suốt.

Các cuộc biểu tình ở Thiên An Môn là “bất ổn chính trị mà chính quyền trung ương cần dập tắt, đấy là chính sách đúng đắn”, ông khẳng định. “Nhờ thế mà Trung Quốc mới ổn định và nếu tới Trung Quốc, các bạn sẽ hiểu được phần lịch sử đó”.

Vũ Hoàng (Theo BBC)

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng bị báo chí “bịt miệng”!

 BTV Tiếng Dân

1-6-2019

Phát biểu của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng tại phiên thảo luận kinh tế – xã hội hôm 30/5 vừa qua, đã làm dậy sóng nghị trường. Ông Nhưỡng đặt câu hỏi: “Vì sao người dân thể hiện thái độ gay gắt với ông bộ trưởng này, ông quan tỉnh, ông quan huyện kia? Điều đó là do họ không còn niềm tin với các vị được gán mác cán bộ, công chức đó.

Bài báo bị gỡ, liên quan tới phát biểu “quan chức ăn chơi phè phỡn như quan lại ngày xưa”

LTS: Bài báo “Đại biểu tranh luận nảy lửa: Ai ăn chơi phè phỡn như quan lại ngày xưa?” của tác giả Lê Kiên, đăng trên báo Tuổi Trẻ lúc 17h29′ chiều 30/5/2019, nhưng đã bị gỡ bỏ. Chúng tôi xin được đăng lại tại đây để phục vụ những độc giả chưa kịp đọc.

Gỡ bài về dự án lấn sông của Sungroup rồi tấn công người phản biện

Nguyễn Anh Tuấn

31-5-2019

Chính là Báo Tổ Quốc của Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch (VHTTDL).

Cách đây khoảng 6 tháng, vào ngày 29/11/2018, báo này đăng bài ‘Bắt đầu thi công rầm rộ dự án “triệu đô” ven sông Hàn – Đà Nẵng’, nêu lên lo ngại của người dân về việc ‘phân lô bán nền’ ven sông Hàn của dự án OLALANI.

Nên chuyển Viện trưởng Viện Báo chí sang viện… tâm thần!

Bá Tân

23-5-2019

Xin thú thực điều này, nếu không có vụ “nhà báo quốc tế” gây chấn động dư luận, tôi đ^ch biết ở Việt Nam có cái Viện Báo chí. Viện này trực thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, làm thế cho oai, cho to chuyện cả viện và học viện, thật ra rất không cần cái viện ấy. Giá trị thực của nó chỉ ở cấp độ trạm xá, nhưng được (bị) thổi phồng lên thành viện.

Ai mới phản động?

Mai Quốc Ấn

16-5-2019

Thượng tá nhà báo Nguyễn Văn Minh, phụ trách mục “Chống Diễn biến Hòa bình” của báo QĐND. Ảnh: qdnd.vn

Ảnh chụp status của một nhà báo có thẻ đã nhắc một danh sách “phản động” vì phản đối lấp lấn sông Hàn ở Đà Nẵng.

(Tôi có đủ hồ sơ để khẳng định là lấp lấn sông ở Đồng Nai hay Đà Nẵng đều sai phạm nghiêm trọng với nhiều luật hiện hành.)

Câu chuyện chụp mũ người khác là phản động làm tôi nghĩ về vài kỷ niệm giàu tính “phản động”:

Phản biện bài báo của Lưu Văn An

Nguyễn Đình Cống

16-5-2019

PGS. TS Lưu Văn An – Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ảnh: Phạm Thịnh/ LĐ

Ngày 10/5/2019, Tạp chí Cộng sản có đăng bài: “Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam”, của tác giả Lưu Văn An, là PGS, TS, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Bài khá dài, trên 5200 chữ, tóm tắt như sau:

Cập nhật tin người dân bị bắt bớ, đánh đập, do phản đối BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài

BTV Tiếng Dân

13-5-2019

RFA đưa tin: Công an Hà Nội bắt giữ hơn chục người dân phản đối BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài. Trưa 11/5/2019, trên mạng xã hội tràn ngập thông tin cho thấy hơn 10 tài xế cả nam lẫn nữ bị những người mặc thường phục khống chế.

Để bản Hiến pháp không bị coi là tờ giấy lộn

Hoàng Hải Vân

11-5-2019

Ngày 12-5 của 11 năm trước, nhà báo Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên và nhà báo Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ bị bắt vì viết bài chống tham nhũng trong vụ PMU18. Ngày hôm sau, Thanh Niên và Tuổi Trẻ đưa tin phản đối. Hôm sau nữa,14-5, Thanh Niên giật cái tít “Hãy trả tự do cho các nhà báo chân chính”. Đó là cái tít gây sóng gió trong làng báo, do chinh tôi thực hiện trong khoảnh khắc được tự do.

Ông Võ Kim Cự nói về việc ‘định cư’, ‘thẻ xanh’ ở Canada

LTS: Ông Võ Kim Cự, cựu Bí thư Tỉnh ủy (đã bị cách chức “cựu”) và là người đã rước Formosa vào Hà Tĩnh, khi ông ta cấp giấy phép đầu tư 70 năm cho Formosa khi chưa được Chính phủ đồng ý. Sau khi ông Cự về hưu, thông tin lan truyền trên Facebook rằng ông đã đi Canada định cư theo diện đầu tư.

Quan chức Hội Nhà báo đồng lõa, tiếp tay cho kẻ đại bịp bợm

Bá Tân

7-5-2019

Người xưa khuyên dạy kẻ hư hỏng, đại ý như, làm đĩ 10 phương, phải trừ 1 chốn, đó là quê hương bản quán. Tệ hại như bọn đĩ bợm nhưng chúng nó vẫn biết nghe lời nhắc nhở của đạo làm người.

Tôi khen Lê Hoàng Anh Tuấn

Chu Mộng Long

7-5-2019

Thấy thiên hạ chửi rát quá thì mình khen vậy. Tôi khen người tài xế taxi vô học Lê Hoàng Anh Tuấn của quê Bác.

Người ta lôi lai lịch Lê Hoàng Anh Tuấn ra chê. Nào là học ngu, thi trượt. Chê xong thì chửi. Nào là ngáo danh, nào là lừa đảo.

Cần làm rõ mối quan hệ của Võ Kim Cự và nhà báo dởm Lê Hoàng Anh Tuấn!

Trần Đình Triển

7-5-2019

Năm 2016, tôi nhận bào chữa cho ông Phan Công Hiền (GĐ Cty Đức Huy, trụ sở tại Thị Xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) bị khởi tố, truy tố, xét xử về tội làm giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức.

Niềm vui ngày quốc tang?

Chu Mộng Long

4-5-2019

Hôm nay ngày 04 tháng 5. Vẫn đang còn là ngày quốc tang. Nhưng tại sân bay Nội Bài lại diễn ra cuộc đón tiếp tưng bừng một nhân vật mà ai cũng ngỡ đó chỉ có thể là một anh hùng cứu quốc: nữ sát thủ Đoàn Thị Hương.

Người tiêu dùng Việt Nam ăn tương ớt Chinsu nói riêng và tương ớt nói chung có chứa axit Benzoic, có thể bị tăng nguy cơ mắc ung thư

Nguyễn Hồng Vũ

22-4-2019

Trong nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu thường dựa vô những bài báo được đăng trên những tạp chí chuyên ngành để làm nơi tham khảo. Để đăng trên những tạp chí chuyên ngành như vậy các bài báo khoa học phải được sự đồng ý và thông qua bởi một hội đồng các nhà khoa học nhiều kinh nghiệm hoạt động trong chính lĩnh vực ấy.

Mùi sữa hay mùi máu?

Bạch Hoàn

16-4-2019

Những người làm công tác thông tin, truyền thông, từ thời ông Nguyễn Bắc Son, đến Trương Minh Tuấn, đều luôn trong tâm thế đứng đối đầu với mạng xã hội, coi mạng xã hội là nơi chứa tin rác cần kìm kẹp, xử lý. Trong khi đó, những tờ báo lá ngón, ngập ngụa tin tức độc hại, họ lại dung túng, làm ngơ để chúng lộng hành.

Cập nhật tình hình sức khỏe Tổng – Chủ Trọng

BTV Tiếng Dân

16-4-2019

Báo “lề đảng” vẫn im lặng

Hơn một ngày trôi qua, kể từ chiều 14/4 đến rạng sáng ngày 16/4/2019, báo “lề đảng” vẫn không hề có tin gì về người đứng đầu đảng và nhà nước Nguyễn Phú Trọng nằm bệnh viện hay thông tin sức khỏe của ông Trọng. Một sự im lặng lạnh lùng đến khó hiểu!

Ngày báo chí Việt Nam

Mai Quốc Ấn

15-4-2019

Ảnh: internet

Ngày 15/4 là một ngày vô cùng ý nghĩa với tôi. Hôm nay là ngày kỷ niệm ra đời Gia Định báo (15/4/1865), cũng là ngày kỷ niệm ra đời báo Sài Gòn Tiếp Thị (15/4/1995).

Với tôi, ngày hôm nay mới là ngày Báo chí Việt Nam, với đúng nghĩa sứ mệnh của báo chí. Đó phải là SỰ THẬT và KHAI PHÓNG chứ không phải như một đáp án năm xưa trên VTV, trong chương trình Ai là triệu phú: ĐỊNH HƯỚNG.

Ngày hôm nay, tôi xin chúc mừng những nhà báo trung thực còn sót lại ở đất nước này, bất kể họ có thẻ hay không. Tấm thẻ nhà báo lớn nhất, uy tín nhất chính là sự tôn trọng của nhân dân- bạn đọc.

Khởi nghiệp báo chí

Nguyễn Quang A

15-4-2019

Ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Zing

Suốt từ trưa hôm qua dân mạng hết sức xôn xao về chuyện xuất huyết não của ông Tổng. Tối đến VTV đưa tin rất chuẩn ám chỉ ông vẫn rất khoẻ. Sáng hôm sau (15-4) không một báo chính thống nào có tin về chuyện này trừ một số bài chỉ trích bọn phản động, thế lực thù địch xuyên tạc vẫn theo cách hệt như cũ. Các trang mạng vẫn tiếp tục đưa tin, phân tích. Báo chính thống thêm một trận thua lấm lưng nữa trong nhiều trận thua như vậy (từ tin đồn đại về sức khoẻ ông Bá Thanh, Trần Đại Quang cho đến rất rất nhiều sự kiện khác mà “tin đồn” trên mạng sau này tỏ ra đúng và những lời cải chính, biện bạch khi đó của báo chính thống trở thành hết sức lố bịch.

Về quy hoạch báo chí của đảng

Huỳnh Ngọc Chênh

11-4-2019

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ký phê duyệt quy hoạch báo chí, 2/4/2019. Ảnh: internet

Một tờ báo hay một ngàn tờ báo đều là của đảng cộng sản, đều là công cụ tuyên truyền của đảng, đồng thời là công cụ trấn áp để bảo vệ đảng như bao nhiêu công cụ bạo lực khác của đảng. Nhiều người sẽ cho tui quá khích khi nêu lên ý kiến nầy, nhưng thực tế là vậy.

Trước khi đưa bà Cát Hanh Long ra giết thì có bài báo “Địa chủ ác ghê” của tác giả CB đăng lên báo đảng dựng ra hàng loạt chi tiết sai trái gán lên bà nầy. Trước khi đào tận gốc trốc tận rễ trí phú địa hào thì hàng loạt bài báo trên nhiều tờ báo của đảng lên tiếng bôi nhọ và trấn áp trí thức, địa chủ, phú nông…

Vũ ‘nhôm’ cùng Trưởng ban Nội chính Thành ủy Đà Nẵng đã dùng tên dâm tặc bức hại người vô tội như thế nào?

Hoàng Hải Vân

8-4-2019

Vũ nhôm (trái) và cựu Viện Phó VKS Đà Nẵng, kẻ dâm ô với bé gái ngày 1-4: Nguyễn Vũ Linh. Ảnh trên mạng

Như tôi đã nhiều lần đề cập, Vũ nhôm không chỉ có khả năng thao túng báo chí mà còn có khả năng thao túng bộ máy công quyền. Đôi với báo chí, sự điều khiển của anh ta còn hiệu lực hơn là sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo trung ương. Đối với cơ quan công quyền, ai không nghe anh ta thì đường dây có thế lực của anh ta sẽ làm cho lên bờ xuống ruộng. Một trong những minh chứng cho thực tế này là vụ cơ quan an ninh điều tra và Viện KSND thành phố Đà Nẵng khởi tố và bắt oan hai giám đốc doanh nghiệp.