Sự minh bạch của tấm hộ chiếu

Trung Bảo

26-8-2020

Một người quen của tôi đang làm dịch vụ đầu tư để lấy thẻ xanh (thẻ thường trú nhân) ở Mỹ, nói rằng khách hàng của anh ấy chủ yếu là doanh nhân chứ không có quan chức. Một suất đầu tư để lấy thẻ xanh ở Mỹ trước kia là 500.000 dollars còn nay là 900.000 dollars dành cho cả gia đình (vợ chồng và con dưới 21 tuổi) không phải là quá đắt để nhiều quan chức không bỏ nổi tiền mua.

Chuyện từ thôn Hoành: Chân dung của những nông dân bị khởi tố tội giết người?

Nguyễn Ngọc Nam Phong

9-2-2020

Anh Nguyễn Văn Tuyển. Ảnh: VTV

Đồng Tâm đầy tháng! Những giọt nước mắt vẫn chưa vơi. Biết bao câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời:

Thần Tượng

Thùy Nguyễn

4-7-2017

Bài viết của tác giả Thùy Nguyễn, hiện là bác sĩ ở TP Westminster, California, Hoa Kỳ.

Thế giới thay đổi và Việt Nam cũng phải thay đổi.

Sau 75, chúng tôi trở thành kẻ thua cuộc, cho dù chưa bao giờ ra trận, cho dù vào năm 75, chúng tôi vẫn còn là học sinh.

Họ là kẻ chiến thắng và họ có thể chửi chúng tôi bất cứ lúc nào trong những buổi họp tổ dưới cái tên gọi mỹ miều: Phê và Tự Phê. Chúng tôi học cách im lặng để sống, một con giun học cách lách mình để tránh khỏi cái đạp nghiền nát của kẻ mệnh danh là con người vĩ đại làm nên kì tích cho dù thân phận giun dế chẳng làm hại đến ai và rồi trở thành hèn lúc nào cũng không hay. Hôm xem phim The Hunter Games, tôi khóc ngon lành, cả một quá khứ dường như sống dậy. Một thời kinh hoàng mà tôi đã từng sống qua.

Nghĩ về mấy chữ của ông Nên

Lê Huyền Ái Mỹ

8-2-2022

Hôm qua, ông bí thư Sài thành Nguyễn Văn Nên đi viếng lăng Đức Tả quân -Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt. Tại đó, ông thực hiện nghi thức khai bút đầu năm với cặp chữ “Bình an – Phát triển”. Tính ra, cộng thêm phần “tặng chữ” của ông hôm 26 Tết tại bệnh viện Chợ Rẫy, coi như thành phố này tạm lận lưng ba món “Tri ân – Bình an – Phát triển”.

Quy Trình Nào Cho Lòng Dân?

Lê Xuân Thọ

22-5-2019

Tại phiên họp Quốc hội hôm nay ngày 22.5, thật không quá khó hiểu khi câu chuyện giá điện được mổ xẻ nhiều, mặc dù những điều đó đã được phân tích rất nhiều khía cạnh trong khoảng 1 tháng qua rồi. Ngay cả việc mổ xẻ hôm nay, cũng có không ít vấn đề. Tút này, Mết chỉ lưu tâm mấy điều:

Nóng: Trung Quốc tập trận quy mô lớn phía Bắc Trường Sa

Đặng Duân

29-6-2019

Cục Hải sự tỉnh Hải Nam hôm nay 29.6 thông báo quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành cuộc tập trận kéo dài một tuần tại khu vực rộng lớn ở phía bắc quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông.

Vụ giáo trình đường lưỡi bò: Khi giảng viên đại học bị câm

Chu Mộng Long

5-11-2019

Tôi xác nhận, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời đúng khi chỉ trích Trường Đại học Kinh Công quanh co đổ lỗi cho Bộ. Sự thật, Bộ không quản giáo trình đại học, cả giáo trình tự biên lẫn nhập ngoại mà giao cho trường đại học tự quản.

Giới thiệu bài viết bóc mẽ bằng chứng lịch sử của Tàu Cộng

Song Phan

3-4-2020

Trong stt trước update về vụ Malaysia nộp hồ sơ thềm lục địa mở rộng cho Ủy ban Ranh giới Thềm Lục địa Liên Hiệp quốc, tôi có bình về câu thần chú “TQ có….. bằng chứng lịch sử và pháp lí phong phú” là toàn là bịa đặt. Xin giới thiệu với các bạn bài viết của GS Johannes L. Kurz, ĐH Brunei Darussalam, The South China Sea and How It Turned into “Historically” Chinese Territory in 1975.

Lãnh đạo bỏ ô tô

Trần Tuấn

18-8-2019

Bà Nguyễn Thanh Thủy, ĐBQH tỉnh Hậu Giang chất vấn Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể. Photo Courtesy

Lãnh đạo bỏ việc đi ô tô thì có “bị làm sao” không? Khi mấy hôm trước, tại Quốc hội, bà Nguyễn Thanh Thủy ĐBQH tỉnh Hậu Giang chất vấn Bộ trưởng GTVT. Rằng có nên thực hiện mô hình “chủ tịch tỉnh đi xe máy, giám đốc sở ngành đi xe đạp, bộ trưởng đi xe buýt”? Để tiết kiệm ngân sách, giảm thiểu ách tắc giao thông, cũng là nêu gương người đứng đầu trong việc xử lý giao thông.

Phản động là gì? Ai là phản động?

JB Nguyễn Hữu Vinh

31-5-2019

Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh. Ảnh: internet

Ngày 29/5/2019, Nhà cầm quyền Nghệ An bắt Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước”.

Thầy Tĩnh đã chống nhà nước như thế nào?

– Thầy Tĩnh đã là người đồng hành với những người nghèo khổ, bị bỏ rơi bên lề xã hội. Tôi đã từng đi với Thầy Tĩnh đến cứu trợ những người dân bên chân cầu Chợ Thượng, vùng vạn đò không nhà cửa, cuộc sống bấp bênh, trôi nổi với dòng nước sông Lam.

– Thầy Tĩnh đã đồng hành giúp đỡ những oan hồn bé bỏng bị nạo vét ra khỏi bụng mẹ từ khi mới hình thành trong nhóm Bảo vệ sự sống.

Biển Đông sẽ an ninh hơn, nếu Mỹ có mặt thường trực ở khu vực này

Trương Nhân Tuấn

7-9-2022

Trong lúc công an truy lùng để bắt tác giả nói câu đại khái “chủ tịch nước sói đầu do coi phim X nhiều quá” thì ở biển Đông tàu TQ đang “trục vớt các tàu cổ ở Biển Đông nhằm khẳng định chủ quyền“. Nghe báo chí loan tin thì vụ trục vớt tàu cổ xảy ra trong khu vực biển Hoàng Sa.

Bộ trưởng làm việc lúc nào?

Nguyễn Ngọc Chu

26-4-2019

Thủ tướng muốn nền kinh tế mạnh thì phải ưu tiên cho các bộ trưởng ở nhà làm việc.

BỘ TRƯỞNG LÀM VIỆC LÚC NÀO?

Chuyện bóng đèn phích nước

Nguyễn Thông

13-9-2019

Tôi hơi bị xui. Chả là từ khá lâu rồi, cố lục lọi bộ nhớ già nua cũ kỹ, giống như thứ bộ nhớ của cái máy tính cổ lỗ sĩ 320 khi mới có ở xứ này, để biên “chuyện xưa tích cũ” về một thứ đồ dùng quen thuộc trong mọi gia đình hồi trước. Ấy là bóng đèn phích nước. Chưa kịp động phím, đùng một cái xảy ra vụ cháy Rạng Đông. Cả nước nhao nhao. Kể lại mấy thứ có liên quan dễ bị quy thành ăn theo lắm. Mà không kể thì đợi đến bao giờ.

Ông Trọng – Ông là ai?

Phạm Minh Vũ

24-7-2019

Năm 2011, khi mới lên nắm chức tổng bí thư đầu năm, thì giữa năm xảy ra sự kiện tàu Bình Minh 02 của VN bị cắt cáp ngay vùng đặc quyền kinh tế VN. Ông không có một thái độ nào để thể hiện là một đất nước có chủ quyền.

Lần cuối về việc giáo viên tham gia đánh facebook

Thái Hạo

7-4-2021

Tôi có mười năm đi dạy ở Bình Phước nhưng chưa từng nghe hay thấy giáo viên bị huy động tham gia “tác chiến mạng”. Vì vậy, nó gây sốc khi biết có những địa phương khác đang làm việc này.

Sài Gòn và chính quyền đô thị

FB Huy Đức

25-4-2018

Ảnh: internet

Tại sao trong thời đại ngày nay mà vẫn có các nhà lãnh đạo tư duy theo lối “trung tâm hành chính”. Thế cái “Chính quyền đô thị” mà mấy năm ngay quý vị vẫn bàn là cái gì. Đó là một chính quyền được xây dựng để giải ngân các dự án văn phòng hoành tráng cho quý vị hay đó là một chính quyền cung cấp nhiều tiện ích cho dân.

Điều mà người dân ở một đô thị lớn như Sài Gòn cần không phải là mấy cấp, là bí thư có kiêm chủ tịch hay không mà chỉ là những vấn đề rất cụ thể: Khi một chung cư bị cháy bao nhiêu lâu có xe cứu hoả; khi một tên cướp đang uy hiếp một người dân, mấy phút có cảnh sát; một cụ già bị đột quỵ, mấy phút có xe cứu thương; phải đi bao xa để tới một nơi đăng ký kinh doanh, nộp thuế…

Cô đã thay đổi

Lã Minh Luận

12-2-2020

Con nói: “Cô đã thay đổi rồi” và “từ nay hai đường, hai ngả”… Đúng! Con ạ! Cô đã thay đổi rồi và thay đổi đã từ lâu…

Chuyện cá tháng tư: Trí thức VN đang ngồi ỉa trên nền Cộng hòa

Trương Nhân Tuấn

1-4-2019

Điều cơ bản xây dựng lên một “nền cộng hòa” (hay quốc gia cộng hòa) là: chủ quyền quốc gia thuộc về toàn dân.

Ba Vàng, ngày 14 và Rằm tháng Giêng

Nghiêm Sỹ Cường

24-2-2024

Ảnh: Cảnh san chùa Ba Vàng tác giả chụp ngày mồng 8 Tết. Nguồn: Nghiêm Sỹ Cường

Ngày 17/2/2024 (mồng 8 Tết), nghe thiên hạ đồn thổi: Con nhang, đệ tử với “biển người”, “đông nghịt”, “chật cứng”… vẫn ùn ùn kéo đến Ba Vàng, bất chấp những bê bối. Nghe thấy thế, mình chỉ lắc đầu, cười thầm trong bụng, bởi vì mình không tin chút nào về những lời đồn thổi này.

Phóng sự: Đi tìm nhân vật trong bức ảnh lịch sử (Kỳ 1)

Saigon Nhỏ

Tuấn Khanh

1-5-2021

Những ai đã từng nhìn qua những hình ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam, chắc cũng có lúc đã bắt gặp hình ảnh một người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đang bị thương tật, bị đuổi ra nơi chữa trị của mình là Tổng Y Viện Việt Nam Cộng Hòa vào chiều ngày 30-4.

Sự thua… và lối thoát

Nguyễn Ngọc Chu

11-5-2021

1. THUA HƠN 100 NƯỚC VỀ THU NHẬP GDP ĐẦU NGƯỜI

Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) năm 2020, thu nhập GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương tương của Việt Nam là 10.755 USD, đứng thứ 106 trên tổng số 186 nước được xếp hạng. Trong các nước ASEAN thì Singapore thứ 2 (96.603 USD,), Brunei thứ 8 (61.816 USD,), Malaysia thứ 51 (27.287 USD,), Thái Lan thứ 70 (18.073 USD,), Indonesia thứ 95 (12.345 USD,). Ở bảng xếp hạng này, Việt Nam thua 105 nước.

Phục? Ai phục nếu Bộ Chính trị vô can?

Blog VOA

Trân Văn

11-1-2018

Bộ Chính Trị vô can? Ảnh: AP

Ngày 9 tháng 1, trong phiên xử Phạm Công Danh và các đồng phạm “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” (thiệt hại khoảng 6.000 tỉ đồng), tại Sài Gòn, ông Trầm Bê, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank – người bị cáo buộc là đã giúp ông Phạm Công Danh gây thiệt hại 1.800 tỉ đồng – bảo với Hội đồng xét xử rằng, ông “không phục” khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì có nhiều ngân hàng khác cũng cho ông Danh vay tiền như ông nhưng chẳng có cá nhân hữu trách nào của những ngân hàng đó phải hầu tòa

Nhân sự đại hội: Ai chạy ai?

Nguyễn Ngọc Chu

25-3-2020

Trong lúc chống dịch virus Vũ Hán đang ở vào cao trào thì thấy việc bổ nhiệm nhân sự cũng liên tục xuất hiện trên truyền thông. Trước khi Bộ Chính Trị (BCT) họp về dịch sáng ngày 20/2020 thì TBT cũng đã chủ trì Tiểu Ban nhân sự Đại hội 13 họp ngày 19/3/2020. Để thấy được việc làm nhân sự cho Đại hội 13 đang được tiến hành gấp rút.

Cạn tiền, giảm biên chế, mở ra xáo trộn gay gắt

Blog VOA

Bùi Tín

1-11-2017

Ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Reuters

Dân ta có câu châm ngôn «khỏe vì gạo, bạo vì tiền». Khi hết tiền, mọi khó khăn sẽ đến, không còn sống bình thường được nữa .

Đất nước Việt Nam hiện ngân sách cuối năm đã cạn tiền. Nhiều huyện, tỉnh, thành phố nợ lương của cán bộ, viên chức 2, 3 tháng ròng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kéo còi báo động về nguy cơ «sụp đổ tài chính quốc gia» Do quản lý lỏng lẻo, các nhóm lợi ích chia chác ngân sách, tiền của của xã hội, các cấp quan chức đua nhau tham nhũng hàng nghìn, chục nghìn đồng, bị truy tố không ít, nhưng tiền thu hồi không đáng kể, tẩu tán hết rồi, thu lại chỉ chừng 3%!

Học nhiều để làm gì?

Dương Quốc Chính

7-1-2024

Vụ tân thạc sĩ Đại học Thủ Dầu Một quỳ lạy mẹ nhân ngày nhận bằng khiến dư luận xôn xao, đa số cho rằng hình ảnh quỳ lạy mẹ là cải lương, diễn, không phù hợp với văn hóa Việt Nam. Lúc mới chỉ xem bức ảnh, mình cũng cho là vậy, nhưng sau khi đọc bài báo thì lại nghĩ khác. Chuyện quỳ lạy không phải là vấn đề, mà cũng không ảnh hưởng tới ai, điều cần bàn là chuyện khác và có ảnh hưởng tới nhận thức của đám đông.

Khi ‘kiếm’ và ‘lá chắn’ cứ mãi ‘trao lầm nhân sự’

Blog VOA

Trân Văn

25-4-2020

Vợ chồng Đường Nhuệ. Hình trích xuất từ website báo Tiền Phong.

Những sự kiện liên quan đến hoạt động của công an Việt Nam trong vài tuần gần đây lập lại một câu hỏi lớn: Thanh kiếm và lá chắn – biểu tượng của “công an nhân dân” – đâm ai và đỡ cho ai, tại sao lãnh đạo cao nhất của lực lượng “công an nhân dân” tiếp tục vô can khi chuyện đâm và đỡ… lầm “đối tượng” xảy ra khắp nơi trong một thời gian dài?

Kiến nghị đổi mới

FB Mai Quốc Ấn

6-10-2017

Cự đại sứ Nguyễn Trung, là người đưa ra ra kiến nghị gần đây, kêu gọi đảng CSVN cải cách chính trị, thành lập một thể chế mới đa đảng. Nguồn: internet

Năm 1998, giá cước di động siêu cao: 4.200VND/phút (giá Vinaphone). Nếu so sánh giá USD và vàng của năm 1998 với hiện nay bạn sẽ hiểu 4.200VND/phút khủng khiếp cỡ nào.

Năm 1993, Mobifone ra đời nhưng chưa rộng khắp cả nước. Sự xuất hiện sau đó của Vinaphone và nhất là Viettel làm người dân được sử dụng di động với giá cước thấp hơn nhiều. Điều tương tự xảy ra với Vietnam Airlines, Jetstar và nhất là VietJet Air của ngành hàng không.

Nhưng con số 3 vẫn không là điều mà người dân mong đợi để xóa độc quyền mà là con số mang tên “càng nhiều càng tốt”.

Status này viết trong thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương 6, khóa XII và bàn nhiều về đổi mới Đảng, đổi mới chính quyền. Cũng trong hôm nay, Tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ có bài trên Tuổi Trẻ với tựa “Hội nghị trung ương 6: Mở đường cho cải cách sâu rộng hơn”. Trong đó, TS Vũ nhấn mạnh 3 nội dung gồm:

“Quyền lịch sử” của Trung Cộng trên Biển Đông là quyền gì?

Trần Trung Đạo

20-7-2019

Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) trong tài liệu của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Ảnh: FB Tác giả

Tháng 7, 2016, từ các trang mạng xã hội, diễn đàn, cho đến các tầng lớp, thế hệ Việt Nam trong cũng như ngoài nước, một luồng sóng cảm tình dành cho Philippines tràn ngập, nhiều hơn cả khi quốc gia này bị cơn bão Yolanda càn quét cách đây ba năm.

Đây là một tình cảm rất tự nhiên giữa những người cùng số phận nhỏ nhoi nhưng phải đương đầu với một Trung Cộng to lớn và đầy tham vọng.

Ủng hộ Philippines không có nghĩa ủng hộ chủ quyền của Phi trên các đảo Philippines đòi hỏi mà là ủng hộ một nước dân chủ nhưng sức yếu chống lại một Trung Cộng bá quyền bành trướng.

Phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration, PCA) không có nghĩa sẽ làm ngưng tranh chấp và phần thắng chỉ thuộc về Philippines vì rất nhiều quốc gia trong vùng có quyền lợi trực tiếp nhưng chưa chọn cách giải quyết tranh chấp qua phương pháp trọng tài.

Ý nghĩa quan trọng trong phán quyết là quốc tế hóa được cuộc tranh chấp, tạo khả năng mặc cả đa phương giữa các bên liên hệ trước một hội nghị hay trước tổ chức trọng tài quốc tế, giới hạn chiếc bẫy “thảo luận song phương” chỉ nhằm “câu giờ” của Trung Cộng.

Với những quốc gia chủ trương quốc tế hóa Biển Đông, chiến thắng của Philippines mở ra cánh cửa đàm phán xa hơn về quyền lợi và trách nhiệm một cách bình đẳng giữa các nước trong vùng.

Với các cường quốc Mỹ, Nhật, chiến thắng của Philippines giúp cho họ thêm lý do quốc tế để can thiệp cụ thể và tích cực hơn trong tranh chấp.

Một cái tát của PCA chỉ nhắm vào mặt Trung Cộng thôi, đó là việc phủ nhận quan điểm “quyền lịch sử”, lý luận cốt tủy mà Trung Cộng dùng để biện hộ cho “đường lưỡi bò” trên Biển Đông.

Như chúng ta đều biết, trong hầu hết các văn bản, tuyên bố, phát biểu, các lãnh đạo Trung Cộng luôn nhắc tới nhắc lui câu “quyền lịch sử của Trung Quốc” để cho rằng 90% của Biển Đông vốn thuộc về Trung Quốc không phải hôm nay mà từ hai ngàn năm trước.

Nhưng tòa phán: Toà nhận thấy dù trong lịch sử, những người đi biển, ngư dân từ Trung Quốc và các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã chỉ một mình thực hiện việc kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây.

Vì vậy, toà kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong “đường 9 đoạn.”

Đặng Tiểu Bình và “quyền lịch sử”

Vào thập niên 1960, Đặng Tiểu Bình là trưởng phái đoàn đại diện Trung Cộng trong đàm phán với Liên Xô về chủ quyền của các đảo Trân Bảo, Ẩn Long và Hắc Hạt Tử trong khu vực sông Ussuri.

Khi có phiên họp, phái đoàn họ Đặng không chỉ mang theo giấy tờ tài liệu mà còn chở theo nhiều toa xe lửa chứa đầy sách vở và đồ vật để chứng minh “quyền lịch sử” của Trung Quốc trên các đảo này.

Trung Quốc vốn là một nước đông dân, diện tích rộng, có nền văn minh phát triển sớm, có chiều dài lịch sử mấy ngàn năm, do đó, việc tổ tiên họ đã từng đến, từng đi đánh cá, từng đặt chân một đôi ngày, từng mô tả trong văn chương thơ phú về các hòn đảo đó thì cũng không có gì là đáng ngạc nhiên.

Những tài liệu phía Đặng Tiểu Bình đưa ra hay vật dụng họ góp nhặt được dù bao nhiêu cũng không thuyết phục Liên Xô hay chứng minh những đảo đó thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Dĩ nhiên hai đàn anh CS không đưa tranh chấp ra PCA như ngày nay.

Sau hơn 20 năm vừa đánh vừa đàm, một hiệp ước biên giới Liên Xô – Trung Cộng đã được ký kết lần đầu vào tháng 10 năm 1991, lần nữa vào tháng 10 năm 2004 với Nga và lần cuối cùng vào tháng 7, 2008 cũng với Nga.

Cả Trung Cộng lẫn Nga đều biết, lý do chính của xung đột trước đây không phải là lãnh thổ mà là sự tranh chấp quyền lực của hai nước cộng sản đàn anh trong phong trào cộng sản quốc tế.

Khi Liên Xô sắp sụp đổ, chủ quyền trên các đảo vốn không chứng tỏ một tiềm năng kinh tế nào không còn là yếu tố quan trọng để giằng co, tranh chấp nữa. Cái gọi là “quyền lịch sử” không đóng vai trò gì trong hiệp ước biên giới giữa Liên Xô và sau đó là Nga với Trung Cộng.

Tân Hoa Xã giải thích “quyền lịch sử”

Theo báo Time, hôm 12 tháng 7, 2015 các đài truyền hình Trung Cộng cho chiếu một số tranh hoạt họa của Tân Hoa Xã như là cách để giải thích cái gọi là “quyền lịch sử” của Trung Cộng trên Biển Đông.

Một trong số tranh hoạt họa là mẩu đối thoại ngắn giữa ba con thú đại diện cho ba thành phần trong vụ kiện.

Một con cáo đại diện cho PCA, một con khỉ tí hon đại diện cho Philippines và con Panda dễ thương đại diện cho Trung Cộng.

Con Panda trả lời câu hỏi tại sao Trung Cộng có “quyền lịch sử”, bởi vì “chúng tôi đã giong buồm và đánh cá trên Biển Đông ngay cả trước khi Chúa Jesus ra đời.”

Việc cho rằng người dân Trung Hoa đã từng “giong buồm và đánh cá” nên Biển Đông thuộc Trung Cộng nghe phi lý đến mức buồn cười; tuy nhiên, đây lại là lý luận chiến lược mà Trung Cộng áp dụng trong đàm phán biên giới từ ngày lập quốc CS năm 1949 tới nay.

“Quyền lịch sử” của Trung Cộng đúng như PCA phán quyết không có giá trị gì nhưng với không ít dân Trung Cộng bị tuyên truyền tẩy não, đó lại là quyền “thiêng liêng, bất khả xâm phạm.”

Quan điểm cực đoan Đại Hán này là sản phẩm của bộ máy tuyên truyền bắt đầu từ thời Đặng Tiểu Bình và nâng lên thành “Giấc Mơ Trung Quốc” dưới thời Tập Cận Bình.

Họ Đặng và nay họ Tập cho rằng Trung Cộng không chủ trương xâm lược quốc gia nào hay dân tộc nào mà chỉ thu hồi lãnh thổ và lãnh hải vốn thuộc Trung Quốc.

Lý luận ngụy biện và điên cuồng này là bản sao quan điểm của Hitler đã dùng để khai mào cho Thế Chiến thứ Hai khi y cho rằng Đức chỉ nhằm “phục hồi những lãnh thổ vốn thuộc về Đức nhiều thế kỷ.”

Tương tự, khẩu hiệu “100 năm sỉ nhục” được các lãnh đạo Trung Cộng dùng làm củi để đun lò lửa dân tộc cực đoan tại Trung Cộng cũng không khác gì lời lẽ Hitler đã viết về hiệp ước Versailles trong Mein Kampf: “Mỗi điểm của hiệp ước đã ghi sâu vào ý thức và con tim của dân tộc Đức và đốt cháy họ cho đến khi tâm hồn của sáu chục triệu dân bùng lên ngọn lửa công phẫn và nhục nhã.”

Như vừa viết ở trên, ngay cả việc người dân Trung Hoa hai ngàn năm trước đã thật sự có giong buồm trên Biển Đông, có ghé Hoàng Sa, Trường Sa vài hôm để bắt yến, tức cảnh sinh tình hạ bút vài câu thơ và được đời sau ghi chép lại cũng không thể cho rằng Hoàng Sa, Trường Sa thuộc quyền lịch sử của Trung Cộng.

Lịch sử thế giới để lại vô số tài liệu của các nhà thám hiểm, thăm dò, kể cả dấu tích của đoàn viễn chinh lừng danh Viking do Leif Erikson chỉ huy từng khám phá ra Bắc Mỹ vào thế kỷ 11 trước Christopher Columbus vào thế kỷ 15, nhưng không tổ chức quốc tế nào căn cứ vào các tài liệu lưu trữ để cho rằng chủ quyền biển đảo của một quốc gia phát xuất từ người đã thăm dò, thám hiểm hay khám phá ra vùng đất đó.

Một lãnh thổ, đất hay đảo, của một quốc gia phải là lãnh thổ được phát hiện, chiếm hữu, điều hành trong hòa bình, có tính pháp lý, đơn vị hành chánh chính thức, được ghi lại trong bản đồ của quốc gia đó và được quốc tế công nhận chứ không phải cưỡng chiếm bằng võ lực như Trung Cộng đã làm đối với Philippines và Việt Nam.

Tập Cận Bình, kẻ nuôi cọp đang lo cọp sẽ ăn thịt mình, do đó, không lạ gì trong thời gian ngắn tới đây, y vẫn sẽ tuyên bố hung hăng kể cả những hành động gây hấn với các nước láng giềng để xoa dịu lò lửa cực đoan Đại Hán tại lục địa nhưng chính y cũng biết gió đã đổi chiều.

“Quyền lịch sử” của Trung Cộng về chủ quyền trên Biển Đông thực chất chỉ là quyền ăn cướp.

Khi ‘tự hào’ trở thành ‘tự tử chính trị’

Blog VOA

Trân Văn

22-12-2022

(Hình: Trích xuất từ nld.com.vn)

Thương vụ AVG và lý luận của Bộ 4T

FB Nguyễn Tuấn Anh

16-3-2018

Thương vụ Mobifone – AVG bắt đầu có sức hấp dẫn bởi sự giằng co quan điểm của bộ TT&TT và Thanh tra CP.

Bộ TT&TT cho rằng Thanh tra CP đã kết luận không đúng bản chất của vụ việc. Qua văn bản phản biện, bộ TT&TT đã bác bỏ gần hết các kết luận của Thanh tra CP.