Trang chủ Bài Trên Mạng

Bài Trên Mạng

Thiên hạ nói và nghĩ

Trận chiến Kharkiv thứ hai: Thành phố Ukraine này đang chui xuống lòng đất, thách thức tên lửa Nga

Financial Times

Cù Tuấn, biên dịch

22-10-2023

Giáo viên và học sinh bước ra từ ga tàu điện ngầm, hiện được sử dụng làm trường học. Ảnh: Getty Images

Tóm tắt: Đưa trường học xuống hầm tàu điện ngầm là một phần trong kế hoạch lôi kéo người dân đã tản cư quay trở lại thành phố lớn thứ hai của Ukraine.

Trần Độ – Người của sự thật

FB Vũ Thư Hiên

23-8-2018

Tôi ra tù cuối năm 1976. Bận bịu với đủ thứ việc để kiếm sống, hai năm sau tôi mới có dịp gặp lại Trần Độ. Ra khỏi cuộc chiến, với tư cách phó chính uỷ kiêm phó bí thư quân uỷ Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, nghe nói anh rất bận, nào tham gia viết quân sử, nào tổng kết kinh nghiệm chiến tranh…, tôi không có ý tìm anh.

Tháng Tư đen

Dương Quốc Chính

18-4-2022

Tháng tư thường cả nước tập trung kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, toàn quên tịt đi một biến cố cũng quan trọng không kém, đó là sự kiện Pháp chiếm HN lần thứ hai vào ngày 25/4/1882, mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử VN, Trung và Bắc Kỳ thành xứ bảo hộ, Hà Nội và Hải Phòng, Đà Nẵng thành nhượng địa. Trước đó thì Nam Kỳ đã là thuộc địa của Pháp rồi. Đối với người Pháp thì Henri Rivière cũng là một anh hùng khi chiếm được thành HN trong vòng một tiếng rưỡi, khiến tổng đốc Hoàng Diệu phải tự vẫn vào ngày 26/4.

Lần đầu tôi gặp Mỹ

New York Times

Tác giả: Bảo Ninh

Dịch giả: Lê Nguyễn Duy Hậu

5-9-2017

Tác giả Bảo Ninh. Nguồn: Vietnam Film Project/ Florentine Films

Lời người dịch: Đây là một bài khá dài và nặng nề nhưng rất bổ ích, cho mọi người. Điều thú vị là mình đang dịch sang tiếng Việt một bài viết tiếng Việt được dịch sang tiếng Anh.

Tôi đến Mỹ lần đầu tiên vào mùa hè năm 1998. Lúc đó, tôi được mời tham dự một hội nghị văn chương tại Montana cùng bốn tác giả Việt Nam khác. Chúng tôi khởi hành từ Hà Nội đến Đài Loan và sang Los Angeles. Tôi ngủ suốt hành trình bay xuyên Thái Bình Dương, qua nhiều múi giờ và chỉ bị đánh thức khi máy bay chạm mặt đất. Chúng tôi đi vào một sảnh rất to để kiểm tra hộ chiếu, và đó là lúc tôi cảm thấy giựt mình: bọn Mỹ khắp nơi, bao vây chúng tôi! Tôi không bao giờ quên được cảm giác kì lạ đó. Mọi thứ thật dễ sợ, không thể tin được, và siêu thực với tôi. Tôi, một cựu quân nhân của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, đang ở Hoa Kỳ, và xung quanh toàn là người Mỹ.

Lỗi không phải ở nhà văn

Chu Mộng Long

25-11-2020

Dư luận chửi rủa, đúng hơn là phỉ nhổ vào Hội Nhà văn. Lý do, nhiệm kỳ nào cũng như nhiệm kỳ nào, một đám lổn nhổn, lộn xộn, ồn ào, kể cả thô tục, mất vệ sinh.

Về Ngọc

Trịnh Hữu Long

8-10-2019

Tôi xin có vài ý kiến tham luận về trường hợp của Vũ Khắc Ngọc như sau, xin đóng góp với đại hội:

“Avdiivka đang lâm nguy” – Vài gạch đầu dòng về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ngày 26-10-2023

Phúc Lai

26-10-2023

Ngày hôm nay là ngày… sau hôm qua, tức là ngày chắc chắn sẽ rộ lên rất nhiều tin về tình hình Avdiivka, sau sự kiện quân Nga cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát hôm kia, xin lỗi tôi nhầm, không phải hầm De Casteries, cắm trên đống xỉ than. Về logic mà nói thì cũng sẽ là chắc chắn hôm nay “thừa thắng xông lên” quân Nga sẽ xua lính của chúng lao vào thành phố.

Bộ luật hình sự: Sai lầm lập pháp

FB Luân Lê

28-8-2018

Bộ luật Hình sự quy định: chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật này quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Đây là nguyên tắc: không bị trừng phạt khi không có luật. Và nó là một nguyên tắc chung phổ biến trên thế giới mà bất cứ một người học luật nào cũng phải biết.

Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự Việt Nam, từ năm 1985, đến Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi 2009) và nay là Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) vẫn luôn mắc phải một sai lầm nghiêm trọng liên quan đến kỹ thuật lập pháp và cũng là vi phạm nguyên tắc cốt yếu được viện dẫn ở trên.

Nhìn vào một loạt các tội danh liên quan đến xâm hại tính mạng và sức khoẻ hoặc các tội khác mà có các tình tiết định tội cũng như định khung thì đều thấy quy định các mức thương tích được lấy làm căn cứ định luợng ở các mức: Từ: 11% đến 30%; Từ: 31% đến 60%; và Từ 61% trở lên.

Như vậy, giữa các mức thương tích làm căn cứ định tội và định khung, có một khoảng trống: từ 30 đến dưới 31%; từ 60 đến duới 61% sẽ không được Bộ luật Hình sự quy định. Và do vậy, khi hành vi phạm tội mà gây tổn hại trong khoảng trống này sẽ không bị xử lý với nguyên tắc: không ai bị trừng phạt nếu không có luật.

Tuy nhiên, do việc sai lầm về tư duy lập pháp này mà việc phủ lấp khoảng trống lại dành cho một Thông tư của Bộ Y tế: Thông tư số 20/2014/TT-BYT. Trong đó quy định việc nếu tổng tỷ lệ thương tích (được làm tròn đến 2 số thập phân) mà lớn hơn hoặc bằng 5 thì là tròn thành 01 đơn vị. Nhưng rất tiếc, thông tư này cũng lại bỏ trống phần làm tròn đối với phần thập phân nhỏ hơn 5. Mặc dù vậy, việc làm tròn thương tích để lfm căn cứ định tội và định khung đối với tội danh dựa vào Thông tư này là một sự vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp và nguyên tắc tối cao của Bộ luật Hình sự như vừa nêu ra.

Tôi vẫn không hiểu lý do gì mà các nhà lập pháp luôn bỏ trống khoảng trị số với một đơn vị như vậy trong khi soạn thảo Bộ luật lớn và quan trọng như vậy? Trước đây, còn có tình trạng hình phạt giữa các khoản của một điều luật chồng lắp vào nhau dẫn đến một sự xung đột về nguyên tắc xác định tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm (điều này rất may là đã được khắc phục tại BLHS 2015).

Vì Bộ luật Hình sự hiện hành không quy định tội danh mà các tội có liên quan đến mức độ thương tích của thể nhân ở vào các khoảng trống nêu trên, nên việc Thông tư của Bộ Y tế tự đưa ra căn cứ để quy định (đẩy) một hành vi nào đó đang không bị xử lý trách nhiệm hình sự lại trở thành một tội phạm là một sự xâm phạm nghiêm trọng vào luật pháp và các quyền cơ bản của con người được hiến pháp bảo hộ.

Ghi chép những ngày Ukraine (Phần 6)

Nguyễn Thông

24-4-2022

Tiếp theo Phần 1 — Phần 2 — Phần 3Phần 4 và Phần 5

Ngày 17.4

Cách nay hơn 11 năm, vào tháng 3.2011, hai nước Việt Nam – Ukraine ký tuyên bố về quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện. Trong ngoại giao và quan hệ quốc tế, các quốc gia ký kết với nhau về tầm mức quan hệ này nọ tức là đã tìm hiểu nhau chán chê, nâng lên đặt xuống rồi mới thò bút. Khi đã xác định rồi thì phải có trách nhiệm thực hiện, trách nhiệm với nhau.

Tất nhiên, một nước như Ukraine, còn lâu mới có thể đạt được những tầm mức cao và trọng, như quan hệ đối tác chiến lược, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Đấy là chỗ của những soái ca, những môi răng, anh em thân thiết, sống chết có nhau, lợi dụng được nhau. Nhưng gì thì gì, cũng không thể sống chết mặc bay, quay lưng bỏ rơi toàn diện, thậm chí còn đứng về phía kẻ thù của “bạn” đối tác và hợp tác toàn diện.

Trong vụ Ukraine, thiên hạ càng rõ hơn giá trị của những ký kết từng được bốc lên lên tận giời. Lại nhớ chuyện dân gian xứ này: Một anh “vô phúc đáo tụng đình” bèn hối lộ cho quan để được thắng kiện. Quan nhận lời. Hôm sau xử, quan cho đứa kia thắng. Anh chàng đút lót quan kêu, bẩm quan, hôm qua quan nói con có lý mà, sao quan xử con thua. Quan cười bảo, mày có lý, nhưng thằng kia nó còn có lý bằng mấy mày. Tin vào những tuyên bố, văn kiện cũng vậy, chỉ có nước đi ăn mày.

Ngày 19.4

Báo chí truyền thông xứ ta im hơi lặng tiếng nhưng đám quốc tế, kể cả bọn truyền thông Nga, lại rất rầm rộ đưa tin việc Việt Nam và Nga, ngay trong lúc Nga gây cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo đối với Ukraine, đã lên kế hoạch diễn tập quân sự chung giữa hai nước, gọi là “Liên minh lục địa 2022”. Vinh, bạn tôi cười bảo, đèo mẹ, những chuyện tế nhị, nhạy cảm, bí mật thế này, nhẽ ra phải im, nhưng bọn Nga đểu cố ý phơi bày ra, đặt An Nam vào thế ngậm bồ hòn làm ngọt.

Điều dễ nhận ra nhất là dư luận thiên hạ xúm vào chửi, rằng đang lúc này mà còn tập tành với thằng ăn cướp, tư cách chả ra đếch gì. Ngay cả cái cô người phát ngôn bộ ngoại giao, khi đám báo chí hỏi cũng chỉ nói chung chung, lảng tránh. Thì còn nói được cái gì, chả nhẽ lại chí phèo bảo rằng, tao cứ chơi với thằng rạch mặt ăn vạ đấy, làm gì được tao.

Báo Tiền Phong đăng bài với cái tít rõ to “Sĩ quan Ukraine nói không hối hận khi đầu hàng quân đội Nga”. Bài báo dịch, dẫn lại tư liệu do hãng tin “chính thống” Rossyia của Nga công bố, nói rằng viên chỉ huy tiểu đoàn 501 bảo vệ thành phố Mariupol đã quyết định đầu hàng quân Nga bởi thấy có tiếp tục chiến đấu bảo vệ đất nước nữa cũng là vô nghĩa.

Chả biết ban tuyên giáo của ông Thưởng ông Nghĩa ông Hùng nghĩ gì về chuyện này, công khai ca ngợi sự đầu hàng quân xâm lược, cũng có nghĩa là ca ngợi quân xâm lược, khuyên những người chống xâm lăng, những người cầm súng bảo vệ đất nước nên đầu hàng.

Ngày 20.4

Báo Tin tức (của TTXVN) có bài rất kêu “Soái hạm Nga chìm là lời cảnh báo với hải quân Mỹ”. Đọc xong, ông hàng xóm nhà tôi cười bảo, vớ vẩn. Nếu có cảnh báo thực sự thì đó là cảnh báo với hải quân xứ này đang sở hữu một đống tàu nổi tàu chìm mua từ Nga, chứ Mỹ nó liên quan gì mà cảnh báo nó. Toàn dạy đĩ vén váy. Giả dụ Mỹ nó quan tâm đến vụ này (chìm soái hạm) thì có nhẽ là việc rút thêm được kinh nghiệm để đánh chìm tàu Nga nhanh hơn, dễ hơn.

Lại nhớ hôm trước, cũng báo này đăng bài, trong đó dẫn lời một tay tướng Nga giải thích rằng tàu Moskva soái hạm ấy chìm cũng chả có gì phải ầm ĩ bởi đó là con tàu cũ, sắp bị thanh lý sắt vụn, cho về hưu. Thanh, bạn tôi bảo tiếc bỏ mẹ, đau như hoạn nhưng lại cứ ra vẻ, mà cái đám báo An Nam sao chúng nó cứ phục vụ không công cho bọn Nga ngố thế nhỉ.

Tướng nguyễn Trọng Vĩnh … “tự chuyển hóa”!

FB Mạc Văn Trang

12-9-2017

Tác giả Mạc văn Trang và cô Nguyễn Nguyên Bình, con gái cụ Nguyễn Trọng Vĩnh. Ảnh: FB Mạc Văn Trang.

Gặp chị Nguyễn Nguyên Bình, con gái rượu của Cụ Vĩnh, hỏi chuyện về Cụ rất hay. Cụ năm nay 102 tuổi, vẫn chưa bị lú lẫn. Những chuyện ngày xưa, Cụ nhớ rõ lắm, chuyện vừa nói thì Cụ hay quên. Nhưng Cụ vẫn chăm chú nghe chuyện thời sự và đưa ra những nhận định sáng suốt, minh mẫn… Thì ra nhận thức của Cụ cũng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” theo quá trình, có tính quy luật…

Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực

Trịnh Hữu Long

2-12-2020

Những chiến thuật tuyệt thực trong tù để đòi trả tự do như anh Trần Huỳnh Duy Thức đang làm, hay lời kêu gọi “hãy tận dụng sự ra đi của tôi” của anh chỉ hiệu quả khi có cả một bộ máy bên ngoài hỗ trợ đủ sức tạo ra một phong trào lớn cả trong nước lẫn nước ngoài, gây được sức ép buộc chính quyền phải thay đổi hành vi.

Tượng sáp vô hồn

Lê Dũng

14-10-2019

Trong phát biểu bế mạc Trung ương 11 có nhiều vấn đề, trong đó có vấn để “lấy lại và củng cố niềm tin và tình thương yêu, quý trọng của nhân dân”. Tào lao ở hai chữ lấy lại.

Hãng xe Thành Bưởi trong “trận đánh đẹp” truyền thông

Blog RFA

Tuấn Khanh

31-10-2023

Câu chuyện hãng xe vận tải Thành Bưởi từ lúc có những tin tức “tố cáo” của báo chí cho đến lúc phải ngừng hoạt động, phải nói là một vụ đánh thần tốc. Mọi diễn biến được tính toán đưa lên trên mặt trận truyền thông khiến bộ mặt của một hãng xe trở nên đen đúa dần, tệ hại dần, và cuối cùng bị gọi tên như tội phạm, dù chưa có toà án nào kết luận.

Không cho nói

FB Mai Quốc Ấn

2-9-2018

Ông Dũng đang thí nghiệm gạch không nung của mình. Ảnh: FB Mai Quốc Ấn

Mọi người nghỉ lễ vui vẻ nhưng xin quan tâm đến một câu chuyện cần thiết cho đất nước, nhất là các chính khách. Đó là việc nhà khoa học không được phép nói về thành quả khoa học mình tạo ra trong khi nó hoàn toàn giúp ích cho cuộc sống và giải quyết được vấn đề đau đầu của đất nước là tro xỉ nhiệt điện.

Tại hội thảo Phát triển gạch không nung Bình Dương ngày 31/8/2018 vừa qua do Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Xây Dựng tổ chức; ông Dũng gàn đã bị một cán bộ của Bộ Khoa học Công nghệ không cho nói về sự vượt trội của công nghệ mà ông này tạo ra. Tôi post lại clip để anh chị xem kỹ vì sao.

Lãnh đạo nữ trốn truy nã giỏi hơn lãnh đạo nam!

Mai Bá Kiếm

1-5-2022

Sau khi các báo đưa tin khởi tố và bắt giam Nguyễn Thị Thanh Nhàn, GĐ Công ty AIC, “nhà tiên tri tố tụng” Trương Huy San đăng 3 tấm hình “bị can” Nhàn và xủ quẻ: “Hai trong ba tấm hình này được chụp ở Nhật và vẫn đang tiếp tục hành trình từ Nhật (chị Nhàn)”.

Quan hệ Việt – Trung ‘sóng gió’ tới mức nào?

VOA

Viễn Đông

17-9-2017

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và TBT Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: AP Pool/Na Son Nguyen.

Giới quan sát cho rằng mối quan hệ từng được coi là “môi hở, răng lạnh” giữa Hà Nội và Bắc Kinh đang ở trong “giai đoạn sóng gió nhất” trong nhiều năm.

Mối bang giao Việt – Trung, theo nhận định của giáo sư Carl Thayer, “đang ở mức thấp nhất kể từ giai đoạn tháng Năm tới tháng Bảy năm 2014”, khi hai quốc gia ở thế đối đầu quanh giàn khoan dầu HD 981 mà Hà Nội nói là Bắc Kinh đưa vào Vùng Đặc quyền Kinh tế của mình.

Cùng học logic (2): Vì sao người Việt thường “auto chửi”?

Vũ Thị Phương Anh

6-12-2020

Tiếp theo phần 1

Trước hết, xin chú thích bức ảnh đứa bé hỏi mẹ khi nghe mẹ kể chuyện Cô bé Lọ Lem: “Vì sao cỗ xe, đôi tuấn mã, người hầu và quần áo đẹp đều hiện trở lại nguyên hình là quả bí, chuột nhắt và giẻ rách, mà đôi giày pha lê thì lại còn nguyên hả mẹ?

Bán ráo, càng sớm càng tốt

Blog VOA

Trân Văn

17-10-2019

Ông Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng đặc trách “Đổi mới và phát triển doanh nghiệp” của chính phủ Việt Nam vừa trách, vừa đòi hệ thống ngân hàng phải “chia sẻ… rủi ro” đối với 12 đại dự án do Bộ Công Thương thay mặt đảng và chính phủ Việt Nam làm chủ đầu tư nhưng… kém hiệu quả (1)!

Nghiên cứu khoa học và Liêm chính khoa học

Nguyễn Hồng Vũ

6-11-2023

Mấy hôm nay, tên của PGS.TS Đinh Công Hướng, giảng viên Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, thành viên Hội đồng ngành toán Quỹ Nafosted (Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia), được nhắc đến trên khắp các phương tiện truyền thông, và là đề tài bàn luận của nhiều chuyên gia, cũng như người bình dân về một vấn đề “nghe có vẻ” nghiêm trọng, đó là vị GS này đã “vi phạm” liêm chính khoa học trong quá trình nghiên cứu.

Để trả lời cho vấn đề này, anh Hướng chỉ cho biết “Tôi làm vậy để kiếm tiền, cải thiện kinh tế, kiếm thêm thu nhập, mong muốn đời con mình sẽ được cải thiện hơn”. Ngoài ra, anh cũng nhanh chóng nộp đơn xin rút khỏi Hội đồng ngành toán Quỹ Nafosted.

Sau ‘phiên quyết đấu’ hôm nay, Tổng Trọng có chịu rời ghế?

Blog VOA

Hoàng Trường

9-5-2022

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Nguồn: TTXVN via VTV

Việc ông Trọng phải “địa phương hóa”, “phân quyền” và “tản quyền” mạng lưới Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng chống tham nhũng, tiêu cực xuống 63 tỉnh thành có nghĩa là ông Trọng đã công nhận sự thất bại của BCĐ ở cấp Trung ương.

“Phiên quyết đấu” rơi vào thời gian cuối của Hội nghị Trung ương 5 đang vào hồi kịch tính – giữa một bên là Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng quyết bám ghế và bên kia, “Bộ Tam” quyết ép ông ra khỏi ghế. Sau ngày 10/5, kỳ họp căng thẳng này sẽ kết thúc như thế nào, hay còn cần một “hiệp phụ” nữa – một phiên họp bổ sung của Bộ Chính trị (BCT) – mới ngã ngũ? Liệu “phép mầu” có xuất hiện sau phiên họp cuối cùng này của TW5?

Lý do để ông Trọng ở lại?

“Phép mầu” ở đây là TBT Nguyễn Phú Trọng, 78 tuổi, có chịu từ bỏ tham vọng giữ chức vụ Đảng trưởng của mình cho đến năm 2026, vào lần tiếp theo khi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) lại nhóm họp để chọn TBT tại Đại hội XIV? Nếu sống cho được đến khi đó, ông Trọng sẽ 81 tuổi, và nếu điều này thành hiện thực, ông sẽ trở thành người đứng đầu ĐCSVN cao niên nhất trong lịch sử. Cố TBT Lê Duẩn, Đảng trưởng qua nhiều cuộc chiến tranh suốt hơn ba thập kỷ, khi qua đời năm 1986, chỉ thọ 79 tuổi.

Liệu Tổng Trọng có giữ được ghế cho đến năm 2026? Cho đến khi bài báo này lên trang, chắc chắn chưa có phe nào trong “phiên quyết đấu” hôm nay (ngày 9/5/2022) có được câu trả lời khả tín. Cũng phải thôi, bởi vì trước mắt, các bên đều đang cố giấu “tuyệt chiêu” trong phiên quyết đấu (duel session) cuối cùng này.

Đại diện chính quyền, các nhành hành pháp do Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm chủ công đang lựa thế, với sự chống lưng của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Tổng Trọng với đội ngũ cố vấn lọc lõi, dù không còn “trùm cuối Hồ Mẫu Ngoạt” ủ mưu, vẫn đang ra sức thao túng, gạt mọi “mũi tên hòn đạn” đang tới tấp “bay” về phía mình.

Điều trớ trêu là, cả hai phe đều giương cao cùng một ngọn cờ tả tơi – trên danh nghĩa họ đều tự nhận là đại diện cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động, là những lớp người đang sống lay lắt dưới đáy xã hội kim tiền và chẳng liên can gì đến cuộc đấu đá liên tục hiện nay. Hẳn nhiên, “Bộ Tam Chính – Phúc – Huệ”, sau chiến thắng tạm thời nếu “hạ” được Tổng Trọng, sẽ tiếp tục một cuộc chiến đấu khác. Lần này sẽ giữa họ với nhau, xem ai đáng mặt anh hào ngồi vào cái ghế TBT đang ngày càng trở nên nóng bỏng ấy? (1)

Tước mắt, “Bộ Tam” đang phải đối phó với các lập luận nghe khá bùi tai của phe Đảng trưởng, nhưng lại không mấy thuyết phục những người trong cuộc. Cánh “chống lưng” cho Tổng Trọng đang trưng ra 4 lập luận để Trung ương chưa thay TBT vào lúc này. Phát biểu với truyền thông quốc tế ngày 6/5, bỉnh bút về chính trị Việt Nam (từ Mỹ) David Brown cho biết, các nguồn tin Hà Nội tiết lộ với ông, trước đây, TBT Nguyễn Phú Trọng loan báo dự định nghỉ hưu tại Hội nghị TW5, nhưng giờ đây có vẻ ông Trọng sẽ còn ở lại. Chuyến đi của ông ấy ngày 6/4 tới Cung Trúc Lâm Yên Tử dường như nhằm chứng tỏ là ông vẫn khỏe để di chuyển trong nước với khoảng cách xa 150 cây số.

Trước đó, hôm 22/3, ông Trọng cũng có chuyến thăm tỉnh Hòa Bình. David Brown nói nguồn tin đưa ra bốn lý do để ông Trọng tiếp tục giữ cương vị đứng đầu ĐCSVN: Thứ nhất, thời điểm chưa phù hợp. Thứ hai, trong Đảng chưa có thống nhất về việc ai có thể kế nhiệm TBT. Thứ ba, “nhân dân” không muốn ông Trọng ngừng đốt lò. Thứ tư, ông Trọng muốn tìm một người kế nhiệm “trung kiên” về ý thức hệ và mạnh mẽ như chính bản thân ông vậy. (2)

Ý thức hệ là Quyền, Tiền và Trung Quốc

Cả bốn lý do kể trên chẳng có một chút cơ sở thực tiễn nào cả. Về thời điểm: Từ Đại hội ĐCSVN lần thứ 13 vào tháng 1/2021, dư luận từng râm ran cho rằng ông Trọng sẽ từ chức, vì ông đã có 10 năm tại vị và Điều lệ đảng hạn chế các lãnh đạo cấp cao nhất kéo dài quá hai nhiệm kỳ 5 năm. Ấy vậy mà ông Trọng vẫn giành được nhiệm kỳ thứ ba, gần như chưa từng có tiền lệ. Vậy, thời điểm chỉ là cái cớ thô ráp.

Về người kế nhiệm: Hiện có từ 6 đến 8/18 ủy viên BCT có thể lọt vào danh sách “thi đấu” ghế TBT, nghĩa là có dư số người thay thế. Về chuyện đốt lò: Điểm này chính là sự thất bại “toàn tập” của Tổng Trọng, chỉ có nhân dân chưa nhìn thấu hết mà thôi. Còn về ý thức hệ: Xin lỗi ngài TBT, ý thức hệ ngày này là Quyền, Tiền và Trung Quốc (chống lưng của Trung Quốc).

Đặc biệt là Tiền! Tiền là yếu tố kết dính duy nhất hiện nay giữa các đồng chí với nhau, bất luận là ở dưới các địa phương, trên trung ương, kể cả ở thượng tầng “Tứ Trụ”. Ngoài ra, sự bảo trợ từ Bắc Kinh, nhất là đối với người kế nhiệm TBT, vẫn là một nhân tố không thể thiếu cho bất cứ candidate nào dự “thi đấu”.

Việc ông Trọng phải “địa phương hóa”, “phân quyền” và “tản quyền” mạng lưới Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng chống tham nhũng, tiêu cực xuống 63 tỉnh thành, có nghĩa là ông Trọng đã công nhận sự thất bại của BCĐ ở cấp Trung ương. Nay mai, nếu còn ngồi lại, không rõ ông Trọng còn có kế hoạch xây dựng BCĐ cấp huyện, xã nữa chăng?

Bằng cách “địa phương hóa – phi tập trung hóa” như vậy thì các ông quan đầu tỉnh, từ Bí thư, Chủ tịch đến các Thành ủy viên, tha hồ tự tung tự tác. Khi quyền lực thuộc về lãnh đạo, các đồng chí sẽ bảo kê cho nhau, liên kết với nhau, hoàn thiện dây chuyền biến quyền thành tiền và ngược lại, để thực thi “văn hóa tham nhũng”. Thay vì chống tham nhũng như TBT vẫn hô hào, Đảng và Nhà nước đang tạo ra vỏ bọc cho tham nhũng.

Các ông thừa biết rằng, nếu không trông vào cơ hội tham nhũng, thì cả hệ thống quyền lực “còn Đảng còn mình” của các ông sớm muộn cũng sẽ “cuốn theo chiều gió”. Làm việc chỉ để nhận mấy đồng lương chết đói, cả hệ thống quyền lực ở tất cả các cấp của các ông không tồn tại nổi một ngày… Đồng thời, với chính sách vừa mị dân, vừa kềm kẹp dân như hiện nay, Đảng đã thành công “mỹ mãn” trong việc biến dân thành đàn cừu, không dám có phản ứng, cho dù bộ phận lớn trong dân chúng vẫn nhận ra được những “bí mật công khai” ấy.

Nhà văn Phùng Tuyết Phong vào thập niên 30 đến thăm Mao Trạch Đông ở chiến khu Thụy Kim có kể cho Mao nghe: “Một người Nhật nói, cả Trung Quốc chỉ có ‘hai người rưỡi’ hiểu được người Trung Quốc. Một là văn hào Lỗ Tấn, hai là Tưởng Giới Thạch, nửa người kia là Mao Trạch Đông”. Nghe xong, Mao cười ngất: ‘Hảo, hảo, cái tay Nhật Bản ấy nói đúng lắm!’ Hai thập niên sau, Mao lại nói: Lỗ Tấn mới là đệ nhất thánh nhân của Trung Quốc, còn tôi (tức là Mao) chỉ là “hiền nhân”.

Ở Việt Nam ta có nhà thơ Tản Đà từ đầu thế kỷ 20, chỉ dùng hai câu thơ đủ nói lên tính cách dân tộc mình: “Dân hai nhăm triệu ai người lớn/ Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con” (3). Một trăm sau khi thi sĩ Tản Đà hạ bút viết hai câu thơ như một tiếng thở dài đầy ai oán trước sự yếu ớt non bấy của quốc gia dân tộc này, không hồ nghi gì nữa, Việt Nam đang trở lại chính cái vạch xuất phát ấy. Mặc dầu, bây giờ dân số nước ta ngót nghét một trăm triệu mà vẫn cứ trẻ con, Đảng và Nhà nước phán gì nghe nấy.

Câu chuyện về vườn hay ngồi lại của TBT Nguyễn Phú Trọng thật ra chỉ liên quan đến nội bộ đảng ở thượng tầng, tại đó, các phe nhóm chính trị tranh chức, tranh quyền. Trước thềm TW5, trong hai ngày 28 và 29/4 khi Vương Đình Huệ thăm Trà Vinh, Vĩnh Long, thì Phạm Minh Chính cũng làm việc ở Sóc Trăng. Hình như cả hai nhân vật ứng viên sáng giá kế vị chiếc ghế TBT tranh thủ lấy lòng các đồng chí Nam Bộ.

Trong khi đó, những cuộc “so găng” để hạ bệ lẫn nhau đã thành truyền thống trong đảng. Chỉ cần tung bằng chứng một trong ba yếu tố: Có vấn đề về lý lịch và lập trường, sai phạm trong đạo đức và lối sống, tham nhũng và bảo kê, thì lập tức một chính trị gia sẽ nhanh chóng trở thành tội đồ của đảng (4).

Tuy nhiên, trong quá trình “thi đấu”, khi cần các đồng chí cũng biết cách thỏa hiệp. Bởi vì cuộc đấu “phe nhóm” này khác với cuộc chiến “mèo vờn chuột”. Đây là cuộc đấu để chia phần “cái bánh” lợi ích, chứ không nhất thiết lúc nào cũng phải triệt tiêu đối thủ.

_________

Chú thích:

(1) https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-61361786

(2) https://asiatimes.com/2022/05/early-exit-for-vietnams-communist-boss-trong/

(3) https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/cau_tho_tan_da_nhu_sam.html

(4) https://baotiengdan.com/2022/05/02/hoi-nghi-trung-uong-5-va-noi-tinh-cua-dang/

 

Vũ nhôm và “thần tượng” Nguyễn Bá Thanh

FB Hoàng Hải Vân

21-9-2017

Vũ “nhôm” và ông Nguyễn Bá Thanh. Ảnh: internet

Diễn biến mới nhất tại Đà Nẵng đúng như chúng tôi kỳ vọng nhưng nằm ngoài dự đoán của nhiều người: Sau khi Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng thông báo kết luận về những sai phạm của Bí thư và Chủ tịch thành phố, cùng một lúc Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo thanh tra toàn diện các dự án trên bán đảo Sơn Trà và Bộ Công an vào cuộc điều tra 9 dự án và việc mua bán chuyển nhượng tài sản công tại 31 địa chỉ ở Đà Nẵng.

Đừng bắt nhân dân

Nguyễn Thùy Dương

17-12-2020

Sau hai năm lấp lửng, cuối cùng, Tất Thành Cang chính thức bị khởi tố, bắt giam. Ông Cang bị khởi tố vụ SADECO chứ không phải vụ Thủ Thiêm. Theo nhận định cá nhân tôi, rất khó định tội Cang ở Thủ Thiêm với dân vì nếu định tội ông Cang với dân Thủ Thiêm, sẽ mặc định nỗi oan uất của dân là có thật.

Chuyện cho Trung Quốc nhưng ‘Đảng ta’ nên học

Blog VOA

Trân Văn

23-10-2019

Đại sứ Terry Branstad (trái), tại Bắc Kinh, 2018. Ảnh: AP

Nhiều cơ quan ngôn luận trong hệ thống truyền thông của “đảng ta” vừa dịch – giới thiệu rộng rãi câu chuyện mà ông Terry Branstad – Đại sứ Mỹ ở Trung Quốc kể với AP (1)…

Phân cục phân cục trưởng

Nguyễn Thông

13-11-2023

Theo báo Tiền Phong hôm nay 13.11, tại hội nghị về di sản, “Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Lê Thị Thu Hiền chia sẻ liên quan đến dự án lấp vùng đệm vịnh Hạ Long làm biệt thự, nhà liền kề gây xôn xao dư luận gần đây.

Nghĩ về đất

FB Vũ Thư Hiên

16-9-2018

1.

Hồi tôi còn rất nhỏ, khi nắng chiều bắt đầu dịu thì bà chị cả của cha tôi mà tôi gọi bằng cô, liền gọi tôi ra giãy cỏ ở sân trước. Cỏ mọc nhanh lắm, vừa giãy xong chỗ này nó đã mọc lên chỗ khác, thành thử ngày nào cũng phải giãy. Giãy cỏ vào những ngày hanh dễ, đất khô, chép mai đưa tới đâu sạch tới đó. Nhưng vào đận mưa phùn liên miên, lúc đầu xuân hay trong mùa rươi, rễ cỏ gà đã dài lại bám sâu, vặt một túm cỏ thì lôi cả vầng đất lên theo. Những ngày như thế cô tôi phẩy tay, không giãy nữa. Không phải bà lười, không phải bà mệt, mà là bà tiếc đất. Bà lo còn mưa, đất sẽ bị nước mưa cuốn trôi. Ngay trong những ngày nắng ráo, khi giãy xong, bao giờ cô tôi cũng rũ từng nhúm cỏ cho tới khi không còn đất bám mới thôi. Cỏ khô được xếp thành đống nhỏ trong vườn rau sau nhà. Khi đốt, những đống cỏ ấy bốc lên một mùi ngai ngái. Những đống tro xám của chúng sau một trận mưa là thấm vào những luống rau.

Khó bình và khó tả về “Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì đâu!”

RFA

Đồng Phụng Việt

16-5-2022

Cuối tuần vừa qua, bộ phận quản trị kênh của Bộ Ngoại giao Mỹ trên YouTube đã gỡ video clip dài khoảng năm phút ghi lại cuộc trò chuyện hết sức… “cởi mở” giữa ông Phạm Minh Chính – Thủ tướng Việt Nam – với tùy tùng, trong khi họ cùng chờ hội kiến với ông Antony Blinken – Ngoại trưởng Mỹ (1). Đó có lẽ là kết quả… “giao thiệp” giữa những viên chức hữu trách trong lĩnh vực ngoại giao của Việt Nam với những viên chức hữu trách trong lĩnh vực ngoại giao của Mỹ.

Tăng học phí và đôi vai người Việt

FB Luân Lê

25-9-2017

Ảnh: Internet

Tôi vừa nghe tin rằng hệ thống trường trung học của Vinschool (thuộc tập đoàn Vincom) tăng học phí, từ mức khoảng 40 triệu đồng một năm thì nay sẽ có mức khoảng 75 – 100 triệu đồng một năm. Trước đó người dân cũng xôn xao vì mức học phí “đắt đỏ” của một trường tư thục khác là THschool (của tập đoàn TH Truemilk) với mức dao động từ khoảng 200 triệu đồng đến 400 triệu đồng một năm.

Lòng dân thể hiện thế nào?

Dương Quốc Chính

24-12-2020

Anh em Tuyên giáo, sách giáo khoa lịch sử rất hay nói đến lòng dân để lý giải nguyên nhân thành/bại của các thế lực chính trị trong lịch sử, để trực tiếp hay gián tiếp tuyên truyền là đảng ta phải được lòng dân nên mới quang vinh muôn năm đến tận bây giờ. Vậy lòng dân là thế nào, nó bộc lộ ra sao?

Lại nói chuyện Trạng Quỳnh (Phần 2)

Nguyễn Thọ

26-10-2019

Tiếp theo Phần 1

Chuyện hài dân gian của Trạng Quỳnh, dù có thực hay không, luôn thể hiện ý chí đấu tranh chống lại cái ác trong xã hội. Trạng luôn đứng về phía những người bị áp bức. Trạng không bao giờ thỏa hiệp với cường quyền. Đó là điều tôi muốn nói.

Diện mạo của một kiểu ‘do dân, vì dân’

Blog VOA

Trân Văn

20-11-2023

Trong khi những báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội càng ngày càng… lung linh thì tất cả các giới càng ngày càng chật vật.