Bước qua đêm tối

Đoàn Kiên Giang

17-6-2020

Vụ án Bưu điện Cầu Voi với nhiều sai sót tố tụng và án tử cho Hồ Duy Hải không chỉ tước bỏ quyền quý giá và thiêng liêng nhất của bị án: Quyền được sống. Bởi, 13 năm đằng đẵng đã qua, gia đình Hải cũng phải chịu đựng rất nhiều khổ đau, tủi nghẹn. Phía trước họ đã luôn là ngõ cụt, là chân tường, là bóng tối.

Kích hoạt điều 404 và hệ quả

Đặng Đình Mạnh

17-6-2020

Ngày 16/06, chỉ một ngày sau khi ông Chánh án TANDTC phân bua tại nghị trường quốc hội về quyết định 17/17 bác kháng nghị của VKSTC về vụ án Hồ Duy Hải, ông khẳng định: Hồ Duy Hải có đến 25 lời nhận tội! Thì Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã nhóm họp xem xét khả năng kích hoạt điều 404 Bộ Luật Tố tụng Hình sự kiến, nghị Hội đồng Thẩm phán TANDTC xem xét lại quyết định bác kháng nghị của họ.

Nguyễn Thái Học – Cái chết của chủ nghĩa dân tộc tuyệt đối

Tuấn Khanh

17-6-2020

Không phải vô nguyên cớ mà lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng, ông Nguyễn Thái Học trở nên lưu danh thiên cổ trong lịch sử Việt Nam. Cái chết của ông chỉ là một trong những điều mà các thế hệ những người Việt yêu nước phải nghiêng mình kính trọng, bên cạnh đó, còn rất nhiều điều khác nữa vẫn ít khi được nhắc tới.

Về một bài báo trên VnExpress gây hiểu lầm ủng hộ Trung Quốc, phê phán Ấn Độ

Nguyễn Ngọc Chu

17-6-2020

Khu vực biên giới tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Đồ họa: NYT

Không chỉ giật mình, mà phẫn nộ với bài báo có tiêu đề “Trung Quốc tố Ấn Độ vượt biên, tấn công binh lính” đăng trên Vnexpress ngay 16/6/2020.

1. TRUNG QUỐC “TỐ” NHƯ THẾ NÀO?

“Trung Quốc tố Việt Nam vượt biên tấn công Trung Quốc nên Trung Quốc buộc phải phản kích tự vệ bằng 60 vạn quân trên toàn tuyến biên giới Việt -Trung hơn 1200 km vào ngày 17/2/1979”.

Nghị trường và Tư pháp

Mai Quốc Ấn

17-6-2020

Giữa nghị trường, Chánh án Toà tối cao Nguyễn Hoà Bình trả lời chất vấn về một sinh mệnh bằng cách đem 25 bản nhận tội của bị cáo ra làm minh chứng. Ông ấy quên khái niệm “trọng chứng hơn trọng cung”- khái niệm cơ bản của quá trình tố tụng, thủ tục cơ bản của nền tư pháp?

Ai đang làm suy yếu đảng?

Nguyễn Ngọc Chu

16-6-2020

1. Giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng là nỗi lo lắng của lãnh đạo Đảng. TBT Nguyễn Phú Trọng trong bài viết gần đây đã đề cập đến “suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước”: “Chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ khoá XII đến nay, gần 100 cán bộ cao cấp thuộc diện T.Ư quản lý đã bị kỷ luật; một số cán bộ đã bị xử lý hình sự. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy phiếu bầu, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội… trong đó có cả cán bộ cấp cao, tuy đã được ngăn chặn nhưng vẫn chưa hoàn toàn bị đẩy lùi”.

Tố tụng là nhân quyền

Đặng Đình Mạnh

16-6-2020

Cách nói “Có sai sót về tố tụng nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án” là một bẫy rập nguy hiểm, nó làm méo mó, thậm chí, đến mức triệt tiêu đi một trong những nguyên tắc cơ bản của luật pháp hình sự là “Luật hình thức (thủ tục) quyết định luật nội dung”. Vì lẽ, cách nói đó không chỉ sai nội hàm mà còn tự tiện lập tạo ra khoảng dung sai co giãn cho điều không được phép co giãn.

Chuyện về Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa cộng sản (Phần 1)

Nguyễn Thông

16-6-2020

Mới mấy hôm trước, trên báo chí tivi đài phát thanh mậu dịch ồn lên phát biểu của ông Phùng Hữu Phú. Ông này tôi biết sơ sơ, hơn tôi mấy tuổi, hồi chúng tôi nhập học khoa văn trường Tổng hợp Hà Nội năm 1972, thì ông đã là giáo viên khoa sử kế bên.

Tờ lệnh lính Hoàng Sa và những con dân Quảng Ngãi vì nghĩa lớn

Đoàn Kiên Giang

15-6-2020

Quảng Ngãi có Đội Hoàng Sa, là đội quân thiện chiến vì nghĩa lớn, tụ hợp “tinh hoa” của bao làng chài ven biển xứ này…

Gánh nặng trên vai những người “chống đối”

Trịnh Hữu Long

15-6-2020

Phong trào xã hội nào cũng dễ bị tổn thương. Lý do vì lợi ích của các nhóm khác nhau trong xã hội thì khác nhau, mà một phong trào xã hội không bao giờ tránh được việc đấu tranh cho nhóm này nhưng lại làm tổn hại lợi ích của nhóm kia.

Có nên tiếp tục “Sinh sản thẩm phán cận huyết”

Huy Đức

15-6-2020

Sau phát biểu của Phó Chánh án TAND TC Nguyễn Trí Tuệ, nghe thêm ý kiến của Phó Chánh án Toà cấp cao tại TPHCM Phạm Hồng Phong, tự hỏi, sao lên đến những vị trí cao vậy mà các vị ấy vẫn phát ngôn rất vô chính trị. Không rõ, hai ông tòa này có nằm trong số 1.116 thẩm phán mà “ngành đã ‘vơ vét’, tận dụng… và bổ nhiệm thêm” từ “các thẩm phán chưa đạt yêu cầu” như Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Hiện nói trước Quốc hội năm 2006.

Một lần ghé một thẩm phán về hưu ở Thủ Đức, ông kể, năm rồi tình cờ gặp lại người thư ký cũ, hỏi làm gì thì cậu ấy bảo đang là Phó Chánh án TANDTC. “Hậu sinh khả úy” là bình thường, nhưng rất ít người trong ngành biết anh ấy đã ngồi xử những vụ án nào trong khi quá nhiều người biết anh ấy có mặt với tư cách “rót rượu” ở những đám giỗ nào ở nhà những người đồng hương quyền lực.

Chúng ta không nên kỳ thị những người lúc trẻ không có điều kiện học hành, sau phấn đấu vươn lên. Nhưng nếu chỉ “tận dụng lực lượng đã có” trong Ngành; tận dụng những thư ký thậm chí lái xe… lấy mấy cái bằng tại chức, tận tụy với xếp rồi lên thì đội ngũ thẩm phán ấy chỉ là những sản phẩm của “sinh sản cận huyết”.

Thật trớ trêu khi nhiều năm gần đây, các vị thẩm phán về hưu, một thời mũ cao áo dài, mắng xa xả luật sư, lại rụt rè đi học lấy chứng chỉ rồi đâm đơn xin làm luật sư. Muốn cải cách tư pháp cần phải có rất nhiều điều kiện nhưng trước mắt phải đảo lại cái quy trình ngược này.

Một người chỉ nên được bổ nhiệm thẩm phán các tòa cấp huyện (hoặc tòa sơ thẩm nếu TA tổ chức theo cấp xét xử) khi đã có ít nhất 10 năm làm luật sư tố tụng, có tên tuổi và không bị tai tiếng. Sau ít nhất 5 năm làm thẩm phán ở tòa này, nếu được giới luật gia (trong và ngoài ngành) tín nhiệm có thể được bổ nhiệm làm thẩm phán ở tòa tỉnh hoặc tòa phúc thẩm.

Lịch sử từng là sinh viên luật xuất sắc được các tòa mời về làm thư ký nên là điểm cộng cho các ứng cử viên; tuy nhiên, thư ký, lái xe của tòa không thể cứ lặng lặng núp áo thụng đỏ rồi lên mà nếu muốn trở thành thẩm phán, họ phải ra ngoài làm luật sư một thời gian đã.

Theo quy trình này, một người chỉ có thể trở thành thẩm phán tối cao khi đã ở độ tuổi trên dưới 50. Nếu giữ chức suốt đời có thể có rủi ro thì nhiệm kỳ của thẩm phán nên là không dưới 10 năm và các vị nếu có sức khỏe và danh tiếng (liêm chính) có thể ngồi tòa tới năm 70 tuổi. Không nên đẩy những thẩm phán tốt về hưu ở tuổi 60 rồi phải đi làm luật sư hay những thẩm phán xấu về đi… chạy án.

Chính sách đãi ngộ đối với thẩm phán sẽ phải cải thiện tuy thu nhập minh bạch có thể không bằng luật sư nhưng tôi tin là không thiếu những luật sư sẵn sàng nhận làm quan tòa chỉ vì yêu công lý.

“Sinh sản cận huyết” với chủng loài nào cũng chỉ có thể bắt đầu một tiến trình thoái hóa. “Sinh sản cận huyết” đối với đội ngũ thẩm phán không chỉ tạo ra những ông tòa ăn nói “phi chính trí” như Trí Tuệ, Hồng Phong… Các phán quyết của họ không những đầy rủi ro oan sai mà càng ngày càng xói mòn niềm tin của người dân vào công lý.

Vụ tấn công xã Đồng Tâm: Cần thực nghiệm hiện trường bởi cơ quan điều tra độc lập

Trịnh Bá Phương

15-6-2020

Cần thực nghiệm hiện trường bởi cơ quan điều tra độc lập để làm rõ các nội dung trong bản kết luận điều tra số 210/ PC01 (Đ3) của cơ quan CSĐT Công an Thành phố Hà Nội. Một số chi tiết cần phải làm rõ:

Đối thoại – Thêm bạn bớt thù. Tại sao không?

Lưu Trọng Văn

15-6-2020

Trần Quốc Hương, ông trùm tình báo VN, người chỉ huy trực tiếp các nhà tình báo chiến lược Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Ngọc Thảo từng bị chính quyền VNCH bắt. Biết ông Hương là cộng sản thứ thiệt, chính Ngô Đình Nhu đã bay từ Sài Gòn ra Huế không phải để phỏng vấn tra hỏi mà để… đối thoại.

Ông Phạm Hồng Phong đi đường nào lên Tòa cấp cao?

Đoàn Kiên Giang

15-6-2020

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình trao quyết định bổ nhiệm cho ông Phạm Hồng Phong năm 2018. Ảnh: Hoàng Yến/PLO.

Phó Chánh án TAND Cấp cao tại TP.HCM Phạm Hồng Phong vừa có phát ngôn gây “bão” tại nghị trường về vụ án Hồ Duy Hải…

“Phát biểu của đại biểu Phạm Hồng Phong, vô hình trung, dẫn dắt suy nghĩ là ĐBQH nói theo báo chí, dư luận phản động, dễ dẫn tới tổn thương tư cách đại biểu”, ĐB Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) nói.

Một chuyện bỏ đảng

Vũ Thư Hiên

14-6-2020

(Chyện cũ, chợt nhớ, kể lại cho vui)

Nhân chuyện ông Lê Hiếu Đằng, nhân vật nằm vùng nổi tiếng trong phong trào phản chiến thời Việt Nam Cộng Hoà, đã nằm liệt trên giường bệnh rồi, đã thở hắt ra rồi, mà còn hô hào các đồng chí của ông ta bỏ đảng (tất nhiên là đảng cộng sản), tôi xin hầu các bạn một chuyện bỏ đảng theo cách hi hữu, xưa nay chưa từng có.

Giá thịt lợn không ở trên TV, nó ở trong não bộ

Hoàng Tư Giang

14-6-2020

Một ngày cuối năm 2013, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nhận được một câu hỏi của nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển: “Quy luật chính của kinh tế thị trường là gì?”. Ông Thiên, sau một hồi suy nghĩ, đáp ngắn gọn “cạnh tranh”.

Bộ trưởng tấu hài

Dương Tiêu

14-6-2020

Trong “Tư trị thông giám” còn liệt rõ câu chuyện chứng minh “trí tuệ” của Tư Mã Trung tức Tấn Huệ Đế, vua nhà Tây Tấn. Một hôm, khi đang dạo chơi trong Hoa Lâm viên của hoàng cung, vua bỗng nghe thấy tiếng kêu của ếch trong đầm bèn hỏi thị thần: “Ếch nó kêu vì việc công hay vì việc tư đấy?”. Đám thị thần há hốc miệng, không biết trả lời thế nào.

Cẩn thận với tiêu chuẩn kép!

Phạm Ngọc Hưng

13-6-2020

Tôi không muốn tham gia vào cuộc đấu khẩu pro-Trump vs anti-Trump, tuy nhiên chứng kiến một số bạn trong nước đang chiến đấu với phần tinh thần trội hơn tri thức, tôi xin nhắc vài chuyện nhỏ:

Bất thường: Thẩm phán chủ tọa phiên sơ thẩm có mặt tại buổi Hồ Duy Hải thực nghiệm điều tra

Nguyễn Đức

13-6-2020

Ảnh: internet

(Ngày thứ 36 sau phiên xử 17/17 y án)

Sáng 13/6, Luật sư Trần Hồng Phong (Bảo vệ quyền lợi cho Hồ Duy Hải) cho biết, đầu tuần tới (15/6), ông sẽ tiếp tục có đơn cung cấp tình tiết mới và kiến nghị kháng nghị tái thẩm vụ án Hồ Duy Hải. Đơn này được luật sư Phong gửi tới Chủ tịch nước, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân (VKSND) tối cao, Chánh án TAND tối cao, Ủy ban Tư pháp Quốc Hội và các đại biểu quốc hội quan tâm vụ án này.

Tôi xin nêu một chi tiết đáng chú ý:

Kết luận điều tra vụ Đồng Tâm

Dương Quốc Chính

13-6-2020

Đọc kết luận điều tra vụ Đồng Tâm, mình thấy “sáng tỏ”, tất nhiên do công an đưa ra, một số vấn đề còn tâm tư!

Đôi điều trao đổi với ông Phùng Hữu Phú

Nguyễn Ngọc Chu

13-6-2020

Giật mình với những luận điểm của ông Phùng Hữu Phú ở trình độ Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương (HĐLLTƯ).

Đừng bỏ cuộc khi vẫn còn hy vọng!

Đoàn Kiên Giang

12-6-2020

Mẹ và em gái Hồ Duy Hải cùng đồ thăm nuôi mang vào trại tạm giam. Bà Loan làm rất nhiều đồ ăn, để bị án có thể chia sớt với bạn tù. Ảnh: Lê Thế Thắng.

Sáng 12/6, mẹ và em gái Hồ Duy Hải vào trại tạm giam tỉnh Long An thăm nuôi bị án theo định kỳ hàng tháng.

Trại hôm nay không tiếp nhận đồ ăn gửi cho bị án như những lần trước, nhưng mẹ – con, anh – em họ lại được gặp gỡ, trao đổi rất thoải mái, điều hiếm khi xảy ra trong 12, 13 năm trước đó.

Theo bà Nguyễn Thị Loan, con trai bà biết nội dung phiên toà Giám đốc thẩm diễn ra từ 6/5/2020 và rất bức xúc. Bị án thậm chí còn bất ngờ hỏi về “nhân chứng Đinh Văn Còi” khiến gia đình ngã ngửa.

Khi được biết về những bút lục được rút khỏi hồ sơ vụ án, những lá đơn kêu oan nay mới được hé lộ, kiến nghị của VKSND Tối cao,… thì bị án nói với gia đình rằng sẽ làm đơn khiếu nại tòa.

Khi người Anh giật tượng ‘cha già’ Bristol

Blog VOA

Nguyễn Hùng

12-6-2020

Tháng Sáu này người Anh khởi đầu phong trào kéo đổ tượng đài của những nhân vật lịch sử đang đổ thêm dầu vào ngọn lửa chống phân biệt chủng tộc vốn bùng lên từ Hoa Kỳ sau cái chết tức tưởi của ông George Floyd.

Tiền hỗ trợ Covid 19 đã đi đâu?

Ngô Anh Tuấn

12-6-2020

Tôi hỏi mẹ tôi ở quê có ai hỏi mẹ để người ta hỗ trợ tiền không, mẹ bảo không.

Cung cấp tình tiết mới và đề nghị kháng nghị tái thẩm vụ án Cầu Voi

Báo Sạch

12-6-2020

Chiều 12/6, luật sư Trần Hồng Phong đã giải thích các quy định của pháp luật cho gia đình bị án Hồ Duy Hải về thủ tục tái thẩm và làm Đơn cung cấp tình tiết mới và đề nghị kháng nghị tái thẩm đối với vụ án kể trên.

Hồ Duy Hải nắm rõ sự tình bên ngoài trại tạm giam

Báo Sạch

12-6-2020

Ảnh: bà Loan ra về cùng đồ thăm nuôi. Bà làm rất nhiều, mục đích là để Hải có thể san sẻ với bạn tù. Nguồn: Lê Thắng Thế

Hôm nay 12/6, gia đình Hồ Duy Hải vào trại tạm giam Công an tỉnh Long An thăm nuôi bị án theo định kỳ hàng tháng.

Bầu cử thấp, Bí thư tỉnh Quảng Trị dọa cấp dưới

Trương Châu Hữu Danh

11-6-2020

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng. Ảnh: Chính phủ

Sau khi lộ kết quả bầu cử phó bí thư ở Quảng Trị với kết quả 18 người (45%) chống, Bí thư tỉnh Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng đã có có buổi nói chuyện với cấp dưới đầy cảm xúc. Dĩ nhiên, nhiều người ghi âm lại:

“…

Sáng nay tôi đã nói rồi, vì cái chung, Ban Bí thư đã tin tưởng các đồng chí rồi, tại sao lại làm cái trò ấy…

“Cắt nước, cắt điện” – Sự trở lại “luật rừng” hay là minh chứng cho sự bất lực của luật pháp?

Nguyễn Ngọc Chu

11-6-2020

1. Xã hội loài người, trải qua hàng trăm ngàn năm, phát triển theo hướng tiến bộ và ngày càng nhân văn. Đó là vì loài người khát khao một cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn. Đó là vì con người muốn mỗi ngày một thoát khỏi tính hoang thú.

Cái chết của George Floyd làm “chấn động lương tâm” nước Mỹ

Trương Nhân Tuấn

11-6-2020

Vụ George Floyd cho thấy nước Mỹ “có nhiều vấn đề” mâu thuẫn nội tại. Kỳ thị chủng tộc chỉ là phần nổi băng sơn.

Ba xá với chú Sáu Dân

Tâm Chánh

11-6-2020

Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt mất đã nhiều năm. Sinh thời, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng tấm tắc: “Sáu Dân làm thủ tướng mấy năm, làm được nhiều việc hơn cả mấy mươi năm tôi làm thủ tướng”. Công tích được thừa nhận như thế nhưng ông Kiệt cũng còn nhiều việc đeo đuổi còn dang dở.