Tôi đã từng bị đồng đội tra tấn gần chết

Tạ Duy Anh

1-7-2021

Xin có vài lời với Thượng tướng Phan Văn Giang: Tôi hy vọng ông sẽ làm đến nơi đến chốn vụ quân nhân Trần Đức Đô bị chết đầy khuất tất và đang khiến cả xã hội hoang mang. Tôi từng là nạn nhân của hiện tượng quân phiệt, vì thế tôi chia sẻ nỗi phẫn nộ không giới hạn của thân nhân chiến sỹ Trần Đức Đô và dư luận.

Chuyện bắt nạt tân binh

Mạnh Quân

1-7-2021

Mình có 2 ông anh đã từng đi lính. Từ hồi nhỏ, nghe mấy anh kể về chuyện các tân binh hay bị bắt nạt đã thấy rùng mình. Kiểu hút một điếu thuốc không đúng lúc sẽ bị bắt chập 5 điếu, phùng mang trợn má vào hút cho bằng hết một lúc. Hay ăn trộm gà của dân thì treo con gà trên cổ, đeo biển ‘tôi ăn trộm gà’, nhịn đói đứng giữa sân cả ngày…

Về thi thể nát tan của một người chọn đi bộ đội

Tuấn Khanh

1-7-2021

Chỉ trong vài giờ đồng hồ cuối tháng 6-2021, trên mạng xã hội Việt Nam tràn ngập các hình ảnh và tin tức về chuyện một thanh niên khỏe mạnh đi bộ đội, rồi bất ngờ được trả xác về nhà với lý do tự tử, nhưng thi thể có dấu hiệu bị đánh đập dã man đến chết hoặc bị bức tử.

Theo lời của  Cục Tuyên huấn, Bộ Quốc phòng Việt Nam, thì quân nhân Trần Đức Đô (19 tuổi, quê tại khu Đa Hội, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) tử vong tại Tiểu đoàn 4, Đại đội 14, Trường Quân sự Quân khu 1 vào ngày 28/8 trong lúc đơn vị tổ chức cho bộ đội hành quân vào thao trường huấn luyện theo kế hoạch. Cái chết của thanh niên trẻ này, được mô tả “chết trong tư thế treo cổ”.

Thi thể bầm dập, đầy thương tích của người thanh niên này được gia đình công khai đưa lên mạng, và kêu gọi cộng đồng mạng hãy cùng đồng hành với gia đình để làm sáng tỏ sự việc, vì sao một người khỏe mạnh, lạc quan – cay đắng hơn nữa là anh tình nguyện xin đi bộ đội, lại được trả về nhà bằng xác lạnh, với dấu hiệu chết vô cùng đau đớn.

Nhưng trước đó, chiều ngày 28/6, đơn vị của anh Đô gọi về nói thanh niên này đột quỵ, sau đó một lúc thì lại gọi lại, thay đổi nội dung, nói Đô tự tử. Ngay cả hành động báo tử của quân đội Việt Nam, tổ chức chính quy bậc nhất Việt Nam, tốn kém cũng hàng nhất nhì tiền thuế của người dân Việt Nam, nhưng lại có thể hiện thiếu minh bạch và nghiệp dư như vậy, làm không ít người ngỡ ngàng – và nghi ngờ.

Nhìn hình ảnh do chính gia đình nạn nhân công bố trên các trang mạng, ai nấy không khỏi bàng hoàng, vì khắp ở vùng đầu, mặt, lưng, tay… của nạn nhân, có nhiều chỗ bị đánh mà vết thương vẫn còn hiện rõ, chưa lành. Thật khó tin, có ai đó trước khi treo cổ tự tử lại dành nhiều thời gian để tự hành hạ bản thân của mình tỉ mỉ như vậy.

Ấy vậy mà, nói trên Báo Giao thông, Trung tướng Dương Đình Thông, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 1, Bộ Quốc phòng khẳng định: “Nguyên nhân tử vong ban đầu được xác định là do tự tử. Quân nhân Trần Đức Đô được phát hiện tử vong trong tư thế treo cổ. Sau khi phát hiện vụ việc đã được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong”. Nói trên tờ Zing News, ông Thông còn tuyên bố trong quân đội, không có tình trạng đánh nhau, bạo lực mà “chỉ có đi làm nhiệm vụ”. Đây là câu nói làm sự phản ứng của mạng xã hội bùng nổ, đáp trả bằng việc cùng đăng tải hàng loạt các video ngắn các lính mới, trẻ bị đánh đập trong trại ra sao.

Viết trên facebook của mình, Luật sư Lê Luân ở Hà Nội nói cảm nghĩ của mình rằng “Không một chức năng nào của nhà nước cũng như các thiết chế có trách nhiệm được làm ngơ trước cái chết quá bi thảm của một người trẻ này. Những vết thương trên cơ thể được cho thấy nó thật kinh khủng bởi tác động của ngoại lực.

Bất cứ người hay cơ quan có trách nhiệm nào, nhận lương của dân và quyền lực của dân, có thể chậm trễ hay có bất kể lý do nào để chậm trễ cho việc điều tra và xử lý đến cùng sự việc này trước sự đòi hỏi của người dân.

Bất kỳ cái chết nào của một con người mà không được làm cho rõ ràng cũng là cái chết đang đe doạ trực tiếp tới từng người chúng ta”.

Còn với cây bút Phạm Minh Vũ, trong bài viết ngắn “Chết bởi đồng chí”, anh nhận định rằng “Việc sĩ quan đánh chết binh lính ở VN không phải là ít, vì tất cả những vụ đó đều bị che giấu, bịt thông tin.

Liên quan tới một sinh mạng con người, quân đội Việt Nam nên làm rõ vụ này và đưa kẻ thủ ác ra trước toà án binh để linh hồn Đô được siêu thoát.

Thật trớ trêu sĩ quan Việt Nam, giặc không đánh lại đánh dân ta. Thật tréo nghoe binh lính không chết vì bảo vệ chủ quyền, mà lại chết bởi tay đồng chí. Đau!”

Hầu như mọi ý kiến trên mạng xã hội đều thể hiện sự khác biệt với lời nói của phía đại diện Quân đội Việt Nam. Dù chưa được điều tra ở mức toàn diện, nhưng các phát ngôn từ quân đội đã nhanh chóng khẳng định mình là vô can với cái chết. Ngược lại, người dân và tất cả giới quan sát có chuyện môn như luật sư, bác sĩ… đều có ý kiến rằng mọi thứ cần phải được điều tra cụ thể, sau đó mới có thể đủ tư cách đưa ra một kết luận cuối cùng.

Trong status có tựa đề “Những con thú người” của nhà văn, võ sư Châu Đoàn (Đoàn Bảo Châu), ông thẳng thắn kêu gọi phía quân đội phải có sự minh bạch cần thiết của mình. “Những vị đang có quyền lực của xã hội này, tôi biết các vị rất quý quyền lực của mình nhưng tôi kêu gọi lương tri, lương tâm của các vị mà hãy lên tiếng để sự việc này không chìm xuồng, để được giải quyết sao cho lòng tin của dân không bị chìm xuồng theo sự việc’, nhà văn Châu Đoàn viết.

“Muốn biết làm gì cho phải, chỉ đơn giản tự hỏi nếu đứa trẻ 18 tuổi kia là con mình, mình sẽ làm gì?

Thường những gì được lương tâm, lương tri soi sáng, câu trả lời thường hiện ra rất rõ ràng, rất nhanh mà không cần bất cứ một nghị quyết, một đường lối hay một lý tưởng xa xôi nào”, nhà văn Châu Đoàn kết luận.

Từ trái qua: Trần Đức Đô chụp ảnh với gia đình lúc còn sống, và di ảnh sau khi phía quân đội trả thi thể về nhà

Nói tại đám tang, trước mặt một số đại diện của quân đội được cử đến để thúc hối thực hiện đám tang và kết thúc sự việc, gia đình của nạn nhân Trần Đức Đô tuyên bố sẽ không cử hành tang lễ, mua tủ đông lạnh thi thể và tìm cơ quan khám nghiệm cho tường tận rồi mới tính tiếp. “Lúc đi, con em đi khỏe mạnh, ngay cả trong thời kỳ covid. Đến khi ra được nhà, thì cháu nó như thế này. Gia đình nhà em muốn tìm lại sự công bằng cho con em ra đi thanh thản”, mẹ của nạn nhân Trần Đức Đô cầm micro nói to.

Trước đó, nói trên tờ Tuổi Trẻ ngày 30-6, Đại tá Nguyễn Xuân Thìn, Trưởng phòng Tuyên huấn Quân khu 1, Bộ Quốc phòng, khởi đầu cũng có ngôn luận giống như tướng Thông. thế nhưng có vẻ trước câu hỏi dồn của báo chí, ông tiết lộ thêm một chút “Nếu động cơ dẫn đến tử vong do mâu thuẫn sẽ xử lý công minh chứ không bao che” – đại tá Thìn khẳng định.

Nhưng cần phải thấy rõ là hầu hết các báo nhà nước đều đưa tin ngắn, nội dung thỏa hiệp với tình huống mà phía Quân đội đưa ra. Tuyệt đối chưa có – hoặc không thể có – một cuộc điều tra, tìm hiểu đúng nghĩa nào về nghiệp vụ báo chí, đặc biệt là nội dung đầy đủ, theo sát phía gia đình nạn nhân. Toàn bộ mặt báo nhà nước đều thể hiện sự nhịp nhàng và ổn định như kiểu có lệnh từ Tuyên giáo.

Bên cạnh đó, gia đình, người thân của nạn nhân Trần Đức Đô còn đưa ra các các chứng cứ về chuyện để cô lập thông tin và bình luận của công chúng trước thảm nạn này, những người dân trong khu vực đón thi thể Trần Đức Đô cho biết đột nhiên khu vực của họ bị lập chốt canh. Một văn bản ra lệnh về chuyện cắt internet toàn bộ khu vực đó cũng bị tung ra, nhằm không ai phát tán hình ảnh, thông tin gì được. Không rõ nguồn gốc văn bản ở đâu, nhưng thực tế, trên facebook, nhiều người có đăng tin xác nhận là họ có bị cắt internet đúng như tình trạng văn bản mô tả vậy.

Trước các bình luận ngày càng sôi sục phẫn nộ về sự việc của đông đảo dân chúng, đã có những ngôn luận cảnh báo, chẳng hạn như của Đại Tá Tuyên huấn Nguyễn Xuân Thìn, thì “rất nhiều thế lực lập trang giả trên không gian mạng để quy chụp vụ việc”, đồng thời cảnh báo “những ai tung tin lên sẽ chịu trách nhiệm theo Luật An ninh mạng mà Việt Nam mới đưa ra và áp dụng gần đây”. các bản tin tức thuận chiều với Tuyên huấn Quân Đội, cũng đưa rằng “các thế lực thù địch đang lợi dụng sự kiện này”.

Tuy nhiên, trước những hình ảnh có thật, sự kiện đầy dấu hiệu mờ ám, và tiếng kêu đòi của đám đông, rằng phải được giải quyết cho ra lẽ, những ngôn luận nói trên, chẳng khác nào châm dầu vào lửa.

Câu chuyện của nạn nhân Trần Đức Đô rõ ràng đang là một sự thách thức lớn lao, đối với bộ mặt công chính của nhà nước Việt Nam lúc này.

Khi trời chuyển, đủ loại ếch nhái reo hò

Tuấn Khanh

1-7-2021

Câu chuyện của thanh niên Trần Đức Đô chết tức tưởi chắc chắn không thể sớm kết thúc. Vẫn còn rất nhiều thứ phải tìm hiểu, và người dân cũng sẽ rất gian nan – như mọi vụ án ở Việt Nam – để đi đến cuối con đường: cuối cùng thì sự thật sẽ tỏa sáng, hay mọi thứ lại chìm đắm trong những sự thành khẩn phường tuồng của những kẻ nắm quyền lực mọi bề.

Những con thú người

Đoàn Bảo Châu

30-6-2021

Bộ Quốc phòng điều tra nguyên nhân tử vong của quân nhân Trần Đức Đô. Ảnh: Gia đình cung cấp/LĐ

Tôi mượn bài báo từ 2004 để muốn nêu lên thực chất bên trong những vụ đánh đấm của lũ trẻ con mới lớn trong quân đội này. Chúng vẫn là kết quả của một nền giáo dục yếu kém, không thực chất đi sâu vào giáo dục những giá trị nhân văn của con người, không có những bài học thật thuyết phục về lòng nhân ái, không nêu được giá trị thực sự của con người là gì.

Năm căn cứ chính dưới đây cho thấy, Tòa tuyên tội chết cho Nguyễn Văn Chưởng là trái pháp luật

Lê Văn Hòa

30-6-2021

1. Các cơ quan tiến hành tố tụng đã sử dụng lời nhận tội của Chưởng được thu thập trong quá trình Chưởng bị tra tấn để làm chứng cứ kết tội.

Xin đừng nhân danh quá khứ, tượng đài không che khuất mọi thứ

Nguyễn Ngọc Chu

29-6-2021

Về tượng đài, đã nhiều người lên tiếng, nhưng không thuyên giảm mà còn gia tăng. Gần đây nổi cộm là tượng đài lưu niệm hành trình cứu nước của ông Hun Sen trị giá 300 tỷ đồng ở Bình Phước đã khánh thành, tượng đài Cụ Hồ ở Phú Quốc 353 tỷ đồng dự kiến khởi công ngày 02-9-2021, và tượng đài tập kết ở Thanh Hoá trị giá 255 tỷ đồng vừa được lựa chọn mẫu xây dựng.

Gia đình Hồ Duy Hải chưa bao giờ được nói chuyện kêu oan…

Trần Hồng Phong

29-6-2021

Bà Nguyễn Thị Loan và LS Trần Hồng Phong trong một lần gửi đơn khẩn cấp về chứng cứ ngoại phạm HDH dự đám tang ông Tư Lan (tháng 5/2921). Ảnh: FB tác giả

Có một điều có thể nhiều người chưa biết, và nếu biết, có thể bị shock, là gia đình Hồ Duy Hải (chị Nguyễn Thị Loan – mẹ Hải, em Hồ Thị Thu Thuỷ – em gái Hải, các dì Rưỡi Len) suốt 14 năm qua mỗi khi vào thăm Hồ Duy Hải trong Trại giam CHƯA BAO GIỜ ĐƯỢC NÓI VỀ CHUYỆN KÊU OAN với nhau.

Kiến nghị khẩn cấp: Thành lập Đoàn Kiểm tra làm rõ oan sai của tử tù Nguyễn Văn Chưởng

Lê Văn Hòa

29-6-2021

Kính gửi: Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam

Đồng kính gửi: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;

Người thực thi pháp luật vi phạm pháp luật (Kỳ 1)

Nguyễn Thông

29-6-2021

Theo lịch tây dương, hôm nay 29.6. Tháng này có 30 ngày, còn 2 ngày nữa mới chuyển sang tháng 7. Thời gian là thứ dòng chảy vô hình trôi miết, đều đều, không thay đổi, tuy nhiên có những người cảm thấy khi nhanh khi chậm. Người lĩnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng chẳng hạn, than sao cái tháng 6 dài quá là dài, thêm ngày 30 làm chi cho dầy tâm trạng ngóng đợi tiền còm.

Hiến pháp 2013 là đạo luật của Nhân dân hay của Nhà nước?

Ngô Huy Cương

29-6-2021

Về nguyên lý dân chủ và nhà nước pháp quyền, Hiến pháp là đạo luật của nhân dân tổ chức nên nhà nước và trao quyền lực cho nhà nước.

Thế nào là tự do, dân chủ, và làm thế nào để có tự do ở chế độ toàn trị?

Dương Quốc Chính

29-6-2021

Rất nhiều người đã nhầm lẫn hai khái niệm khá giống nhau này. Tự do là quyền của con người, không bị ép buộc để có cơ hội được hành động theo ý muốn của mình. Có các quyền tự do cơ bản như tự do kinh doanh, tự do ngôn luận, tự do giáo dục, tự do lập hội, tự do báo chí và xuất bản (một phần của tự do ngôn luận), tự do tôn giáo, tự do đi lại…

Cần có nghị quyết của Chính phủ và Quốc hội tạm đình chỉ tất cả các dự án tượng đài

Lưu Trọng Văn

29-6-2021

Hầu hết các tượng đài mang tính cổ động chính trị chưa cấp thiết và quá ít tác dụng thực tiễn cùng giá trị nghệ thuật kém cỏi, lạc hậu, gây bất bình lớn trong nhân dân.

Những giới hạn trong hợp tác an ninh Việt Mỹ

Nghiên cứu Việt – Mỹ

Vũ Khang

25-6-2021

Các học giả và các nhà hoạch định chính sách thường sử dụng mệnh đề “từ thù thành bạn” để mô tả những bước phát triển của quan hệ Việt Mỹ trong một phần tư thế kỷ qua. Thật vậy, mệnh đề này không phải là không có cơ sở chắc chắn. Hà Nội và Washington đã chọn vị trí đối đầu trong Chiến tranh Lạnh và đã tiến hành một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất thế kỷ 20 mà tác động vẫn còn kéo dài đến ngày nay.

Bắt đầu bỏ sổ hộ khẩu giấy: Liệu người dân đã hết khổ vì hộ khẩu?

Luật Khoa

Thanh Ngọc

28-6-2021

Cảnh sinh hoạt của một gia đình di cư ở chợ nổi Cái Răng, TP. Cần Thơ. Ảnh: Photovoice Lênh Đênh (phải), VnExpress (trái).

Sổ hộ khẩu sắp được lên đời, nhưng đời của người di cư chưa chắc sẽ có gì thay đổi.

Giéc Manh tản mạn ký

GIÉC MANH TẢN  MẠN KÝ

Viet-studies

Nam Nguyễn

28-6-2021

Trích “Đông Âu Anh Hùng Truyện”

Nước Đức bắt đầu bước vào đợt lockdown thứ 2 của năm Covid đệ nhất. Đường phố vắng tanh, xe cộ thưa thớt. Quảng trường Alexander platz ở trung tâm thủ đô Berlin tối om như Hà Nội thời đun bếp trấu. Số người chết trong vòng 24 giờ đồng hồ lên tới gần nghìn, giường cấp cứu trên toàn quốc cũng chỉ còn hơn 5000 cái (so với Đức thế là hết cực nhanh). Mang tiếng là ông tổ của máy thở mà giờ đây hãng Draeger cũng thúc thủ với lượng đơn hàng khổng lồ từ khắp thế giới đổ về.

Mục tiêu kép: Vừa xin gạo cứu đói, vừa đòi làm trùm lúa gạo quốc tế?

Blog RFA

Gió Bấc

28-6-2021

Đó không phải chuyện khôi hài, giả tưởng mà là nội dung trọng tâm cuộc điện đàm giữa Thủ Tướng Phạm Minh Chính và Tổng Giám Đốc tổ chức Y Tế thế giới WHO ngày 24-6 vừa qua, được báo chí nhà nước Việt Nam loan truyền rầm rộ. Một hiện tượng không lành mạnh báo động nguy cơ chống dịch bất thành.

Vụ án Hồ Duy Hải: Bom tấn hay chỉ là viên pháo chuột

Mới đây, Luật sư Trần Hồng Phong cùng các đồng nghiệp và gia đình tử tù Hồ Duy Hải đã gửi đơn trình bày và cung cấp chứng cứ ngoại phạm mới cho cơ quan chức năng về thời gian và địa điểm Hồ Duy Hải có mặt vào khi xảy ra vụ giết người tại Bưu cục Cầu Voi, tỉnh Long An năm 2008.

Vai trò của người quân nhân trong nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên

Đào Tăng Dực

28-6-2021

Làm người lính, hay quân nhân chuyên nghiệp, là một trong những nghề nghiệp tôn quý nhất của xã hội. Chính vì thế, trong những nền dân chủ chân chính như tại Hoa Kỳ, Anh Quốc hoặc Úc Đại Lợi, nhiều vị tướng lãnh hưu trí có uy tín, thường được vinh danh, truy tặng các tước hiệu hoặc bổ nhiệm vào các định chế công quyền cấp cao (higher public institutions), các ủy ban điều tra quan trọng để giải quyết những vấn nạn xã hội mà các chính trị gia không đủ uy tín và niềm tin của quần chúng để giải quyết.

Nhanh, Mạnh, Vững Chắc

Đoàn Bảo Châu

28-6-2021

Đây là cuộc họp của những thành phần chủ chốt để xem xã hội đang đi đâu về đâu:

Quyền Lực: “Các ông các bà cứ cho ý kiến thoải mái nhưng không được lợi dụng quyền tự do dân chủ mà xâm hại lợi ích của nhà nước. Xã hội chúng ta đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH tươi đẹp, không có gì đáng phải phàn nàn ở đây! Thử hỏi đất nước đã bao giờ được thế này chưa?”

Dịch nghèo

Nguyễn Hồng Vũ

28-6-2021

Đại dịch COVID-19 xảy ra là điều không ai mong muốn! Để giảm rủi ro cho sự quá tải của hệ thống y tế khi đại dịch lan rộng trong lúc tỉ lệ người chích vaccine trong cộng đồng còn thấp thì việc cách ly, hạn chế đi lại, v.v… là những việc cần làm. Tuy nhiên, những việc này dù muốn hay không thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến “thu nhập” của người dân, đặc biệt là những người ít tiền như cô bán rau, chú chạy xe ôm hay em bán vé số, v.v…

“Tìm F0 covid-19” và “Diệt F0 cúm gia cầm”!

Mai Bá Kiếm

28-6-2021

Theo kế hoạch xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2 cho người dân và người lao động trên địa bàn TP.HCM, từ 26 đến 30/6, Sở Y tế sẽ lấy mẫu tại các quận, huyện có nhiều ca dương tính (Bình Tân, Hóc Môn, Q.8, Tân Phú, Bình Chánh). Rồi, từ 1 đến 5/7 lấy mẫu tiếp tại TP Thủ Đức và 12 quận mang số.

Có cần không một tượng đài?

Diễn Đàn

Trần Tố Nga

25-6-2021

Đọc trên báo Thanh Hóa tin vào quý ba năm 2021, Thanh Hóa sẽ dựng một tượng đài kỷ niệm người miền Nam tập kết trên bến Sầm Sơn những năm 1954, 1955 với kinh phí xây dựng hơn 350 tỷ đồng*, trên 38ha đất, các học sinh miền Nam tập kết những năm đó, đi từ sửng sốt đến bàng hoàng, bức xúc.

Tóm tắt vụ án Nguyễn Văn Chưởng

Lê Văn Hòa

28-6-2021

I. DIỄN BIẾN VỤ ÁN

Ngày 14/7/2007: Khoảng 21h, trên đoạn đường vào nhà máy thép Đình Vũ (An Hải, Hải Phòng) xảy ra một vụ án mạng, nạn nhân là Nguyễn Văn Sinh, Thiếu tá Cảnh sát hình sự Công an phường Đông Hải 2, Q. Hải An, Hải Phòng. Do vết thương quá nặng, anh Sinh đã chết vào 8h sáng 15/7/2007 tại bệnh viện.

Bao giờ dân nổi can qua…

Thái Hạo

27-6-2021

Nhiều người vẫn hay nói rằng, phải từng là nạn nhân hoặc là người cùng cảnh ngộ, rồi mới đồng cảm và đồng hành được hoặc mới trở thành người tranh đấu cho những điều tốt đẹp. Cái đó là một thực tế, nhưng thực tế ấy thường chứa chất cả những rủi ro, đôi khi là thảm họa.

Vaccine Nano Covax được “công nhận” trên website của WHO nghĩa là sao?

Đỗ Hùng

27-6-2021

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính đến thăm và làm việc tại công ty Nanogen. Ảnh: nanogen

Website chính thức của Công ty cổ phần công nghệ sinh học Nanogen, đơn vị đang nghiên cứu và phát triển vắc xin Nano Covax, vừa đưa tin “Vaccine Covid-19 của Việt Nam – Nano Covax được công nhận trên trang web chính thức của Tổ chức Y tế thế giới“.

Điều chưa biết về doanh nhân Nguyễn Thị Năm

Phan Thế Hải

26-6-2021

Ông Phạm Chí Cường, cựu Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam. Ảnh: Báo Đô thị

Ngày cuối tuần, ghé thăm ông Phạm Chí Cường, nguyên Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam, cùng với những câu chuyện ôn lại chặng đường hơn nửa thế kỷ gắn bó với ngành thép còn được ông tặng cuốn sách “Ký ức về Gia đình- Bạn bè”. Ông Cường là doanh nhân có thâm niên gần 60 năm hoạt động trong ngành thép và kết thúc sự nghiệp với cương vị là Chủ tịch Hiệp hội Thép VN.

Đừng an dân bằng cách thay đổi phép thống kê!

Mai Bá Kiếm

26-6-2021

Sáng nay, đọc thông báo của Bộ Y tế thấy là lạ: từ 19h ngày 25/6 đến 6h ngày 26/6, cả nước chỉ có 15 ca nhiễm Covid-19. Riêng, TP.HCM đã đăng ký bổ sung mã bệnh nhân cho 563 ca bệnh (BN14538-BN15100) vào tối 25/6. Cách đăng ký bổ sung này làm đêm qua cả nước chỉ có 15 ca nhiễm mới (thấp nhất trong 2 tháng nay).

Ai cho quan làm người lương thiện?

Dương Quốc Chính

26-6-2021

Vụ anh Cảm cựu giám đốc CDC Hà Nội được 500 anh em Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ đồng loạt xin giảm án với lý do anh là người tận tâm với công việc, chuyên môn tốt… cho thấy rằng anh Cảm chính là một nạn nhân của chế độ, đen thì nhập kho chứ đỏ thì có khi thành anh hùng lao động thời kỳ mắc dịch chứ chả đùa.

Lại nói về báo chí (Phần 2)

Nguyễn Thông

25-6-2021

Tiếp theo Phần 1

Dịch vi rút Vũ Hán, ở khía cạnh nào đó có tác dụng làm cho người ta quên. Quên nhiều thứ ở trên đời khi chỉ chăm chăm vào nó. Ngày lễ trọng của nhà báo quốc doanh chẳng hạn, vừa mới tíu ta tíu tít, hớn ha hớn hở, nhắc nhau “mắt sáng bút sắc lòng trong”, chưa trôi được 4 hôm đã quên tiệt, chẳng ai nhắc tới nữa. Có nhẽ chỉ còn mình tôi, cũng chả phải duyên nợ gì, mà chỉ bởi đã hứa sẽ có phần tiếp theo.