Công bố sai phạm nghiêm trọng vụ cháu bé ở Vĩnh Long

Lê Ngọc Luân

2-12-2021

Tôi định để chiều nay mới công bố nhưng quyết định công bố luôn. Phiên xét xử này do chính Chánh án TAND huyện Bình Tân làm Chủ tọa, trước khi đưa ra xét xử đã gia hạn tạm giam với cháu Nhân dù luật sư nhiều lần gửi văn bản đề nghị thay đổi biện pháp tạm giam trái luật do CQĐT, VKS thực hiện trước đó, tạo điều kiện cho cháu chữa bệnh vì chân có dấu hiệu teo cơ, không đi lại được nhưng Chánh án không chấp thuận và hôm nay tuyên án cũng không đề cập việc này.

Tòa tuyên án các cháu bé ở Vĩnh Long

Lê Ngọc Luân

2-12-2021

Hình ảnh cha mẹ cháu Nhân. Ảnh: FB tác giả

Sáng nay, luật sư đồng nghiệp đã đi từ 3 giờ sáng để đến toà nghe tuyên án (tôi không đi được vì có việc) đồng thời nộp thêm luận cứ bổ sung nhưng thư ký không nhận bảo chủ tọa không đồng ý. Đồng nghiệp bảo vụ án đang xét xử chưa kết thúc sao không nhận thì thư ký bảo chủ tọa chỉ đạo vậy. Đồng nghiệp yêu cầu lập biên bản thư ký đồng ý chạy lên hỏi sau đó không đồng ý lập biên bản. Làm đúng và chuẩn thì việc gì phải sợ như vậy? Lần đầu tiên trong đời không chỉ chúng tôi mà có lẽ toàn thể các luật sư đang hành nghề tại Việt Nam gặp phải trường hợp nộp luận cứ bổ sung toà không nhận.

Thái Bình Dương: Quân số của Mỹ sẽ đủ đông và ở đúng chỗ

Blog VOA

Trân Văn

1-12-2021

Stars and Stripes vừa giới thiệu một số điểm chính của Global Posture Review (Thẩm định vị thế toàn cầu) do Bộ Quốc phòng Mỹ thực hiện để điều chỉnh việc phân bổ các nguồn lực quân sự của Mỹ trên phạm vi toàn cầu (1).

Nổ nữa đi cho vui tai

Chu Mộng Long

30-11-2021

Ngay từ đầu, khi dịch tấn công Vũ Hán và Âu – Mỹ, báo chí và dư luận viên đã nổ hơn bom nguyên tử, rằng Việt Nam là “cường quốc sản xuất và xuất khẩu vaccine”.

Hỗ trợ… 2.000 đồng để… khắc phục hậu quả thiên tai vẫn… đúng!

Blog VOA

Trân Văn

30-11-2021

Dù khó tin nhưng sự kiện bà Nguyễn Thị Kim Truyện ngụ ở xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam được… hỗ trợ2.000 đồng để bù đắp… một số thiệt hại mà hai trận bão số 6 và số 9 hồi năm ngoái gây ra là… thật!

Nam Phương Hoàng Hậu

Huy Đức

30-11-2021

Trong lịch sử, có những nhân vật mà chúng ta thường chỉ nhắc đến tên, phẩm hàm, tước hiệu… rồi xếp lại; với Nam Phương Hoàng Hậu nhiều người thường bàn thêm về nhan sắc và rồi cũng để bà mờ nhạt theo vị “Hoàng đế cuối cùng”. Nhưng, tác giả Lê Lan Khanh sẽ làm người đọc thay đổi thói quen nhàn rỗi đó.

Tai biến sau tiêm vaccine phòng chống dịch Covid-19: Rất nhiều cái bất thường, cần thực hiện điều tra độc lập

Trần Tuấn

30-11-2021

Các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Lam Sơn

BẤT THƯỜNG! Vì có tử vong sau tiêm, không phải ở một tỉnh, mà là 3 tỉnh, thành phố (Thanh Hóa, bắc Giang, Hà nội)! Không chỉ 1, 2 mà có tới 6 trường hợp tử vong, chỉ từ 23-28/11/2021. Không phải một loại vaccine, mà hai loại vaccine khác nhau: Verocell ở Thanh Hóa và Pfizer ở Bắc giang và Hà nội (Tài liệu tham khảo 1,2,3,4).

Việt Nam hiện nay chỉ có một lý do để Mỹ và phương Tây đoái hoài tới: Vị trí địa lý

Trịnh Hữu Long

29-11-2021

Chuyện cô hoa hậu mang bài “Cô gái vót chông” đi đánh ở Mỹ không biết là vô tình hay cố ý. Ở ta đi thi hoa hậu ở nước ngoài là phải qua Bộ Văn – Thể – Du chứ không tự ý đi được.

Chúng ta có cần “Tiên học Lễ, hậu học Văn” hay không?

Đào Tăng Dực

29-11-2021

I. Dẫn nhập:

Theo trang mạng BaoQuocTe.VN ngày 24-11-2021:

“Tại hội thảo Giáo dục Việt Nam chủ đề ‘Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục đào tạo’ do Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội tổ chức vừa qua, GS Trần Ngọc Thêm (Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn – ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) trình bày quan điểm trên trong tham luận: ‘Xây dựng Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo’.

“Tiên học lễ, hậu học văn”, đạo lý hay tiêu cực?

29-11-2021

Mấy hôm nay đọc báo trên các mạng lưới trực tuyến xã hội tiếng Việt, người Việt khắp nơi trong cũng như ngoài nước, được nghe một nguồn dư luận mới xôn xao về việc nên giữ hay bỏ một câu khẩu hiệu đã trở thành quá quen thuộc trong tất cả các hệ thống trường học Việt Nam từ xưa tới nay. Đó là câu châm ngôn “tiên học lễ, hậu học văn” thường được dán ngay trên tường trước mặt học sinh trong lớp học.

Đồng hóa văn hóa bằng phim ảnh trên truyền hình

Nguyễn Ngọc Chu

29-11-2021

Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta”. Triệu Thị Trinh (225-248).

Đâu mới là giá trị nền tảng?

Thái Hạo

29-11-2021

Nhớ có lần dạy học trò, tôi đã đặt cho các em câu hỏi “Trong ba giá trị Chân – Thiện – Mĩ, theo các em, giá trị nào là nền tảng, quyết định 2 giá trị còn lại?”. Câu trả lời của hầu hết học sinh chắc chúng ta đều đoán ngay được, vì câu trả lời ấy cũng là của đa số mọi người: Cái Thiện.

Mức thiệt hại có giá 2.150 đồng!

Lê Huyền Ái Mỹ

28-11-2021

Ảnh: Zing

Bà Nguyễn Thị Kim Truyện ở xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam được nhận hỗ trợ 2.000 đồng đền bù thiệt hại trong đợt mưa bão vào năm 2020. Theo quy định, đối với diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại dưới 70% thì hỗ trợ 4 triệu đồng/ha. Như vậy, mức hỗ trợ đối với bà Truyện là 4.000 đồng/10m2. Huyện cấp kinh phí mức hỗ trợ 53% nên bà Truyện nhận được số tiền là 2.150 đồng.

Chặt cây

Đỗ Duy Ngọc

28-11-2021

Hàng dầu ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đang bị đốn hạ. Ảnh chụp trưa 26-11. Ảnh: Chiến Bầu/PLTP

Chỉ cần một cây cổ thụ cả trăm năm trốc gốc, người ta lại chặt cây của một con đường. Có lẽ trên thế giới, kể cả các nước lạc hậu, người ta cũng không bao giờ xử sự như thế. Đó là quan niệm không quản được thì diệt. Một lối tư duy kỳ lạ và hiếm thấy.

Làm sao mà có được công trình nghiên cứu có giá trị?

Ngô Huy Cương

28-11-2021

Những người nghiên cứu văn học hiện đang than vãn về việc đã gần hai phần ba thế kỷ nay, ở nước ta không có một tác phẩm văn học nào xây dựng được một hình tượng nhân vật để lại trong trí nhớ của người đọc. Cũng như vậy, lĩnh vực khoa học pháp lý, tôi khẳng định! Không biết các lĩnh vực khoa học xã hội khác thì sao?

Đảng tiêu tiền

Nguyễn Thông

28-11-2021

Lễ trọng thể trao quyết định nghỉ hưu Ảnh: TTXVN

Hôm qua 27.11, các báo quốc doanh mậu dịch rầm rộ đưa tin triều đình đảng tổ chức buổi lễ cực kỳ trọng thể để trao quyết định… nghỉ hưu cho mấy ông bà “nguyên ủy viên bộ chính trị, ban bí thư”. Trước đó vài hôm, họ cũng làm động tác ấy với mấy ông “nguyên ủy viên bộ chính trị”.

Chữ Lễ của hai thủ tướng Nhật Bản

Trần Văn Thọ

27-11-2021

Mấy hôm nay ở Việt Nam bàn tán nhiều về câu “Tiên học lễ hậu học văn”, một phương châm góp phần rèn luyện nhân cách của học sinh. Câu này rất hay, sao phải bàn tán nhiều.

‘Lễ’ không đơn thuần là… lễ

Blog VOA

Trân Văn

26-11-2021

Tuần này, đề nghị của ông Trần Ngọc Thêm (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM) tại Hội thảo Giáo dục 2021 về “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo” do Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội Việt Nam tổ chức: Không nên sử dụng quan điểm “Trồng người” cũng như “Tiên học lễ, hậu học văn” vì làm giáo dục trở thành thụ động, kiềm chế sáng tạo (1)… là một trong những vấn đề gây tranh cãi kịch liệt cả trên hệ thống truyền thông chính thức (2) lẫn mạng xã hội…

“Học lễ” có phải là học “thừa hành”, “phục tùng” người trên?

Hoàng Tuấn Công

26-11-2021

GS. Trần Ngọc Thêm cho rằng, phải bỏ câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”, vì đây là “sản phẩm của nền giáo dục Nho giáo, phục vụ cho mục tiêu đào tạo người thừa hành, coi việc đòi hỏi người dưới phải phục tùng và giữ “lễ” với người trên là yêu cầu số 1”.

Trung Quốc – ASEAN: Từ bất nhất đến thống nhất

RFA

Đinh Hoàng Thắng

26-11-2021

Lãnh đạo các nước ASEAN và Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tại Thượng đỉnh đặc biệt ASEAN Trung Quốc hôm 22/11/2021. Ảnh: AP

Trong cùng một không – thời gian, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên đã “sửa lại” phát biểu của ông Tập Cận Bình tại Hội nghị Cấp cao giữa Trung Quốc với ASEAN. Vậy là ngay tuyên bố của người có thẩm quyền cao nhất ở Trung Quốc từ đầu đã “bị” điều chỉnh, chưa nói tới các tính toán cũ và mới của Bắc Kinh.

Bài báo về vụ cháu bé dưới 18 tuổi ở Bình Tân – Vĩnh Long (Phần 8)

Lê Ngọc Luân

26-11-2021

Tiếp theo phần 3 − phần 4 − phần 5phần 6phần 7

17H30 chiều nay kết thúc phần tranh luận, nghị án kéo dài đến 2/12/2021 tuyên án. Tại toà hai cháu 15 tuổi khai Trưởng công an xã Tân Lược tên là Nguyễn Thanh Phong đã chụp tóc giật ngược cháu Nhân ra phía (Thân chủ tôi) thời điểm cháu ra Công an xã viết tường trình nhận tội một mình vào ngày 29/4/2021. Sáng nay các cháu đã chỉ thẳng vào người Công an xã Tân Lược đã chụp tóc giật ngược ra phía sau ngay tại toà.

Khinh trí thức

Nguyễn Hưng Quốc

26-11-2021

Ở giới lãnh đạo Việt Nam, có một nghịch lý: một mặt, họ có vẻ chuộng bằng cấp, ai cũng có vẻ muốn có bằng cấp thật cao và tạo cơ hội cho các cán bộ dưới quyền có bằng cấp thật cao, kể cả bằng giả hoặc bằng dỏm; nhưng mặt khác, họ lại không che giấu được sự khinh bỉ cố hữu đối với trí thức.

Sự ớn lạnh về lời nói của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Bình Tân – Vĩnh Long (Phần 7)

Lê Ngọc Luân

26-11-2021

Tiếp theo phần 3 − phần 4phần 5phần 6

Phiên toà sáng nay, VKS cử thêm một KSV là Phó Viện trưởng VKS huyện Bình Tân – người trước đó ký lệnh phê chuẩn bắt giam cháu bé trả lời tại toà thế này “Việc công an xã Tân Lược làm việc với người chưa thành niên (dưới 18) tuổi không có cha, mẹ là không sai, đúng”. Lần đầu tiên trong đời làm nghề tôi nghe một người làm trong công tác pháp luật phát biểu lấy lời khai người dưới 18 tuổi không có cha mẹ đại diện là đúng. Khủng khiếp thật.

Bà Phạm Thị Đoan Trang chống độc tài?

Nguyễn Văn Miếng

26-11-2021

Tại bút lục số 267, lập ngày 24/02/2018, tại Bộ Công an, Hà Nội, bà Phạm Thị Đoan Trang “được kính mời” làm việc với ba cán bộ NTA, NMA và TVS. Biên bản làm việc chỉ ghi lại một câu nói vỏn vẹn có 33 từ của bà. Nguyên văn là:

Truyền thống “tiên học lễ” và tư duy phản biện

Lê Học Lãnh Vân

26-11-2021

Là người ưa chuộng hoạt động thảo luận trong xã hội, tôi theo dõi tham luận của giáo sư Trần Ngọc Thêm tại hội thảo “Văn hoá học đường trong bối cảnh đổi mới GD-ĐT” với tinh thần lắng nghe, học hỏi. Bài viết này xin thảo luận với ông và với những người quan tâm về quan điểm của ông rằng khi học Lễ con người sẽ trở nên thụ động, mất tư duy phản biện.

Liệu có “ngày đàng sàng khôn”? (Phần 1)

Nguyễn Thông

26-11-2021

Ông bà ta có câu “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” để nhắc con cháu đừng có suốt ngày ru rú trong lô cốt pháo đài tự sướng với nhau đất nước chưa bao giờ thế này, chưa bao giờ thế nọ. Đi cho thêm khôn bớt lú, mở con mắt nhìn cái hay của thiên hạ mà học hỏi, “đi cho biết đó biết đây/ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”.

‘Bổ sung số ca nhiễm,’ hóa ra… là thế

Blog VOA

Trân Văn

25-11-2021

Sở Y tế tỉnh Bình Dương vừa đề nghị Bộ Y tế cho phép… bổ sung 28.000 ca nhiễm COVID-19 mà Việt Nam gọi tắt là F0. Đề nghị kỳ quái này sẽ nâng số ca F0 của Bình Dương đang ở mức khoảng 245.000 trở thành khoảng 273.000 ca nhiễm F0.

Thực sự đau xót vụ án cháu bé dưới 18 tuổi ở Bình Tân – Vĩnh Long (Phần 6)

Lê Ngọc Luân

25-12-2021

Tiếp theo phần 3 − phần 4phần 5

Sáng nay các luật sư thực hiện thủ tục vào trại gặp cháu để động viên tinh thần cho phiên toà sáng ngày mai sau hơn 7 tháng cháu bị bắt giam trái pháp luật, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng, không tự đi lại được, chân có dấu hiệu bị teo cơ.

Có phải ông Thưởng đang ám chỉ về phương thức… ‘xử lý’ Tô Lâm?

Blog VOA

Trân Văn

24-11-2021

Hôm qua (23/11/2021) khi gặp gỡ đại diện dân chúng Đà Nẵng trong vai đại biểu của họ tại Quốc hội khóa 15, ông Võ Văn Thưởng – Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Trường trực Ban Bí thư của Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN – bảo rằng hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đang… “hướng tới xây dựng cơ chế để cán bộ không dám, không thể, không cần, không muốn tham nhũng.

Ông Thưởng nói ngoa như thế sau khi một số cử tri tại Đà Nẵng bất bình về thực trạng tham nhũng và hiệu quả phòng – chống tham nhũng: Lửa vẫn cháy, lò vẫn nóng nhưng củi ướt, khói nhiều, sức nóng không đủ để củi cháy hết. Luật phòng chống tham nhũng không đủ chế tài, sức răn đe nên hạn chế kết quả. Phòng – chống nhưng tham nhũng vẫn trầm trọng, chẳng hạn phải xử lý một… tiểu đội… tướng lĩnh của Cảnh sát biển

Giống như nhiều viên chức lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam, ông Thưởng tiếp tục nhấn mạnh: Phòng – chống tiêu cực, tham nhũng là vấn đề đảng rất quan tâm bởi đó là chuyện có tính sống còn với vận mệnh của đảng, nhà nước và chế độ! Để chứng minh, ông dẫn chứng đảng của ông… đã xử lý nghiêm nhiều cán bộ vừa được bầu vào BCH TƯ đảng khóa này, nhiều tướng lĩnh cao cấp

Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng khẳng định: Những quy định sau Đại hội 13 của đảng CSVN đã đổi mới, rất chặt chẽ, rõ ràng, có tính khả thi và phòng ngừa rất cao. Nếu cán bộ có khuyết điểm, sai lầm, uy tín giảm sút thì trước hết là khuyến khích từ chức. Đồng thời cũng phải tạo ra áp lực chính trị của tổ chức đảng và cơ quan để cán bộ từ chức khi uy tín giảm sút, không chờ hết nhiệm kỳ (1)...

***

Từ thực tế như đã biết và đang thấy, rõ ràng ông Thưởng thiếu kiến thức và thiếu suy nghĩ. Ủy viên Bộ Chính trị mà không biết đối tượng nào chọn “nhiều cán bộ vừa được bầu vào BCH TƯ đảng khóa này” để sau đó phải… “xử lý nghiêm” vì từng đục khoét của công! Thường trực Ban Bí thư mà không rõ đối tượng nào phong tướng cho những sĩ quan biến chất, đối tượng nào từng mặc kệ những viên tướng đó khi chúng câu kết nhũng lạm?

Vì sao… “đã đổi mới, rất chặt chẽ, rõ ràng, có tính khả thi và phòng ngừa rất caomà lại như thế? Thực tế đã như thế lại còn khẳng định như thế thì bao nhiêu người tin? Đến giờ, ông Thưởng vẫn không nhận ra tiếp tục nói ngoa như thế vừa hủy hoại uy tín cá nhân, vừa khiến thiên hạ thêm chán ngán bởi ông và đảng của ông đã gian lại còn dại, mãi luẩn quẩn, loanh quanh với thói nói lấy được!

Giống như các đồng chí của ông, Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng tiếp tục quảng bá… nghiêm minh. Trong lịch sử nhân loại, có thời nào, ở xứ nào mà… nghiêm minh là… “khuyến khíchcán bộ có khuyết điểm, sai lầm, uy tín giảm sút… từ chức”, nếu không thì… “tổ chức đảng và cơ quan tạo ra áp lực chính trị để cán bộ từ chức chứ không chờ hết nhiệm kỳ”? Còn gì khôi hài hơn thế?

Hay là ông Thưởng nói xa, nói gần về trường hợp ông Tô Lâm – Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng Bộ trưởng Công an – điển hình cao nhất, mới nhất về việc… “có khuyết điểm, sai lầm, uy tín giảm sút”? 17 thành viên còn lại của Bộ Chính trị đang… tạo ra áp lực chính trị để ông Tô Lâm… “từ chức khi uy tín giảm sút, không chờ hết nhiệm kỳ”? Nếu điều đó đúng thì cũng không thể xếp loại… áp lực chính này vào diện… nghiêm minh!

***

Trong vài năm gần đây, sau khi nghe thiên hạ kháo với nhau về phương thức phòng – chống tham nhũng của Singapore khiến các viên chức của họ “không dám, không thể, không cần, không muốn” tham nhũng, các viên chức lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam bắt đầu bi bô về “bốn không” như sáng kiến riêng của đảng CSVN quang vinh!

Singapore phòng – chống tham nhũng có hiệu quả vì phương thức quản trị – điều hành tại đó buộc các viên chức của họ nhận thức, tham nhũng đồng nghĩa với mất lớn hơn được. Thậm chí nếu vẫn muốn, các viên chức ở Singapore cũng không thể tham nhũng vì việc kiểm soát tài sản, thu nhập của họ được thực hiện rất chặt chẽ. Tham nhũng ở Singapore đồng nghĩa đối diện với đủ thứ phiền toái, chưa kể thiệt đơn, thiệt kép…

Cho dù đã nói ngoa và nói điêu từ lâu, nói ngoa nhiều lần về “bốn không” nhưng các viên chức lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đều giống như ông Thưởng, chỉ cho biết đang… “hướng tới xây dựng cơ chế để cán bộ không dám, không thể, không cần, không muốn tham nhũng! Tự thân hai từ… “hướng tới” có lẽ là đủ để xác định sự trâng tráo của những kẻ lập ngôn ở mức nào.

Chú thích

(*) https://tuoitre.vn/lam-sao-de-can-bo-khong-dam-khong-the-khong-can-khong-muon-tham-nhung-20211123141221495.htm

Văn hóa ư?

Đoàn Bảo Châu

25-12-2021

Nhân đang có hội nghị và các vị lãnh đạo cấp cao nhất nói nhiều về văn hoá nên tôi cũng muốn góp mấy câu. Văn hoá là một khái niệm bao trùm kiến thức, truyền thống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, ngôn ngữ, cách ứng xử, thói quen của một người, một nhóm người hay của một đất nước.