Tranh chấp thương mại: Mỗi khi Trump thảy tin đồn ra là Đông Nam Á chịu trận

Süddeutsche Zeitung

Tác giả: Christoph Giesen

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

8-8-2018

Các nước như Mông Cổ, Lào hay Campuchia phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc. Việc Mỹ tăng thuế quan với hàng hóa Trung Quốc đồng nghĩa với sự phá sản, thất nghiệp và bất ổn tại một loạt các nước Đông Á.

Nhà nước Slovakia bị khủng hoảng vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh, biên dịch

6-8-2018

Bản tin của hãng thông tấn Đức ngày 6/8/2018, đăng trên báo mạng Merkur.de

Theo bản tin của hãng thông tấn Đức DPA, lúc 16 giờ chiều ngày 6/8/2018, vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Berlin đang thực sự gây ra một cuộc khủng hoảng cấp quốc gia ở Slovakia. Quan hệ Đức – Việt cũng bị căng thẳng.

Đi tìm nguyên nhân đưa đến thảm họa tuyển sinh

FB Trần Đình Thu

6-8-2018

Dù xảy ra thảm họa tuyển sinh kinh hoàng nhưng hiện nay do ông bộ trưởng Nhạ vẫn khăng khăng phương án Bộ ông ấy làm là đúng, nên cộng đồng mạng cần có những bài phân tích để vạch ra cái sai lầm của bộ ông ấy để ông ấy bớt ngủ gục trong quốc hội đi.

Và đây là một bài như thế.

“Uy tín của Tập Cận Bình bị sứt mẻ”

Zeit Online

Steffen Richter phỏng vấn Willy Lam

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

3-8-2018

Lần đầu tiên, nhà lãnh đạo độc đoán Tập Cận Bình của Trung Quốc đang bị chỉ trích từ trong nước: Ông ta bị cho là đã không có đối sách thỏa đáng với Trump. Chuyên gia Willy Lam cho chúng ta biết chuyện gì xảy ra phía sau hậu trường chính trị Trung Quốc.

Một Cái Nhìn Kỹ Hơn Dự Thảo Duy Nhất Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông của ASEAN

Diplomat

Tác giả: Carl Thayer

Dịch giả: Nhật Minh

3-8-2018

Bài báo hé lộ vài nội dung trong Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông Duy Nhất của ASEAN – Trung Quốc.

Vào ngày 3 tháng 8 vừa rồi, Ngoại trưởng của 10 quốc gia thành viên ASEAN cùng người đồng cấp Trung Quốc đã loan báo sự đồng thuận về một Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo Bộ Quỵ tắc Ứng xử ở Biển Đông Duy Nhất (sau đây gọi là Văn Bản) làm cơ sở cho việc thông qua một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông.

Văn Bản này dài 19 trang khổ A4. Nó được cấu trúc gồm 3 phần chính theo Thoả thuận Khung Bộ quy tắc Ứng xử đã được thông qua trước đây – những điều khoản tiền đề, những điều khoản chung, và những điều khoản cuối cùng. Văn Bản được mã hoá theo màu sắc như sau: màu đen cho nội dung được lấy từ Khung COC, màu xanh da trời cho nội dung đã được thống nhất, và màu xanh lá cây là những ý kiến mà 11 bên đưa vào.

Văn Bản lặp lại những từ ngữ trong Khung COC rằng đây “không phải là một văn kiện để giải quyết tranh chấp lãnh thổ hoặc phân định biển.” Ở phần 2 của Những Nguyên tắc Chung, Malaysia thêm vào một cảnh báo pháp lý như sau:

Các Bên tiếp tục công nhận rằng COC không giải quyết hoặc không ảnh hưởng đến lập trường của các Bên về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc giải quyết tranh chấp, ranh giới biển, hoặc các quyền lợi hàng hải các Bên được cho phép theo luật quốc tế về biển và được ghi nhận / phản ánh trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Giới hạn về độ dài không cho phép bài viết phân tích và tổng kết đầy đủ Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo COC Duy Nhất này. Bài viết này tập trung vào 5 vấn đề chính được đề cập trong Văn Bản: phạm vi địa lý áp dụng COC; vấn đề giải quyết tranh chấp; nghĩa vụ hợp tác; vai trò của các bên thứ ba; và tình trạng pháp lý của Bộ Quy tắc cuối cùng về Ứng xử ở Biển Đông.

Phạm vi địa lý

Văn Bản không xác định rõ ràng phạm vi địa lý trên Biển Đông được áp dụng. Ở phần Những Điều Khoản Chung, Việt Nam đề xuất rằng, “Bộ quy tắc Ứng xử hiện tại sẽ áp dụng cho tất cả các thực thể đang trong tranh chấp và những vùng biển chồng lấn do những yêu sách theo UNCLOS 1982 ở Biển Đông.” Indonesia thì thêm vào, “các Bên cam kết tôn trọng Vùng Đặc Quyền Kinh Tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển theo quy định trong UNCLOS 1982.

Malaysia đề xuất, “tuỳ thuộc vào các yếu tố/nội dung của COC, phạm vi địa lý/phạm vi áp dụng có thể cần phải được xác định,” trong khi Singapore thì bình luận “các Bên có thể sẽ muốn cân nhắc về sự tiện ích của việc thêm một phần về định nghĩa các thuật ngữ sẽ được sử dụng trong đây.”

Giải quyết Tranh chấp

Một phần lớn Văn Bản được dành cho các vấn đề phòng ngừa, quản lý và giải quyết tranh chấp Biển Đông giữa các bên. Tuy nhiên Văn Bản không có bất kỳ tham chiếu cụ thể nào đối với các cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc có trong Phụ lục VII UNCLOS.

Đối với vấn đề giải quyết tranh chấp, Indonesia đề xuất như sau:

Các Bên nhất trí, khi thích hợp, sẽ sử dụng Hội đồng Cấp Cao của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) với sự đồng ý của các Bên liên quan, để giải quyết mọi tranh chấp liên quan đến các sự cố có thể xảy ra trên Biển Đông.

Các Bên đồng ý rằng bất kỳ sự cố nào chưa được giải quyết sẽ được chuyển tới một cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp của quốc tế, với sự đồng ý của Các Bên liên quan.

Việt Nam đề xuất rằng các bên giải quyết tranh chấp “thông qua đàm phán hữu nghị, điều tra, trung gian, hoà giải và những biện pháp khác theo thoả thuận của các Quốc gia Ký kết (Contracting States).” Nếu những biện pháp đó không thành công, Việt Nam đề nghị các bên tranh chấp “sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp theo những điều khoản tương ứng của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á.”

Việt Nam kết luận rằng không có bất kỳ điều gì trong COC “sẽ ngăn cản” việc giải quyết tranh chấp một cách hoà bình phù hợp theo Điều 33(1) của Hiến chương Liên Hợp quốc. Điều 33 bao gồm “các biện pháp [giải quyết tranh chấp] khác” như trọng tài, Toà án quốc tế, sử dụng các cơ quan hay thoả thuận khu vực, hoặc những biện pháp hoà bình khác được quyết định bởi các bên liên quan.

Văn Bản có hai lựa chọn để giám sát việc thực hiện. Lựa chọn thứ nhất, được ủng hộ bởi Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Malaysia, và Singapore, đặt trách nhiệm vào Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN-Trung Quốc. Lựa chọn thứ hai, được đề xuất bởi Việt Nam, kêu gọi việc thiết lập một Uỷ ban lãnh đạo bởi các Ngoại trưởng hoặc đại diện của các quốc gia.

Nghĩa vụ Hợp tác

Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo COC Duy Nhất có nguồn gốc từ những điều khoản trong UNCLOS rằng các quốc gia ký kết có nghĩa vụ hợp tác bảo vệ môi trường biển trong một biển nửa kín và trong khi đang chờ giải quyết tranh chấp, các quốc gia ký kết cần tham gia vào những  thoả thuận có tính thực tiễn.

Phần 2 (Các Điều Khoản Chung), tiểu mục c (Những cam kết cơ bản) gồm 6 điểm: i (Nghĩa vụ hợp tác), ii (Đẩy mạnh hợp tác hàng hải có tính thực tiễn), iii (Tự kiềm chế/Thúc đẩy lòng tin và sự tín nhiệm), iv (Phòng ngừa sự cố), v (Quản lý sự cố), và iv (Các cam kết khác, phù hợp với luật quốc tế, để đáp ứng các mục tiêu và nguyên tắc của COC).

Phần 2.c có lẽ là phần được tranh luận nhiều nhất trong Văn Bản. Ví dụ, phần này bao gồm giải thích dài tỉ mỉ 4 lựa chọn về nghĩa vụ hợp tác và thúc đẩy hợp tác hàng hải thực tế, nối tiếp bởi hai bộ chọn lựa về tự kiềm chế/thúc đẩy lòng tin, và kết thúc là thảo luận về ba điểm còn lại. Tiếp sau đó Văn Bản còn chứa đựng một đề xuất bởi Việt Nam thay thế toàn bộ phần 2.c (Những cam kết cơ bản) với 27 điểm quy định những điều các quốc gia phải làm và không được làm.

Trong phần 2.c (i và ii), Philippines, Indonesia và Singapore, Trung Quốc và Campuchia, đã lần lượt đề xuất bốn lựa chọn riêng biệt về nghĩa vụ hợp tác. Ngoại trừ lựa chọn Trung Quốc đề xuất, tất cả các lựa chọn khác về cơ bản đều bao gồm năm lĩnh vực hợp tác trong Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Chúng bao gồm: bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an toàn giao thông và liên lạc ở biển, và chống tội phạm xuyên quốc gia. Đề xuất của Indonesia bổ sung đánh bắt trái phép vào danh sách của DOC về tội phạm xuyên quốc gia – bao gồm buôn bán ma túy trái phép, cướp biển và cướp vũ trang trên biển, và giao thông có vũ trang bất hợp pháp. Campuchia thì đề xuất kết nối biển.

Đề xuất của Trung Quốc thì có phần chồng chéo với những lựa chọn khác nhưng đáng chú ý ở chi tiết mà nó cung cấp trên sáu lãnh vực hợp tác – bảo tồn nguồn cá, hợp tác an ninh và luật biển, đi lại và tìm kiếm cứu nạn trên biển, nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường, kinh tế biển bao gồm hợp tác trong lãnh vực thuỷ sản và dầu và khí, và văn hoá biển.

Quan trọng nhất là về hợp tác kinh tế biển, Trung Quốc đề xuất là sự hợp tác chỉ được thực hiện bởi các quốc gia ven biển “và không được hợp tác với các công ty từ những nước ngoài khu vực.” Ngược lại, Malaysia lại đề nghị rằng không có gì trong COC “sẽ ảnh hưởng… quyền hoặc khả năng của các Bên tiến hành các hoạt động cùng với nước ngoài hoặc các tổ chức tư nhân do họ tự lựa chọn.”

Hai lựa chọn được đề xuất ở phần 2.c.iii với tiêu đề “Tự kiềm chế/Thúc đẩy lòng tin và sự tín nhiệm. Lựa chọn đầu tiên được liệt kê bởi Indonesia gồm bốn biện pháp: đối thoại giữa các quan chức quốc phòng và quân đội, đối xử nhân đạo với người gặp nạn, tự nguyện thông báo về các cuộc tập trận chung hay kết hợp sắp diễn ra, và thường xuyên trao đổi thông tin liên quan.

Lựa chọn thứ hai trong phần 2.c.iii có 7 điểm, trong đó 5 điểm được đề xuất bởi Trung Quốc, một được đề xuất bởi Philippines và điểm cuối cùng được đề xuất chung bởi Trung Quốc và Philippines.

Điểm đầu tiên Trung Quốc đề xuất là “các hoạt động quân sự trong khu vực là để dẫn tới tăng cường lòng tin lẫn nhau.” Trong đề xuất thứ hai Trung Quốc kêu gọi giao lưu giữa các lực lượng quốc phòng và quân đội bao gồm “tàu quân sự ghé thăm cảng của nhau và tuần tra chung một cách thường xuyên.” Đề xuất thứ 3 kêu gọi thường xuyên tập trận chung giữa Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN.”

Điểm thứ tư Trung Quốc đề xuất:

Các Bên sẽ thiết lập một cơ chế thông báo các hoạt động quân sự, và thông báo cho nhau các hoạt động quân sự chính nếu thấy cần thiết. Các Bên không được tập trận chung với các nước ngoài khu vực, trừ khi các bên liên quan đã được thông báo trước và không phản đối.

Điểm đề xuất thứ năm của Trung Quốc lưu ý rằng các tàu và máy bay quân sự được hưởng quyền miễn trừ quốc gia và được “miễn trừ tài phán bởi bất cứ quốc gia nào khác ngoài quốc gia mà tàu đăng ký.” Hơn nữa, tàu và máy bay quân sự được hưởng quyền tự vệ “nhưng phải có sự lưu tâm thích đáng đến các tàu và máy bay quân sự của bên còn lại..”

Trung Quốc và Philippines cùng thêm vào điểm thứ sáu gọi là “đối xử công bằng và nhân đạo cho tất cả những ai đang gặp nguy hiểm hoặc gặp nạn ở Biển Đông.”

Cuối cùng, Philippines đề xuất điểm thứ 7 bao gồm “tôn trọng việc ngư dân thực hiện những quyền đánh cá truyền thống… [và] tiếp cận các thực thể địa lý và ngư trường truyền thống.”

Việt Nam đã đưa ra một bảng đề xuất riêng của mình thay thế toàn bộ những điều trên trong Phần 2.c. Việt Nam đề nghị rằng các Quốc gia Ký kết tôn trọng “các vùng biển được quy định và thiết lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.” Việt Nam cũng đề xuất rằng Các Quốc gia Ký kết cần cung cấp thông báo trước 60 ngày về cuộc tập trận chung/kết hợp sắp diễn ra” ở Biển Đông.

Việt Nam cũng đề xuất một hướng dẫn cụ thể về những gì Quốc gia Ký kết không nên làm, bao gồm xây dựng trên bất kỳ đảo nhân tạo nào, quân sự hoá các thực thể, phong toả tàu chở lương thực hay luân chuyển nhân sự, tuyên bố Khu vực Nhận diện Phòng không, và tiến hành các các cuộc mô phỏng tấn công tàu và máy bay của các quốc gia khác.

Vai trò của Các Bên Thứ Ba

Các bên thứ ba là những quốc gia không tham gia ký COC. Không có tham chiếu nào trong Văn Bản về việc gia nhập COC của các bên thứ ba. Brunei đề xuất rằng “sau khi COC có hiệu lực, các Bên có thể đề xuất Nghị quyết Đại hội đồng Liên hợp quốc hai năm một lần để đảm bảo tất cả các quốc gia khác tôn trọng những nguyên tắc có trong COC.

Như lưu ý ở trên, đề xuất của Trung Quốc trong Văn Bản là nhằm ràng buộc các quốc gia thành viên ASEAN trong COC và giới hạn nếu như không phải là loại trừ sự tham gia của các bên thứ ba.

Tình trạng pháp lý

Văn Bản không có tham chiếu nào cho thấy COC là một hiệp ước theo luật quốc tế. Mặc dù nó có một đề xuất của Việt Nam rằng Các Quốc gia Thành viên “đã đồng ý ràng buộc bởi Bộ Quy tắc Ứng xử hiện hành…” Việt Nam cũng đề nghị COC “phải được phê chuẩn theo thủ tục nội bộ tương ứng của các Quốc gia ký kết” và văn bản phê chuẩn sẽ được gửi cho Tổng thư ký ASEAN – người “sẽ đăng ký” COC theo đúng điều 102 Hiến chương Liên Hợp quốc.

Cả Brunei và Việt Nam đã đề nghị một cách độc lập rằng không Quốc gia Thành viên nào có sự bảo lưu nào đó khi ký kết COC.

Nội dung hiện tại của Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo COC Duy Nhất là đầy đủ theo tham chiếu luật quốc tế nói chung và UNCLOS nói riêng. Nhưng nó không đề cập đến nghĩa vụ của nhà nước các bên đối với UNCLOS là phải lập tức tuân thủ những phán quyết đã được ban hành thông qua các trình tự trọng tài thành lập theo Phụ lục VII.

Văn Bản này vẫn đang là một “tài liệu sống,” nghĩa là các bên vẫn có thêm hoặc bớt trong văn bản dự thảo. Nội dung của Văn Bản bao gồm khả năng sẽ bổ sung thêm các hướng dẫn và quy trình trong phụ lục

Văn Bản này cũng là một công trình vẫn còn đang trong tiến trình mà dự kiến sẽ trải qua ít nhất ba lần thảo luận trước khi tiến tới một Bộ Quy tắc cuối cùng về Ứng xử ở Biển Đông.

© Copyright Tiếng Dân – Bản tiếng Việt

Cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia có thể phải đối mặt với tội hình sự vì dính líu đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh, biên dịch

4-8-2018

Vì tình nghi dính líu đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, cựu thủ tướng Slovakia, ông Robert Kalniak, có thể phải đối mặt với cáo buộc hình sự.

Bản tin của hãng thông tấn Đức DPA ngày 3/8/2018 đăng trên tờ báo mạng Nau.ch

Báo FAZ: Cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia đã giúp ông Tô Lâm đưa Trịnh Xuân Thanh về nước

Hiếu Bá Linh, biên dịch

3-8-2018

Ông Robert Kalinak, cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ Slovakia gặp Bộ trưởng Công an Tô Lâm hôm 26.7.2017 tại Bratislava, thủ đô Slovakia, ngay sau khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Berlin

Bộ trưởng Tô Lâm là người đầu tiên bước lên chiếc chuyên cơ của chính phủ Slovakia, tiếp theo là các thành viên của phái đoàn Việt Nam, tất cả 12 người. Trịnh Xuân Thanh là người cuối cùng được đưa lên máy bay, rõ ràng là ông ta bị thương, trông có vẻ đờ đẫn và được hai mật vụ Việt Nam xốc nách hai bên dìu đi. Các nhà điều tra Đức cho rằng, Trịnh Xuân Thanh đã bị thương và bị cho uống thuốc có chất ma túy.

Điều tra về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Slovakia bị Việt Nam lừa dối

Hiếu Bá Linh, lược dịch
1-8-2018

Chuyên cơ của chính phủ Slovakia chở Trịnh Xuân Thanh từ thủ đô Bratislava đến Moscow

Đức có bị lừa dối một cách cố ý trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh không? Hoàn toàn có thể Chính phủ Slovakia đã bị lừa dối trong vụ này. Có thể tại nơi đó đã có một ‘người trong cuộc’, với những mưu mẹo của người này sự lừa lọc gian trá đã diễn ra”, bản báo cáo viết.

Tỉnh Tân Cương của Trung Quốc: Một nhà nước công an trị mà thế giới chưa hề thấy

Spiegel

Tác giả: Bernhard Zand

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

26-7-2018

Ở miền cực tây của đất nước của mình, chính quyền Bắc Kinh đang kiểm soát gắt gao thiểu số người Uyghur bằng các phương tiện hiện đại. Hàng chục ngàn người đã bắt đem đi mất vào những trại cải tạo. Bài này kể lại cuộc hành trình vào một vùng ma quái.

Dân biểu Ted Yoho nói về Trung Quốc và Biển Đông

Dân biểu Ted Yoho

Dịch giả: Nguyễn Quốc Khải

26-7-2018

Dân biểu Ted Yoho. Ảnh trên mạng

Dân Biểu Ted S. Yoho, Chủ tịch Tiểu ban Á châu và Thái Bình Dương, thuộc Ủy Ban Ngoại giao Hạ viện Hoa Kỳ, nói về Trung Quốc và Biển Hoa Nam (Biển Đông) tại Hội Nghị Quốc Tế về Biển Hoa Nam, Washington-DC, ngày 26-7-2018. (CSIS South China Sea Conference).

ASEAN và Trung Quốc đồng ý về Dự thảo bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông

Diplomat

Tác giả: Carl Thayer

Dịch giả: Trúc Lam

27-7-2018

Ý nghĩa của thỏa thuận giữa các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc đối với nội dung đàm phán trong một bản dự thảo bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông COC là gì?

Theo dự thảo có chú thích đưa ra trong thông cáo chung của Hội nghị Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 51 sẽ được ban hành ở Singapore vào đầu tháng tới, báo The Diplomat đã xem qua, các bộ trưởng:

Thủy điện gây tranh cãi ở Lào

DW

Tác giả: Rodion Ebbighausen

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

25-7-2018

Con đập Nam Theun 2 khi đang xây dựng. Hiện đập này đã được đưa vào sử dụng. Ảnh: AFP/ Hoang Dinh Nam

Vụ vỡ một đập thủy điện làm nổi bật chính sách năng lượng của Lào, một chính sách đã gây tranh cãi lâu nay. Trong nhiều năm qua, hàng loạt đập được xây ồ ạo để chế ra điện. Bất kể môi trường, các nhà phê bình nói.

Đại dự án chiến lược địa chính trị: Con đường tơ lụa của Trung Quốc đang bị khựng

Spiegel

Tác giả: Georg Blume từ Paris

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

21-7-2018

Đường cao tốc của TQ. Ảnh chụp ngày 26/12/2017. Nguồn: AP/Cai zengle – Imaginechina

Số hợp đồng dự án ít hơn và lo ngại thua lỗ gia tăng: Đại dự án “Con đường tơ lụa mới” của Trung Quốc đang đối diện với nhiều vấn đề. Ngay cả các giới chức ở Bắc Kinh cũng đang khuyến cáo nên tỏ ra khiêm nhường hơn.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Lời chào thân ái từ Hà Nội

LTS: Hôm nay 23/7/2018, tròn một năm kể từ khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại công viên Tiergarten, Đức, và đưa về VN, lên truyền hình đầu thú. Sau một năm, nhiều sự thật liên quan tới vụ bắt cóc này đã được báo chí Đức phanh phui.

Kỷ niệm một năm vụ án này, báo Taz của Đức, số ra cuối tuần vừa qua có đăng bài báo dài, gồm năm chương, có tựa đề “Lời chào thân ái từ Hà Nội” của ba tác giả Sebastian Erb, Marian Mai và Christina Schmidt. Bài báo kể lại toàn bộ chi tiết vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, từ khi bị bắt cho đến phiên tòa xét xử bị can Nguyễn Hải Long, hiện đang diễn ra ở Đức.

Thứ Bảy vừa qua, dịch giả Hiếu Bá Linh cũng đã dịch Chương 3: “Cộng sản và phản động cho Tiếng Dân. Xin được giới thiệu toàn bộ bản dịch năm chương bài báo, của dịch giả Phan Ba.

_____

Tác giả: Sebastian Erb, Marian Mai Christina Schmidt

Dịch giả: Phan Ba

23-7-2018

Vào ngày 1 tháng 8 năm 2001, một người Việt trẻ, 25 tuổi, sang Đức, vào ở trong một phòng đơn trong một ký túc xá tại thành phố nhỏ bé trong vùng Bayern, Murnau Cạnh Hồ Staffel, và bắt đầu học một khóa tiếng Đức. Nước Cộng hòa Liên bang đã mời anh ấy sang. Chính xác hơn: cơ quan tình báo nước ngoài BND.

Món quà tặng của Phan Tất Thành*

Tác giả: James Michener

Dịch giả: Nguyễn Khắc Mai

23-7-2018

Phan Tất Thành sinh ra trong một gia đình nông dân kỳ cựu, sống cách phía bắc Hà Nội chừng năm mươi cây số. Ông có bảy người con đều vạm vỡ. Ông là một lão nông tri điền và làm ăn khá thịnh vượng.

Các nhà lập pháp gây sức ép với Facebook và Google về kiểm duyệt công dân Hoa Kỳ cho Chính phủ Việt Nam

Daily Beast

Tác giả: Bethany Allen-Ebrahimian

Dịch giả: Trúc Lam

17-7-2018

Một nhóm các nhà lập pháp Hoa Kỳ lưỡng đảng muốn các đại công ty mạng xã hội giải thích hành động của họ ở đây đại diện cho chính phủ nước ngoài.

Sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Pompeo, Việt Nam đưa người Mỹ bị đánh đập và giam giữ ra xét xử

ABC News

Tác giả: Conor Finnegan

Dịch giả: Trúc Lam

12-7-2018

Will Nguyễn trong một bức ảnh không ghi ngày của gia đình đưa ra. Nguồn: Vitoria Nguyễn

Việt Nam đã ra lệnh đưa một người đàn ông Mỹ – bị cảnh sát đánh đập và hiện bị giam giữ suốt cả tháng – ra xét xử, ngay cả sau khi Ngoại trưởng Mike Pompeo lên tiếng về vụ việc của anh trong chuyến thăm ở đó tuần này.

Bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại buổi tiếp xúc cộng đồng các doanh nghiệp

BNG Hoa Kỳ

Dịch giả: Trúc Lam

8-7-2018

Phát biểu của ngoại trưởng Michael Pompeo tại khách sạn Sofitel Metropole, Hà Nội, Việt Nam ngày 8/7/2018

Đại sứ Kritenbrink: (Vỗ tay) Cảm ơn. Xin chào mọi người. Rất vui khi có mặt ở đây. Tôi là Dan Kritenbrink, đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam. Tôi vô cùng cảm kích khi thấy sự có mặt của rất nhiều bạn bè trong quan hệ đối tác Mỹ-Việt ở đây tối nay. Đây là một buổi tối rất đặc biệt. Chúng ta có Ngoại trưởng Pompeo tham gia, ông ấy đang thực hiện một chuyến đi vô cùng quan trọng khắp thế giới. Chúng ta đặc biệt vinh dự khi Ngoại trưởng quyết định đến thăm Việt Nam và dành buổi tối này với chúng ta.

Luật An Ninh mạng mới ở Việt Nam có thể làm khó các nhà đầu tư nước ngoài và giới hạn các quyền tự do căn bản

CSIS

Tác giả: Murray Hiebert

Dịch giả: Trúc Lam

2-7-2018

Luật An Ninh mạng gây tranh cãi mới [được Quốc hội thông qua] ở Việt Nam có thể làm sứt mẻ hình ảnh đẹp của đất nước mà lãnh đạo muốn cho thế giới thấy, như sự ưa chuộng của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là những người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Kể từ khi Việt Nam tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đối tác xuyên Thái Bình Dương năm 2008, các nước láng giềng như Thái Lan, Indonesia và Philippines đã lo lắng về các thỏa thuận cạm bẫy của Việt Nam từ các công ty nước ngoài muốn đầu tư vào Đông Nam Á.

Quyền sở hữu tài sản có thể báo hiệu sự suy sụp của Đảng Cộng sản Việt Nam

Asia Times

Tác giả: David Hutt

Dịch giả: Trúc Lam

26-6-2018

Trong cuốn sách “Văn minh: Phương Tây và các nước còn lại trên thế giới“, sử gia Niall Ferguson đã đặt ra một câu hỏi thú vị. Tại sao vào thế kỷ 17, các thuộc địa Anh của Bắc Mỹ trở nên thành công về mặt kinh tế và ổn định về mặt chính trị hơn các thuộc địa Tây Ban Nha ở Nam Mỹ, được hình thành gần một thế kỷ trước?

Ma Cao kế tiếp? Canh bạc lớn của Trung Quốc ở Campuchia

LTS: Những gì đang diễn ra ở thành phố Sihanoukville, Campuchia, cũng sắp diễn ra ở Việt Nam, tại các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Mặc dù luật đặc khu chưa chính thức thông qua, thế nhưng các nhà đầu tư Trung Quốc đang có mặt tại các đặc khu nói trên, họ đang chuẩn bị sẵn sàng để triển khai các dự án đã lên kế hoạch.

Hãy nhìn vào các đặc khu Sihanoukville ở nước láng giềng Campuchia, hay Boten ở Lào, để thấy rằng người dân bản xứ đã bị gạt qua bên lề xã hội, nơi tổ tiên họ đã sống nhiều thế hệ, để rồi bây giờ họ bị chính quyền buộc phải nhường sân chơi cho những người đến từ phương Bắc và các đại gia lắm tiền nhiều của.

27 Thực thể trên Biển Đông

AMTI/CSIS

Người dịch: Phan Trinh

Lời người dịch: Bài này cung cấp hình ảnh của 27 thực thể – 7 tại Quần đảo Trường Sa, 20 tại Quần đảo Hoàng Sa – gồm các đảo, đá, bãi cạn, bãi xà cừ, cồn cát đang bị Trung Quốc kiểm soát.

Xóa nhòa biên giới Biển Đông

Foreign Affairs

Tác giả: Bonnie S. Glaser Gregory Poling

Dịch giả: Phan Trinh

5-6-2018

Đá Subi thuộc quần đảo Hoàng Sa. Nguồn: Francis Malasig / Reuters

Trích dẫn một số nội dung đáng chú ý: Chính sách “hợp tác phát triển” là chủ trương từ thời Đặng Tiểu Bình, tóm gọn trong 12 chữ “Chủ quyền chúc ngã, các trí tranh nghị, cộng đồng khai phát” (chủ quyền của ta [TQ], gác qua tranh chấp, hợp tác phát triển). Mục tiêu của “hợp tác phát triển”, nói cách khác, là thúc đẩy các nước tranh chấp, chấp nhận chủ quyền của TQ.*

Tại sao công an Việt Nam đánh và bắt sinh viên Mỹ Will Nguyễn?

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

20-6-2018

Trong các cuộc biểu tình phản đối sôi động tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 9 và 10 tháng 6, công an Việt Nam đã bắt giữ một sinh viên cao học 31 tuổi người Mỹ, Will Nguyễn. Ảnh chụp anh đang bị đối xử thô bạo bởi bọn tay chân của công an, mặc thường phục và kéo lết đến chỗ nhốt với một túi màu cam trùm trên đầu, đã lan truyền nhanh chóng trên internet.

Người Mỹ biểu tình bị giữ ở Việt Nam thú nhận trên truyền hình nhà nước

New York Times

Tác gia: Richard C. Paddock

Dịch giả: Trúc Lam

19-6-2018

BANGKOK – Một công dân Mỹ đã bị bắt tại một cuộc biểu tình ôn hòa ở Việt Nam trong tháng này, đã lên truyền hình nhà nước thú nhận rằng, ông hối hận vì đã vi phạm pháp luật và rằng ông sẽ không tham gia các cuộc biểu tình như vậy nữa.

Ai mất Biển Đông?

Project Syndicate

Tác giả: Brahma Chellaney

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

12-6-2018

Ảnh: Feng Li/Getty Images

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã lên tiếng chống lại chiến lược “đe doạ và ép buộc” của Trung Quốc tại Biển Đông, bao gồm việc phối trí các hoả tiển chống chiến hạm, các hoả tiển phòng không, các thiết bị gây nhiễu loạn sóng bằng điện tử, và gần đây hơn, việc hạ cánh các máy bay ném bom có vũ khí nguyên tử tại đảo Woody. Mattis cảnh báo: “đó là hậu quả của việc Trung Quốc coi thường cộng đồng quốc tế“.

Chế độ rút lui khỏi cuộc chiến không cần thiết

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

12-6-2018

Cuối tháng trước, khi quốc hội Việt Nam chuẩn bị ban hành luật, thành lập ba đặc khu kinh tế nằm dọc trên bờ biển dài của đất nước, một cuộc phản kháng mạnh mẽ đã nổ ra trên Facebook.

Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam phóng thích công dân Mỹ bị bắt trong các cuộc biểu tình

Guardian

Dịch giả: Trúc Lam

15-6-2018

Bbiểu tình nổ ra hôm Chủ nhật ở Việt Nam, chống lại dự thảo luật về các đặc khu kinh tế và an ninh mạng. Ảnh: STR/EPA

Will Nguyễn bị bắt tại cuộc biểu tình chống lại các [đặc] khu kinh tế mới, thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc

Hoa Kỳ kêu gọi các nhà chức trách Việt Nam, thả một trong những công dân của họ bị bắt trong một cuộc đàn áp bạo lực của cảnh sát, đối với những người biểu tình đã xuống đường khắp cả nước Việt Nam trong tuần này.

Người Mỹ bị câu lưu sau khi tham gia biểu tình ở Việt Nam

New York Times

Tác giả: Austin Ramzy

Dịch giả: Trúc Lam

14-6-2018

Những người biểu tình ở TP HCM, Việt Nam, hôm Chủ nhật, đã cầm các biểu ngữ tố cáo đề xuất tạo ra các đặc khu kinh tế thuận lợi cho China. Ảnh: Shutterstock/ EPA

HONG KONG – Một công dân Mỹ nằm trong số hàng chục người bị bắt tại Việt Nam tuần này, trong các cuộc biểu tình chống lại các đặc khu kinh tế được đề xuất, làm dấy lên các mối lo ngại về sự xâm lấn của Trung Quốc.

Cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được giải thưởng Tự do Báo chí của Ủy ban Bảo vệ Ký giả 2018

LTS: Ủy ban Bảo vệ Ký giả vừa công bố danh sách những người được giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế năm nay, gồm bốn người, trong đó có cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm.