Người Mỹ bị câu lưu sau khi tham gia biểu tình ở Việt Nam

New York Times

Tác giả: Austin Ramzy

Dịch giả: Trúc Lam

14-6-2018

Những người biểu tình ở TP HCM, Việt Nam, hôm Chủ nhật, đã cầm các biểu ngữ tố cáo đề xuất tạo ra các đặc khu kinh tế thuận lợi cho China. Ảnh: Shutterstock/ EPA

HONG KONG – Một công dân Mỹ nằm trong số hàng chục người bị bắt tại Việt Nam tuần này, trong các cuộc biểu tình chống lại các đặc khu kinh tế được đề xuất, làm dấy lên các mối lo ngại về sự xâm lấn của Trung Quốc.

Anh Will Nguyễn là người Mỹ, đang đến thăm thành phố Hồ Chí Minh trước khi tốt nghiệp chương trình thạc sĩ của trường Đại học Singapore vào mùa hè này, theo một tuyên bố từ gia đình và bạn bè của anh.

Anh Nguyễn 32 tuổi, là người gốc Houston, đã tốt nghiệp từ trường ĐH Yale, tham gia biểu tình hôm Chủ Nhật. Anh ấy bị “đánh vào đầu và bị kéo vào phía sau xe tải cảnh sát”, sau khi chính quyền chuyển sang đàn áp các cuộc biểu tình ngày hôm đó, theo lời tuyên bố.

Một video từ các cuộc biểu tình cho thấy, anh Nguyễn có máu bôi khắp mặt, bị lôi kéo bởi một nhóm đàn ông. Sau đó thấy anh đứng trên sàn của một chiếc xe tải nhỏ, có bật đèn khẩn cấp.

Anh bị đưa đến đồn cảnh sát, nhưng chỗ ở hiện tại của anh và tình trạng thể chất không được biết, tuyên bố cho biết.

Gia đình anh Nguyễn đã trốn khỏi miền Nam Việt Nam, sau chiến tranh dẫn đến sự sụp đổ của nó, anh đã viết trong một bài báo gần đây cho trang web New Naratif, thảo luận về xung đột và lịch sử đất nước về sự phân chia Bắc và Nam.

Em gái anh, cô Victoria Nguyễn, nói qua email: “Anh ấy tự hào là một người Mỹ gốc Việt, và đam mê các nghiên cứu của mình, đặc biệt là các nghiên cứu Đông Nam Á, là chuyên ngành của anh”.

Pope Thrower, phát ngôn viên của Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội, cho biết, đại sứ quán đã “lưu ý về báo cáo của truyền thông, rằng một công dân Hoa Kỳ đã bị bắt Việt Nam“.

Will Nguyễn, 23 tuổi, ở Houston, học trường ĐH Singapore. Ảnh của gia đình cung cấp.

Ông nói thêm: “Khi một công dân Hoa Kỳ bị giam giữ ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ làm việc để cung cấp tất cả sự hỗ trợ lãnh sự thích hợp. Do những cân nhắc về quyền riêng tư, chúng tôi không có bình luận gì thêm”.

Từ thành phố Hồ Chí Minh, thường được gọi là Sài Gòn, ông Nguyễn đăng một loạt tweet, cung cấp tài liệu về các cuộc biểu tình vào Chủ nhật, với đám đông những người tuần hành xuống các đường phố của thành phố.

Anh viết: “Tôi không không thể nhấn mạnh mức độ đạt được lớn như thế nào, đối với những người Việt Nam. Chính phủ cộng sản cho phép mọi người tập hợp một cách ôn hòa và người dân đang thực thi nhiệm vụ công dân của họ để phản đối sự bất công”.

Một hình ảnh anh đăng tải cho thấy, một người biểu tình bị cảnh sát đánh trên đường trong khi một người khác giúp anh ta. Hình khác cho thấy, một người biểu tình cầm một biển hiệu có câu: “Không cho Trung Cộng thuê đất dù chỉ 1 ngày“.

Gia đình anh Nguyễn đã không thể tiếp cận được anh ấy, nhưng tin tức cho biết, người chủ nhà căn hộ Airbnb cho anh thuê, nói chuyện với anh ngay sau khi anh bị giam giữ. Các viên chức cảnh sát xuất hiện tại căn hộ hai ngày sau đó để tịch thu máy tính xách tay, hộ chiếu, thẻ tín dụng và quần áo của anh, gia đình anh nói.

Ngoài các đặc khu kinh tế, những người biểu tình nói ràng, họ lo ngại về luật an ninh mạng được đề xuất. Các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát ở Việt Nam đưa tin rằng, có 102 người đã bị bắt hôm Chủ Nhật ở tỉnh phía đông nam Bình Thuận, nơi hàng ngàn người biểu tình đã chặn đường cao tốc, rồi sau đó đốt cháy các tòa nhà công cộng. Các cuộc biểu tình cũng được đưa tin ở thủ đô Hà Nội.

Các khu kinh tế đặc biệt được đề xuất sẽ cho cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê tới 99 năm, ở ba khu vực mà sẽ có ít hạn chế về mặt hành chính hơn so với phần còn lại trên đất nước. Đề xuất này đã bị khuấy động nỗi lo sợ rằng, nó sẽ làm suy yếu an ninh quốc gia, bằng cách cho Trung Quốc quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ Việt Nam.

Việt Nam và Trung Quốc có những tuyên bố chồng lấn ở Biển Đông, và những nỗ lực của Trung Quốc nhằm mở rộng kiểm soát, đã gây ra các cuộc biểu tình ở Việt Nam. Năm 2014, Trung Quốc đã đưa một giàn khoan ngoài khơi vào vùng biển mà Việt Nam coi là một phần của vùng đặc quyền kinh tế của mình, điều này đã thúc đẩy các cuộc biểu tình lớn và những nỗ lực của Việt Nam để buộc giàn khoan phải rời đi.

Hai nước đã chiến đấu một cuộc chiến biên giới ngắn ngủi nhưng đẫm máu vào năm 1979, khi Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam trong một nỗ lực trừng phạt người hàng xóm của mình để lật đổ Khmer Đỏ ở Campuchia.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. May thang Cong an con do, du dang la may con quy hut mau nguoi. Bo tien su no danh mot nguoi tay khong den do mau, bam dap nhu the ma chung no con choi cai la khong danh. Bon nay di troi mua set danh cho chay den . Xe tong cho loi ruot loi gan moi chua cai tanh doc ac.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây