Lời giới thiệu: Tác giả Geroge Conway là chồng của cố vấn cao cấp của Trump, Kellyanne Conway. George Conway là luật sư nổi tiếng ở Washington hơn 30 năm qua, ông tốt nghiệp cử nhân tại Đại Học Harvard và tốt nghiệp Luật tại Đại học Yale nổi tiếng.
Mary Trump là một nhà tâm lý học và là cháu gái của Donald Trump. Cha cô, Fred Trump Jr, anh trai của tổng thống, qua đời khi cô 16 tuổi. Cuốn sách kể về tổng thống và gia đình Trump, “Too Much and Never Enough: How My Family Created the World’s Most Dangerous Man”, [Quá nhiều và không bao giờ đủ: Gia đình tôi đã tạo ra con người nguy hiểm nhất thế giới] đã bán được gần 1 triệu bản vào ngày đầu tiên nó được xuất bản vào tháng Bảy năm nay.
Tác giả của một số sách phơi bày sự thật gần đây, gồm cả Mary Trump và Anthony Scaramucci, nói về Tổng thống Trump, nhiệm kỳ của ông ta — và những điều họ tin chắc sẽ xảy ra trong cuộc bầu cử.
Phần I: Nhận xét của Bob Woodward
Bob Woodward là phó tổng biên tập của Washington Post và là tác giả của 20 cuốn sách về chính trị Mỹ. Trong 50 năm làm báo, ông đã đưa tin về 9 đời tổng thống. Báo cáo của ông với đồng nghiệp Carl Bernstein về vụ đột nhập Watergate và sự che đậy của chính quyền sau đó đã giúp hạ bệ Richard Nixon và giành giải thưởng Pulitzer cho Washington Post.
Cuốn sách mới nhất của ông về Donald Trump, “Rage” [Cơn thịnh nộ], dựa trên 10 giờ phỏng vấn, trải dài hơn 19 cuộc điện thoại được ghi âm, thường do chính tổng thống khởi xướng, trong đó Trump tỏ ra “quá sốt sắng thổi còi chính mình”, như bài điểm sách trên The Observer [Người quan sát] nhận xét.
Có một bầu không khí lo lắng cao độ ở Washington. Trump đang tan chảy, nói một cách nhẹ nhàng. Chiến dịch tranh cử của ông là để đả kích, để đòi các đối thủ chính trị cũ của ông ta – Tổng thống Obama và Joe Biden, những người hiện đang chống lại ông ta, tất nhiên – phải bị truy tố rồi bị buộc tội. Rồi ông lại tuyên bố rằng ông không nhất thiết phải chấp nhận kết quả bầu cử trái với ý mình. Khái niệm cho rằng tổng thống sẽ nghi ngờ quy trình cơ bản của thể chế dân chủ và việc bỏ phiếu không chỉ là không thể chấp nhận, đấy là một cơn ác mộng.
Bây giờ chúng ta có thêm một yếu tố là Trump cũng nhiễm Covid-19 và ông ấy đang sử dụng steroid, nói những điều như: “Thật là một phước lành từ Thiên Chúa vì tôi đã nhiễm vi-rút“. Tôi không thể nghĩ ra điều gì vô lý hơn, hay tàn ác hơn, là gọi việc nhiễm vi-rút là một phước lành từ Thiên Chúa. Hơn 210.000 người đã chết ở Mỹ. Đối với tổng thống Mỹ mà nói như vậy là quái đản, nhưng tôi nghĩ mọi người đã trở nên tê liệt với những phát biểu của ông.
Trong một cách nào đó, sự phẫn nộ chồng chất. Mọi người đã quên đi rủi ro. Tôi nghĩ Kamala Harris đã diễn tả rất đúng trong cuộc tranh luận giữa các ứng viên phó tổng thống: những gì đã xảy ra ở Hoa Kỳ với Covid-19 là thất bại lớn nhất của tổng thống trong việc thực thi trách nhiệm của mình, có lẽ trong lịch sử Hoa Kỳ.
Đây là giai đoạn thật sự nguy hiểm trước cuộc bầu cử. Tôi đã biết rất rõ về Trump hàng giờ đồng hồ trong các cuộc phỏng vấn mà tôi đã thực hiện với ông ta cho cuốn sách của tôi, “Rage”, và tôi nghĩ nếu có một tai nạn nào đó, một vấn đề nào đó xảy ra, trong những tuần tranh cử cuối cùng, ông ấy sẽ lợi dụng nó.
Henry Kissinger, một trong số những người, gần đây đã cảnh báo rằng, chúng ta nên lo lắng về một loại khủng hoảng nào đó, và nhắc nhở mọi người rằng Thế chiến thứ nhất bắt đầu vì một tai nạn. Có lẽ không ai muốn bắt đầu một cuộc chiến tranh ngay bây giờ, nhưng hiện có một bầu không khí căng thẳng ở Trung Đông và ở Biển Đông, nơi mà Trung Quốc đã thực sự quân sự hóa, nơi có thể có một tia lửa nào đó kích hoạt một cuộc đối đầu nhẹ – tôi không nghĩ Trump sẽ tạo ra điều này.
Trump không đủ mẫn cảm để nắm bắt thái độ và kinh nghiệm của người khác, đó là yêu cầu thiết yếu của một nhà lãnh đạo. Sau khi George Floyd bị giết, tôi đã hỏi ông ta về những căng thẳng bùng phát ở đất nước này chưa từng thấy kể từ thời kỳ cao điểm của phong trào dân quyền.
Tôi nói rằng, chúng ta là những người có đặc quyền của người da trắng, rằng chúng ta phải hiểu nỗi đau khổ và sự phẫn nộ mà người da đen cảm thấy ở đất nước này. Đấy là lúc Trump nói ra một điều làm tôi phải kinh ngạc: “Chà, chắc chắn là bạn đã uống phải Kool-Aid [thuốc mê] rồi đấy! Tôi không cảm thấy như vậy chút nào“.
Ông ta hoàn toàn bác bỏ khái niệm cho rằng người da trắng trong một cách nào đó phải hiểu được nỗi đau và sự tức giận của người khác. Tôi nghĩ đó là một trong những vấn đề chính của ông ta. Trump chỉ nghĩ về nỗi đau và sự tức giận của bản thân mình thôi, và điều ông ta muốn làm, đó là tái đắc cử.
Trump cũng nói với tôi rằng, Mỹ có vũ khí hạt nhân có sức tàn phá khủng khiếp thậm chí Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập của Trung Quốc cũng không biết đến. Ngay cả tôi hiện nay cũng không biết chính xác là liệu ông ta đang phóng đại hay đang nói về điều gì có thật. Nhưng một vấn đề thật sự quan trọng cần xét đến ở đây là quyền lực của tổng thống lớn như thế nào: khi chúng ta quyết định tham chiến, cho dù chúng ta nhìn vào trường hợp Việt Nam hay Afghanistan hay Iraq, tất cả đều do tổng thống lãnh đạo, về cơ bản, với tư cách là tổng tư lệnh.
Khi chúng ta đi vào một môi trường truyền thông nóng vội và nhanh nhạy nhờ internet, tổng thống cũng ở lợi thế này để nắm bắt các làn sóng. Như con rể của ông là Jared Kushner nói, tin tức đang lan truyền và Trump chỉ tweet một cái gì đó là mọi người phải bỏ ngang bất cứ việc gì đang có trên tay. Trump nhận ra điều này. Ông ta lợi dụng nó. Ông ta có sức mạnh đó. Ông ta thích làm chủ tình hình. Ông ta thích gây ra cảnh tượng. Hoàn cảnh đã hội tụ tất cả ở đây tạo cho ông sức mạnh phi thường.
Hướng tới kết quả của cuộc bầu cử, Trump đã dàn dựng tình huống để nói rằng, nếu ông không thắng, ông sẽ nghi ngờ các phiếu bầu gửi qua bưu điện. Tôi nghĩ câu hỏi nên đặt ra là: nếu ông ta thua, liệu đảng chính trị của ông có tập hợp lại, đến gặp ông và nói chuyện với ông, nói rằng, ngài không thể làm điều này? Ngài không thể làm điều đó với đảng Cộng hòa và quan trọng nhất là ngài không thể làm điều đó với đất nước. Cần phải có một sự chuyển giao quyền lực có trật tự, nếu đó là điều nhiên hậu phải đến.
Đây là mức độ lo lắng của tôi hiện nay với tư cách là một phóng viên: Tôi đi ngủ và thức dậy vào nửa đêm và bắt đầu kiểm tra tin tức vì đố Trời biết được điều gì có thể đã xảy ra. Chúng ta đang ngồi trên chông trên gai ở đất nước này trong mọi khoảnh khắc, mọi hành động, mọi đánh giá, và mọi thứ đó đang cạn kiệt dần. Tôi nghĩ rằng nhiều người đã đến mức họ đang loại bỏ các luận điệu của Trump và cả tình hình chính trị được chừng nào hay chừng ấy.
Thật không may, các tác động đến cuộc sống của mọi người vẫn tiếp diễn, do vi-rút, do không có kế hoạch hoặc một đường lối có tổ chức để đối phó với điều này. Tất cả đều là việc đưa ra quyết định bốc đồng. Tôi không thể nghĩ đến một thời điểm nào trong 50 năm làm phóng viên của tôi mà tôi cảm thấy lo lắng hơn hiện nay về đất nước, về vai trò của một tổng thống và về tương lai. JR
Hôm 24-10-2020, đài Bayerischer Rundfunk (BR), một đài phát thanh và truyền hình của bang Bavaria (Bayern) ở miền nam Đức, đăng trên trang web của đài một bài viết của phóng viên Maximilian Zierer với tựa đề “Dưới áp lực của Việt Nam: Facebook chặn các bài viết chỉ trích chính phủ“. Sau đây là bản dịch:
Tác giả: Mike McIntire, Russ Buettner và Susanne Craig
Dịch giả: T.Vấn
23-10-2020
Nội dung những dữ liệu tài chính mà Trump giấu giếm lâu nay đã gây ra mối nghi ngờ về một số lời hứa hẹn hiến tặng cho các cơ quan thiện nguyện của Trump, đồng thời cũng cho thấy rằng, phần lớn những hiến tặng của ông ta đều đến từ các thỏa thuận đất đai và giúp ông ta khấu trừ lợi tức trong thu nhập thuế.
Vào thời điểm dấu ngoặc đơn của nhiệm kỳ Donald Trump trong lịch sử nước cộng hòa đóng lại, ông ta đang tháo mở các cổng trên chiếc hồ chứa đầy ắp những lời nguyền rủa và thương thân của mình. Là một người thực hành chủ nghĩa bảo thủ khóc nhè, Trump nghĩ rằng không ai phải chịu đựng quá nhiều thua thiệt như ông kể từ khi Job [một nhân vật trong Thánh kinh] mất lạc đà và mắc bệnh nhọt. Và luôn luôn là một kẻ yếu đuối, Trump sẽ kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của mình như khi ông bắt đầu nó: bằng những lời than vãn.
Tác giả: Mike McIntire, Russ Buettner và Susanne Craig
Dịch giả: T.Vấn
22-10-2020
Trong lúc Trump đặt câu hỏi về lập trường của đối thủ [Joe Biden] với Trung Quốc, thì hồ sơ thuế của chính Trump đã tiết lộ nhiều chi tiết về những hoạt động của ông ta ở đó, trong đó có việc mở một tài khoản ngân hàng trước đây chưa ai biết tới.
Tác giả: Nicholas Confessore, Karen Yourish, Steve Eder, Ben Protess, Maggie Haberman, Grace Ashford, Michael LaForgia, Kenneth P. Vogel, Michael Rothfeld và Larry Buchanan
Tác giả: Nicholas Confessore, Karen Yourish, Steve Eder, Ben Protess, Maggie Haberman, Grace Ashford, Michael LaForgia, Kenneth P. Vogel, Michael Rothfeld và Larry Buchanan
Trong tuần diễn ra lễ nhậm chức của tổng thống Trump, một chính trị gia người Romania tên là Liviu Dragnea có ghé qua khách sạn quốc tế Trump ăn tối và uống rượu.
Ở nước mình, Dragnea – thủ lãnh của đảng Dân Chủ Xã Hội – bị cấm không cho nắm giữ những chức vụ quan trọng và chuẩn bị phải ra tòa vì các cáo buộc tham nhũng. Nhưng ở Washington, ông ta vẫn có thể bắt tay với vị tổng thống đắc cử.
Tối hôm đó, khi tổng thống Trump và đoàn tùy tùng đi ngang qua khách sạn, Dragnea và viên thủ tướng Romania chụp bắt ngay cơ hội. Dragnea đã có được một buổi mà sau đó ông ta mô tả một cách sai lạc là một buổi ăn tối thân mật, một hình thức gặp mặt phải mất cả năm trời để sắp xếp, kể cả với các vị nguyên thủ quốc gia. Sau đó, ông ta đưa bức hình chụp chung với Trump lên trang Facebook, hàm ý rằng ông ta đã gặt hái được một cam kết thắt chặt hơn mối quan hệ giữa hai quốc gia.
Đối với các chính trị gia nước ngoài ở mức thấp nhất trong nấc thang ngoại giao ở Washington, ngay cả một cơ hội gặp gỡ với tổng thống Hoa Kỳ cũng đã là thắng lợi có ý nghĩa về mặt tuyên truyền. Đại biểu của ít nhất 33 quốc gia đã từng bước ngang qua khách sạn Trump, theo thống kê của bản tin 1100 Pennsylvania của ký giả Zach Everson, là người theo dõi các hoạt động ra vào nơi đây.
Alan M. Madison, người đại diện cho các chính quyền và đảng phái chính trị nước ngoài ở Washington, bao gồm cả đảng Dân Chủ Xã Hội của Dragnea, cho biết:
“Việc họ có thể sắp xếp được một cuộc gặp gỡ, một cái bắt tay và chụp chung một bức hình được lan truyền xa rộng về tận quê nhà của họ – đó là vàng đối với họ. Họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì để đạt được điều đó”.
Một số tòa đại sứ đã dời những buổi tiệc hàng năm hoặc các dịp lễ kỷ niệm độc lập của nước họ vào trong khách sạn Trump. Viên đại sứ Phi Luật Tân giải thích với báo The Philippine Star: “Vì mấy tòa đại sứ khác họ tổ chức các dịp kỷ niệm hàng năm của họ trong khách sạn được rất nhiều người tham dự, tôi quyết định – tại sao mình lại không làm giống như vậy”.
Khi thủ tướng Zeljka Cvijanovic của khu vực Serbian trong vùng đất Bosnia, ghé lại khách sạn, gặp được Kellyanne Conway và Sarah Huckabee Sanders ở đó, bà ta bèn cho ra một thông báo gần giống với tuyên bố chính thức cấp nhà nước, trong đó có đoạn: “Ngay trong ngày đầu tiên viếng thăm Washington, thủ tướng Zeljka Cvijanovic đã tiếp xúc được với những cố vấn thân cận nhất của tổng thống Hoa Kỳ”.
New York Times nhận diện hơn 20 viên chức, các chính trị gia, doanh nghiệp và các nhóm quyền lợi ngoại quốc có các mối quan hệ chặt chẽ với các chính quyền hải ngoại đã tổ chức các sự kiện ở khách sạn Trump hay mướn phòng ở đó.
Những thắng lợi về chính sách đôi khi theo sát đằng sau. Tập đoàn FLC, một tập đoàn Việt Nam có một công ty con là hãng hàng không thương mại, đã tổ chức một hội nghị tại khách sạn Washington vào tháng 6 năm 2018, quảng cáo cho những cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
Tám tháng sau đó, cơ quan hàng không Liên bang Hoa Kỳ đã thỏa thuận cho hàng không Việt Nam thiết lập đường bay với Hoa Kỳ. Trump đến tham dự một buổi lễ tại Hà Nội để ăn mừng FLC đã ký một hợp đồng mua máy bay của hãng Boeing trị giá 3 tỉ đô la.
Một số khách hàng của cơ sở doanh nghiệp Trump đã dùng những nơi này để tạo dựng các mối quan hệ với các nhà lãnh đạo nước ngoài. Broidy, một doanh nhân California và là một tân hội viên của Mar-a-Lago, đã dùng cơm tối với Dragnea và sắp xếp cuộc gặp tại chỗ cho ông này với tổng thống Trump. Về sau, Broidy tìm cách để có được sự làm ăn với Romania và các nước khác. Tháng 2 năm 2017, Broidy viết thư cho bộ trưởng Quốc Phòng Angola thảo luận về một cuộc viếng thăm của ông này đến Mar-a-Lago trong lúc đang đòi chính phủ nước này thanh toán một khoản tiền cho công ty Circinus, công ty cung cấp dịch vụ phòng vệ của ông ta.
Mùa thu năm đó, Broidy tổ chức một buổi tiếp tân ở khách sạn Washington, có rượu pha, ăn tối và “giờ giao lưu xã hội với xì-gà” – tất cả là để chào đón bộ trưởng Quốc Phòng Romania và viên tướng đứng đầu một cơ quan mà Broidy đang để mắt tới với hy vọng có được một thương vụ mới.
Broidy và nhóm của ông ta mời được một số viên chức chính phủ, gồm đại sứ Hoa Kỳ ở Romania, bộ trưởng thương mại Wilbur Ross. Ông ta cũng mời Ryan Zinke, bộ trưởng Nội Vụ, và “nhiều chức sắc quan trọng” khác – theo nội dung một e-mail có được do sự yêu cầu công khai các văn kiện. Ross không tham dự nhưng Zinke và viên đại sứ có mặt.
Khoảng 5 tháng sau, công ty của Broidy đã đạt được một thỏa thuận hợp tác với một công ty dịch vụ phòng vệ của Romania do nhà nước sở hữu, tạo nền tảng cho việc ký kết một hợp đồng trị giá 200 triệu đô la. Tuy nhiên, hợp đồng này không bao giờ thành hiện thực. Dragnea bị kết tội lợi dụng quyền hành và phải thi hành án tù; cùng lúc, những giao dịch của Broidy với các khách hàng nước ngoài bị điều tra bởi cơ quan Liên bang.
Broidy không trả lời những yêu cầu bình luận. Hôm thứ năm vừa rồi, có tin tiết lộ rằng ông ta bị cáo buộc một tội danh duy nhất là âm mưu vi phạm luật lobby cho khách hàng ngoại quốc trong một trường hợp không dính dáng gì đến Romania. Tuy nhiên, các công tố viên trong vụ này đã nhấn mạnh đến mối quan hệ của Broidy với cơ sở doanh nghiệp của Trump, trích dẫn một nội dung tin nhắn từ Broidy, đề nghị sắp xếp một buổi chơi golf cho một chính trị gia nước ngoài với tổng thống Trump tại sân câu lạc bộ Bedminster hoặc khu vực Washington.
Thậm chí một chính trị gia hạng xoàng ở Đông Âu cũng có thể kề vai sát cánh với nhà lãnh đạo của thế giới tự do. Mùa xuân vừa rồi, tại một buổi hội hè do đảng bộ Cộng hòa địa phương tổ chức ở Mar-a-Lago, thủ lãnh của một đảng chính trị đứng hàng thứ sáu của Romania đã tìm cách đến gần được Trump và chụp chung hình.
Cơ hội chẳng bao lâu tự nó xuất hiện: Trong một bức hình khá mờ đưa lên trong tài khoản facebook và Instagram , nhà hoạt động chính trị Eugen Tomac, được nhìn thấy đang bắt tay với tổng thống Trump, là người mà ông ta tuyên bố đã mời sang viếng thăm Romania.
Trên tài khoản Facebook của mình, Tomac viết:“Chúng ta đang làm điều đúng nhất cho Romania và cho tương lai của khối Châu Âu-Đại Tây Dương của chúng ta. Chỉ bằng cách này chúng ta mới có thể làm cho Romania hùng mạnh và vĩ đại một lần nữa”.
Các phiên điều trần về việc đề bạt Thẩm phán Amy Coney Barrett lên Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã phơi bày một sự thật đau lòng: một ảo tưởng đầy nguy hiểm mà bà ấy cùng với một nửa nước Mỹ của mình đang sống với.
Tác giả: Nicholas Confessore, Karen Yourish, Steve Eder, Ben Protess, Maggie Haberman, Grace Ashford, Michael LaForgia, Kenneth P. Vogel, Michael Rothfeld và Larry Buchanan
Tác giả, Lance Wallnau là nhà vị lai học (futurist) và Life Coach (một loại nghề dạy người ta cách thăng tiến trong sự nghiệp, phát huy và cải tiến các mối quan hệ v.v… nói chung là dạy cách sống cả tâm linh lẫn vật chất – ND) là một người có lòng tin tưởng sắt đá. Thuộc giáo phái Phúc Âm, Wallnau phản đối việc tách rời nhà thờ ra khỏi nhà nước.
Tác giả: Nicholas Confessore, Karen Yourish, Steve Eder, Ben Protess, Maggie Haberman, Grace Ashford, Michael LaForgia, Kenneth P. Vogel, Michael Rothfeld và Larry Buchanan
Nếu chính phủ Hoa Kỳ muốn chiến thắng trong những cuộc chiến tranh thông tin, thì các chiến thuật của thời Chiến Tranh Lạnh sẽ không còn hữu hiệu được nữa.
Tác giả: Nicholas Confessore, Karen Yourish, Steve Eder, Ben Protess, Maggie Haberman, Grace Ashford, Michael LaForgia, Kenneth P. Vogel, Michael Rothfeld và Larry Buchanan
Tác giả: Nicholas Confessore, Karen Yourish, Steve Eder, Ben Protess, Maggie Haberman, Grace Ashford, Michael LaForgia, Kenneth P. Vogel, Michael Rothfeld và Larry Buchanan
Tác giả: Nicholas Confessore, Karen Yourish, Steve Eder, Ben Protess, Maggie Haberman, Grace Ashford, Michael LaForgia, Kenneth P. Vogel, Michael Rothfeld và Larry Buchanan
Anthony Pratt có thể có đủ khả năng để làm điều đó.
Pratt là bộ mặt của một gia đình giàu có nhất nước Úc, ngự trị cả một đế chế chuyên kinh doanh bao bì đóng gói và tái chế giấy cứng. Giống như nhiều doanh nhân thuộc về những doanh nghiệp đã hoạt động lâu đời, có tăm tiếng và ổn định, ông ta trở thành một tín đồ Trump, tuy có hơi muộn.
Khi đại dịch corona tấn công New York vào tháng Ba, Sylvia LeRoy đã mang thai những tháng cuối và đang làm việc toàn thời gian như một y tá. Giờ đây, cô bị tổn thương não và cần được chăm sóc, nhưng trận chiến chống lại công ty bảo hiểm là gay go nhất.
Có những chứng cớ cho thấy, một người thân của Bộ trưởng Công an đầy tham vọng của Việt Nam có liên quan hoặc có thể đã bao che cho vụ buôn lậu loại ma túy tổng hợp (ecstasy) từ Berlin về Hà Nội.
Tác giả: Nicholas Confessore, Karen Yourish, Steve Eder, Ben Protess, Maggie Haberman, Grace Ashford, Michael LaForgia, Kenneth P. Vogel, Michael Rothfeld và Larry Buchanan
Làm ăn ngay trên những đường lăn bóng (của sân golf)
Ngay sau cuộc thắng cử không ai mong đợi của Trump năm 2016, David Storch, một nhà quản lý ngành hàng không ở tiểu bang Illinois, là người đầu tiên bước chân vào thế giới trộn lẫn giữa chính trị và kinh doanh riêng tư của Trump.
Tác giả: Nicholas Confessore, Karen Yourish, Steve Eder, Ben Protess, Maggie Haberman, Grace Ashford, Michael LaForgia, Kenneth P. Vogel, Michael Rothfeld và Larry Buchanan
Tác giả: Nicholas Confessore, Karen Yourish, Steve Eder, Ben Protess, Maggie Haberman, Grace Ashford, Michael LaForgia, Kenneth P. Vogel, Michael Rothfeld và Larry Buchanan
Dịch giả: T.Vấn
12-10-2020
Lời giới thiệu: Đây là bài 3 trong loạt bài “Hồ sơ thuế của Trump”, đăng trên báo New York Times. Do mỗi bài khá dài, nên chúng tôi chia ra thành nhiều phần để giới thiệu với quý bạn đọc. Bài 1 gồm 8 phần, chúng tôi đã dịch và đăng trên Tiếng Dân từ ngày 28/9/2020 đến ngày 4/10/2020. Bài 2 gồm 5 phần, đã dịch và đăng từ ngày 5/10/2020 đến ngày 9/10/2020. Và đây là phần 1 của bài 3, xin được giới thiệu cùng độc giả:
Câu chuyện này đóng vai chiếc “lỗ đinh làm đắm tàu” trong bản phanh phui hồ sơ thuế của Trump trên báo New York Times.
Có rất nhiều chi tiết động trời trong bản phanh phui thuế má của Trump trong bài điều tra đăng trên báo New York Times tuần rồi. Ông ta không trả đồng thuế lợi tức liên bang nào trong nhiều năm. Sự nghiệp kinh doanh rùm beng của ông ta đang treo bấp bênh trên những sợi dây rất mong manh. Và đó mới chỉ là những đầu đề.
Nhưng có một chi tiết khá thú vị, dù nó có vẻ như không quan trọng lắm: Trump tốn hơn $70,000 cho dịch vụ làm tóc trong suốt thời gian thực hiện chương trình truyền hình “The Apprentice”.
Lẽ dĩ nhiên, đối với bất cứ ai phải sử dụng khoản tiền như vậy cho việc cắt tóc, chải tóc, nhuộm tóc thì đó cũng là một khoản tiền lớn, rất lớn. Nhưng điều đáng chú ý ở đây liên quan đến sự tiết lộ New York Times là công ty của Trump đã khấu trừ số tiền ấy như là một chi phí kinh doanh, nhằm làm giảm đi thu nhập phải đóng thuế, có nghĩa là làm giảm đi tiền thuế ông ta phải đóng cho chính phủ.
Các chuyên gia thuế nói với tôi rằng, luật thuế ngăn cấm việc khấu trừ những khoản chi phí thông thường được coi là chi phí cá nhân dù dưới bất cứ hoàn cảnh nào. Và nếu như khoản tiền ấy đã được một người khác trả mà vẫn cố tình khai khấu trừ thì có thể bị buộc vào tội man khai để gian lận thuế (criminal tax fraud).
Ba cựu viên chức của hãng truyền hình NBC đã từng tham dự vào việc thực hiện chương trình “The Apprentice” cho biết, tuy họ không được biết rõ chính xác từng chi tiết trong bản hợp đồng Trump ký với NBC, nhưng họ rất quen thuộc với nội dung những bản hợp đồng tương tự (như của Trump). Những chi phí liên quan đến tóc tai, trang điểm của một ngôi sao tầm cỡ Trump trong các chương trình truyền hình đều được thanh toán bởi chủ sản xuất chương trình và giả dụ như Trump đã bỏ tiền túi ra trả trước thì chắc chắn ông ta cũng đã được chương trình hoàn trả rồi (reimbursement).
Một trong ba cựu viên chức của NBC nói trên, cho biết: “Tôi không thể nghĩ rằng đã có một tình huống đặc biệt nào đó buộc Trump phải trả khoản tiền đó mà không nhận lại được tiền hoàn trả (từ chương trình)”.
Viên chức này xin được tạm giấu tên vì hiện nay ông ta vẫn còn đang có những mối quan hệ công việc với NBC và Mark Burnett, nhà sản xuất chính của “The Apprentice”, đồng thời của chương trình “The Voice” cho NBC.
Trong thực tế, người khai thuế không được phép khai khấu trừ khoản chi phí cho kinh doanh khi đã được nhận sự hoàn trả cho chi phí ấy.
“Đây sẽ là một tội hình sự nếu bị cho là cố ý vi phạm luật”. Chuyên gia thuế Schuyler M. Moore đã khẳng định như trên. Moore làm việc cho công ty luật Greenberg Glusker ở Los Angeles và cũng là tác giả tập chuyên luận về luật pháp “Hệ thống tính thuế của kỹ nghệ giải trí” (Taxation of the Entertainment Industry).
Trong bất cứ một phán xử nào, tòa án đều khẳng định rằng các chi phí về trang điểm đầu tóc, dù là cho một diễn viên của chương trình truyền hình, đều là chi phí thuộc về cá nhân (personal expense) nên không thể khấu trừ (deduct) được. (Hiện nay, theo luật định, không có sự giới hạn về thời gian trong việc truy tố tội gian lận thuế. Thông thường, sở thuế IRS có 3 năm kể từ ngày hồ sơ thuế được nộp để bắt đầu cuộc truy vấn – audit – và sau đó truy tố hình sự người khai nếu tìm thấy có sự gian lận thuế).
Khi được hỏi về vấn đề này, tòa Bạch Ốc khước từ trả lời và đề nghị hỏi thẳng các luật sư của Tổ Hợp Trump. Alan Garten, viên luật sư trưởng của Tổ Hợp, đã không đáp lại lời yêu cầu bình luận.
Trump thường tỏ ra rất kín đáo về mái tóc của mình, nhất là về công thức pha chế làm sao có được màu sắc như màu rơm khô trên những sợi tóc nằm rất ngay ngắn trên đỉnh đầu. Bộ tóc sặc sỡ này là đã trở thành một phần trong thương hiệu “You’re fired” (Sa Thải) của chương trình “The Apprentice” và sau đó theo chân ông ta vào đến tận tòa Bạch Ốc.
Chương trình “The Apprentice”, như bất cứ một show truyền hình thực tế (Reality show) của bất cứ một mạng lưới truyền hình nào, đều có một đội ngũ chuyên lo về tóc và các nhu cầu trang điểm khác cho những người tham dự chương trình. Nhưng họ không lo chuyện tóc tai cho Trump và tỏ ra rất không muốn, dù chỉ chạm nhẹ vào một vài sợi tóc lòa xòa của ông ta nếu không được yêu cầu. Một trong những chuyên gia trang điểm cho chương trình, Amy Lasch, năm 2016 đã nói với báo New York Post rằng, khi Trump đến phòng quay thì mọi chuyện đã sẵn sàng đâu ra đó. “Hình như ông ta đã đến đâu đó để chuẩn bị cho các việc phải làm trước khi vào phòng quay”.
Cũng là chuyện bình thường cho các ngôi sao có riêng các chuyên gia lo về trang điểm. Theo thông lệ, chương trình trả trực tiếp cho các chuyên gia trang điểm, nhưng cũng có khi diễn viên trả rồi nhận lại hoàn trả (reimbursement) từ chương trình sau. Một trong những lý do là vì người diễn viên ấy thuê chuyên gia không thuộc về công đoàn nên chương trình không thể trả trực tiếp được.
Trong các cuộc phỏng vấn, Trump khoe chính vợ ông ta, bà Melania, đã cắt tóc cho mình vì ông ta không bao giờ để cho bất cứ ai đụng vào đầu. Và chính Trump đã tự tay xịt keo vào tóc để giữ cho chúng nằm yên.
Trump kể với tờ Playboy hồi năm 2004: “Khi tóc khô rồi thì tôi bắt đầu chải. Đến khi thấy rằng mái tóc đã được như ý mình thích – dù không một ai thích hết – thì tôi bắt đầu phun keo. Cũng được cả một ngày đấy!”.
Nhưng hồ sơ khai thuế của Trump mà các đồng nghiệp của tôi ở báo New York Times hiện đang nghiên cứu, lại cho biết rằng, công ty sản xuất truyền hình của ông ta, nhà sản xuất Trump của ông ta, đã thuê một chuyên gia tóc và trang điểm ở Manhattan tên là Sharon Sinclair làm công việc này. Tiền thù lao năm 2004 ít nhất là $13,300; năm 2005 ít nhất là $36,400; và năm 2006 ít nhất là $20,043.
Nếu như vậy thì chi phí ngót nghét $1,000 cho một buổi phát hình, tuy rất cao nhưng không phải là không nghe nói đến trong giới ngôi sao Hollywood.
Tổ Hợp Trump cũng đã trả cho Sinclair ít nhất là $2,500 trong năm 2007. Cũng không rõ chi phí ấy có liên quan gì đến “The Apprentice” hay không. Tổng số chi phí tóc tai trang điểm cho Trump tính từ năm 2004 đến 2007: $72,243.
Tài liệu thuế không liệt kê rõ loại dịch vụ nào Sinclair đã cung cấp cho Trump. Nhưng trong phần ghi những người có đóng góp vào chương trình một số episodes của “The Apprentice”, tên Sinclair đã được ghi nhận là làm tóc (hair stylist) cho Trump. Ở một số episodes khác, tên Sinclair được ghi nhận là trang điểm (makeup artist) cho Trump và ở một số khác thì ghi nhận cả hai (làm tóc và trang điểm). Bản khai kinh nghiệm làm việc (resume) của Sinclair cho biết, cô đã từng cung cấp dịch vụ làm tóc và trang điểm cho những ngôi sao nổi tiếng như Tina Fey, Paris Hilton và Steve Martin. Sinclair chưa trả lời cho biết có bình luận gì về việc này hay không.
Luật thuế nói, “chi phí cá nhân” không thể dùng khấu trừ (thu nhập trả thuế – ND).
Moore, một luật sư về thuế, khẳng định: “Không cách gì ông ta có thể khấu trừ chi phí tóc tai, trang điểm vào thu nhập trả thuế, bất kể có nhận được hay không nhận được hoàn trả – reimbursement (từ đối tác doanh nghiệp – trong trường hợp này là người sản xuất chương trình ‘The Apprentice’ tức đài truyền hình NBC – ND). Đã có nhiều vụ án cũng như audit thuế liên quan đến vấn đề này rồi”.
Thật vậy, có nhiều vụ án như trên liên can đến các diễn viên của chương trình truyền hình.
Năm 2011, Tòa liên bang Hoa Kỳ đã thụ án vụ một xướng ngôn viên tin tức tại một chi nhánh của đài NBC ở Columbus, Ohio. Người này đã khai khấu trừ vào thu nhập trả thuế các chi phí cho việc chăm sóc mái tóc, với lý do công việc đòi hỏi và cũng vì bà là đại diện thường trực của trạm truyền hình địa phương. Tòa đã dứt khoát không chấp nhận sự khấu trừ. Tòa phán quyết rằng, những chi phí liên quan đến việc “chăm chút một vẻ ngoài tề chỉnh” thật sự “có thuộc tính cố hữu là phí tổn cá nhân”, mặc dù “những chi phí này có thể liên hệ đến công việc đang làm”.
Năm 1980, tòa án ở khu vực Boston cũng đã đưa ra một phán quyết tương tự, liên quan đến một xướng ngôn viên tin tức của chi nhánh truyền hình NBC, người này đồng thời còn là một nhà đầu tư địa ốc. Tòa ghi nhận rằng, đài truyền hình đòi hỏi nhân viên xướng ngôn phải duy trì một vẻ ngoài “phù hợp với công việc của một người loan báo tin tức trên truyền hình”, nhưng lại không hoàn trả cho anh ta $10 tiền cắt tóc hàng tháng. Vì vậy, vị xướng ngôn viên này quyết định khấu trừ chi phí ấy vào thu nhập trả thuế. Tòa án phản bác việc làm này.
Hiện vẫn chưa rõ tại sao Trump, người lúc nào cũng o bế kỹ càng mái tóc của mình cả khi xuất hiện trên sân khấu cũng như hoạt động bình thường hàng ngày, lại có thể được hưởng một sự đối xử đặc biệt về vấn đề khấu trừ thuế. (Những chi phí về mua sắm may mặc quần áo, cũng được xem xét dưới cùng một góc độ. Chi phí về trang phục và đồng phục dành riêng khi làm việc có thể dùng khấu trừ được, nhưng nếu chúng cũng được sử dụng bên ngoài khuôn khổ công việc đòi hỏi, thì cũng như quần áo mặc trong giao tiếp kinh doanh – business suit – không đủ điều kiện để được khấu trừ).
Từ năm 2007 đến năm 2013, một số công ty của Trump, bao gồm Trump Production, cũng đã khai khấu trừ ít nhất $95,000, là khoản tiền trả cho người thợ làm tóc lâu năm của Ivanka Trump, cô này cũng góp mặt trong chương trình “The Apprentice”.
Người cựu nhân viên điều hành của NBC cho rằng, những chi phí về tóc tai, trang điểm cho Ivanka hẳn đã được trả bởi chương trình (The Apprentice).
Người phát ngôn của Ivanka Trump tại tòa Bạch Ốc đã không trả lời yêu cầu có lời bình luận.
Những khấu trừ cho kinh doanh các chi phí cá nhân nói trên, sẽ được xem là vượt quá giới hạn hay cố tình phạm pháp thuộc về thẩm quyền của các cuộc audits từ sở thuế. Trump nhiều lần xác định, ông ta hiện đang bị audit và những nghiên cứu của báo New York Times cho biết, điểm tập trung chủ yếu của các cuộc audit là khoản tiền refund 72.9 triệu đô la mà Trump đã khai và cũng đã nhận về. Do đó, cũng chưa được rõ liệu sở thuế có để mắt tới những khấu trừ về chi phí tóc tai, trang điểm của cha con Trump hay không.
Một phát ngôn nhân của IRS cho biết, cơ quan thuế không có lời bình luận về các hồ sơ thuế cá nhân hay những cuộc audits.
So với những khoản lỗ lã hàng tỉ đô la của doanh nghiệp Trump, vốn khó có thể quân bình cán cân lỗ lời, thì con số $70,000 khấu trừ xem ra có vẻ như chẳng đáng để mắt tới. Nhưng nó mang tính cách biểu tượng cho quan niệm chủ đạo về thuế má của Trump: Không có số tiền nào gọi là quá nhỏ để giữ không cho nó chui vào két sắt của chính quyền.
Giả sử trong tương lai, Trump phải đối mặt với sự điều tra kỹ lưỡng (scrutiny) của IRS về những khoản khấu trừ chi phí cá nhân vào thu nhập trả thuế của mình, chắc chắn ông ta sẽ khó lòng thoát khỏi.
Năm 1989, đại gia về địa ốc Leona Helmsley đã bị kết án 4 năm tù về tội trốn thuế (tax evasion) sau khi bà này tìm cách khấu trừ những khoản chi phí về nâng cao giá trị tài sản (improvements) cho lãnh địa của mình ở Greenwich, tiểu bang Connecticut – như là chi phí kinh doanh.
Một trong những luật sư của bà Helmsley là Alan Dershowitz, người biện hộ cho Trump trong suốt thời gian Trump bị Quốc Hội Hoa Kỳ đàn hạch (impeachment).
Còn viên công tố liên bang đóng vai cáo buộc? Không ai khác, chính là Rudolph W. Giuliani, người vừa xuất hiện bên cạnh Trump trong lúc ông ta lên tiếng phủ nhận những điều tra của báo New York Times và chính Giuliani đã bốc Trump là “thiên tài” trong việc tìm mọi cách để tránh không phải bị đóng thuế.
_________
Tác giả: James B. Stewart là một bỉnh bút của báo New York Times và là tác giả của 9 quyển sách, mới nhất phải kể “Nhà nước bí mật: Trump, Sở cảnh sát Liên Bang và nền Pháp Trị” (Deep State: Trump, the FBI and the Rule of Law). Ông đoạt giải Pulitzer về Báo chí Dẫn Giải (Explanatory Journalism) năm 1988 và hiện là giáo sư môn Báo Chí Kinh Doanh (business journalism) tại đại học Columbia.
Lời người dịch: Những gì TT Trump nói và làm đã cho những người từng bầu cho ông ta năm 2016 biết rõ, ông ta là con người như thế nào và bốn năm qua, các bạn cũng biết rõ ông ta lãnh đạo nước Mỹ ra sao. Năm 2016, có thể nhiều người không tiên đoán được Chính sách đối ngoại của ông Trump, nhưng bây giờ, năm 2020, chúng ta có thể tham khảo đánh giá của 50 học giả uyên bác về lịch sử và chính trị của Hoa Kỳ, giúp các bạn có sự lựa chọn phiếu bầu của mình sáng suốt hơn.
Không có tương lai duy nhất cho đến khi nó xảy ra, và bất kỳ nỗ lực nào để hình dung cho vấn đề địa chính trị sau đại dịch COVID-19, nó phải bao gồm một loạt các hình thức tương lai có thể xảy ra. Tôi đề xuất năm tương lai hợp lý vào năm 2030, nhưng rõ ràng có thể tưởng tượng ra được những tương lai khác.
Hacker Việt Nam dọ thám chủ yếu những người chỉ trích chính quyền sống ở Đức. Đó là kết quả của những nghiên cứu đặc biệt của đài truyền thông BR và bộ phận trực tuyến báo “Die Zeit”. Tòa đại sứ Việt Nam phủ nhận những cáo buộc này.
Câu hỏi trên đây thật sự đẩy Việt Nam vào thế “lưỡng phân”. Về chiều kích kinh tế của chiến lược Indo-Pacific, câu trả lời có thể là “yes”. Tham gia Diễn đàn Doanh nghiệp lần 3 là một minh chứng. Về trụ cột an ninh, nhất là trong chiều kích “ngăn chặn” Trung Quốc, câu trả lời nhiều khả năng sẽ là “no”.
Lời giới thiệu: Ngay sau khi hay tin Phạm Đoan Trang bị bắt giam, cùng ngày Thứ ba 7.10.2020, tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã ra một thông cáo báo chí. Sau đây là bản dịch:
Với thói quen hay dùng những cách nói Trump gọi là “sự cường điệu chân thật” (truthful hyperbole) để thuyết phục đối tác rằng mình sẽ đáp ứng yêu cầu của họ, ông ta đôi lúc đã bước đến mé bờ mong manh của gian lận, lừa đảo. Cũng chẳng bao lâu sau đó, Trump bị buộc tội là đã vượt qua lằn ranh mong manh ấy.