Dần Vương tuyên cáo phú

Cao Bồi Già

31-1-2022

Những vết thương rách nát

Lưu Trọng Văn

2-7-2022

Năm 1972 tại Sài Gòn chàng trai 24 tuổi Phan Ni Tấn viết bài thơ “Bài hát Học trò” mà mỗi chữ, mỗi câu tứa ra từ bi kịch thời đại: Chiến tranh – Thân phận người Việt.

Luật pháp để làm gì?

Đoàn Bảo Châu

18-8-2022

Có câu chuyện thế này. Một bà vợ kiện chồng bởi cưỡng ép bà ấy “quan hệ” khi bà ấy mệt, mà theo luật thì như thế là người chồng có tội hiếp dâm.

Trọn gói tâm linh

Phạm Thị Hoài

24-1-2023

Trong các phong tục Tết, tôi ớn nhất cúng bái. Cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp, cúng Tất niên chiều 30, cúng Giao thừa đêm 30, cúng Nguyên đán mồng Một, cúng Chiêu điện sáng mồng Hai, cúng Tịch điện chiều mồng Hai, cúng hóa vàng mồng Ba, cúng Khai hạ mồng Bảy, cúng Thần tài Thổ địa mồng Mười, cúng Nguyên tiêu rằm tháng Giêng. Trong vòng chưa đầy một tháng cả chục cú không cúng không được, người ta cúng cả, thuộc về gói cúng cơ bản, chưa kể gói combo những cúng rước cúng tiễn, cúng chay cúng mặn, cúng trong nhà cúng ngoài trời, cúng tảo mộ cuối năm, cúng khai trương xuất hành đầu năm, cúng cầu an giải hạn, cúng bổn mạng và các vụ cúng kiếng đền chùa lễ hội đầu Xuân. Như chạy nước rút. Chạy deadline. Chạy sô. Chạy thành tích tâm linh.

BQL Di tích Tháp bà Nha Trang dùng quyền gì cấm người Chăm kể về văn hóa mình trên tháp?

Wa Praong

18-3-2023

Tác giả Sohaniim tại tháp bà Nha Trang. Nguồn: FB nhân vật

Hôm nay mình thật bất ngờ và bức xúc khi bị nhân viên người Kinh (tên Sơn) trông coi tháp Chàm CẤM mình kể về văn hoá Chăm trên đền tháp của tổ tiên mình.

Nhớ chợ quê và…

Mạc Văn Trang

11-6-2023

Chợ Bờ Băng hiện tại. Ảnh: FB tác giả

Hầu như mỗi người Việt ở tuổi trên 50 đều còn lưu giữ những kỷ niệm về Chợ quê. Có những kỷ niệm êm đềm thơ mộng, có những kỷ niệm xót xa, sợ hãi. Câu thành ngữ “Mong như mong mẹ về chợ” không biết bây giờ còn nhiều người nhớ không?

Đừng vội chê!

Đoàn Bảo Châu

1-8-2023

Nhiều bạn chê bai cách các bạn trẻ tỏ lòng hâm mộ với ban nhạc Blackpink. Chúng ta thử nhìn sâu một chút nhé. Theo tôi, mỗi người có quyền sống đúng với cảm xúc của mình. Các cháu thấy cần khóc thì khóc, cần gào thì gào, cần thấy nhu cầu phải hôn chỗ ngồi của thần tượng thì hôn.

Phim Đất Rừng Phương Nam, quà quý kính dâng “Tập Đế”?

RFA

Gió Bấc

16-10-2023

Cải biến tiểu thuyết lịch sử Việt, con người Việt thành câu chuyện, nhân vật Tàu không có thực. Hư cấu, gán ghép bọn du thủ du thực hết thời thành anh hùng Tàu yêu nước Việt. Bác Ba Phi Việt rặt ri, hào sảng, trào lộng của đất phương nam cũng bị ép mặc áo Tàu. Đảng luôn nêu cao tính Đảng, tính chiến đấu của văn học, nghệ thuật, vậy tính Đảng trong chuyện đầu tư 50 tỷ đồng để Tàu hóa lịch sử Việt này là gì? Bao nhiêu phim từng bị Cục Điện Ảnh săm soi lên bờ xuống ruộng từng chi tiết nhỏ như lỗ kim, sao lỗ voi Tàu hóa, sống sượng lại được ve sầu thoát xác, đổi tên Thiên Địa Hội, Nghĩa Hòa Đoàn?

10 tỷ đồng tiền đầu tư Phim Đất Rừng Phương Nam của Trấn Thành đã tạo hiệu ứng đặc biệt. Báo chí, truyền thông lề phải dành cho phim những lời có cánh, nhưng ngược lại, người cả tin đi xem đã phản ứng dữ dội. Bất bình không vì chuyện hay dở, đẹp xấu mà vì việc Tàu hóa các nhân vật trong phim. Câu chuyện về nông dân miền nam yêu nước biến thành chuyện anh hùng của những bang hội Tàu lưu vong.

Nhà văn, tiến sĩ Hà Thanh Vân đã có bài viết trên Facebook rất uyên bác, công phu dẫn chiếu tài liệu từ nhà văn Sơn Nam, GS. Trần Văn Giàu nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, nguyên Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, thống kê của Sở Mật thám Đông Dương ở Nam Kỳ và các nhà nghiên cứu phương tây. Hà Thanh Vân chứng minh rằng ở Miền Nam thời trước có hội kín người Hoa, mục đích phản Thanh phục Minh. Từ sau cuộc khởi nghĩa của Phan Xích Long 1913 họ đã chuyển hóa thành những băng đảng du côn, trộm cướp, dần tàn lụi, không có vai trò trong xã hội. Phân tích sự đậm đặc yếu tố Tàu trong phim, Hà Thanh Vân “Đề nghị đổi tên phim ‘Đất rừng Phương Nam’ thành phim ‘Thiên địa hội ở Nam Kỳ‘.” (1)

Tác phẩm gốc của nhà văn Đoàn Giỏi không đề cập đến các băng đảng Tàu. Ông đặc tả về những người phương nam yêu nước theo sự dẫn dắt của Việt Minh. Phim Đất Rừng Phương Nam không chỉ hư cấu mà còn đề cao quá mức vai trò, khả năng của các băng đảng Tàu này lấn át tuyến nhân vật Việt.

Thẳng thắn mà nói, dư luận bất bình vì phim đã đánh tráo giá trị nhân văn, tính cách người Việt ở vùng đất phương nam thành của người Tàu, tạo ra sự ngộ nhận, tình cảm lệch lạc về người Tàu ở Việt Nam. Sự cố ý Tàu hóa không chỉ thể hiện trong nội dung mà chi ly đến phục trang nhân vật. Nhân vật Tàu mặc y phục Tàu đã đành. Chiếc áo Bác Ba Phi, áo bà ba các nhân vật nữ trong phim, đều biến thành áo Tàu nút thắt. Người Việt nào từng biết chiếc áo bà ba nhìn thấy phục trang áo Tàu này đều xốn xang khó chịu.

Khăn rằn đặc trưng của Nam Kỳ bị khoác lên gượng gạo giả tạo. Đạo diễn Trần Chí Kông đã đưa lên Facebook hình ảnh chân thực cách vấn khăn thoải mái tự nhiên của người Nam Kỳ như sự dẫn chứng cho sự lệch lạc này (2).

Poster phim Đất Rừng Phương Nam. Nguồn: GALAXY

Dư luận phản ứng do tình cảm dân tộc bị xúc phạm, giá trị lịch sử bị chà đạp

Các cơ quan quản lý văn hóa xứ “chiều nay” vốn nổi tiếng nhạy cảm về chính trị khi kiểm duyệt. Chuyện Tử Tế bị cầm lên đặt xuống nhiều lần, suýt bị trùm mền. Áo Lụa Hà Đông từng bị đánh lên bờ xuống ruộng, xét nét từng chi tiết nhỏ. Dù đạo diễn ý tứ quay cận cảnh chữ US Army trên trái bom, vẫn bị Tuyên Giáo cật vấn “Bom trong phim là của ai?”. Xích lô của Trần Anh Hùng đoạt giải quốc tế hàng chục năm qua, vẫn chưa được công chiếu ở Việt Nam.

Ấy vậy mà trước sai trái tai hại nghiêm trọng của Đất Rừng Phương Nam, Cục Điện Ảnh lại rộng vòng tay bảo bọc. Trong khi dư luận bức xúc việc Tàu hóa, ông Cục trưởng Vi Kiến Thành đánh trống lảng sang chuyện luật pháp. Che chắn rằng ngày 29-9, hội đồng thẩm định, phân loại phim truyện, phim kết hợp nhiều loại hình đã thẩm định, phân loại phim Đất rừng phương Nam. Kết quả 100% thành viên hội đồng thống nhất kết luận phim không vi phạm Luật Điện ảnh và cho phép bộ phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi, với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Không rõ có bị ảnh hưởng bởi bom tấn 10 tỷ đồng chi phí PR hay không, ông Vi Kiến Thành hết lời ca ngợi “đây là tác phẩm điện ảnh được xây dựng công phu, với âm hưởng chủ đạo là tinh thần yêu nước, chống phong kiến, đế quốc ở khu vực Nam Bộ”.

Với chức năng quản lý nhà nước, với vai trò đảng viên cao cấp trong ngành văn hóa, lẽ ra phải cân nhắc xem xét nghiêm túc ý kiến phê bình của công chúng, Cục trưởng Cục Điện ảnh lại làm chức năng luật sư bảo vệ cho những sai trái mười mươi của phim. Ông Thành bao biện, phim Đất Rừng Phương Nam muốn kể chuyện bé An lưu lạc qua nhiều nơi, nhiều môi trường, nhiều bang hội, cũng như nhiều nhóm nghĩa quân khác nhau… Thông qua đó, gợi lên được miền Nam là mảnh đất giao thoa văn hóa của người bản địa Việt Nam và người Khmer, người Hoa. “Một vùng đất hòa hợp có những dân tộc, văn hóa khác nhau cùng khai hoang và gìn giữ, đấu tranh cho vùng đất này“, ông nói thêm.

Ông Thành  mở toang cánh cửa quản lý khi xác định rằng, “bộ phim hư cấu, không xác định chính xác thời điểm diễn ra câu chuyện. Phim cũng lấy cảm hứng từ tiểu thuyết chứ không bê y nguyên” (3).

Luật điện ảnh của các ông đặt ra, vi phạm hay không, quyền của các ông nhưng nếu mồ ma nhà văn Đoàn Giỏi hay hương hồn Bác Ba Phi linh thiêng, chắc hẳn sẽ không dùng Điều 331 Bộ luật hình sự, kiện các nhà làm phim đã Tàu hóa tác phẩm và nhân cách của họ. Theo luật “trượng nghĩa” của Nam Kỳ, họ sẽ tự ra tay.

Xin lưu ý ông Thành, không ai phủ nhận sự giao thoa văn hóa cộng cư ở Miền Nam nhưng tinh thần kháng chiến chống Pháp, chống ngoại xâm nói chung, xuyên suốt từ 1859 đến 1945, từ Trương Định, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực, Cố Quản Thành, Ngô Lợi, đạo Tưởng, Nguyễn An Ninh… đều do người Việt đứng ra, không hề có một bang hội Tàu nào tổ chức. Ngay Phan Xích Long mang danh Thiên Địa Hội nhưng cũng là nhóm thanh niên người Việt.

Nói phim ca ngợi tinh thần yêu nước, vì sao không dàn dựng những hội kín thật của người Việt như Ngô Lợi, Đạo Tưởng, Nguyễn An Ninh, mặc tình hư cấu cho ly kỳ hấp dẫn?

Nếu muốn hư cấu không gian lịch sử, tuyến nhân vật chính, thì cứ lấy tên phim khác, cớ gì lôi tiểu thuyết Đất Rừng Phương Nam Việt rặt ri ra, treo đầu dê để mở quán bán thịt chó phim Tàu?

Dư luận càng lên tiếng, Cục Điện Ảnh càng bảo vệ che chắn cho phim lộ liễu hơn. Ngày 15.10, Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết, đại diện nhà sản xuất phim Đất Rừng Phương Nam đã chủ động đề xuất phương án chỉnh sửa phim này trong cuộc đối thoại với Cục Điện ảnh. Nhà sản xuất sẽ bỏ tên và lời thoại “thiên địa hội” và “nghĩa hòa đoàn”. Từ “nghĩa hòa đoàn” sẽ đổi thành “nam hòa đoàn”, còn “thiên địa hội” sửa thành “chính nghĩa hội”. “Sự thay đổi này nhằm tránh sự liên tưởng đến Thiên địa hội và Nghĩa hòa đoàn từ thời nhà Thanh ở Trung Quốc” (4).

Một lần nữa ông Thành lại đánh bùn sang ao để phim Tàu Đất Rừng Phương Nam được ve sầu thoát xác. Dư luận không dị ứng với cái tên Thiên Địa Hội hay Nghĩa Hòa Đoàn, nếu nó không phải là những băng đảng của Tàu được hư cấu, đề cao thành các tổ chức yêu nước Việt Nam. Dù có được thay thế bằng trăm vạn cái tên Đình Đoàn gì đi nữa thì nó vẫn là hội kín của Tàu, mặc y phục Tàu, là người yêu nước Việt.

Thế hệ trẻ Việt Nam, học lịch sử cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc chỉ có mấy dòng, không biết chống ai, mù mờ về lịch sử. Được báo Nhà nước ca ngợi, cắm đầu xem phim Đất Rừng Phương Nam, chúng chỉ có một cách hiểu, ở đất phương nam này cha ông chúng là người Tàu. Người Tàu bảo bọc và giành độc lập cho Miền Nam và Việt Nam. Điều đáng sợ mà ông Cục Trưởng cố tình né tránh là như vậy đó.

“Tác phẩm của tác giả Đoàn Giỏi về tình người, tình dân tộc của phương nam, bỗng chốc biến thành bộ phim người dân phương nam mang ơn Hội người Hoa cứu giúp. Bộ phim như một sự nhắc nhở người việt về sự hỗ trợ của Tưởng Giới Thạch/Trung Hoa trong thời kỳ đánh đổ quân pháp 1945.

Bộ phim này tui cho là rất mang tính thời sự “ơn Hoa”, dù nói về chuyện xưa, rất đáng hoan nghênh và nên trao giải Hoaben vì hoà bình. Người miền nam chân chất luôn chào đón người mọi nơi đến ở, và luôn trân trọng tất cả những người đã góp sức cho mảnh đất này, tuy nhiên không nên cải tác một tác phẩm được nhiều người yêu mến thành tư tưởng Ơn Hoa như thế.

Nhà sản xuất phim Trấn Thành nên xin lỗi nhà văn Đoàn Giỏi và đổi tên phim để tôn trọng tác giả truyện, vì thông điệp nội dung chính đã thay đổi quá xa rồi.

Nên đổi tên phim thành: “ơn hoa trên đất rừng nam bộ”

Không viết hoa” (5).

Nhà biên kịch Võ Đắc Dự, cha và hai anh ruột là liệt sĩ, mẹ là Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, chôn nhau cắt rún và lớn lên từ đất Cà Mau đã phẫn uất viết trên Facebook cá nhân.

Bị cộng đồng mạng phản đối, chúng “hư cấu” lại hai cái tên tổ chức lưu manh du thủ du thực đó thành “Nam hoà Đoàn và Chính nghĩa Hội”…

Song, mất dạy nhất là chúng chống chế rằng:”bộ phim không đề cao ca ngợi một hội nhóm nào, chỉ ca ngợi lòng yêu nước chống ngoại xâm của người dân…”

Câu này, chúng đã ngang nhiên đùa cợt lịch sử Nam kỳ…

Thế tao hỏi chúng mầy người dân “yêu nước chống ngoại xâm” ở đây dưới ngọn cờ của ai?…

Quá mất dạy!

Tôi đề nghị các cơ quan thẩm quyền xem xét một cách nghiêm túc về quan điểm lịch sử của êkip làm phim, nội dung phim này!!!” (6)

Với gia thế dòng giõi cách mạng ba đời đỏ như son, với gốc gác Cà Mau rặt ri trực tính, với tình cảm quê hương nồng cháy, anh bức xúc và kiến nghị như vậy rất ư là chính đáng. Nhưng rất tiếc, anh quên rằng Tập Cận Bình sắp Nam Du. Vòng kim cô 16 chữ vàng sẽ thêm siết chặt. Muốn bình yên tổ chức Đại hội Đảng 14 thì Đất Rừng Phương Nam là món quà lý tưởng kính dâng “Tập Đế”.

Nếu bề trên thật lòng hun đúc sĩ khí, nhiệt huyết yêu nước của muôn dân thì bố bảo anh Cục Trưởng Điện ảnh cũng không dám láo toét bô lô ba la như vậy.

Đừng ngạc nhiên nếu Bộ Trưởng Văn Thể Du tạm ứng vài ngàn trong số ngân sách 350 ngàn tỷ đồng chấn hưng văn hóa để mua đứt Đất Rừng Phương Nam cho dân đen xem miễn phí. Khẩu hiệu “Dân ta phải biết sử ta. Muốn biết lịch sử phải xem Đất Rừng Phương Nam” là chân lý không có gì thay đổi được.

__________

Tham khảo:

1- https://www.facebook.com/hathanhvanaliceirisdevi/posts/pfbid02t7uGBaM7h2ByNNChaos25YLN3fNo49q4YvLQ9k9GWngEGTwPs9UYnVqJdK2PCy5l

2- https://www.facebook.com/tran.c.kong/posts/pfbid0oKoj2zDyGDN1jTEgQfQgXUf2kDEwMBxaCP6Z2Qu5irTBUN7cNFxNsp5ttKyjVkdBl

3- https://tuoitre.vn/phim-dat-rung-phuong-nam-thay-nghia-hoa-doan-thien-dia-hoi-thanh-nam-hoa-doan-va-chinh-nghia-hoi-20231015144430085.htm

4- https://thanhnien.vn/dat-rung-phuong-nam-se-cat-bo-tu-thien-dia-hoi-va-nghia-hoa-doan-185231015135338117.htm

5- https://www.facebook.com/Eric.H.Nguyen16/posts/pfbid028f4pHn64qRUF2HiJBmZpiHrQRnM6Mez9tTmWDqA8rFoXys14ya6cxCB6H8GUTNYal

6- https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0CWcvvdHnoFHxfBpeVdQ196ZYNDwrgX1jiegeBnLb1en5bBcpiZ9rCWeG1FHVFqGFl&id=100076961700798

Cuối năm nghĩ về phước báu dân tộc

Nhã Duy

31-12-2023

Một số tin tức về xá lợi Phật mà YouTube tự hiện lên, như: Pháp thoại “Phước báu cúng dường xá lợi Phật” của thầy Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng, nơi đặt “xá lợi tóc” cho hàng vạn người đến chiêm bái, và là đề tài bàn luận trên mạng trong tuần qua.

Phiếm luận về năm con Rồng – Giáp Thìn 2024

Trần Gia Huấn

9-2-2024

Theo thuyết nhị phân, năm 2024 là năm Dương. Ai có năm sinh âm lịch tận cùng là số lẻ 1, 3, 5, 7, 9 sẽ là Âm, những người này sẽ gặp thuận lợi hơn, bởi Âm Dương hài hòa.

Tiếng Việt

Nguyễn Thông

15-3-2024

Trong cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm nay 15.3, các sếp (tinh quan to) bàn về quy định phạt người có nồng độ cồn nhưng vẫn lái xe. Lạ ở chỗ, các vị ấy, cũng như báo chí tường thuật, đều dùng cụm từ “xây dựng văn hóa đã uống rượu bia thì không lái xe”.

Khổ, họ cầm cân nẩy mực, tạo ra chính sách cho toàn dân nhưng không biết dùng tiếng Việt. Cái gì cũng văn hóa, văn hóa.

“Văn hóa”, hầu như ai cũng hiểu, để chỉ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong cả quá trình tồn tại lịch sử lâu dài. Nói ngắn gọn, đã nói tới văn hóa là phải nói về những thứ, những điều tinh túy nhất, tốt đẹp nhất, có giá trị lâu bền, được gìn giữ bảo tồn đời này qua đời khác. Ví dụ: Văn hóa dân tộc, văn hóa cổ truyền, văn hóa thời dựng nước…

Phải biết phân biệt cái được tôn vinh là văn hóa với những cái chỉ là thói quen, cách sống, nếp sống bình thường. Trước khi đi ngủ phải rửa chân (hoặc chùi vào chổi) hoàn toàn không phải điều xấu, nhưng không phải văn hóa. Ăn cơm đừng nhai nhồm nhoàm, xỉa răng cần lấy tay che mồm, v.v… cũng rất cần thiết nhưng không ai gọi đó là văn hóa cả.

Cứ hiểu cụ thể thế này: Văn hóa giao thông là gì? Là khi chạy xe trên đường biết nhường nhịn, nhất là cho xe cấp cứu, bị va quệt thì cùng nhau giải quyết nhỏ nhẹ có lý có tình, không lạng lách đánh võng tạt đầu… Đó là văn hóa. Còn gặp đèn đỏ đương nhiên phải dừng, bởi không dừng thì hoặc bị phạt, hoặc xe khác nó đâm cho một nhát toi đời. Đương nhiên phải chấp hành, không phải là văn hóa.

Đã uống rượu bia thì đừng lái xe. Đó là điều dĩ nhiên, bởi say rượu có thể gây tai nạn cho mình và cho người khác. Đó là nếp sống bình thường, là thói quen sinh hoạt cần thiết, là điều bắt buộc ai cũng phải thực hiện. Trong đời đầy những thứ bình thường như vậy, không phải là văn hóa, mà là đời thường.

Cái gì cũng tôn làm văn hóa, rồi có ngày văn hóa bị coi thường, rẻ rúng.

CÁI LẠ LÙNG

Khuất Đẩu

Tranh: Bùi Xuân Phái

Em ơi em đẹp vô cùng

Vì em có cái lạ lùng bên trong!

Bùi Giáng

Nếu hỏi thẳng mẫu thân Kim Cương, mẫu thân Phùng Khánh hay nương tử Marilyn Monroe, những người mà thi sĩ họ Bùi cho là đẹp vô cùng ấy, cái lạ lùng bên trong là cái gì? chắc ai cũng cười mà bảo, cứ đi mà hỏi lão, tụi này đâu biết được. Mà hỏi lão, thì lão cười móm mém bảo: “vui thôi mà”! Nói như Tản Đà, Trời cũng phải bượt cười vì lão.

Ba mẩu độc thoại về một miền quê hương

S. Alexievich

Ảnh trong phim Chernobyl Diaries. Nguồn ảnh: itsokguys.com

Những người kể: Gia đình K., gồm bà mẹ và cô con gái; thêm người đàn ông không hề nói một lời (chồng của cô con gái).

 Cô con gái :

 Hồi đầu tôi khóc suốt, cả đêm lẫn ngày. Lúc nào cũng chỉ muốn khóc, kể lể. Chúng tôi đến từ Tajikistan, vùng Dushanbe. Ở đó hiện đang chiến tranh.

Viện Hán Nôm bị móc ruột và rao bán tài liệu quý trên mạng

Blog Tễu

Nhiều tài liệu quý của viện Nghiên cứu Hán Nôm bị bán trên thị trường

TS. Nguyễn Xuân Diện

Nguyên PGĐ Thư viện Hán Nôm

25-6-2017

Ảnh chụp tài liệu được rao bán trên mạng

Viện Nghiên cứu Hán Nôm bị móc ruột đưa đi bán khắp nơi (Trung Quốc, Đài Loan, …) trong nhiều năm qua, giờ lại bị đưa tài liệu quý hiếm lên mạng Thư viện Nhân học. Tôi chưa bao giờ liên hệ với cá nhân hoặc tổ chức của cái gọi là Thư viện Nhân học, cũng chưa bao giờ quản lý bản Scan hay bản gốc Hán Nôm (kể cả suốt 20 năm làm việc tại Thư viện), mà bọn họ viết lời cảm ơn cứ như là tôi đã tuồn tài liệu cho bọn họ! Rất lưu manh!

Mấy hôm nay, dư luận trong Viện Nghiên cứu Hán Nôm rất bức xúc khi được tin nhiều tài liệu quý, chưa  được khai thác đã bị tuồn bản scan màu ra bên ngoài và được phân phát bởi một tổ chức có tên “Thư Viện Nhân Học” được đặt tại Hàn Quốc.

Kỷ niệm Lên Mười của Trung Tâm Minh Triết

23-11-2017

Ông Nguyễn Khắc Mai – Giám đốc Trung tâm Minh triết. Ảnh: internet

Sắp tới Trung tâm Minh Triết sẽ tổ chức kỷ niệm Lên Mười (2007- 2017).  Để đánh dấu 10 năm hoạt động của mình, Trung Tâm sẽ thực hiện:

– Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động, những thành tích và khuyết nhược điểm. Đề ra Chương trình và hướng hoạt động cho những năm tới.

– Tổ chức một sinh hoạt học thuật với chủ điểm: “Minh Triết Ích Gì Cho Hôm Nay”. Chúng tôi dự kiến có ba có ba chủ đề thảo luận:

Những ngày châu thổ trở lại thăm Đồng Tháp

Ngô Thế Vinh

31-12-2017

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

Lời dẫn: đây chỉ là trích đoạn từ một bút ký về chuyến khảo sát Đồng Bằng Sông Cửu Long tháng 12.2017 vừa qua, Đồng Tháp cũng là chặng cuối của chuyến đi ấy.   

Về tới Cao Lãnh cũng đã gần nửa khuya. Trên chiếc xe Van của tài xế Sang có Wi-Fi di động, nên suốt cuộc hành trình nếu muốn, chúng tôi vẫn có thể kết nối mạng và làm việc qua iPhone, iPad. Ngày hôm sau 12.12.2017, chúng tôi vẫn thức dậy sớm để khởi hành đi vào Đồng Tháp Mười, ghé qua Gò Tháp.

Tản mạn cuối năm: Đinh La Thăng, U23 Việt Nam và Bi kịch dân tộc

Viet-Studies

Nguyễn Trọng Bình

1-2-2018

Ông Đinh La Thăng khi đang là Bí thư Thành uỷ TP HCM, dự khán một trận đấu của U23 VN. Ảnh: Báo NLĐ

1. Truyền thông và “nghệ thuật sắp đặt” hay là “ăn cơm Chúa, múa tối ngày”?

Có một sự trùng hợp (mà theo tôi là hoàn toàn không ngẫu nhiên) là sáng ngày 08/01 khi phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng được mở ra thì gần như trên các phương tiện truyền thông chính thống cũng đồng loạt đăng và dẫn lại (cùng nội dung khác tiêu đề) bài viết của ông Trương Tấn Sang – nguyên Chủ tịch nước bàn về sự thịnh suy của dân tộc và đất nước trong lịch sử đồng thời liên hệ với thực tiễn công cuộc chống tham nhũng của chính quyền hiện thời. Đọc kỹ bài viết này sẽ thấy có một bàn tay của ai đó đã “sắp đặt” và “đạo diễn” để nó xuất hiện cùng ngày, cùng thời điểm với phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm.

Giao thông và văn hóa ứng xử

Thạch Đạt Lang

27-2-2018

Một cảnh giao thông hỗn loạn ở Việt Nam. Ảnh: báo TN

Dường như có một quy luật rất ít người để ý đến, đó là tình trạng giao thông, phong cách ứng xử của người đi đường biểu lộ trình độ, nếp sống văn hóa của một dân tộc.

Tuần vừa qua, trong một stt trên Facebook, một người bạn phàn nàn, đúng hơn là bực tức lẫn giận dữ, đưa lên những “sự cố” mà bạn đã gặp trong một khoảng thời gian chưa tới một tiếng đồng hồ “tham gia giao thông” như sau:

Quốc lộ. Một mụ chạy ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm. Đang chạy bỗng lạng lạng ra giữa làn xe đang xuôi chiều, thắng kít, móc điện thoại ra alo alo. Nó lạng ra tránh mụ. Muốn dừng xe lại đạp cho mụ một phát nhưng nó lại chạy luôn.

Quốc lộ. Một thằng có tí tuổi rồ ga từ sau vượt lên, lạng vào trước mặt nó rồi nhả ga. Nó thắng vội. Văng tục, ‘Địt cụ thằng già!’

Quốc lộ. Một thằng có tí tuổi khác rồ ga vượt xe của một bà mẹ chở con nhỏ. Cũng lạng vào đầu xe và giảm ga trước đầu xe họ. Nó muốn rồ ga phóng lên tống cho thằng già một đạp nhưng nó lại thôi.

Ngã tư. Đèn xanh. Xe đang lưu thông. Một thằng tầm tuổi nó băng qua đường, tay huơ huơ lên trời. Một đứa trẻ phải thắng gấp để không tông vào hắn. Hắn chỉ tay vào mặt đứa trẻ chửi địt mẹ địt cha. Nó lại muốn bay xuống xe tát cho thằng nọ một phát, nhưng nó chạy luôn.

Tắc đường. Xe nhích từng chút. Thằng chạy sau đít nó bóp còi tin tin tin tin. Nó muốn bỏ xe lao xuống túm cổ áo tống một đấm vào mặt hắn. Nhưng nó chỉ quay đầu lại đưa ngón tay giữa lên rồi lại tiếp tục nhúc nhích giữa dòng xe cộ.

Dốc cầu. Mụ trẻ chạy xe ga. Thằng con đứng ở trước, chỗ để chân, đầu gục vào cổ xe, ngủ gật. Mụ vừa chạy lên dốc cầu bằng một tay, tay kia thò túi quần móc điện thoại ra, mắt nhìn điện thoại, tay bấm bấm.

Nó chạy trờ tới. ‘Ê, mày muốn tự sát thì dừng xe lại, đặt thằng bé xuống rồi nhảy xuống cầu kia kìa, con dở!’

Con mụ chửi vói theo cái gì chẳng biết. Thằng bạn chạy cùng chứng kiến, vượt lên, bảo: ‘Mày trông hiền lành thế thôi mà có lúc đanh đá gớm!’

Càng ngày nó càng hạn chế ra đường vì nó sợ một lúc nào đó con quỷ trong người nó sẽ không chịu ở yên mà nhảy xổ ra, gây họa”.

Con quỷ trong người bạn chưa nhẩy xổ ra gây họa nhưng rõ ràng chỉ trong 6 ngày nghỉ Tết Mậu Tuất đã xảy ra 231 tai nạn lưu thông trên cả nước, gây thiệt mạng cho 179 người và 183 người khác bị thương, tăng 27% so với cùng thời gian năm 2017.

Tình trạng này thật ra đã có từ lâu dưới chế độ CSVN chứ không phải mới đây nhưng càng ngày càng gia tăng, nhanh hơn tăng trưởng kinh tế hàng năm. Từ lúc dân số ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng, thủ đô Hà Nội… tăng lên đến chóng mặt vì dân nhập cư từ các tỉnh khác, do mưu sinh, ào ạt kéo về, cộng với số lượng xe gắn máy, ô tô được nhập cảng, cấp giấy phép lưu hành bừa bãi, không tương ứng với sự phát triển đường xá, cầu cống.

Status của bạn diễn tả khá đầy đủ cách ứng xử kém văn hóa, thiếu ý thức, không được giáo dục, coi thường sinh mạng mình lẫn mạng sống người khác trong một xã hội phát triển không bình thường.

Câu hỏi được đặt ra: Đâu là nguyên nhân chính đưa đến cách ứng xử thiếu văn hóa của người dân trong khi giao thông trên đường phố như vậy?

Thật dễ dàng kết luận: Ồ! Luật pháp không nghiêm minh, người dân không được giáo dục về luật lệ giao thông, bằng lái không được cấp phát đúng tiêu chuẩn thi cử, cảnh sát giao thông không làm tròn phận sự, không có trách nhiệm, đời sống có quá nhiều căng thẳng, dễ sinh ra nóng giận…vân vân và vân vân…

Tất nhiên những nguyên nhân vừa kể không sai, nhưng chưa đủ. Nguyên nhân chính tiềm ẩn trong bản chất của đa số người Việt Nam cần phải nói đến, đó là lòng ích kỷ, muốn vượt lên hơn người khác, sự tự tôn, tâm lý kẻ cả, lúc nào cũng nghĩ rằng mình phải, mình đúng, dù có trái lè ra. Những tính xấu này dễ dàng biểu lộ khi “tham gia giao thông”.

Năm 2008, lần về VN cách đây đúng 10 năm, người viết chứng kiến một tai nạn giao thông. Trên xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa, hai chiếc taxi đụng nhau khá nặng. Hai lái xe bước ra gầm gè chửi nhau, quơ tay múa chân, đổ lỗi cho nhau, bỏ mặc mấy hành khách trong xe đang bị chấn thương, có người bị chảy máu đầu.

Người đi đường thấy thế mới gọi chiếc taxi khác đưa nạn nhân vào bệnh viện. Không biết sự việc sau đó đã được giải quyết như thế nào, nhưng trong các nước có luật pháp nghiêm minh, rõ ràng, hành động bỏ mặc hành khách khi bị tai nạn để tranh cãi phải trái của lái xe, dễ bị truy tố ra tòa về tội thiếu trách nhiệm trong việc vận chuyền hành khách.

Cũng lần về đó, được người anh họ chở vào Chợ Lớn ăn mì hoành thánh. Hai anh em đang chạy chiếc Honda 50 chậm chậm trên đường Trần Hưng Đạo thì một cô gái chạy vọt qua mặt, cắt đầu quẹo phải. Tai nạn xẩy ra, người viết chỉ xây xát nhẹ, người anh trầy đầu gối khá nặng. Cô gái trạc độ 20-22 tuổi không bị ngã, thắng xe lại, nhẩy xuống nói khơi khơi: Sao chú chạy xe kỳ vậy?

Người anh họ vừa đau vừa giận dữ trả lời: Kỳ là sao? Cô chạy cắt đầu tôi, gây tai nạn còn hỏi ngang thế à? Cô gái nhún vai: Cháu tưởng chú cũng quẹo phải!

– Mja! Chạy xe mà tưởng là sao? May là lúc đó có anh bảo vệ một công ty trông thấy tai nạn rõ ràng do cô gái gây ra nên bước đến, nói cô gái đứng đó để anh gọi cảnh sát giao thông đến làm biên bản. Lúc đó cô mới biết sợ và rối rít xin lỗi được bỏ qua nhưng với lý do rất xấc xược là cô phải đi đến trường học ngay bây giờ.

Người viết từng ghé qua Thái Lan, Singapore và nhiều thành phố, thủ đô các nước khác trên thế giới, nhưng có lẽ không nơi nào văn hóa ứng xử khi xảy ra tai nạn giao thông giống như ở Việt Nam. Cách ứng xử biểu lộ sự hung hăng, trốn tránh trách nhiệm, luôn tìm cách giành lẽ phải về mình.

Việc hành xử kém văn minh, thiếu lịch sự nơi nào cũng có, tuy nhiên ở những đất nước luật pháp nghiêm minh, việc biểu lộ thái độ bất chấp an toàn giao thông chỉ là cá thể, dễ bị phạt vạ rất nặng, tương tự như việc nhục mạ người khác bằng lời nói hay cử chỉ khiếm nhã.

Không so sánh Việt Nam với Singapore, Thái Lan, Mã Lai, Philippines… chỉ so sánh với Bangladesh. Thu nhập bình quân của người Việt Nam cao hơn, dân số VN ít hơn, mật độ dân số thưa thớt hơn, phát triển kinh tế hàng năm cao hơn nhưng văn hóa ứng xử trong giao thông của người Việt còn kém xa người dân Bangadesh ở thủ đô Dhaka. Tại sao?

Lỗi chính tất nhiên do chế độ CS gây ra, bộ Giao Thông-Vận Tải, CSGT, giáo dục học đường, giáo dục xã hội không làm tròn trách nhiệm, nhưng chính người dân cũng góp phần không ít vào tệ nạn cư xử kém văn hóa lúc đi đường.

Nên xử sự như thế nào khi giao thông trên đường phố, khi tai nạn xẩy ra cho đúng với văn hóa mà chúng ta thường tự hào? Độc giả hãy tự tìm câu trả lời cho chính mình bởi vì biểu lộ văn hóa giao thông cũng chính là biểu lộ văn hóa mà chúng ta hấp thụ được từ trong gia đình, giáo dục học đường, xã hội.

Một tấm hình – Ui! Thiệt tình

Lò Văn Củi

19-3-2018

Anh Bảy Thọt mở điện thoại, rồi cười haha:

– Ui! Thiệt tình. Ui vui quá xá là vui.

Ông Hai Xích lô hỏi:

– Vụ gì mà cười khan cười khìn một mình vậy bây?

Giới chức Anh điều tra vũ khí quyền lực mềm của Trung Quốc, dấy lên mối quan tâm toàn cầu

Thiên Thảo

18-6-2018

Nhân danh Khổng Tử, chế độ Trung Cộng đã thành lập tổ chức học thuật trá hình mang tên nhà hiền triết nổi tiếng thời Xuân Thu ở các trường học trên khắp thế giới – Viện Khổng Tử, mục đích không chỉ để quảng bá, tăng cường quyền lực mềm dưới chiêu bài học thuật mà còn áp đặt các tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dưới lăng kính đã được định hướng lên giới học thuật. Nói cách khác, Viện Khổng Tử đóng vai trò là một vũ khí quan trọng trong hành trình hiện thực hóa giấc mơ quyền lực mềm của chế độ Trung Cộng.

Nghĩ về một phẩm cách cao thượng

Tương Lai

5-9-2018

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 51

Từ hồi cầm được cuốn sách để đọc, tôi đã ngấu nghiến cuốn “Tâm hồn cao thượng” của một tác gia người Ý được dịch sang tiếng Việt. Có những câu hơi rắc rối mà trí óc tuổi thơ tôi phải căng hết cỡ cũng chỉ nghĩ được lơ mơ, đại loại như lời của bố Erison dạy con trong bức thư ông viết cho Erison “con hãy coi sự ngu dốt là cừu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát”.

Các bác thương lấy chính mình với ạ!

FB Ngô Nguyệt Hữu

10-12-2018

Các bác vì đất nước mà trải qua cuộc chiến, vì món nợ sơn hà mà để lại một phần thân thể nơi chiến trường, quốc gia luôn nhớ công ơn của các bác, hậu bối luôn trân quý sự đóng góp của các bác.

Xây chùa để rửa tiền tham nhũng

FB Hoàng Hải Vân

12-2-2019

Khi Việt Nam đang hội nhập sâu vào thế giới, luật pháp đang minh bạch từng bước, nhiều luật lệ đang trong quá trình liên thông với quốc tế. Do đó, tiền tham nhũng mang ra tiêu dùng hay đầu tư sẽ khó dần, gửi ra nước ngoài thì không hề dễ nếu như không được rửa, chỗ có thể để trong nước thì đang thu hẹp. Nghe nói có một số quan chức biến tiền tham nhũng thành vàng thành kim cương rồi đào hầm trong nhà để cất, thỉnh thoảng xuống … ngắm. Thiệt là cực khổ cho các quan chức của ta, kiếm tiền thì dễ nhưng dùng tiền lại khó vô cùng. Nhưng, như người ta thường nói, cái khó ló cái khôn.

Thầy Minh, cô Yến hay dở thế nào?

FB Dương Quốc Chính

26-3-2019

Xem mấy clip cô Yến chém gió về tiền kiếp, oan gia trái chủ, ngẫm thấy anh em Phật tử u mê ngu dốt thật. Nói gì nói, thầy Minh, cô Yến đều có tướng mạo đàng hoàng, ăn nói lưu loát. Cô Yến ngoài chuyện ngọng níu no thì ăn nói khá ổn, cô này hồi trẻ cũng thuộc dạng xinh gái. Còn thầy Minh thì khỏi nói, tướng mạo khá là phi phàm, ngon hơn thầy Quyết. Tai to, mặt đẹp, dáng đẹp, ăn nói có khí chất quan lại, không phải người thường.

Làm sao luật hóa hành vi nịnh bợ?

Lê Thiếu Nhơn

14-5-2019

Bộ Nội Vụ mong muốn đưa quy định cán bộ công chức không được nịnh bợ cấp trên vào Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức. Đây là một ý tưởng không tệ, nhưng lại không dễ thực hiện. Bởi lẽ, định lượng hành vi nịnh bợ như thế nào, hoàn toàn không đơn giản. Nếu đưa vào luật, mà không áp dụng được thì lại thành chuyện dở khóc dở cười!

Thảo luận “Văn chương để làm gì?” (6): Tư liệu cho bài của anh Hà Sĩ Phu

Văn Việt

Hoàng Dũng

7-8-2019

Tiếp theo phần 1: Nhân 5 năm, đôi điều tâm sự — phần 2: Sự khác biệt trong văn chương (về vụ mới ở Văn đoàn Độc lập) — phần 3: Trường hợp Lê Phú Khải — phần 4: Đã đến lúc nên xóa bỏ các hội Văn học Nghệ thuật — phần 5: Nghĩ gì sau sự phân ly trong Văn đoàn Văn Việt?

Bài Nghĩ gì sau sự phân ly trong Văn đoàn Văn Việt? của anh Hà Sĩ Phu gợi nhiều vấn đề và cần phải thảo luận nghiêm túc. Chuyện “lý luận”, xin hẹn một dịp khác. Ở đây tôi chỉ xin góp ý kiến về tư liệu.

Đừng chửi nữa, các bạn

Lão Tạ

15-11-2019

Nhiều người chửi ông ĐXD, ông TLA, ông MQL quá trời, vì những gì các ông ấy nói và viết.

Bão, cơn đồng bóng hoang dã

Jackhammer Nguyễn

12-12-2019

Sau trận thắng chung kết của đội bóng đá Việt Nam tại cuộc tranh tài Đông Nam Á vận hội Sea Games 30, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vui mừng tuyên bố, rằng đây là một thắng lợi quan trọng có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế của quốc gia.

Lịch Sử Việt Nam Thời Tự Chủ (Phần 36)

Hồ Bạch Thảo

31-7-2020

36. Trần Thái Tông: Thời Thiên Ứng Chính Bình [1232-1250]

Niên hiệu: Kiến Trung (1225-1231); Thiên Ứng Chính Bình (1232-1250); Nguyên Phong (1251-1257)

Cầm bút và im lặng trước cái xấu?

Lâm Bình Duy Nhiên

25-1-2021

Có nhiều nhà văn, nhà báo, nhà bình luận chính trị nổi tiếng ở trong và ngoài nước. Hàng ngày, họ có thể viết ra nhiều lời bình luận để lên án và chỉ trích đảng cộng sản Việt Nam. Họ vạch trần mọi xấu xa và tội lỗi của chế độ. Họ sử dụng sức mạnh của ngòi bút để đưa Sự Thật về với dư luận. Sự thật vốn bị nhà cầm quyền Việt Nam viết lại, tô vẻ theo cách chế độ mong muốn.