Chu Mộng Long diễn nghĩa. Truyện lịch sử hậu hiện đại dành cho trẻ em.
Phía cực Nam xứ Cồ Vịt có hai tiểu vương quốc là U Minh và Minh U. Hai tiểu vương quốc này khác nhau nhưng sống hòa thuận với nhau đã mấy trăm năm.
U Minh có rừng vàng biển bạc, tài nguyên giàu vô kể. Sản vật từ hải sản đến lâm sản ăn không hết. Minh U không có gì nhưng lại là nơi giao thương buôn bán nên cũng giàu có không kém. Hai nước U Minh và Minh U kết nghĩa lân bang như môi với răng. Sản vật U Minh gửi vô thì tơ lụa Minh U đóng bồ gửi lại/ Hàng trao hàng xa ngái quản chi/ Sản vật U Minh ngon thì tơ lụa Minh U cũng nỏ ai bì/ Cốt làm sao cho tình U Minh, Minh U gắn chặt thì dẫu có ai làm chi cũng không sờn…
Vài tháng qua, trong nước ồn ào vụ nhạc sĩ Phó Đức Phương tuyên bố sẽ thu phí khi khách xem tivi tại phòng lưu trú khách sạn hoặc các lĩnh vực kinh doanh, cũng như bất kỳ nơi nào có sử dụng âm nhạc, dù là bệnh viện hay các cơ sở từ thiện… gọi là tiền tác quyền.
Công bằng mà nói, thì ai làm ra cái gì thì nó là sở hữu của người đó. Họ có quyền bán, cho thuê, biếu, thậm chí… quăng đi mà không ai có quyền làu bàu hùng hổ, miễn là sản phẩm đó không phương hại đến người khác, không bẩn mắt, chướng tai xã hội.
Vụ án xử công ty VN Pharma tội danh buôn lậu thuốc ung thư “giả“ liên quan đến tính mạng đông đảo người bệnh đã tạo nên một làn sóng bất bình nóng bỏng truyền thông, tranh cãi liên quan tới phần trách nhiệm hành pháp và hành chính của Bộ Y tế, đặc biệt chức vụ Bộ trưởng xoay quanh vấn đề từ chức đã được đặt ra chính thức từ cách 2 năm trước. Để có thể giải toả và làm căn cứ khoa học cho cách giải quyết trong tương lai, trước hết cần làm rõ khái niệm Từ chức bằng luận thuyết khoa học và kiểm nghiệm qua thực tiễn ta và thế giới.
Câu chuyện liên quan đến việc khai thác các công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BOT vẫn còn nóng. Giao thông trên một số tuyến đường như quốc lộ 1 (xuyên Việt), quốc lộ 5 (nối Hà Nội với Hải Phòng) liên tục bị nghẽn ở đoạn chạy ngang huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên vì giới cầm lái xe bốn bánh (bao gồm cả những người chọn lái xe làm sinh kế lẫn chủ các xe bốn chỗ, bảy chỗ) nhất loạt dùng tiền lẻ trả phí cho chủ đầu tư. Tuần qua, hết trạm thu phí cho tuyến tránh Biên Hòa, tới trạm thu phí Văn Lâm cho quốc lộ 5 tự nguyện tạm ngưng hoạt động để vãn hồi trật tự giao thông…
Ngày 16.9.2017, tiễn đưa nhà thơ Thanh Tùng về thế giới người hiền, chỉ còn nàng thơ
Phạm Đình Trọng
15-9-2017
Nhà thơ Thanh Tùng tuyên bố như tổng kết, như khái quát cuộc đời mình: Tôi đã bị hai người đàn bà bỏ, nhưng tôi quyết không để Nàng Thơ bỏ tôi!
Người đàn bà thứ nhất nhan sắc mặn mà, đằm thắm và cũng say đắm thơ, khi ra đi đã để lại cho nhà thơ nỗi đau và sự nuối tiếc. Một cuộc tình đắm say mà lỡ dở. Tâm hồn nhà thơ đã chưng cất nỗi đau ấy thành thứ rượu quí chôn vào thời gian. Thứ rượu quí đó được gọi tên là Thời Hoa Đỏ: Trong câu thơ của em / Anh không có mặt / Câu thơ hát về một thời yêu đương tha thiết / Anh đâu buồn mà chỉ tiếc / Em không đi hết những ngày đắm say.
Một sự cộng tác vô tình có thể tạo cơ hội cho những kẻ tham nhũng khoác áo “người tử tế”, thành “ân nhân” của tầng lớp người nghèo – mà vốn họ là nạn nhân của chính nạn tham nhũng.
Ngôi trường cho trẻ nghèo ở Lũng Luông, xã Thượng Nung, Thái Nguyên đang được dư luận quan tâm và tranh cãi nhiều chiều. Có thể tóm tắt sự việc như sau:
Chiều ngày 3/9/2017, tại hội trường báo Người Việt, Orange County, California, buổi ra mắt sách “40 năm Thơ Việt Hải ngoại” do nhà thơ Nguyễn Đức Tùng chủ biên, Văn Việt và Người Việt Books xuất bản đã diễn ra thật vui vẻ, sôi nổi dưới sự dẫn dắt sinh động của nhà báo Đinh Quang Anh Thái.
Tôi đã từng có dịp được chia sẻ nỗi thống khổ của rất nhiều người. Nhưng ở đây, tôi chỉ là một chứng nhân, như bất cứ chứng nhân nào khác. Đời tôi gắn liền với biến cố Chernobyl, như một phần của nó. Tôi sống ở đây cùng với tất cả những gì xẩy ra chung quanh biến cố đó.
Trên mảnh đất này, hiện có 350 quả bom nguyên tử. Chúng ta đã sống qua một cuộc chiến tranh nguyên tử – mặc dù khi cuộc chiến ấy bắt đầu, không một ai chú ý đến.
Hiện giờ, dân chúng đang đổ xô về đây để tránh những cuộc chiến tranh đang xẩy ra ở những nơi khác. Hàng ngàn dân tị nạn gốc Nga đến từ Armenia, Georgia, Abkhazia, Tajikistan, Chechnya – từ bất cứ nơi nào đang có tiếng súng nổ – Họ đến với mảnh đất bị bỏ hoang, những ngôi nhà không người ở mà những đơn vị đặc biệt đã không phá hủy đi rồi vùi sâu chúng dưới lòng đất. Với 25 triệu người thiểu số gốc Nga sống bên ngoài nước Nga – con số đủ để tạo nên cả một quốc gia – không nơi nào có thể dung chứa được họ ngoài mảnh đất Chernobyl này.
Đối với họ, những mối đe dọa như đất, nước, không khí ở mảnh đất này có thể giết họ chẳng khác gì một câu chuyện truyền thuyết chỉ để nghe. Họ vốn đã có chuyện phải ưu tư của riêng mình, chuyện rất cổ xưa, nhưng họ tin là có thật – câu chuyện người ta giết chóc lẫn nhau bằng súng đạn.
Trước đây, tôi nghĩ mình có thể hiểu rõ và biểu tỏ mọi chuyện. Chí ít cũng là hầu hết mọi chuyện. Tôi nhớ lúc đang viết quyển sách về cuộc chiến tranh ở Afghanistan, Zinky Boys, tôi đã đến Afghanistan. Ở đó, người ta cho tôi xem những thứ vũ khí chế tạo ở nước ngoài mà họ đã tịch thu được từ quân đội Afghanistan. Tôi kinh ngạc trước sự hoàn hảo về hình dạng của chúng, sự hoàn hảo tuyệt đối của tư tưởng con người được biểu lộ qua những gì tôi thấy trước mắt. Một vị sĩ quan đứng bên cạnh tôi nói: “Nếu có ai đó dẫm lên bãi mìn chế tạo ở Ý mà bà đã khen trông đẹp như một cây Giáng Sinh được trang hoàng lộng lẫy, thì sau tiếng nổ sẽ chỉ còn lại một bãi thịt bầy nhầy, mà để hốt nó người ta phải dùng muỗng múc trên mặt đất.”
Khi viết lại những dòng này,lần đầu tiên tôi tự hỏi mình: “ Có nên nói ra những điều như thế này không ?”. Tôi được nuôi dưỡng từ nền văn chương Nga, vốn tin rằng người ta có thể đi rất xa trong khi diễn tả sự việc, thế nên tôi viết lại ở đây hình ảnh bãi thịt bầy nhầy ấy. Còn Khu Cấm – đó là một thế giới riêng biệt, một thế giới nằm trong phần còn lại của thế giới – thì quyền lực của nó lớn hơn bất cứ thứ gì văn chương có thể bàn luận tới.
Trong suốt 3 năm trời tôi đi đây đi đó đặt câu hỏi cho mọi tầng lớp dân chúng tôi đã gặp: các công nhân làm việc ở nhà máy hạt nhân, các khoa học gia, các cựu viên chức cán bộ đảng viên Cộng Sản, các bác sĩ, các quân nhân, các phi công lái máy bay trực thăng, dân tị nạn, dân tái định cư. Tất cả họ đều có những số phận khác nhau, nghề nghiệp khác nhau và tính khí khác nhau. Nhưng với tất cả họ, Chernobyl là nội dung chính trong thế giới mà họ vừa sống qua. Họ là những con người rất bình thường nhưng lại có thể trả lời những câu hỏi quan trọng nhất trong đời họ.
Tôi vẫn thường có ý nghĩ rằng, một dữ kiện đơn giản, một dữ kiện thuần túy, nhiều khi chưa chắc đã gần với sự thật hơn một cảm giác mơ hồ, hay những tin đồn, kể cả sự tưởng tượng. Tại sao cứ lập lại dữ kiện – nó chỉ che đậy cảm giác của chúng ta. Chính khi những cảm giác phát triển, thay đổi, vượt qua giới hạn của những dữ kiện, là lúc chúng có khả năng quyến rũ, ít nhất là đối với tôi. Và tôi cố gắng đi tìm chúng, thu thập chúng, bảo vệ chúng.
Những con người ở đây đã nhìn thấy điều mà nhiều người khác chưa từng bao giờ thấy, biết. Tôi có cảm tưởng mình đang làm công việc ghi chép tương lai.
Svetlana Alexievich
Bản chuyển ngữ tiếng Việt hoàn tất tháng 5 năm 2016
*“Tiếng Vọng từ Chernobyl” của Svetlana Alexievich. Bản Việt ngữ do T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện, dựa trên bản Anh ngữ của Keith Gessen, Nhà Xuất Bản Dalkey Archive Press –Normal – London 2005.
Cách đây không lâu, tôi đã là một người rất hạnh phúc. Tại sao ư? tôi đã quên mất rồi. Giờ thì tôi có cảm tưởng mình đang sống một cuộc sống khác. Thậm chí tôi còn không hiểu, không biết làm thế nào mà tôi lại có thể bắt đầu lại cuộc sống của mình một lần nữa.
Đó là năm 1986 – hồi ấy chúng tôi đã như thế nào nhỉ? Chẳng hiểu làm sao mà cái ngày tận cùng của thế giới mang đặc tính kỹ thuật này lại có thể tìm ra chúng tôi được?
Tôi có rất nhiều thứ. Đã 7 năm nay tôi sưu tập chúng – những mảnh báo cắt rời, những ghi chép của riêng tôi. Tôi có cả những con số. Tôi sẽ đưa hết cho bà. Tôi vẫn sẽ suy nghĩ về đề tài này nhưng tôi không thể viết được. Tôi có thể tranh đấu – tổ chức biểu tình, lãn công phản đối, xin thuốc men, thăm viếng những đứa trẻ đau ốm – nhưng tôi không thể tự mình viết lên được câu chuyện. Bà nên làm công việc này. Tôi mang trong lòng rất nhiều những cảm xúc. Và tôi sẽ không bao giờ có thể đối phó được với chúng, chúng sẽ làm cho tôi trở nên tê liệt. Chernobyl đã có đủ những ám ảnh của riêng nó, những nhà văn viết về nó. Tôi không muốn mình trở thành một trong những kẻ tìm cách khai thác đề tài này.
Bà đang viết cái gì đấy? Ai cho phép bà làm việc đó? Lại còn chụp hình nữa. Cất ngay cái máy chụp hình ấy đi. Nếu không, tôi sẽ đập vỡ nát nó bây giờ. Ở đâu đến đây, ghi chép linh tinh, bà thích lắm nhỉ?
Tôi là một sản phẩm của thời đại mình sống. Tôi là một đảng viên có niềm tin vào đảng Cộng Sản. Giờ thì rất an toàn để mọi người có thể nguyền rủa chúng tôi. Một thứ mốt thời thượng.
Một hôm, con gái tôi thỏ thẻ với mẹ: “Mẹ à, nếu mai mốt con có đẻ ra một đứa bé bị thương tật, con sẽ vẫn thương yêu nó mẹ ạ.”. Bà có thể tưởng tượng được không?
Bà cần biết những dữ kiện chi tiết về khoảng thời gian đó? Hay bà chỉ muốn nghe câu chuyện của riêng tôi? Chẳng hạn như, trước đó tôi không phải là một nhiếp ảnh gia, thế mà lúc ấy tôi đã cầm lấy máy hình và chụp, chỉ đơn giản vì tôi mang theo bên mình một cái máy chụp hình.
Có khá nhiều sự kiện xảy ra trong những ngày tháng 7 vừa qua, mà nếu nhìn từ giác độ văn hóa thì theo tôi là rất nghiêm trọng và nguy hiểm cho sự phát triển bền vững của đất nước. Vụ Đồng Tâm với bản kết luận được không ít người dự báo đã trở thành hiện thực: chính quyền tiếp tục “thắng” dân trong vụ tranh chấp đất đai; vụ chụp mũ và xúc xiểm GS Ngô Bảo Châu của những kẻ làm nhiệm vụ “gác cửa” với tư tưởng cực đoan và tầm nhìn hạn hẹp; vụ Biển Đông khi Trung Quốc tiếp tục dọa nạt không cho Việt Nam tiếp tục khoan thăm dò dầu khí dù không biết bao nhiêu lần lãnh đạo hai bên trấn an dân chúng sẽ “mãi là đồng chí tốt” và “láng giềng hữu hảo”; vụ Trịnh Xuân Thanh tự trở về nước đầu thú hay bị chính quyền “bắt cóc” làm ảnh hưởng đến ban giao Việt – Đức; rồi vụ ông Trầm Bê “cuối cùng cũng phải bắt” như cách nói của nhà báo Huy Đức..v.v và v.v…
Đó chính là tự do. Bà mang cảm tưởng mình là một người tự do. Không dễ gì hiểu được cái cảm giác ấy, chỉ những người đã từng tham dự vào một cuộc chiến tranh mới có thể thực sự hiểu cảm giác đó là gì.
Vào những ngày đầu tiên ấy, cảm xúc của tôi là cả một sự pha trộn. Tôi còn nhớ rõ hai thứ: Nỗi sợ hãi và cảm giác bị xúc phạm. Chúng tôi không ai được cho biết điều gì vừa xẩy ra: Chính quyền im lặng, các bác sĩ im lặng.
Ngay từ khi còn trẻ tôi đã có thói quen luôn luôn ghi chép lại những việc vừa xẩy ra. Khi Stalin chết, tôi cũng đã ghi lại những điều tôi nhìn thấy trên đường phố, những điều tôi nghe người ta bàn tán.
Bà có bao giờ để ý rằng ngay trong chính chúng ta, chúng ta đã không hề hé môi nửa lời về sự kiện này không? Trong vài chục năm tới, trong một trăm năm tới, với những thế hệ tương lai, đó sẽ là những năm tháng đầy kỳ bí.
1. Những lý do to như núi cho sự ra đời một chuyên luận nhỏ như con chuột
Cả tuần này, thời tiết ở Nha Trang bưng bưng khó chịu. Nắng gắt, không có gió, không khí âm âm khó thở. Ôi giá có một trận mưa rào. Mở mạng đọc, chỉ toàn thấy tin dữ. Nằm lơ mơ nhớ đến mấy câu thơ trong truyện thơ Thánh Gióng của Cù Huy Cận, thuộc lòng từ thuở lên 8 lên 10. “Thuở ấy lũ giặc Ân/ Như một luồng gió độc/ Thổi tràn vào đất nước/ Tên còn gọi Văn Lang”. Đất nước đang lâm nguy, “Vua bèn sai sứ giả/ Loa gọi hỏi gần xa/ Ai người trong thiên hạ/ Ra cứu nước phò dân/ Tiếng loa gọi anh tài/ Sông chạy truyền xuống biển/ Núi dội tiếng tù và/ Tận hang cùng ngõ hẻm…”
Tại sao mà những điều đáng sợ trong đời sống cứ xẩy ra một cách lặng lẽ và tự nhiên như thế
Ngay từ khởi đầu, chúng tôi đã được nghe nói rằng có một chuyện gì đó xẩy ra ở một nơi nào đó. Cái tên tôi chưa từng nghe biết, ở đâu thật xa với vùng Mogilev của chúng tôi.
Nhiều tài liệu quý của viện Nghiên cứu Hán Nôm bị bán trên thị trường
TS. Nguyễn Xuân Diện
Nguyên PGĐ Thư viện Hán Nôm
25-6-2017
Viện Nghiên cứu Hán Nôm bị móc ruột đưa đi bán khắp nơi (Trung Quốc, Đài Loan, …) trong nhiều năm qua, giờ lại bị đưa tài liệu quý hiếm lên mạng Thư viện Nhân học. Tôi chưa bao giờ liên hệ với cá nhân hoặc tổ chức của cái gọi là Thư viện Nhân học, cũng chưa bao giờ quản lý bản Scan hay bản gốc Hán Nôm (kể cả suốt 20 năm làm việc tại Thư viện), mà bọn họ viết lời cảm ơn cứ như là tôi đã tuồn tài liệu cho bọn họ! Rất lưu manh!
Mấy hôm nay, dư luận trong Viện Nghiên cứu Hán Nôm rất bức xúc khi được tin nhiều tài liệu quý, chưa được khai thác đã bị tuồn bản scan màu ra bên ngoài và được phân phát bởi một tổ chức có tên “Thư Viện Nhân Học” được đặt tại Hàn Quốc.
Tôi đã cố ghi nhớ những ngày ấy, những ngày có rất nhiều những nỗi xúc động mới mẻ – sự sợ hãi, cảm giác đang lao vào một thế giới hoàn toàn xa lạ, như thể tôi vừa đặt chân lên Sao Hỏa.
Tôi là cư dân của Kursk. Năm 1969, họ xây một nhà máy hạt nhân trong thành phố Kurchatov lân cận. Chúng tôi thường đến đó để mua thực phẩm – các công nhân nhà máy hạt nhân được ưu tiên cung cấp những nguồn thực phẩm tốt nhất. Ở đó có một cái hồ, ngay kế bên nhà máy hạt nhân. Nơi đó chúng tôi thường đến câu cá. Sau Chernobyl, tôi luôn liên tưởng đến nhà máy hạt nhân ở Kurchatov.
Lúc đầu, câu hỏi được đặt ra là: Ai là người phải chịu trách nhiệm? Nhưng dần dà khi thời gian trôi qua, khi biết thêm được đôi điều, chúng tôi bắt đầu suy nghĩ khác đi. Chúng ta nên làm gì đây? Làm thế nào để có thể tự cứu lấy chính mình?
Klavdia Grigorievna, vợ một Thanh Lý Viên; Tamara Vasilyevna Belookaya, Bác sĩ; Yekaterina Fedorovna Bobrova, di dân từ thành phố Pripyat; Andrei Burtys, Ký giả; Ivan Naumovich Vergeychik, bác sĩ nhi khoa; Yelena Ilyinichna Voronko, Cư dân của Bragin; Svetlana Govor, Vợ một Thanh Lý Viên; Natalya Maksimovna Goncharenko, Di dân; Tamara Ilyinichna Dubikovskaya, cư dân của Narovlya; Albert Nikolaevich Zaritskiy, Bác sĩ; Aleksandra Ivanovna Kravtsova, Bác sĩ; Eleonora Ivanovna Ladutenko, Bác sĩ X-quang; Irina Yurevna Lukashevich, Bà đỡ; Antonina Maksimovna Larivonchik, Di dân; Anatoly Ivanovich Polischuk, nhà Khí tượng học; Maria Yakovlevna Saveleyeva, Bà Mẹ; Nina Khantsevich, vợ một Thanh Lý Viên.
Đã lâu lắm rồi tôi không nhìn thấy được một phụ nữ mang bầu có khuôn mặt ngời hạnh phúc vì được mang bầu, vì được làm mẹ. Mới đây thôi, một bà mẹ sinh con xong, vừa kịp tỉnh hồn đã kêu lên: “Bác sĩ ơi! Cho tôi xem cháu bé nào! Xin hãy bế nó lại đây!”. Bà mẹ rờ đầu, trán, vuốt ve thân hình bé nhỏ của hài nhi, rồi đến chân, tay với vẻ chăm chú. Rồi dường như để thêm phần chắc chắn, chị hỏi: “Bác sĩ ơi! Đứa con tôi sinh ra nó hoàn toàn bình thường chứ? Không có gì bất ổn chứ?”. Khi người ta bế đứa bé vào để chị cho nó bú, chị tỏ ra ngần ngại: “Tôi ở không xa khu vực Chernobyl. Tôi có đến đó để thăm mẹ tôi. Và bị kẹt trong cơn mưa đen ở đó.”.
Chị kể cho chúng tôi nghe những cơn ác mộng của mình, rằng có lần chị nằm mơ thấy mình đẻ ra con bò cái có 8 cái chân, có khi lại là con chó con có cái đầu của con nhím. Thật là những cơn mơ kỳ lạ. Phụ nữ thường ít khi có những giấc mơ kỳ quái như thế. Hay là tại vì tôi chưa bao giờ nghe kể chăng? Tôi hành nghề đỡ đẻ đã 30 năm nay.
*
Tôi làm nghề dậy học, dậy môn văn chương Nga. Tôi nhớ có một sự việc xẩy ra vào đầu tháng 6, vào thời gian có các kỳ thi khảo hạch. Đột nhiên viên hiệu trưởng cho tập họp chúng tôi lại và bảo, “Ngày mai, các anh chị đến trường nhớ mang theo cuốc xẻng”. Thì ra chúng tôi được giao nhiệm vụ lấy đi lớp đất nằm trên mặt khu vực chung quanh trường học vì nó đã bị nhiễm xạ, để sau đó một đơn vị quân đội sẽ được điều đến tráng xi măng phủ lên trên. Mọi người hỏi: “Chúng tôi sẽ được cung cấp những loại trang bị bảo hộ nào? Có quần áo đặc biệt, mặt nạ phòng hơi độc không?”. Câu trả lời là không. “Nhớ mang theo cuốc xẻng để đào đất!”. Trong số chúng tôi chỉ có 2 thầy giáo trẻ từ chối không chịu tham gia, số còn lại lặng lẽ làm theo lệnh. Chúng tôi ai cũng mang một cảm giác khó chịu vì bị ép buộc nhưng cùng lúc lại ý thức mình đang thi hành một nhiệm vụ cần thiết, thứ ý thức hiện hữu trong mỗi một người, rằng nơi nào khó khăn và nguy hiểm thì mình phải có mặt, để bảo vệ đất mẹ thân yêu. Đó chẳng phải là điều tôi đã từng dậy dỗ học trò của mình hay sao? Hãy can đảm lên đường, gieo mình vào lửa đạn, sẵn sàng hy sinh, sẵn sàng chết để bảo vệ quê hương. Văn chương mà tôi giảng dậy không nói về cuộc sống, mà về chiến tranh: Sholokhov(1), Serafimovich(2), Furmanov(3), Fadeev(4), Boris Polevoy(5). Chỉ có hai thầy giáo trẻ khước từ hy sinh. Nhưng họ thuộc về thế hệ trẻ mới lớn. Họ khác với chúng tôi rất nhiều.
Chúng tôi đào đất từ sáng đến tối mịt. Ra về, chúng tôi ngạc nhiên thấy các cửa hàng vẫn còn mở, phụ nữ thi nhau mua vớ lót và nước hoa. Thực ra chúng tôi đã có cảm giác mình đang sống trong thời chiến rồi. Cảm giác ấy càng rõ hơn nữa khi phía bên quầy thực phẩm người ta xếp hàng chờ mua bánh mì, muối, diêm quẹt. Ai cũng cố chen lấn đem bánh mì vừa mua vào chỗ lò nướng để sấy cho thành bánh khô. Hoạt cảnh ấy trông có vẻ quen thuộc với tôi, dù tôi sinh ra khi chiến tranh đã chấm dứt. Thậm chí tôi còn có thể hình dung ra cảnh tôi ra khỏi nhà với lũ trẻ, mang theo những thứ gì và viết vài giấy nhắn tin cho mẹ tôi như thế nào. Cuộc sống chung quanh vẫn bình thường như mọi ngày, truyền hình vẫn chiếu những chương trình chọc cười. Lúc nào mà chúng tôi chả sống trong sự khủng bố. Chúng tôi đã quen với việc sống trong khủng bố rồi. Nó đã trở thành một bản năng tự nhiên như đã có từ lúc biết quần cư. Riêng về khoản này thì chúng tôi không có bất cứ ai là đối thủ để cạnh tranh.
*
Những người lính vào làng lo việc di tản cho dân chúng. Trang thiết bị quân sự nằm ngổn ngang trên đường làng: xe vận chuyển, xe tải lớn bọc vải, có cả xe tăng. Mọi người thi hành lệnh di tản dưới sự giám sát của quân đội. Bầu không khí có vẻ nặng nề với những người đã từng trải qua chiến tranh. Đầu tiên, dân chúng đổ mọi tội lỗi lên đầu người Nga – họ cho rằng cái trạm bị phát nổ là của người Nga. Sau đó họ quay sang trách móc đảng Cộng sản. “Đảng Cộng sản phải chịu trách nhiệm về việc này.”
Chernobyl liên tục bị đem ra so sánh với tình trạng chiến tranh. Dù những thảm họa do chiến tranh mang lại chưa thấm vào đâu với những gì xẩy ra ở Chernobyl. Mặt khác, người ta hiểu được chiến tranh là gì. Còn thảm họa Chernobyl? Người ta chỉ biết im lặng.
*
Tôi có cảm tưởng mình chưa bao giờ bỏ đi đâu khỏi nhà mình. Mỗi ngày, tôi đều như đi qua những kỷ niệm. Những con đường. Những căn nhà quen thuộc. Trong một thành phố thật yên tĩnh.
Hôm ấy là một ngày chủ nhật. Tôi đang nằm phơi nắng ngoài sân. Mẹ tôi hớt hãi chạy ra gọi tôi: “Con ơi! Nhà máy Chernobyl vừa phát nổ. Người ta ai cũng lo chạy vào nhà. Còn con thì cứ nằm ngoài đây phơi nắng.”. Tôi cười bảo mẹ: Từ Chernobyl đến Narovlya này cũng phải mất 40 ki lô mét.
Đến chiều, có một chiếc xe Zhiguli ngừng lại trước cửa nhà. Nhỏ bạn tôi cùng với chồng bước vào. Nó chỉ mặc trên người chiếc áo choàng tắm và anh chồng thì bộ đồ thể thao, chân lê đôi dép cũ. Họ phải đi xuyên rừng, dọc theo những con đường làng chật hẹp từ Pripyat đến đây. Đường phố đầy cảnh sát đi tuần, những trạm kiểm soát quân đội, không ai được phép qua lại. Nhỏ bạn không ngừng rên rỉ: “Nhanh lên! Mình phải đi tìm mua sữa, mua Vodka ngay bây giờ! Vợ chồng mình mới vừa sắm được bộ bàn ghế mới, cái tủ lạnh mới. Mình cũng vừa may xong được chiếc choàng lông. Vậy mà giờ đây phải bỏ hết lại, phải bọc ny lông kín hết lại. Cả đêm qua bọn mình không ngủ. Chuyện gì sẽ xẩy ra đây? Chuyện gì đây hả trời?”. Anh chồng cố tìm cách trấn an vợ. Chúng tôi cứ thế ngồi trước máy truyền hình, ngày này qua ngày nọ, chờ đợi Gorbachev(6) lên tiếng. Không một giới chức thẩm quyền nào cho chúng tôi biết điều gì vừa xẩy ra. Chỉ mãi đến sau ngày lễ nghỉ, Gorbachev mới xuất hiện, ông ta bảo: Không có gì phải lo lắng, các đồng chí ạ! Tình hình đã được ổn định rồi. Mọi chuyện đều bình thường cả thôi. Ở Chernobyl, người ta vẫn sống, vẫn làm việc như không có gì xẩy ra.
*
Họ lùa tất cả đám gia súc ở những ngôi làng buộc phải di tản đến một khu vực tập trung nằm ngay tâm điểm Vùng. Lũ bò heo này chúng đã hầu như hóa điên cả, chạy lung tung trên đường phố, ai muốn bắt cũng có thể bắt được. Đoàn xe lửa chở đầy thịt đóng hộp đi từ các tổ hợp đến nhà ga Kalinovich, rồi từ Kalinovich đến Moscow. Tại Moscow, người ta từ chối không nhận. Thế là những toa xe đầy thịt hộp bị kéo về trả lại cho chúng tôi. Cả một dẫy toa thịt phải đào hố chôn. Mùi thịt thúi rữa ám ảnh tôi suốt đếm hôm ấy. “Cuộc chiến nguyên tử có cái mùi thúi rữa như thế này hay sao?”. Cho đến nay, tôi chỉ biết rằng chiến tranh thì có mùi khói.
Họ đưa bọn trẻ con ra khỏi làng trước vào ban đêm. Họ tìm cách che dấu cái thảm họa chết người được chừng nào hay chừng nấy. Nhưng rồi ai cũng biết. Và mọi người mang sữa đến cho lũ trẻ đang ngồi trên xe bus chuẩn bị di chuyển. Có người mang đến cả bánh nướng. Giống như hồi thời chiến tranh người ta cũng đến với nhau như thế. Ngoài ra, chẳng có gì tương xứng để mà so sánh.
Ở văn phòng khu ủy đang có một cuộc họp. Không khí căng thẳng như một buổi họp quân sự. Mọi người chờ cho viên chức phụ trách phòng vệ dân sự lên tiếng vì chẳng có ai còn nhớ được chút kiến thức căn bản nào về phóng xạ nguyên tử ngoại trừ vài hiểu biết lõm bõm có được từ sách giáo khoa Vật lý lớp 10. Ông ta bước lên bục, bắt đầu thao thao những điều trong sách viết về việc đối phó với chiến tranh nguyên tử, rằng khi một người lính hít vào người tối đa 50 đơn vị phóng xạ là ngay lập tức anh ta phải rời khỏi chiến địa. Ông ta còn giảng giải cách làm nhà trú ẩn, cách đeo mặt nạ ngừa hơi độc, những con số về chu vi ảnh hưởng của vụ nổ v.. v…
Chúng tôi đến khu vực bị nhiễm xạ trên một chiếc trực thăng. Ai cũng được trang bị quần áo bảo hộ đúng cách. Không ai được phép mặc quần áo lót bên trong. Bên ngoài chúng tôi mặc áo khoác dệt từ loại sợi rẻ tiền, giống như chiếc áo khoác ngoài mấy người đầu bếp hay mặc, thêm găng tay và mặt nạ phòng hơi độc. Thật không thiếu thứ gì cần phải có. Chiếc trực thăng đáp xuống vùng đất bên cạnh một khu làng, thấy có đám trẻ con đang chơi đùa trên một bãi cát gần đó như thể không có gì nghiêm trọng vừa xẩy ra. Có đứa ngậm cục gạch trong miệng, đứa khác ngậm một nhánh cây gẫy. Không có đứa nào mặc quần, đứa nào cũng ở truồng nhong nhỏng. Trước đó, đã có lệnh cho chúng tôi: đừng làm cho dân sợ.
Vậy nên giờ này tôi phải sống với những ám ảnh nặng nề đó.
*
Bỗng nhiên, người ta cho chiếu những đoạn phim quay ở Chernobyl lên truyền hình. Đại khái người xem sẽ thấy một bà cụ già đang vắt sữa bò, rồi đổ sữa vào cái thùng kế bên. Có anh phóng viên chạy đến, tay cầm máy đo độ nhiễm xạ của sữa. Cùng lúc đó, tiếng bình luận viên vang lên nói rằng: Đấy, mọi chuyện đều rất ổn! Nhưng anh ta lờ đi sự kiện là lò phản ứng chỉ cách nơi đó có 10 kí lô mét đường bộ. Một đoạn khác chiếu cảnh một con sông ở thành phố Pripyat với dân chúng đang bơi lội tắm táp hay nằm phơi nắng ở đó. Và ở phía xa, người xem vẫn có thể thấy nhà máy phản ứng nguyên tử và những cột khói bốc lên từ đó. Tiếng người bình luận tiếp tục diễn giải: Báo chí phương Tây đang tìm cách gieo rắc sự hoảng loạn bằng những lời dối trá về những gì xẩy ra ở đây. Thế rồi, màn hình lại cho người xem thấy chiếc máy đo độ nhiễm xạ đang đo một con cá nằm trên dĩa, hoặc một thỏi kẹo Chocolat, hoặc chiếc bánh ngọt bầy trên quầy bán hàng. Đó chỉ là những trò dối trá. Những chiếc máy đo của quân đội được chế tạo ra để đo độ nhiễm xạ của môi trường xung quanh, chứ không phải để đo độ nhiễm xạ của từng vật thể.
Mức độ dối trá này, một mức độ dối trá trơ trẽn đến khó có thể tin được là nó đã xẩy ra, hằn sâu trong tâm trí chúng tôi cùng với hậu quả kinh hoàng của vụ nổ Chernobyl, mà tầm vóc của nó làm người ta gợi nhớ đến những luận điệu tuyên truyền thô bỉ mỗi khi có những cuộc chiến tranh lớn nổ ra.
*
Chúng tôi đang mong chờ đứa con đầu tiên ra đời. Chồng tôi muốn nó là con trai, còn tôi lại muốn nó là con gái. Các bác sĩ ai cũng rán sức khuyên nhủ tôi: “Bà nên bỏ cái thai ấy đi. Chồng bà đã từng ở Chernobyl.”. Anh ấy là tài xế lái xe tải. Người ta trưng dụng anh ấy ngay từ những ngày đầu tiên để chở cát đến Chernobyl. Nhưng tôi không tin một ai cả.
Đứa bé chết khi vừa sinh ra. Nó thiếu mất hai ngón tay. Là con gái. Tôi khóc như mưa. “Nó phải có đủ 5 ngón tay chứ !”. Tôi nghĩ vậy. “Vì nó là con gái mà!”.
*
Không ai hiểu được việc gì đã xẩy ra. Tôi điện thoại cho bộ chỉ huy quân sự xin tình nguyện đến Chernobyl. Tất cả những người làm việc trong ngành y tế đều có nghĩa vụ quân sự. Người trả lời tôi là một viên thiếu tá tôi đã quên mất tên. Ông ta bảo: “Chúng tôi cần người trẻ làm việc.”. Tôi cố thuyết phục ông ta: “Thứ nhất. các bác sĩ trẻ không có nhiều người sẵn sàng. Thứ hai, người trẻ sẽ gặp nguy hiểm cao hơn người già vì cơ thể trẻ dễ bị nhiễm phóng xạ hơn.”. Ông ta vẫn khăng khăng: “Chúng tôi đã có lệnh. Chỉ nhận những người trẻ tuổi.”.
Vết thương của bệnh nhân ngày càng chậm lành hơn. Tôi nhớ đến trận mưa phóng xạ đầu tiên – sau này người ta gọi đó là “mưa đen”. Trước hết, không ai ngờ là nó lại xẩy ra. Kế đến, nước ta là một quốc gia hùng mạnh, ưu tú, lỗi lạc, làm sao lại để xẩy ra một sự việc trầm trọng như vậy. Chồng tôi, một người tốt nghiệp đại học, là kỹ sư, đã một cách nghiêm chỉnh thuyết phục tôi tin rằng đó là do sự phá hoại của bọn khủng bố, của kẻ thù. Lúc ấy rất nhiều người cũng tin như vậy. Nhưng chính tôi, có lần đi chung xe lửa với một người làm trong ngành xây dựng. Ông ta kể cho tôi nghe về công việc xây nhà máy nguyên tử ở Smolensk. Ở đó, nào là xi măng, nào cát, đinh, gỗ bị ăn cắp, tuồn ra ngoài bán cho dân ở những ngôi làng lân cận. Đôi khi chỉ để đổi lấy vài chai rượu Vodka.
Mấy ông đảng viên cũng đến thăm làng, thăm các xưởng thợ ở đây, cũng nói chuyện với dân tình nhưng không một ai giải thích được thế nào là giải xạ, làm thế nào để bảo vệ hữu hiệu trẻ con, hoặc tai hại của việc để các nguồn cung cấp thực phẩm bị ảnh hưởng bởi chất phóng xạ v..v… Họ không hề có một chút khái niệm gì về những tia Alpha, Beta hay Gamma, về sinh-xạ học, nói gì đến những thứ cao cấp khác. Với họ, đó là những thứ thuộc về một thế giới khác. Họ chỉ có thể cao giọng về chủ nghĩa anh hùng Xô-Viết, kể những gương hy sinh đầy can đảm của quân đội, về sự phá hoại của guồng máy do thám phương Tây. Họp đảng, tôi vắn tắt nhắc lại những điều đó, đồng thời bầy tỏ sự nghi ngờ của mình về chúng, thì sau đó tôi được cho biết người ta sẽ tống cổ tôi ra khỏi Đảng.
*
Tôi sợ phải ở lại trên mảnh đất này. Họ đưa cho tôi một cái máy đo độ nhiễm xạ. Tôi phải làm gì với nó đây? Quần áo tôi giặt dũ sạch sẽ, trắng tinh. Thế mà đưa cái máy đo ấy vào thử nó lại báo động. Thức ăn tôi nấu, bánh tôi nướng ngon lành. Máy cũng báo động. Tôi dọn dẹp giường chiếu ngăn nắp. Máy cũng báo động. Tôi phải cần cái máy ấy để làm gì chứ? Cho con ăn mà tôi khóc ròng. “Sao mẹ lại khóc vậy hả mẹ ?”
Tôi có hai đứa con trai. Chúng nó không đi học, không đi nhà trẻ. Vì lúc nào chúng nó cũng phải ở trong bệnh viện. Thằng lớn – nó không phải là trai, cũng chẳng phải là gái. Đầu nó trụi lủi không một sợi tóc. Tôi vừa cho nó đi khám bác sĩ, vừa đi gặp các thầy lang. Trong những đứa trẻ cùng lứa, nó nhỏ thó nhất. Nó không biết chạy, không biết chơi đùa. Nếu lỡ có ai chạm vào người nó, làm chảy máu chắc nó không sống nổi. Nó bị bệnh nhiễm trùng máu. Thậm chí tôi còn không thể phát âm tên bệnh một cách chính xác cho nó nghe nữa. Đêm nằm với con trong bệnh viện, tôi thầm nghĩ: “Nó sắp chết rồi.”. Sau này tôi hiểu ra là mình không thể có cái ý nghĩ ghê gớm ấy được. Tôi vào phòng tắm khóc mùi. Không một bà mẹ nào khóc trong phòng bệnh viện. Họ chỉ khóc trong phòng tắm, nhà vệ sinh. Khóc thỏa thuê xong, tôi bước ra lòng nhẹ nhõm. “Hai má của chị đỏ bừng kìa. Khá hơn nhiều đấy nhé !”.
“Mẹ ơi, đem con ra khỏi bệnh viện đi mẹ. Con sẽ chết ở đây thôi. Ai ở đây cũng chết cả rồi, mẹ ạ!”
Giờ thì tôi phải khóc ở đâu đây? Ở trong phòng tắm ư? Có cả một hàng dài người xếp hàng vào phòng tắm – những người giống như tôi đang xếp hàng đợi đến phiên mình.
*
Vào ngày 1 tháng 5, ngày lễ tưởng niệm, người ta cho phép chúng tôi được vào nghĩa trang. Vào thăm mồ thì được, nhưng cảnh sát không cho chúng tôi ghé về nhà hay thăm vườn tược. Ít nhất, từ nghĩa trang, chúng tôi có thể nhìn thấy nhà của mình từ xa. Từ đây, chúng tôi chúc lành cho những căn nhà mình đã bỏ đi lâu ngày.
*
Tôi sẽ nói cho bà biết những người sống ở đây thuộc thành phần như thế nào. Ở những vùng “dơ nhiễm”, trong suốt mấy năm đầu tiên, các cửa hàng thực phẩm chất đầy thịt bò Trung quốc, lúa kiều mạch và các thứ khác. Người ta bảo nhau: “Vậy là tốt lắm rồi. Giờ thì mình chẳng phải đi đâu nữa!”. Đất đai chung quanh có mức độ nhiễm xạ không đồng đều. Một nông trường có thể có những cánh đồng “sạch” nằm cạnh những cánh đồng “dơ (nhiễm)”. Ai làm việc trên vùng đất “dơ” được trả lương cao hơn người làm ở vùng “sạch”. Thế là dân chúng ùn ùn đi làm cho vùng ‘dơ” và từ chối công việc ở vùng “sạch”.
Cách đây không lâu, tôi có cậu em từ vùng Viễn Đông ghé thăm. Cậu ấy bảo: “Dân sống ở đây giống như những cái hộp đen.”. Ý cậu ta muốn ám chỉ chiếc hộp đen ghi lại tất cả các hoạt động trên máy bay. Chúng tôi cứ nghĩ rằng mình vẫn đang sống, ăn uống, nói cười, đi đứng, làm việc, yêu đương một cách bình thường.
Hình như không phải vậy. Chúng tôi chỉ ghi chép những hoạt động ấy như làm chức năng của chiếc hộp đen trên máy bay mà thôi.
*
Tôi là một bác sĩ chuyên về bệnh trẻ em, nên tôi hiểu chúng có cái nhìn sự vật khác với người lớn. Chẳng hạn, chúng không hề nghĩ rằng ung thư có nghĩa là chết. Mối quan hệ ung thư-chết không tồn tại trong trí não trẻ em. Mặt khác, khi bị bệnh, chúng biết rõ mình bị bệnh gì, uống lọai thuốc nào, quen thuộc với những tiến trình chữa trị bệnh của mình. Thậm chí chúng còn biết rành rẽ mọi thứ hơn cả các bà mẹ. Vì thế, khi chết, trên khuôn mặt chúng đầy vẻ kinh ngạc. Chúng nằm đó cùng với vẻ mặt kinh ngạc như muốn hỏi tại sao?
*
Các bác sĩ đã báo trước cho tôi biết là chồng tôi sẽ không qua khỏi. Anh ấy mắc chứng bạch cầu, ung thư máu. Hai tháng sau khi từ Chernobyl trở về thì chồng tôi ngã bệnh. Xí nghiệp nơi chồng tôi làm việc đã phái anh ấy đến Chernobyl. Sau ca làm ban đêm, sáng hôm sau anh ấy về nhà bảo tôi:
“Ngày mai anh phải đi Chernobyl.”
“ Anh sẽ làm gì ở đó?”
“Lao động ở nông trang.”
Ở đó, cùng với nhiều người khác, chồng tôi dọn rơm trong khu vực bán kính 15 ki lô mét tính từ lò hạt nhân đã nổ, thu hoạch củ cải đường, đào khoai tây.
Rồi chồng tôi mãn nhiệm trở về. Một hôm chúng tôi đến thăm bố mẹ anh ấy. Lúc đang phụ giúp trát tường nhà với bố, anh ấy ngã quị xuống. Tôi phải gọi xe cứu thương đến đưa chồng đi bệnh viện. Tại đây người ta truyền vào cho anh ấy một lượng bạch cầu đủ chết người.
Ra viện, chồng tôi về nhà với duy nhất một ý nghĩ trong đầu: “Mình sẽ chết!”. Anh ấy trở nên ít nói. Tôi cố thuyết phục anh ấy rằng điều đó là không đúng, thậm chí năn nỉ chồng đừng bị ám ảnh bởi ý nghĩ mình sẽ chết. Nhưng vô ích. Thế rồi tôi hạ sinh một đứa con gái. Lúc này thì chồng tôi đã tin tôi. Buổi sáng thức dậy, tôi nhìn chồng, rồi tự hỏi: Làm sao tôi có thể sống thiếu anh ấy được? Chính tôi bảo mình đừng quá nghĩ ngợi nhiều về cái chết, và cố gắng xua đuổi cái ý nghĩ khủng khiếp ấy đi. Nếu tôi biết trước anh ấy sẽ bị ung thư, sẽ bị chết, chắc chắn tôi đã đóng kín tất cả các cánh cửa, đã đứng chặn trên lối ra vào. Chắc chắn tôi sẽ khóa chặt các cánh cửa với tất cả những chiếc khóa mình có.
*
Đã hai năm nay tôi và con trai đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác. Tôi không còn muốn nghe, muốn đọc bất cứ thứ gì về Chernobyl nữa. Tôi đã thấy đủ rồi.
Các bé gái trong bệnh viện chơi búp bê. Chúng khép mắt búp bê lại và bảo búp bê chết rồi.
“Tại sao búp bê chết vậy?”
“Bởi vì những con búp bê này là con cái của chúng cháu. Mà con cái của chúng cháu không thể sống được. Chúng sẽ được sinh ra và chết.”
Thằng bé Artyom nhà tôi được 7 tuổi rồi, nhưng trông nó như mới lên 5. Nó nhắm mắt lại, tôi cho rằng nó đang ngủ. Tôi khóc, vì không sợ con thấy mình khóc. Bỗng con tôi mở mắt ra bảo tôi: “Mẹ à, có phải con đã chết rồi không?”.
Nó nhắm mắt như ngủ, hầu như không còn thở nữa. Tôi quỳ xuống cạnh giường, nhìn con, van lơn: “Artyom, mở mắt ra đi con. Nói điều gì đó đi con.”. Tôi tự an ủi mình: “ Người nó vẫn còn ấm.”
Thằng bé mở mắt ra nhìn mẹ, rồi lại lặng lẽ nhắm lại chìm trong giấc ngủ. Như thể nó đang đi vào cõi chết.
“Artyom, mở mắt ra đi con.”
Tôi nhất quyết sẽ không để con mình chết.
*
Chúng tôi vừa mới ăn mừng Năm Mới cách đây không lâu. Bữa tiệc có đủ các thứ, toàn thức ăn làm lấy ở nhà: thực phẩm xông khói, mỡ, thịt, dưa muối. Mua ở tiệm đem về chỉ có bánh mì. Ngay cả rượu Vodka cũng là do chúng tôi tự nấu lấy. Tất nhiên, “tự nấu lấy” có nghĩa là chế biến ở Chernobyl. Chúng có mùi vị phóng xạ. Thực ra, chúng tôi cũng không biết có thể mua được những thứ gì và ở đâu? Các cửa hàng trong làng đều trống rỗng. Nếu có thứ gì đó được bầy trên quầy, thì với mức lương và tiền hưu trí của mình chúng tôi cũng không thể nào mua được.
Hôm ấy chúng tôi có mấy người khách đến chung dự. Họ là những người láng giềng, rất dễ mến và còn trẻ tuổi. Một người là thầy giáo, người kia là thợ cơ khí ở nông trang và vợ. Chúng tôi ăn uống vui vẻ. Rồi bắt đầu ca hát. Cùng với nhau, chúng tôi hát những bài hát cũ, nhạc cách mạng, nhạc thời chiến tranh. “Ánh sáng mặt trời phủ lên điện Kremlin cổ kính một màu sắc nhẹ nhàng.”. Đó là một buổi tối thật đáng yêu. Giống như hồi xa xưa vậy.
Tôi viết thư kể lại cho con trai. Nó còn đi học ở thủ đô. Nó viết trả lời tôi: “Mẹ à! Con đã hình dung ra được khung cảnh quê mình. Nó có vẻ điên rồ mẹ nhỉ! Cái vùng đất Chernobyl, nơi có căn nhà của mình. Cây Năm Mới chiếu sáng lấp lánh. Còn dân chúng thì ca hát những bài ca cách mạng, bài ca chiến đấu. Như thể họ chưa từng bị đày đi Gulag, chưa từng sống qua Chernobyl.” Đột nhiên tôi hoảng sợ. Không phải cho mình mà là cho con trai của tôi. Nó không còn chỗ để trở về nữa.
Chú Thích:
(1)Mikhail Aleksandrovich Sholokhov (1905-1984) : Nhà văn Nga, nhận giải thưởng Nobel về Văn chương năm 1965.
(2) Alexander Serafimovich (1863-1949): Nhà văn Nga
(3)Dmitry Furmanov (1891-1926): Nhà văn Nga
(4)Alexander Fadeyev (1901-1956): Nhà văn Nga
(5) Boris Polevoy (1908-1981): Nhà văn Nga
(6) Mikhail Gorbachev (1931-): Tổng Bí Thư cuối cùng của Đảng Cộng Sản Liên-Xô (1985-1991)Đảng Cộng Sản Liên-Xô (1985-1991)
*“Tiếng Vọng từ Chernobyl” của Svetlana Alexievich. Bản Việt ngữ do T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện, dựa trên bản Anh ngữ của Keith Gessen, Nhà Xuất Bản Dalkey Archive Press –Normal – London 2005.