“Ung thư Văn hóa”, “Ung thư Nhân cách” ở Việt Nam: Những mảng lở loét đã bắt đầu thối rữa, bong tróc

Viet-studies

Quách Hạo Nhiên

13-5-2019

“…Xứ sở thật thà

sao lại lắm thứ điếm

Điếm biệt thự, điếm chợ, điếm vườn…

Điếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng

Điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn

Vật giá tăng

vì hạ giá linh hồn…!”

(Nguyễn Duy – Nhìn từ xa…Tổ quốc)

Bàn về đất nước và con người Việt Nam hôm nay, ông Nguyễn Phú Trọng – đương kim Tổng Bí thư và Chủ tịch nước – đã không dưới một lần lặp đi lặp lại cái điệp khúc: “chưa bao giờ quê hương ta đẹp và có đời sống văn hóa, kinh tế phát triển, xã hội ổn định như hôm nay; “mặc dù bây giờ ra đường lắm chuyện khó chịu, tham nhũng khắp nơi nhưng nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ được thế này không?”. Tương tự như thế là: “giáo dục nước nhà chưa bao giờ được như bây giờ”; hay “cơ đồ dân tộc chưa bao giờ được như hôm nay?”…

Tản mạn về bảo tồn di sản vật thể

Mạc Văn Trang

10-5-2019

Nhân chuyện tôi bày tỏ tiếc nuối Nhà thờ Bùi Chu 134 năm lịch sử sẽ bị phá đi xây mới, nhiều bạn “mắng”: “Sao phải thương vay, khóc mướn, khi tất cả giáo dân trong Giáo phận đều đồng ý”! Tôi ngẫm ra, giáo dân thì cũng là người Việt, sống trong thể chế này mấy mươi năm, cũng có tâm lý chung: Cái cũ kỹ, nhỏ bé, nay không sử dụng được thì còn giá trị gì, phá bỏ làm cái mới hiện đại, hoành tráng mới giá trị (!).

Nghĩ gì khi cô Đoàn Thị Hương trở về được đón tiếp như một anh hùng

Khi kẻ bán nước được tôn vinh như danh nhân. Khi kẻ ngu muội được tôn thờ như một thiên tài. Khi kẻ giết người được tôn sùng như một anh hùng. Khi những tay du đãng hè phố trở thành thần tượng của giới trẻ. Xã hội đó sẽ chẳng còn luật pháp, thể chế đó chẳng còn cần hiến pháp bởi mọi giá trị của xã hội đã bị đảo lộn, mọi đạo lý đã bị chà đạp và những quy tắc đạo đức chỉ còn là miếng giẻ rách.

_____

Đỗ Duy Ngọc

4-5-2019

Xã hội hôm nay mọi giá trị đều bị đảo lộn. Đạo lý, đạo đức nháo nhào chẳng còn biết đâu là giá trị thật của cuộc sống. Kẻ bán nước được tôn sùng như thánh nhân. Tên trùm xã hội đen cho vay nặng lãi, đâm thuê chém mướn thành thần tượng của tuổi trẻ. Kẻ giết người được tung hô như một anh hùng.

Nói thêm về cái gạc nai trên nón ở Huế

Đỗ Duy Ngọc

2-5-2019

Báo chí hôm nay đã cung cấp thông tin người bày ra trò gắn gạc nai chữ Hue trên nón của các cô gái áo dài tím đi trên cầu Trường Tiền là nhà thiết kế Minh Hạnh.

Tiếc khi chưa mất

JB Nguyễn Hữu Vinh

2-5-2019

Có những điều khi mất đi rồi mới biết quý và tiếc, dù trong tâm trạng nào thì cũng không thể làm lại. Nhưng cũng có những điều mình tiếc khi chưa mất, bởi biết rằng nó sẽ mất.

Tính khôn vặt của vài người Việt: Dùng xe lăn lên xuống máy bay

Trần Trung Đạo

1-5-2019

Phi trường Hong Kong là trạm chuyển tiếp cho nhiều chuyến bay từ Việt Nam sang góc đông bắc của Mỹ.

Ngồi trước mặt vợ chồng tôi trong phòng chờ ở phi trường Hong Kong là một ông bà già người Việt. Hai bác chắc ngoài 80 tuổi là ít. Họ có thể từ Việt Nam trở lại Mỹ sau một chuyến viếng thăm.

Tại sao phải bảo vệ di sản văn hóa kiến trúc nghệ thuật – nhà thờ Bùi Chu?

Cao Thành Nghiệp

1-5-2019

Nhà thờ Bùi Chu. Ảnh: internet

Nhà Thờ Bùi Chu là tài sản quý báu của dân tộc. Qua nhà thờ Bùi Chu chúng ta có thể hiểu sâu sắc về công giáo Việt Nam, đời sống tinh thần và quá trình phát triển công giáo tại Việt Nam. Trước sự tàn phá của thời gian và con người, di sản văn hóa nhà thờ Bùi Chu đứng trước nguy cơ biến mất… mãi mãi. Bảo vệ di sản văn hóa nhà thờ Bùi Chu không bị phá dở trong những ngày tới là việc cần làm của những người hiểu biết và yêu di sản tại Việt Nam.

Nhà thờ chánh tòa Bùi Chu – Nam Định: Thực hiện công ước quốc tế, không được phá di sản

Nguyễn Hạnh Nguyên

30-4-2019

Nhà thờ Bùi Chu nhìn phía sau. Ảnh: internet

Nhà thờ Bùi Chu được xây dựng vào năm 1885 bởi Đức Giám mục Wenceslao Onate Thuận với lối kiến trúc tuyệt đẹp: Vừa theo chất Ba rốc kiểu Tây Ban Nha, vừa có nét Phương Đông rất gần gũi. Công trình đồ sộ này có chiều dài 78m, rộng 22m, cao 15m, tháp cao 35m và ẩn chứa trong đó nhiều câu chuyện lịch sử giá trị, nhiều chi tiết kiến trúc, nội thất đặc biệt. Tuy nhiên mấy ngày qua, nhiều người không khỏi bàng hoàng khi nghe tin công trình sắp bị tháo dỡ để “thay thế bằng một tòa đồ sộ hơn, hiện đại hơn, đủ chỗ cho Giáo dân Bùi Chu”.

Văn hóa cờ vàng

Đỗ Thành Nhân

30-4-2019

Hình 1: Internet

Bài này không liên quan gì đến chính trị mà chỉ nói về văn hóa, giáo dục cho học sinh từ ý nghĩa lá cờ thời Việt Nam cộng hòa (VNCH) mà bản thân đã được học.

Những người trên 50 tuổi ở miền Nam hẳn còn nhớ những ngày đầu tiên đi học.

Lá thư của bà Trần Thị Thanh Tân, vợ kẻ ấu dâm Nguyễn Hữu Linh

Trung Bảo

27-4-2019

Không hề có sự hối lỗi trong lá thư của bà Trần Thị Thanh Tân, vợ kẻ ấu dâm Nguyễn Hữu Linh. Người ta đọc được sự oán trách, hằn học với dư luận và xun xoe với chính quyền. Tuyệt đối không thấy một lời xin lỗi gia đình nạn nhân mà lẽ ra, một người đàn bà như bà Tân phải có sự cảm thông sâu sắc với nỗi đau đớn ấy.

Tượng Quyết Thắng của điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu

Nguyễn Tuấn Khoa

25-4-2019

Trong các bức tượng về đề tài người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), tượng Quyết Thắng là tác phẩm được tạc sau cùng trong sự nghiệp sáng tác của ĐKG Nguyễn Thanh Thu. Với kinh nghiệm từ nhiều tác phẩm trước, ông Thu đã dành hết mọi tinh tế và cảm xúc để tạo nên một pho tượng sống động.

Bêu xấu Trung Quốc sao cứ như bêu xấu nước gã?

Lưu Trọng Văn

24-4-2019

Giáo sư Zheng Qiang diễn thuyết tại Đại học Chiết Giang – Trung Quốc, bị ngắt quãng bởi cả trăm lần vỗ tay mà nội dung chỉ bêu xấu Trung Quốc ngày nay. Chẳng lạ, dân đâu cũng vậy thôi đều mong muốn đất nước mình tử tế hơn, đất nước mình văn minh cường thịnh hơn.

Tôi không im lặng

Đỗ Cao Cường

23-4-2019

Tôi chấp nhận bị mất tài khoản để viết ra những dòng này, cũng giống việc tôi chấp nhận mất mạng để đưa những sự thật ra ngoài công chúng.

Đêm hôm qua, Đàm chụp các status, comment của tôi rồi đưa lên trang cá nhân của anh ta, còn tôi, tôi chụp lại trái tim của Đàm thả cho một comment “khoe” với anh ta là đã report được người khác.

Trước khi làm nghệ sĩ, hãy học cách làm người

Đỗ Cao Cường

21-4-2019

Nguyễn Hữu Linh chụp hình cùng ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Ảnh: internet

Tôi có vài bạn chung là đồng nghiệp của Đàm Vĩnh Hưng, một số cũng đã gửi bài của tôi cho Đàm và Đàm cũng đã đọc, đã xóa. Nếu các bạn để ý lỗi chính tả ở status sau này của Đàm, sau khi tôi chỉ ra, sẽ thấy lỗi đánh vần ít hơn, có thể Đàm đã nhờ người khác chỉnh sửa.

Nhiều bạn đã kịp chụp lại những câu chửi rất tục tĩu của Đàm, lời lẽ không phải của một người làm nghệ thuật, đó là lời lẽ của một tên côn đồ! Dù Đàm đã xóa, nhưng hành vi đe dọa, làm nhục người khác của Đàm đã quá rõ ràng. Còn nếu tài khoản này của tôi bị xóa vĩnh viễn, tôi sẽ viết thật nhiều bài trên các trang báo quốc tế để vạch mặt bọn xướng ca vô loài, vô cảm với nỗi đau, thân phận đồng bào mình.

Giá trị cốt lõi của thành phố không phải công trình, mà là thiên nhiên

Ngô Viết Nam Sơn

19-4-2019

Hơn 50 năm trước, có một tân sinh viên nghèo đi từ Huế vào Đà Lạt. Anh học trò nghèo tay trắng, xách vali vào Đà Lạt để theo học tại Trường cao đẳng Kiến trúc. Người đầu tiên anh gặp là một nữ sinh cấp hai: “Cô ơi cho tui hỏi đường tới nhà trọ này”. Nghe chỉ đường xong, anh đi và ngoái lại hỏi thêm một câu: “Gạo một ký bao nhiêu?”, cô gái giơ hai ngón tay: “Hai đồng”.

Chuyện Trầu Cau

Trần Gia Phụng

16-4-2019

Trình bày trong Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Mississauga ngày 14-4-2019

Chuyện trầu cau là một cổ tích thời thượng cổ, rất quen thuộc với người Việt, được kể đi kể lại nhiều lần, có nhiều dị bản khác nhau, nên tốt nhứt là ôn lại chuyện trầu cau qua lời thuật đầu tiên trong sách Lĩnh Nam chích quái xuất hiện vào thế kỷ 15.

Đà Lạt của ai? Kỳ 3: Hào từ “Kháng Long Hữu Hối” và Lối ra cuối cùng

Mai Quốc Ấn

14-4-2019

Xem lại Kỳ 1: Đêm cuối của “đỉnh cao đế quốc”? Kỳ 2: Đà Lạt của ai? Kỳ 2: Tư cách gì chia phần lịch sử?

Đà Lạt nhìn từ trên cao. Ảnh: internet

Quy hoạch Đà Lạt mới đây có “giải pháp” biến nhà hát Hòa Bình thành trung tâm thương mại và Dinh tỉnh trưởng thành khách sạn. Không ngăn chặn, sẽ sai lầm trí mạng về mặt về khoa học phong thủy.

Vẫn có những giải pháp mang tính lối ra cho đô thị Đà Lạt. Tuy nhiên, chính quyền tỉnh Lâm Đồng vẫn phải quay về với cái gốc nhân dân mới có thể triển khai được.

Phong thủy vô ích…

Thứ phong thủy tôi nhắc đến không phải là loại phong thủy mang màu sắc cúng bái. Nó hoàn toàn khoa học. Phong thủy hiểu đơn giản chính là thuận tự nhiên chi đạo và nhân tâm. Hiểu đơn giản nữa, “tâm còn chưa thiện, phong thủy vô ích”.

Đà Lạt của ai? Kỳ 2: Tư cách gì chia phần lịch sử?

Mai Quốc Ấn

12-4-2019

Xem lại Kỳ 1: Đêm cuối của “đỉnh cao đế quốc”?

“Đà lạt của ai?”- nhà báo Tâm Chánh, Cựu Tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị đã đặt câu hỏi như vậy. Phải trả lời được câu hỏi này thì việc “sử dụng” Đà Lạt mới có thể chính danh mà làm.

Đà Lạt của ai? – Kỳ 1: Đêm cuối của “đỉnh cao đế quốc”?

Mai Quốc Ấn

11-4-2019

Ảnh: internet

“Thành phố không có lịch sử” Đà Lạt được xây dựng trước rồi mới đưa dân đến sau. Lịch sử của Đà Lạt gồm có bốn giai đoạn chính và giai đoạn thứ tư đang chứng kiến một sự thụt lùi đáng kinh ngạc.

Nói một cách dễ hiểu, từ “đỉnh cao đế quốc” như nhà nghiên cứu Eric Jennings đã gọi tên, Đà Lạt đang đối diện với bước cuối cùng để đi xuống vực sâu về quy hoạch.

Đường dây thầy bói lũng đoạn hệ thống chính trị

Hoàng Hải Vân

10-4-2019

Ảnh: internet

Nghe nói một Bí thư Đảng cấp thành phố (nhiệm kỳ trước) tập hợp quanh mình khoảng vài chục thầy bói, đủ các “chuyên ngành”. Mọi đường đi nước bước, mọi chuyện rắc rối ông đều dùng các thầy làm “tham mưu”.

Đối với một số việc, ông còn mời cả thầy bói ở Hồng Kông sang. Không biết các thầy bói đã chỉ cho ông làm thành công được những việc gì, nhưng việc các thầy hoạch định đường đi nước bước cho ông vào Bộ Chính trị thì thất bại.

Văn hóa xin lỗi thời cộng sản

Thạch Đạt Lang

10-4-2019

Trong đời sống hàng ngày, có những việc rất nhỏ nhặt, dễ dàng làm được với một số người này nhưng lại vô cùng khó khăn với một số người khác, những việc nhỏ nhặt đó biểu lộ cách hành xử của một con người có được giáo dục về văn hóa hay không? Một trong những cách hành xử tiêu biểu nói lên trình độ văn hóa của người được hấp thụ một nền giáo dục nhân bản, văn minh, lịch sự là Văn Hóa Xin Lỗi.

Đám đông có ngu và ác không – trong vụ Nguyễn Hữu Linh

FB Khải Đơn

9-4-2019

Ảnh: internet

Mình để ý cứ khi nào có sự việc xôn xao cư dân mạng, là thể nào cũng có một mớ trí thức trích dẫn cuốn “Tâm lý học đám đông” để thể hiện sự anh minh – ý là ta cao hơn bọn này – ta ko ở trong đám đông ngu dốt hung hãn như chúng mày. Vụ ông Nguyễn Hữu Linh sàm sỡ cô bé gái trong thang máy cũng được các anh trí thức nhìn khinh bỉ như vậy.

Vậy nên hôm nay mình muốn thảo luận vài điều về đám đông – hay còn gọi là dư luận.

Nước Lào tươi đẹp

9-4-2019

Phóng sự ảnh của Lê Phú Khải – Nhân tết cổ truyền Lào 14-16/04/2019

Khi thần tượng thay đổi

Blog RFA

J.B Nguyễn Hữu Vinh

4-4-2019

Khá Bảnh được nhiều học sinh chào đón khi xuất hiện tại một trường THPT ở Yên Bái. Ảnh: Báo Tiền Phong

Thần tượng và công nghệ chế tạo thần tượng cộng sản

Trong lịch sử ra đời và phát triển cũng như tồn tại rồi tàn lụi, chế độ cộng sản đã tạo ra những thần tượng với sự rập khuôn, sáng tạo và nhiều biến tướng khác nhau là một đặc trưng riêng có. Dù chủ nghĩa Cộng sản luôn kêu gào “quét sạch chủ nghĩa cá nhân” thì hệ thống tuyên truyền của chủ nghĩa độc tài cộng sản đã không ngần ngại tạo nên những thần tượng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống nhằm làm gương cho các thế hê noi theo.

Cập nhật tin cựu Phó Viện trưởng VKS Đà Nẵng sàm sỡ bé gái

BTV Tiếng Dân

5-4-2019

Vụ ông Nguyễn Hữu Linh, cựu Phó viện trưởng VKSND TP Đà Nẵng, sàm sỡ một bé gái trong thang máy vào tối 1/4, người phát ngôn VKSND TP HCM thông báo, Công an và VKSND quận 4 đã chính thức điều tra, xử lý tin báo cựu viện phó sàm sỡ bé gái, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Theo đó, các lực lượng chức năng quận 4 “đã thụ lý tin báo tố giác tội phạm và đang khẩn trương thực hiện quy trình xác minh tin báo theo quy định”.

Về cụm từ “cưỡng hôn” mà báo chí đã dùng sai

BTV Tiếng Dân

4-4-2019

Như chúng tôi đã bình luận trong bản tin Tiếng Dân ngày 19/3/2019, về việc báo chí trong nước dùng sai cụm từ “cưỡng hôn”, rồi nhiều người cũng lặp lại cái sai đó, như sau:

Không thể không nói đôi lời về vụ Khá Bảnh

FB Hoàng Hải Vân

3-4-2019

Thú thật là cho đến khi truyền thông đồng loạt đưa tin Ngô Bá Khá bị bắt, tôi mới biết về cậu thanh niên này. Trước đó, báo chí và mạng xã hội đã “ăn theo” đưa rất nhiều tin và bình luận về em, khiến cho em trở thành người rất nổi tiếng, thỉnh thoảng tôi có lướt qua các tiêu đề nhưng chưa bao giờ đọc. Nghe nói các tài khoản mạng xã hội của Khá có hàng trăm ngàn, hàng triệu người theo dõi, rất “độc hại”, tôi cũng chưa xem lần nào. Chỉ biết rằng con em trong gia đình và bà con họ hàng tôi không đứa nào bị ảnh hưởng, cũng chưa nghe ai nói có đứa trẻ hay bạn thanh niên nào do là “fan” của Khá mà trở thành hư hỏng phạm pháp. Đây là lần đầu tiên tôi nhắc đến tên em này.

Chào mừng ngày nói dối 1-4: Trần gian không còn chỗ cho Cuội

Lê Thiếu Nhơn

1-4-2019

Thương tình thằng Cuội ngồi bao nhiêu năm ròng rã dưới gốc cây đa, Nam Tào và Bắc Đẩu bảo: “Thiên giới bây giờ chả còn ai cần đến cái tài nói dối của cậu nữa. Thôi, cậu thử xuống trần gian tìm người nào có năng khiếu mà truyền nghề lại, kẻo phí phạm đi!”.

Xảo trá, lật lọng là bản chất và thuộc tính mang thương hiệu cộng sản

Nguyễn Đăng Quang

1-4-2019

Lời nói đầu của tác giả: Hôm nay ngày 01/04, là ngày Cá Tháng Tư (April Fool’s Day), hiểu theo phong tục phương Tây là ngày quốc tế nói dối. Song những thông tin, dữ liệu, số liệu trong bài viết này là rất nghiêm túc, chính xác và đúng sự thực 100%. Xin mời quý độc giả kiểm chứng. Nếu phát hiện có chi tiết nào sai sự thật, tác giả sẵn sàng chịu trách nhiệm. Xin cảm ơn.

Tránh đưa những thứ xấu xí vào Đà Lạt hay bảo vệ Đà Lạt khỏi sự xấu xí?

Thành Cao Mpa

31-3-2019

Đó là chủ đề tranh luận của giới kiến trúc sư thế giới mà đặt biệt là giới kiến trúc sư Pháp khi nói về Đà Lạt trong thập niên 1930s. Chủ trương của kiến trúc sư Hébrard là “ tránh đưa những thứ xấu xí vào Đà Lạt”, nhưng kiến trúc sư Pineau* thì thực tiễn hơn ” Bảo vệ Đà Lạt khỏi sự xấu xí” nhưng theo một cách khác.