Trịnh Bình An
11-6-2021
Những đoạn tin dưới đây tìm thấy trên các trang báo Việt Nam ở trong nước:
Trịnh Bình An
11-6-2021
Những đoạn tin dưới đây tìm thấy trên các trang báo Việt Nam ở trong nước:
26-5-2021
Khi sống trong một xã hội thiếu minh bạch và không làm sao để có thể có được điều ấy, con người ta sẽ tự thèm khát nó. Nỗi thèm khát ”Sự thật” là phản ứng hiển nhiên như khát nước, đói ăn. Bởi lẽ xã hội con người được xây dựng nên bởi mối quan hệ và niềm tin, chứ không đơn thuần chỉ bằng của cải vật chất.
26-5-2021
CEO Phương Hằng mấy hôm nay lên sóng mạnh hơn cả sóng truyền hình quảng cáo thuốc lậu từ các thần tượng nghệ sỹ.
25-5-2021
Năm 1997, cơn bão Linda quét qua các tỉnh ven biển miền tây, hàng ngàn người chết. Có một anh Việt kiều Mỹ liên lạc với tôi nhờ tôi làm cầu nối để anh mang số tiền khá lớn về quê tôi cứu trợ.
20-5-2021
TP.HCM tổ chức thi tuyển chọn thiết kế kiến trúc Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch, một công trình văn hoá ngàn tỷ đồng, dấu ấn văn hoá hàng đầu ở thành phố này. Có cả một ban tuyển chọn gồm 13 vị là các kiến trúc sư các nhà hoạt động văn hoá tên tuổi. Ban tuyển chọn này, qua hai đợt chấm đã chọn ra đồ án kiến trúc với số điểm cao nhất cho một KTS người Pháp.
Phạm Đình Trọng
15-5-2021
4.4. Tân Mão (2011) – 4. 4. Tân Sửu (2021)
10 NĂM NHÀ VĂN TRẦN HOÀI DƯƠNG RỜI CHỐN BỤI TRẦN VỀ CÕI NGƯỜI HIỀN
Biên dịch: Trần Hùng
14-5-2021
“Tôi đã trở thành một biểu tượng, kẻ hủy diệt những tên bán khống.” Dòng tweet gần đây của Elon Musk mang giọng điệu của một đấng cứu thế khiến các môn đệ của ông cảm thấy thích thú. Những diễn biến trong tháng 1/2021 đã thúc đẩy sự sùng bái đối với doanh nhân này. Câu chuyện GameStop đã mang lại cho Musk một kho đạn trong trận chiến dài hơi với những kẻ bán khống, đồng thời định vị ông như một người bảo trợ cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ đang tấn công Phố Wall.
11-5-2021
Ôi, cây muốn lặng mà gió chẳng đừng. Đang muốn buông bỏ chuyện cười đùa cợt nhả về giới tính thì lại bị đập vào mặt vụ shark Phú ngang nhiên thả thính bỡn cợt một thí sinh kêu gọi đầu tư.
6-5-2021
Nhiều bạn muốn tôi cho họ biết, để in một cuốn sách tại nhà xuất bản ở Việt Nam, cần những thủ tục gì và thường gặp vấn đề gì?Vinh dự được hầu chuyện các bạn.
Nguyễn Đình Cống
6-5-2021
Đọc bài “Chuyện xứ Lào” của tác giả Hồng Hải trên Tiếng Dân, tôi bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm đẹp về ba lần được Đại học Viêng Chăn mời sang giảng bài cho các lớp Kỹ sư Xây dựng Pháp ngữ, (vào thời gian 1999 đến 2002). Thầy Việt hướng dẫn sinh viên Lào học bằng tiếng Pháp.
Hồng Hải
5-5-2021
(Ở phía đông nước Lào vẫn còn tăm tối lắm, huhu)
Nhiều người hay đem những đức tính cao quý của người Nhật ra để so sánh, để thấy người Việt mình tệ biết chừng nào. Rồi nhiều người khác kêu rằng so sánh như vậy là khập khiễng… Khập khiễng vì nước Nhật giàu có và văn minh từ lâu, sao bì được.
4-5-2021
Vợ chồng tỷ phú Bill and Melinda Gates vừa tuyên bố chia tay.Chuyện thường ngày ở huyện bây giờ. Trả lời cho câu hỏi “tiền để làm gì” là đây:
Lê Bá Vận
30-4-2021
“Bố ta suýt soát đỗ ông Nghè/ Nói khoác trên trời dưới đất nghe…” (Bài thơ “Anh Nói Khoác”).
27-4-2021
Hôm nay có hai bản tin về lòng người, đẹp quá!
Cô bé Bùi Thị Mỹ Dung (lớp 10A2 trường THPT Hương Khê, Hà Tĩnh) nhặt được vàng, tiền trên đường với tổng giá trị gần 500 triệu đồng. Dung nhẫn nại đi tìm người mất và trả lại.
Mẹ của Dung, một người mẹ khổ cực lam lũ nói: “May mắn số tiền lớn đó đã đến với người đánh rơi. Từ nhỏ gia đình đã dạy các con không nên dùng tiền không phải của mình làm ra, người ta mất đau lòng, khó nhọc mới làm được từng đó“.
***
Trên đường đến trường, em Nguyễn Thanh Hải học sinh lớp 10A5, Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận gặp tai nạn chấn thương vùng ngực. Thầy giáo Võ Văn Cư nhìn thấy và lập tức chở em đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Nam Bình Thuận để cấp cứu.
Bác sĩ chuyên khoa 2, Phó giám đốc bệnh viện, Hồ Ngọc Sơn chẩn đoán: “Em Hải bị vỡ gan, phải mổ để sơ cứu và cần có ngay từ 4 đến 6 đơn vị máu tươi. Nếu chuyển viện, bệnh nhân có thể tử vong trên đường đi“.
Để cứu học trò, thầy Cư đã không ngần ngại ký cam đoan chịu trách nhiệm thay cho cha mẹ em Hải đang ở TP.HCM chưa về kịp. Thầy bảo: “Bệnh viện cứ mổ. Tôi bảo đảm máu không thiếu”. Lời nói đã tạo động lực và niềm tin cho BS Sơn và cả ê kíp mổ…
Ngay lúc đó, thầy nhắn thông tin cần cứu giúp lên group giáo viên và báo cáo sự việc cho thầy Nguyễn Tấn Nha, Hiệu trưởng. Thông tin được phát đến tất cả thầy cô và học sinh. Thầy cô và học sinh có nhóm máu O, B theo yêu cầu đã tự nguyện lên xe nhà trường thẳng tiến bệnh viện để cứu bạn.
Bác sĩ, Hồ Ngọc Sơn và kíp mổ đã hoàn tất ca mổ sau gần 2 giờ. Sáng nay, 27/4, em Hải đã vượt qua cửa tử và hồi tỉnh.
***
Những bản tin khiến lòng chúng ta mát rượi. Tôi tự hỏi có phải là do chúng ta đói khát niềm tin hay do xã hội khô hạn điều tốt mà mỗi lần đọc những bản tin như thế này, như thể chúng ta đang vuốt ve một ký ức trắng thơm. Cho dù thế nào chúng ta cũng nên nâng niu nó, như nâng niu hạt mầm hướng thượng trong mỗi người.
Thật tuyệt vời vì những bông hoa phẩm hạnh xoè nở trong môi trường giáo dục. Lòng trắc ẩn, sự can đảm của lòng nhân bật ra một cách tự nhiên như một phản xạ. Nó không vướng bận hoàn cảnh nghèo khổ, không đắn đo được mất phía tương lai, chỉ có bản ngã diệu kỳ thôi thúc con người.
Đây chính là “nhân bản” mà bộ trưởng giáo dục mơ ước. Nó chính là con người, con người rất thực đời, toàn mỹ, thoát thai những con số khô khan, những tín điều trói buộc. Những con người nhỏ bé bình thường đang sống, không phải những hình tượng cao xa, cường điệu.
Đây chính là cuộc sống, một kho tàng quý giá và vô tận của giáo dục. Hãy nâng niu nó, không phải bằng cách đổ xô khen thưởng hoặc hình tượng hoá. Hãy đưa những bài học này vào bảng phấn và để những đứa trẻ nói lên suy nghĩ của mình. Để chúng có một phẩm giá cường tráng và suy nghĩ đa dạng.
Khi giáo dục có “nhân bản”, dân tộc sẽ có phẩm cách!
23-4-2021
Tôi không còn nhớ ở trang nào, sách nào, nhưng chắc chắn từ biện chứng lịch sử của K. Marx, có đoạn viết về lịch sử và phi lịch sử. Lịch sử không đơn thuần là sự vận động của thời gian. Lịch sử phải là sự thay đổi của sự kiện, và sự thay đổi sự kiện không đơn thuần là sự kiện này tiếp liền sự kiện kia. Sự thay đổi về chất trong chiều hướng tiến hoá hay phát triển mới đảm bảo tính lịch sử đích thực của một dân tộc.
Tuấn Khanh
22-4-2021
Hơn một năm trước, thật may mắn được chứng kiến buổi ngỏ ý của một nhà xuất bản, muốn tái bản lại cuốn Vòng tay học trò của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng, một cây viết quen thuộc của độc giả miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Với Nguyễn Thị Hoàng, thì đó rõ là điểm sáng đáng quý trên bầu trời lấp lánh của văn chương tự do miền Nam Việt Nam trước năm 1975.
21-4-2021
Từ sau 1975, khi nói đến nền văn học của miền Nam, thì các cây bút của hệ thống tuyên truyền của đảng Cộng sản luôn cho rằng nó là tàn dư văn hóa phản động, mang hai tính chất chủ yếu là phản động và đồi trụy.
13-4-2021
Nhân bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” được Hội đồng thơ trao giải vì tính nhân văn xưa nay chưa từng có, tôi cũng ứng tác làm bài thơ này để dự giải. Trộm gà trộm lợn là chuyện nhỏ. Chuyện nhỏ ắt tính nhân văn nhỏ. Cướp nhà cướp đất mới là chuyện lớn. Chuyện lớn ắt tính nhân văn lớn.
Lữ Thị Tường Uyên
11-4-2021
Người mắc bệnh tự ti thích ‘nhìn lên’ để nhấn mạnh thân phận thấp hèn của mình. Họ cần có kẻ ‘bề trên’ để tôn sùng, để thần thánh hóa, với một sự mong mỏi trong tiềm thức ngày nào đó sẽ nhận được ơn mưa móc.
10-4-2021
Hoan hô Báo Văn Nghệ đã quá thành công trong mục tiêu “Vinh danh thơ dở”, chọn những bài thơ không phải thơ hoặc thơ dở nhất nước theo trường phái thơ “Tân con cóc” của chủ soái Nguyễn Quang Thiều để trao giải cho cuộc thi thơ dở năm 2019-2021.
25-3-2021
Bác Nguyễn Huy Thiệp rời cõi trần thế xong rồi, cầu cho bác ấy thanh thản yên lành nơi hộ khẩu vĩnh hằng. Chả hay ho gì cái cõi tạm này, mà bác Thiệp là người từng trải đủ kiếp nạn. “Mùi tục lụy lưỡi tê tân khổ/Đường thế đồ gót rỗ kỳ khu” (Nguyễn Gia Thiều).
Jackhammer Nguyễn
24-3-2021
Đối với tôi, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp để lại một cách tiếp cận lịch sử đa dạng, không những thoát ra khỏi kiểu sử học tuyên truyền của Đảng Cộng sản, mà còn đặt những nhân vật lịch sử vào một khung cảnh đời thường hơn, xóa đi cái lung linh đôi khi đến mức thần thánh của sử học Việt Nam nói chung.
20-3-2021
Tin cho hay, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời ở Hà Nội, vào lúc 4g30 chiều ngày 20-3-2021. Việt Nam lại mất đi một cây bút tài năng và tính cách.
18-3-2021
Năm 1984, Thành Được lưu diễn ở Đức rồi trốn ở lại. Lúc đó, báo chí lên án Thành Được “phản bội tổ quốc”, được cách mạng lưu dung, nhưng không phục vụ đất nước.
Đỗ Xuân Thảo
1. Thời thế gì mà nháo nhào hết thảy. Việt Nam chưa công bố hết dịch, nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh cúm Tàu vẫn hiển hiện, vậy mà người ta vẫn ùn ùn kéo đến cái gọi là “công ty trách nhiệm hữu hạn” chùa Tam Chúc. Vậy thì sự tụ tập hàng trăm ngàn người không đeo khẩu trang (có đeo cũng vô ích) có vi phạm những quy chế về phòng dịch mà chính phủ quy định hay không? Ai cho phép họ xé rào? Câu hỏi chỉ có thể trả lời rằng, tiền đã “cấp phép” cho họ! Dân gian có câu “Đồng tiền là Tiên là Phật”. Trong trường hợp này quả không sai. Đây không phải tôn giáo, không phải Phật tử mà là một đám đông mê muội.
12-3-2021
Ngày 25.11.2020, danh thủ bóng đá Maradona qua đời trong sự thương tiếc của cả nước Argenina cũng như của hàng hàng trăm triệu người hâm mộ toàn cầu. Người Argentina tôn sùng anh không chỉ vì anh đã đưa bóng đá xứ họ lên đỉnh cao của nghệ thuật thứ 8, mà còn giúp họ rửa nỗi nhục bị mất đảo Malvinas vào tay nước Anh [1].
Ngô Thế Vinh
8-3-2021
Chị Nguyễn Thị Thu Hồng, vợ của nhà văn Nguyễn Đình Toàn, còn có nghệ danh là Hồng Ngọc, sinh ngày 12 tháng 8 năm 1943, là mẹ của một gia đình 4 con 3 trai 1 gái đều đã trưởng thành. Chị Thu Hồng mất ngày 24 tháng 2 năm 2021 tại Little Saigon. Tang lễ sẽ được cử hành vào ngày 15 tháng 3 năm 2021 tại Westminster Memorial Park. Sau đây là một trích đoạn viết về Chị Thu Hồng từ một bài viết về nhà văn Nguyễn Đình Toàn, tác giả Áo Mơ Phai, như một nén nhang tưởng nhớ Chị.
JB Nguyễn Hữu Vinh
26-2-2021
Sáng 26/2/2021, những cán bộ công chức có mặt và đến làm việc tại Ủy Ban Nhân Dân Quận Bắc Từ Liêm, đã rất ngạc nhiên và khó chịu khi Văn Phòng UBND Quận đang tiến hành cúng rằm tại Công sở.
Trụ sở UBND Quận Bắc Từ Liêm vừa mới được khánh thành hôm 19/1/2021 nhằm kịp để cơ quan Quận có thể “ăn tết nhà mới”. Công trình này được xây dựng trong thời gian hơn 1 năm, với diện tích khu đất 20.029 m2. Trong đó, diện tích xây dựng là 5.536 m2, với 1 tầng trệt, 4 tầng nổi, 1 tầng mái có tổng diện tích sàn khoảng 24.149 m2 với tổng mức đầu tư là hơn 370 tỷ đồng tiền ngân sách nhà nước.
Trụ sở quận Bắc Từ Liêm được ca ngợi là một trong các trụ sở đẹp, đồng bộ, hiện đại, công năng sử dụng tốt, với gần 120 phòng làm việc cho hơn 40 đơn vị, gần 700 người lao động.
Việc cúng rằm của UBND Quận Bắc Từ Liêm được tiến hành tại phòng 406-N, một căn phòng rất lớn tại tầng 4 của trụ sở này. Đây là một căn phòng rộng rãi chỉ được sử dụng cho mục đích thờ cúng, ở đó đặt ban thờ với đầy đủ hoa quả, bưởi cam và hương khói cũng như trang trí như ban thờ một dòng họ, một gia đình và phía trên đặt bức tượng bán thân Hồ Chí Minh.
Trước hàng trăm người lao động, và là công sở nhà nước của hơn 40 đơn vị, việc UBND Quận tiến hành cúng rằm tháng giêng đã gây nhiều thắc mắc và ngạc nhiên, bất bình cho những người công tác cũng như những người có liên hệ tại đây. Nhiều câu hỏi được đặt ra sau những hành động này từ cơ quan công quyền của một Quận ngay ở Thủ đô.
Trái quy định và luật pháp
Trước hết, đó là việc UBND Quận Bắc Từ Liêm đã đi ngược với “Quy chế Văn hóa công sở” kèm theo Quyết định số 129 /2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Ở đó quy định rõ ràng: “Nghiêm cấm các hoạt động như: lập bàn thờ, thắp hương thờ cúng hay đun nấu trong phòng làm việc” mà đến nay vẫn còn nguyên hiệu lực.
Tại văn bản này, tại Chương 3, mục 1 về việc bài trí trong công sở các cơ quan công quyền, chỉ có quốc kỳ, quốc huy. Ở đó không hề quy định việc bài trí tượng hoặc hình của Hồ Chí Minh. Càng không có một không gian riêng để làm ban thờ hoặc miếu thờ Hồ Chí Minh như ở UBND Quận Bắc Từ Liêm đang làm tại đây.
Tại văn bản số: 3420/HD-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch ban hành ngày 02/10/2012, quy định chỉ đặt chân dung Hồ Chí Minh dưới quốc kỳ trong một số trường hợp nhất định quy định cụ thể, hoàn toàn không có việc đưa chân dung hoặc tượng Hồ Chí Minh để trá hình làm một phòng thờ cúng mang tính mê tín dị đoan ngay tại công sở.
Trước đây, báo chí đã lên tiếng phản đối rầm rộ về những văn phòng công sở đã bày biện cúng lễ hương khói như văn phòng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Sau đó, Bộ này nại ra rằng đó là việc thờ cúng Hồ Chí Minh tại cơ quan và điều này đã không được dư luận cũng như các cơ quan chính phủ chấp nhận, rồi sau đó, Thủ tướng chính phủ đã phải ra văn bản “Quy chế Văn hóa công sở” nói trên.
Thờ cúng Hồ Chí Minh là đi ngược lại và phỉ báng chính Hồ Chí Minh
Ai cũng biết, Hồ Chí Minh là người cộng sản, đã được cấp thẻ đảng số 000.001, nghĩa là đảng xác định đó là người cộng sản đầu tiên của ĐCSVN.
Đảng CSVN lấy Chủ nghĩa Mác – Lenin làm cơ sở, làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho sự tồn tại. Ở đó không có ý thức về tâm linh, tôn giáo, thần thánh hoặc bất cứ những gì liên quan đến việc thờ cúng, hương khói.
Theo Chủ nghĩa Mác – Lenin, thì “Tôn giáo là một hiện tượng tinh thần của xã hội và vì vậy, nó là một trong những hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Nhưng khác với những hình thái ý thức xã hội khác, sự phản ánh của tôn giáo đối với hiện thực là sự phản ánh đặc thù, đó là sự phản ánh “lộn ngược”, “hoang đường” thế giới khách quan. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, “tôn giáo là những sự rút hết toàn bộ nội dung của con người và giới tự nhiên, là việc chuyển nội dung đó sang cho bóng ma”.
Chính vì thế, Chủ nghĩa Mác – Lenin chống lại bất cứ một người cộng sản nào tin vào việc ma quỷ, thần thánh… dẫn đến việc thờ cúng hoặc những vấn đề thuộc tâm linh con người. Chủ nghĩa Mác – Lenin thực hiện một cuộc cách mạng lâu dài, để tẩy trừ các tôn giáo, tâm linh, thần thánh ra khỏi thế giới cộng sản.
Vì thế, là người cộng sản, lại là người Cộng sản đầu tiên, Hồ Chí Minh không và chưa bao giờ đi theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng nào. Việc Hồ Chí Minh đã có thời vào nhà chùa ở Thái Lan, mang tên Thầu Chín, mang áo cà sa là thời kỳ 1928 khi ông hoạt động cách mạng trong bí mật. Ông ta đã giả dạng nhà sư, lợi dụng Phật giáo tại Thái Lan để che chắn các hoạt động bí mật của mình mà hoàn toàn không phải là một người đi theo Phật Giáo.
Trong đời sống hàng ngày khi còn sống, Hồ Chí Minh không bao giờ có chuyện thờ cúng, kể cả ông bà, cha mẹ tổ tiên, thần hay Phật. Trong hai chuyến khi quay về quê hương sau gần nửa thế kỷ xa nhà, ông ta vẫn không hề thắp hương hoặc có hành động nào trước Tổ tiên, ông bà, cha mẹ hoặc hoặc họ hàng anh chị em ruột đã khuất.
Không chỉ ông Nguyễn Sinh Khơm (Khiêm) là anh trai chết năm 1950 và bà Nguyễn Thị Thanh là chị ruột chết năm 1954 Hồ Chí Minh đã không về thăm viếng khi ốm đau, chôn cất khi từ trần mà ngay cả khi về quê cũng không một lần thăm viếng phần mộ hoặc chí ít là một nén hương tưởng nhớ.
Thậm chí, ngay cả mộ mẹ ông ta là bà Hoàng Thị Loan từ 1942 đã đưa về chôn tại Nam Đàn, chỉ cách 5km từ làng Kim Liên. Nhưng, Hồ Chí Minh đã không hề nhắc đến hoặc đến viếng thăm.
Trong nhà riêng, phòng ở và ngay cả ngôi nhà tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, không hề có ban thờ tổ tiên, ông bà hoặc bất cứ một tôn giáo, tín ngưỡng nào…
Thế rồi, ngay cả khi chết, Hồ Chí Minh đã không đi theo ông bà, tổ tiên hoặc lên cõi niết bàn, thiên đàng hoặc địa ngục mà chỉ “đi gặp cụ Các Mác, cụ Lenin”.
Nhắc lại những điều này để chứng minh một điều chắc chắn: Hồ Chí Minh là người theo Chủ nghĩa Cộng sản, chủ nghĩa “Tam vô”, đó là Vô gia đình, vô Tổ Quốc và vô tôn giáo.
Do vậy, việc đưa một người cộng sản suốt đời đã đi theo chủ nghĩa vô thần vào để thờ cúng là đi ngược lại tư tưởng cũng như đi ngược lại ý nguyện của chính Hồ Chí Minh. Đó cũng chính là sự nhạo báng và sỉ nhục đối với Hồ Chí Minh, một người đã “suốt đời sống, chiến đấu, làm việc cho lý tưởng Cộng sản vô thần”.
Cũng không thể vịn vào lý do rằng Hồ Chí Minh là “lãnh tụ vĩ đại, là anh hùng dân tộc, là cha già dân tộc”, là nọ là kia theo những lời tuyên truyền của đảng để thờ cúng như một thành hoàng làng, một nhân vật vua chúa trong chế độ phong kiến xa xưa hay ít nhất là một thứ ma quỷ có thể làm người ta sợ hãi. Bởi đơn giản chính Hồ Chí Minh năm 1958 đã nói rằng ông ta “không phải là vua”.
Việc đưa Hồ Chí Minh, một người hoàn toàn vô thần, không phải là vua, là thần thánh hay ma quỷ lên ban thờ và buộc mọi người khác trong hệ thống công quyền phải làm một việc mà nhiều khi trái với ý muốn của họ là điều không thể chấp nhận được, là đi ngược lại với tư tưởng Hồ Chí Minh mà đảng đang ra sức kêu gọi học tập làm theo.
Việc làm đó cũng hoàn toàn trái với luật pháp và hiến pháp quy định. Bởi trong cơ quan công quyền như UBND Huyện Bắc Từ Liêm có hơn 700 cán bộ, công nhân viên chức và những người liên quan đến công tác, làm việc. Tất cả họ không phải ai cũng theo tín ngưỡng thờ cúng, càng không phải ai cũng thừa nhận việc thờ Hồ Chí Minh là đúng đắn. Đặc biệt là với các đang viên đảng CSVN thì đó cũng là sự ngang nhiên sỉ nhục họ, sỉ nhục cái lý tưởng mà họ đã thề nguyền theo đuổi và phấn đấu khi vào đảng.
Cuộc khủng hoảng lòng tin và sự lợi dụng Hồ Chí Minh cho mục đích cá nhân
Báo chí đã nêu hiện tượng này rất nhiều trước đây. Trên tờ báo Thanh Niên, số ra ngày 05/11/2006 có bài viết về chuyện hương khói ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã viết rằng: “nghề “làm quan” ngày nay có nhiều rủi ro: đi thờ, đi cúng các nơi, ngay cả dùng xe công, báo chí, dư luận cũng dị nghị, thế thì làm một nơi thờ cúng ngay tại Bộ cũng rất tiện”. Như vậy, việc bày đặt cầu cúng ngay tại cơ quan làm việc, công sở chỉ nhằm mục đích phục vụ sự u mê và mê tín, dị đoan của một số quan chức nhà nước trước việc mua quan, bán chức ngày càng căng thẳng khó khăn, cũng như việc đấu đá phe nhóm trong nội bộ đảng, nhà nước đã làm cho chính những cán bộ chạy chọt, mua bán được chức quyền không hề yên tâm.
Và trong cơn khủng hoảng, hoang mang về niềm tin, họ đã phải cậy nhờ đến thần thánh, tâm linh và ma quỷ.
Đó là sự thể hiện việc mất lòng tin vào cuộc sống hiện nay, cũng như mất niềm tin, định hướng sống mà không biết bấu víu vào đây nên các cán bộ, đảng viên đã phải đi tìm một niềm tin ở thế giới khác với thế giới mà họ đang sống, đang luôn giơ tay xin thề sẽ phấn đấu suốt đời cho lý tưởng đó.
Dư luận xã hội đã mổ xẻ, phân tích rất nhiều về hiện tượng người cộng sản vô thần đã là đặc trưng cho loại hình “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” trong cả hệ thống đảng Cộng sản từ cao đến thấp. Ở đó, một mặt họ tôn thờ chủ thuyết vô thần cộng sản, họ thề nguyền tin tưởng, hy sinh và phấn đấu cho lý tưởng vô thần ấy. Mặt khác họ lại bí mật hoặc công khai lao theo những trò mê tín, dị đoan như từ bói toán, xin quẻ, cúng sao giải hạn, cầu đồng hoặc xin ấn Đền Trần, vay trả Bà Chúa Kho, cầu cúng chỗ nọ chỗ kia từ gốc đa cho đến mép ruộng, từ nơi riêng tư đến nơi công công cộng. Hàng năm, chỉ riêng việc chính phủ và các tỉnh phải nhắc đi nhắc lại việc cấm cán bộ mang xe công đi chùa, đi lễ đền nọ phủ kia đã chứng minh điều đó.
Mặt khác, ai cũng thấy một điều này, đó là mọi đảng viên khi vào đảng đều giơ tay thế rất cao hứng rằng: “Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị…”. Còn Cương lĩnh chính trị của đảng thì ghi rõ: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng” và nền tảng tư tưởng của Chủ nghĩa Mác – Lenin là vô thần, duy vật. Thế nhưng, ngay cả những nhân vật cao cấp nhất của đảng như Trần Đại Quang, khi chết đã lôi hàng trăm sư quốc doanh cầu siêu niệm chú nhằm được “siêu thoát” mà không chịu đi theo “Cụ Các Mác, cụ Lenin” như Hồ Chí Minh. Hoặc Nguyễn Bá Thanh, trước khi chết là một người Cộng sản bất chấp tội ác với người dân, nhưng khi chết mới lòi ra một pháp danh và cầu cúng linh đình hẳn hoi, công khai.
Thế rồi từ bí mật, những người cộng sản đã thi nhau lập đền thờ từ văn phòng công sở cho đến Phủ chủ tịch, văn phòng Trung ương Đảng.
Tất cả những điều đó được bao biện rằng đó là “ý nguyện của mọi người trong cơ quan”, đoàn thể… điều này cũng na ná như cái mà Bộ chính trị nói rằng: “Thể theo nguyện vọng của tất cả quần chúng nhân dân”, nên đảng đã quyết tâm đi ngược lại lời dặn trong di chúc của Hồ Chí Minh để không hòa táng hay chôn xác ông ta. Mặc dù nhân dân chẳng bao giờ được hỏi một nửa câu và ông ta vẫn muốn thiêu hoặc chôn xác mình để theo tín ngưỡng dân gian thì “sẽ được siêu thoát” nhưng đảng không đồng ý.
Tạm kết
Việc nhiều cơ quan công quyền, nhiều trụ sở của nhà nước bị biến thành nơi thờ tự, nơi cầu cúng, nơi thỏa mãn nhu cầu mê tín dị đoan của một số cá nhân có chức có quyền tại các cơ quan nhà nước là một hiện tượng không chỉ bây giờ mà cả hàng chục năm trước đã diễn ra.
Thế rồi sau đó có nhiều quy định, quy chế, hướng dẫn để thực hiện cái gọi là Văn hóa Công sở… chỉ là việc nước đổ lá môn.
Nhiều cơ quan, từ lén lút đến công khai vẫn cứ tiến hành những việc biến nơi công sở thành nơi thờ cúng, thực hiện mê tín dị đoan và thể hiện sự coi thường chính các cơ quan cấp trên. Oái oăm thay, đây chính là những cơ quan công quyền và họ đều là những đảng viên có chức, có quyền mới có thể ngang nhiên tự tung tự tác làm những việc mà những thường dân có muốn cũng chẳng cách nào làm được.
Ngoài việc biến những không gian công sở được đầu tư bằng tiền dân với cả hàng tỷ đồng đầu tư thành nơi hoạt động mê tín dị đoan trái pháp luật và đi ngược lại tư tưởng, chủ trương của đảng, phỉ báng Hồ Chí Minh. Hành động đó còn là sự coi thường tính mạng người dân ở những nơi, những chỗ mà những học sinh bé bỏng phải phơi mình giữa giá rét để ngồi học bài với chiếc áo mong manh bốn bề trống hoác. Đó là sự xa hoa, lãng phí những đồng tiền máu xương, mồ hôi nước mắt của người dân đã đóng những đồng thuế để xây nên những ngôi nhà khang trang cho họ tùy nghi sử dụng.
Và trên hết, nó nói lên những điều không thể chối cãi sau đây:
– Đó là bản chất của người cộng sản vốn xưa nay vẫn dối trá từ bản chất, vốn nói xuôi làm ngược ngay từ trong lời thề nguyền khi gia nhập đảng vô thần.
– Đó là sự thể hiện một cuộc khủng hoảng tư tưởng, khủng hoảng đường lối của Đảng CSVN, khi mà cái gọi là Chủ nghĩa Mác – Lenin chỉ là cái thây ma thối rữa vẫn được dựng lên làm bình phong, làm khiên đỡ mà chẳng hề có chút nào tác dụng.
– Đó cũng là biểu hiện của sự coi thường Hồ Chí Minh, một nhân vật được đảng dày công tô vẽ thành thần tượng, thành huyền thoại, thành thánh thần của người cộng sản. Những điều đó chẳng lừa bịp được ai, ngay cả những đảng viên cộng sản vốn luôn vâng dạ và miệng leo lẻo về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.