Nhà vệ sinh công cộng: Điểm kém thuộc về Hà Nội và TP.HCM

Lê Huyền Ái Mỹ

12-2-2023

Năm 2017, tôi theo đoàn của Hội LHPN TP.HCM “về nguồn” một số tỉnh phía Bắc. Nỗi ám ảnh khiến tôi tự nhủ sẽ “một đi không quay lại” là nhà vệ sinh. Đến như một điểm du lịch nổi tiếng là nhà vua Mèo, hãi đến mức, nín. Đến độ không chịu nổi, mấy chị em dùng khăn choàng, quây lại ở một bãi đất hoang, um tùm cỏ mọc rồi lần lượt “giải quyết”.

ChatGPT nói về cái này…

Chu Mộng Long

10-2-2023

“Của quý” trong lễ hội Ná Nhèm 2018. Nguồn: Kênh 14

Là cái hình ảnh màu đỏ hồng được đưa rước trọng thể trong một lễ hội ngoài Bắc. Tôi hỏi ChatGPT, đó là cái gì vậy?

Tháng giêng khắc khoải

Blog VOA

Trân Văn

6-2-2023

Ngoài trái khoáy trong chuyện chuyển “Vía Đất” thành… “Vía Thần Tài”, gần đây, mạng xã hội râm ran hơn nhiều năm trước về chuyện các chùa tổ chức “cúng sao, giải hạn” cũng như hoạt động lễ bái đầu năm.

Lẩn mẩn về cái hội thề chống tham nhũng (Phần 1)

Nguyễn Thông

5-2-2023

Chùa Hòa Liễu. Ảnh: Internet

Nói ngay, đó là hội được tổ chức vào giữa tháng giêng (khi nói tháng giêng nghĩa là theo lịch ta rồi, không cần phải viết tháng giêng âm lịch, còn ai đó gọi tháng Một tây là tháng giêng thì hết sức ngớ ngẩn) ở làng Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, cùng huyện Kiến Thụy xứ Phòng (Hải Phòng) quê tôi. Từ nhà thày bu tôi tới chùa Hòa Liễu, nơi tổ chức hội thề, chỉ cách chưa đầy 3 cây số, phóng xe máy vèo cái đã tới. Hồi bé tôi hay sang đó, vác dậm lùng sục kiếm cá mú tôm tép ở những khu ruộng, đầm quanh chùa cổ.

Ngày rằm nói chuyện tín ngưỡng của người Việt

Chu Mộng Long

5-2-2023

Thay vì đi chùa hay tụng kinh, trước đức Phật và vong linh tổ tiên, tôi viết bài này. Nội dung cơ bản thì tôi đã từng viết nhiều lần.

Thần “Hạ Mã” đất ngàn năm văn hiến

Chu Mộng Long

3-2-2023

Một lần tôi đưa thằng bạn Tây đi tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám, mới đến cổng, thằng bạn Tây đã trố mắt xanh lè trước “nhà bia” ở hai bên cổng. Thằng bạn Tây hỏi:

Chốn thanh tịnh một thời

Tạ Duy Anh

1-2-2023

Tôi từng là người chăm lễ chùa, có lẽ do ảnh hưởng từ bà nội. Khi còn sống, bà vẫn dặn tôi: Cửa Phật là chốn thanh tịnh, nên trước khi đến đó con phải tắm gội cẩn thận, tu tâm sửa trí làm sao để sau khi ở đó về, con là người sạch từ trong ra ngoài.

Tiếng cười, tiếng chửi và tiếng nói

Văn Việt

Thái Hạo

30-1-2023

Tết, có đứa em bà con ở Nhật đã nhiều năm về và lên nhà chơi, tôi tranh thủ hỏi hắn về những khác biệt văn hóa giữa hai nước. Hắn kể nhiều, nhưng tôi muốn ghi lại chi tiết này, là người Nhật không chửi nhau.

Cảm nhận quê nhà (Phần 3): Chủ nghĩa Tư bản Công nông

Nguyễn Thọ

29-1-2023

Tiếp theo Phần 1 và Phần 2

Cả 5 năm qua tôi đều hưởng Tết Việt Nam. Tết ta đã đổi hướng theo “bốn chấm không”. Thức ăn đa số được đặt về nhà. Đồ cúng, đồ biếu được bày bán đầy đường thành các xuất to nhỏ như kim tự tháp tý hon bọc giấy bóng kính sặc sỡ. Cá, chim phóng sinh được cung cấp, thu lại, quay vòng như đồ ve chai. Dân chúng đổ đến chùa chiền đang mọc lên như nấm để cầu an, phúng viếng. Tiền mừng, lì xì được đổi ở ngân hàng trước cả tháng, phải mất cả buổi để xếp vào các phong bì in sẵn… Chỉ có lời chúc tết đêm 30 trên TV thì vẫn như cũ.

Di chứng tinh thần

Ngọc Minh

29-1-2023

Ảnh: FB tác giả

1) Sau khi chiếm được thành phố Nha Trang xinh đẹp, chính quyền mới sau 1975 đã cho xây dựng ngay quảng trường biển trung tâm một cột trụ xi măng tráng đá rửa có tên là Tổ quốc ghi công, để ghi công các liệt sĩ cộng sản đã hiến thân cho cuộc chiến.Thời gian dần trôi, cây trụ xi măng ấy ngày càng cho thấy sự xấu xí và không đúng chỗ.

Tết vui, buồn…

Mạc Văn Trang

29-1-2023

Có bạn hỏi: Tết này bác có nhiều niềm vui chia sẻ trên Facebook, liệu bác có thấy điều gì buồn không?

Cái tát trong văn minh lúa nước

Phạm Thị Hoài

28-1-2023

Bỏ qua tất cả bối cảnh ám chỉ gì đó liên quan đến một chương trình tấu hài dịp Tết gì đó trên TV Việt Nam mà tôi dĩ nhiên không quan tâm – đã TV, lại còn TV Việt Nam, lại còn tấu hài, lại còn tấu hài dịp Tết, chỉ xem xét câu chuyện “Cái tát của mẹ” thuần túy theo nghĩa đen, chúng ta thấy gia đình Việt Nam hiện lên như thế nào?

Hai đề xuất về chương trình tất niên trên Đài truyền hình Trung ương

Nguyễn Ngọc Chu

28-1-2023

1. TẠI SAO NHÂN DÂN QUAN TÂM?

Dư luận xã hội từ sau đêm 30 Tết đến hôm nay vẫn không ngừng bàn luận về chương trình ‘Táo quân’ cuối năm 2022. Việc một bộ phận lớn nhân dân cả nước quan tâm đến chương trình văn nghệ cuối năm phát trên VTV là điều dễ hiểu.

Hề!

Nhã Duy

27-1-2023

Cả chục ngày nay tôi không theo dõi Facebook nhiều, vào thì thấy câu chuyện Xuân Bắc đang được bàn luận xôn xao trên mạng đôi ngày qua. Kể cả đài Á Châu Tự Do cũng có bản tin hay bài viết gì đó mà tôi không đọc.

Thằng hề láo

Đỗ Duy Ngọc

25-1-2023

Nhiều khán giả khi xem chương trình Táo quân năm nay trên Đài Truyền hình VTV đã phê bình là nhạt. Cũng có nhiều ý kiến đề nghị nên chấm dứt mục này hằng năm. Phản ứng với những lời phê bình đó, Xuân Bắc đã lên mạng dùng lời lẽ hằn học, mất dạy chửi khán giả.

Trọn gói tâm linh

Phạm Thị Hoài

24-1-2023

Trong các phong tục Tết, tôi ớn nhất cúng bái. Cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp, cúng Tất niên chiều 30, cúng Giao thừa đêm 30, cúng Nguyên đán mồng Một, cúng Chiêu điện sáng mồng Hai, cúng Tịch điện chiều mồng Hai, cúng hóa vàng mồng Ba, cúng Khai hạ mồng Bảy, cúng Thần tài Thổ địa mồng Mười, cúng Nguyên tiêu rằm tháng Giêng. Trong vòng chưa đầy một tháng cả chục cú không cúng không được, người ta cúng cả, thuộc về gói cúng cơ bản, chưa kể gói combo những cúng rước cúng tiễn, cúng chay cúng mặn, cúng trong nhà cúng ngoài trời, cúng tảo mộ cuối năm, cúng khai trương xuất hành đầu năm, cúng cầu an giải hạn, cúng bổn mạng và các vụ cúng kiếng đền chùa lễ hội đầu Xuân. Như chạy nước rút. Chạy deadline. Chạy sô. Chạy thành tích tâm linh.

Hình ảnh không đẹp

Nguyễn Ngọc Huy

10-1-2023

Trận bán kết với Indonesia trên sân Mỹ Đình thật tuyệt. Đó là một bữa tiệc bóng đá với không khí sôi động và kết quả mỹ mãn dành cho người hâm mộ Việt Nam. Tuy nhiên còn rất nhiều thứ không đẹp, rất nhiều thứ có hại.

Việt Nam, chính trị của lãnh chúa, văn hóa của Típ Phờ Nờ

Jackhammer Nguyễn

7-1-2023

Các lãnh chúa

Việc hai ông Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh bị bay chức, về hưu non (may mắn không bị đi tù), khẳng định hai điều về chính trị Việt Nam đương đại.

Mặt cỏ sân Mỹ Đình và sự tệ hại của nhà nước

Nguyễn Trường Sơn

27-12-2022

Ảnh: Vietnamnet

Xét về mức độ cuồng nhiệt dành cho môn bóng đá thì có lẽ người Việt Nam không thua kém bất cứ quốc gia nào. Tôi đã từng chứng kiến cảnh những du khách đến từ Châu Âu-cái nôi của môn thể thao vua, tỏ ra choáng ngợp và bị cuốn vào màn ăn mừng đặc sản của người dân Hà Nội, khi hàng trăm ngàn người đổ về khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm, vẫy cờ và bấm còi xe inh ỏi mỗi khi tuyển Việt Nam thắng các trận bóng quan trọng.

Không trách tím mimosa

Lê Huyền Ái Mỹ

26-12-2022

Ảnh: Báo Dân Việt

Đưa cho Lê Trung Việt tập thơ của một nhà thơ đồng hương, anh chả thèm đọc, quăng ngay một câu, thơ lão này, một ngày anh làm chục bài, rồi cười phe phe, đi mất.

Về một sự cố văn hoá

Mạc Văn Trang

26-12-2022

Mấy ngày nay trên mạng tràn ngập hình ảnh và ý kiến về cô Hoa hậu mặc váy trong suốt, lồ lộ thân hình trước công chúng và giới truyền thông, trong một sự kiện văn hóa tầm cỡ quốc gia.

Kỳ thị bẩm sinh

Lâm Bình Duy Nhiên

20-12-2022

Khi đọc vô số những lời đùa cợt về màu da của các cầu thủ Pháp, tôi nhận thấy rằng, đó không đơn giản là chuyện đùa. Đằng sau cái thái độ ấy, ẩn chứa một căn bệnh: Sự kỳ thị bẩm sinh! Đằng sau những tuyên bố hời hợt ấy, chính là những cái đầu, chẳng những chỉ biết phân biệt chủng tộc, mà còn thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức về lịch sử thế giới và thiếu cả sự cởi mở trong cái nhìn về xã hội đương đại.

Bóng đá – Đen – Trắng!

Lâm Bình Duy Nhiên

15-12-2022

Thấy không ít người Việt, trong nước và cả bên ngoài, hay “thắc mắc” về màu da của các tuyển thủ Pháp. Họ bóng gió rằng đó là một đội tuyển Phi Châu chứ không phải Âu Châu.

Người Hà Nội xấu xí

Lê Quảng Hà

14-12-2022

Một anh bạn là trai phố cổ ngồi than phiền về sự tạp nham văn hoá của người Hà Nội bây giờ, ông ấy bảo thực ra theo thống kê người Hà Nội gốc giờ chỉ còn 2%, ý như anh ấy muốn đổ lỗi sự tạp nham là do người nhập cư tạo nên.

Người dân còn bị sỉ nhục đến bao giờ?

Nguyễn Trường Sơn

9-12-2022

Tôi nghĩ không có gì là quá đáng khi người dân đòi hỏi công chức làm tròn trách nhiệm tối thiểu của họ. Trong đó bao gồm hoàn thành các trọng trách mà công việc yêu cầu, có thái độ làm việc chuyên nghiệp, ứng xử với người dân một cách văn minh và ân cần, và nói năng một cách mà ai cũng có thể hiểu.

Hàng rào trong đầu mới là thứ cần dỡ bỏ (Phần 1)

Nguyễn Thông

8-12-2022

Hôm 5.12, báo chí mậu dịch thông tin việc chính quyền Hà Nội sau rất nhiều bàn tính, nâng lên đặt xuống, đã quyết định dỡ bỏ hàng rào bao quanh công viên Thống Nhất. Dư luận báo chí quốc doanh coi đó là sự đổi mới, đột phá, tiến bộ, cởi mở, là điều đáng khen ngợi.

Nói chuyện nghiêm túc một chút về World Cup và văn hoá

Lê Nguyễn Duy Hậu

24-11-2022

Bạn mình hôm qua có đăng một câu hỏi khá thú vị, nhưng đã hạ status đó xuống. Mình thấy thú vị quá nên moi lên lại. Câu hỏi đó là vì sao mới cách đây mấy tháng, dư luận còn lên án một MV ca nhạc có hình ảnh người trầm cảm tự tử, xem đó là hiểm hoạ, nhưng hôm nay thì lại thấy bình thường, thậm chí cười cợt việc thua độ nhảy cầu (cũng là tự tử)?

World Cup và tiền

Nguyễn Thông

23-11-2022

Đài truyền hình Việt Nam (VTV) là đài quốc gia, được nhà nước nuôi, cấp cho cả đống tiền ngân sách (do dân và doanh nghiệp nộp thuế đóng góp) để phục vụ nhân dân, cả về đời sống văn hóa văn nghệ, thể thao. Dân được phục vụ thỏa đáng thì dân lại còng lưng làm để trả công cho nhà nước. Chả ai cho không nhau cái gì, mà cũng chẳng ai phụ bạc công ơn. Đó là quan hệ sòng phẳng giữa dân với chính quyền.

Yêu nước hay thương dân?

Nguyễn Trường Sơn

22-11-2022

Trận đấu giữa hai đội tuyển bóng đá Anh và Iran hôm qua gây chú ý không bởi tỉ số chênh lệch như một set tennis, mà bởi sự bất khuất của các cầu thủ Iran.