Một cái… hơi giống cái chùa, và rất giống Tử cấm thành của Trung Quốc. Trong cái hình hài lai tạp này, có nhiều cái tượng bị gọi là tượng Phật, và một cái tượng đồng rất to, đặt chính diện để thờ ở tầng hai, là tượng bà Lan (đã mất), vợ của ông xây cái khu này, cùng “bảng ghi danh công trạng” của bà.
Người Việt có tục thờ thần tài, theo thời gian “phong trào” này ngày một nở rộ và sinh ra lắm biến thể, góp phần làm thành một bức tranh tín ngưỡng đậm màu mê tín.
Sau khi cưỡng chiếm miền Nam tháng 4/1975, đảng CSVN cho ra đời cái gọi là “Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam”. Từ đó, Phật giáo Việt Nam chuyển sang giai đoạn đau thương và lắm bi hài.
Ông Joseph Biden, khi tuyên thệ nhậm chức sẽ trở thành Tổng Thống Mỹ thứ 46, và là người thứ nhì theo Công Giáo, sau TT thứ 35, John Kennedy. Theo thống kê, trong cuộc bầu cử vừa rồi, chỉ có 49% giáo dân Công Giáo bỏ phiếu cho ông Biden, trong khi 50% Công Giáo bỏ phiếu cho ông Donald Trump.
Nếu Phó TT Joe Biden đắc cử tổng thống Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử lần này, ông sẽ là tổng thống Mỹ người Công Giáo thứ nhì sau Tổng Thống John F. Kennedy.
Ngày 23/10/2019 Nhóm trí thức Huế gồm 12 người, do PGS.TS. Lê Cung, Khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Huế, đứng đầu, đã gửi một bản kiến nghị đến Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng đề nghị không lấy tên hai linh mục là Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina để đặt tên đường.
Từ ngày đầu tiên của Cộng hòa Hoa Kỳ, Nhà thờ đã được tách khỏi nhà nước. Nhưng điều đó không ngăn cản các chính trị gia cầu khẩn Chúa hoặc chụp mũ đối thủ là kẻ vô thần để kiếm phiếu.
Thử ôn lại rất nhanh lịch sử của loài người: Chúng ta xuất hiện trên trái đất này độ khoảng hai trăm ngàn năm trước. Giống loài chúng ta được đặt tên là “homosapiens” – người thông minh. Nhưng thực ra không phải chỉ chúng ta mới là “người”, ít nhất có hai “loài người” khác sống cùng hay có khi trước thời điểm xuất phát của chúng ta.
Để lâu quá rồi, hôm nay mới có cơ hội viết phần 2 của bài về phọt phẹt, gọi là thể chế phọt phẹt, đảng phọt phẹt, quốc hội phọt phẹt, chính phủ phọt phẹt và dân càng phọt phẹt hơn. Giờ là đạo phọt phẹt, coi như toàn phần.
Theo một số nguồn tin đáng tin cậy cho biết, Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam, chánh xứ Mỹ Khánh, thuộc xã Khánh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An (Giáo phận Vinh) đã bị “ngưng mục vụ”, nghĩa là không được thực hiện thiên chức linh mục của mình, mà không rõ lý do.
(Bài này chỉ phản biện bài thuyết giảng của Đại đức Thích Nhật Từ, nhằm vạch mặt sự xuyên tạc, vu cáo trắng trợn của kẻ nấp áo cà sa của sư quốc doanh đối với Kitô giáo. Không hề có ý xúc phạm đến Phật giáo hay tôn giáo khác).
Khách du xuân chùa Tam Chúc năm nay ngỡ ngàng chứng kiến sự hoành tráng của Đền Tứ Ân, ngôi đền mới xây để thờ bà Phạm Thị Lan vợ quá cố của đại gia Xuân Trường, mất vì bạo bệnh năm 2018 hưởng dương 57 tuổi. Theo tường thuật của báo mạng Infonet đăng kèm hình ảnh nhiều góc chụp cho thấy Đền Tứ Ân là một công trình quan trọng trong tổng thể cảnh quan của chùa Tam Chúc, kiến trúc nguy nga lộng lẫy không khác một cung vua… [1]
Thầy Thích Quảng Độ tăng thống thứ năm Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất- tổ chức Phật giáo thành lập từ tháng 1 năm 1964 tại Sài Gòn và sau 1975 đã không được chính quyền công nhận.
LTS: Sáng nay, báo Tuổi Trẻ có đăng bản tin, dẫn nguồn từ trang Giác Ngộ Online, nói về sự qua đời của Hòa thượng Thích Quảng Độ, với tựa đề: “Trưởng lão Hòa thượng Thích Quảng Độ viên tịch, trụ thế 93 năm“, nhưng chẳng bao lâu sau thì bài báo này đã bị gỡ. Có vẻ như nhà cầm quyền vẫn còn sợ Hòa thượng Thích Quảng Độ ngay cả sau khi ngài viên tịch. Chúng tôi xin được đăng lại bài báo đã bị gỡ tại đây.
Cụ Thích Quảng Độ thuộc thành phần “phản động” đời đầu, kể từ khi nước VN thống nhất. Nên anh em phản động mầm chồi bây giờ có thể không rõ về cụ. Giáo hội PGVNTN cũng ít người biết, do hiện nay nó là bất hợp pháp.
Mình biết đến 2 cái tên này từ hồi bé bé, còn nghe đài địch (chưa có internet). Hồi đó, 199x, còn có chuyện Phật giáo ở Huế biểu tình to lắm, đốt cả ô tô của CA. Những chuyện kiểu này sử sách không có chép lại, nên anh em phản động bây giờ ít biết.
Giáo hội PGVNTN thành lập từ năm 1964, sau biến cố Phật giáo khiến đệ nhất VNCH sụp đổ. Giáo hội này thống nhất các tổ chức Phật giáo miền Nam lại, chủ yếu là thống nhất 2 nhánh Phật giáo Bắc Tông (du nhập từ miền Bắc, từ TQ sang) và Nam Tông (Phật giáo nguyên thủy, từ Ấn Độ sang).
Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Đệ ngũ Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (PGVNTN) viên tịch vào lúc 21 giờ 20 phút ngày 22/2/2020 nhằm ngày 29/1 năm Canh Tý, Phật lịch 2563 tại Chùa Từ Hiếu, Phường 1, Quận 8, Sài Gòn. Hưởng thọ 92 tuổi.
Hòa thượng Thích Thanh Tịnh viên tịch ngày 30-1-2020, mang theo mình một phần lịch sử của Phật giáo chân chính Việt Nam, cũng như mang theo một phần đời biểu trưng cho rất nhiều người, trước một bước ngoặt trầm luân của người dân miền Nam Việt Nam.
Vào những ngày cuối năm tiết trời Sài Gòn se se lạnh, khắp nơi trong cái thành phố ồn ào hối hả này đã phô diễn cảnh sắc rực rỡ của mùa Giáng Sinh. Các xóm đạo đã lên đèn, từng vạt sáng chiếu soi từng con ngõ tỏ rõ như ban ngày, từng ngôi nhà thờ và cả từng góc xóm nhiều hang đá đang được nhanh chóng dựng lên. Đã có những phố hang đá, những đồi hang đá, những đoàn xe hoa rước hang đá… Ở đâu đó những địa danh gắn liền với cuộc sống giản đơn chất phác, hôm nay đua chị ganh em xuất hiện trên các trang mạng xã hội khẳng định đẳng cấp của mình.
Càng ngày càng có nhiều thứ lạ, cái lạ của người đời mang đầy ước muốn “không đụng hàng”. Đấy là lý do để xuất hiện nhiều kiểu hang đá, nhiều kiểu trang trí, nhiều kiểu diễn nguyện mới mang lại nhiều màu sắc mới, nhưng cũng không ít kiểu gây tranh cãi, đề tài tranh cãi nhiều nhất vẫn là lập trường xã hội trong sắc màu tôn giáo. Ý thức xã hội là một vấn đề nhạy cảm và nóng trong hoàn cảnh sống ở Việt Nam hiện nay, nhưng dư luận xem ra khá hứng thú và mặn mà với không gian này. Ngược lại, vấn đề trang trí và làm hang đá mùa Giáng Sinh bắt nguồn từ cảm thức tôn giáo và năng lực mỹ thuật thì gần như không ai bàn tới.
Trong cuộc thảo luận do Ban Việt Ngữ của đài BBC tổ chức về sự im lặng của Đại lão Hoà thượng Thích Trí Quang vừa viên tịch, Tiến sĩ Thái Kim Lan và Giáo sư Võ Văn Ái, hai nhân vật quan trọng am tường về phong trào đấu tranh Phật giáo năm 1963 đã lên tiếng.
Nhà sư Thích Trí Quang qua đời tại Huế, thọ 96 tuổi. Ông có 44 năm sống dưới chế độ cộng sản. Năm 1975 ở tuổi 51, 52 (tuổi của sức sống và kinh nghiệm) nhưng ông hoàn toàn im lặng từ đó, ngoại trừ được phép phổ biến Trí Quang Tự Truyện năm 2011, do nhà xuất bản Tổng Hợp Tp HCM xuất bản.
Bài viết dưới đây là một trích đoạn trong bài “John F. Kennedy và Cuộc Chính Biến 1 Tháng 11 Năm 1963”, chỉ nêu lên phần có liên hệ đến Thượng Toạ Thích Trí Quang trong công cuộc đấu tranh của Phật giáo. Bài đang được tu chỉnh và phần tài liệu tham khảo sẽ bổ sung khi đuợc in thành sách.
***
Phật tử thành phố Huế hân hoan đón mừng Phật đản Phật lịch 2527 năm 1963 và hy vọng cờ Phật giáo cũng được kéo lên để làm lễ một cách trang trọng tương xứng. Trước đó, trong các lễ của Thiên Chúa giáo trên toàn quốc, cờ tôn giáo và quốc kỳ được chính phủ khuyến khích sử dụng. Gần nhất là để kỷ niệm Lễ Ngân Khánh, 25 năm ngày ông Ngô Đình Thục thụ phong linh mục và nhậm chức Tổng Giám Mục Huế, cờ Toà thánh Vatican được kéo lên để chào mừng.
Thượng toạ Thích Trí Quang đã ra đi nhưng để lại cho hậu thế những suy ngẫm đáng nói. Di huấn để là “không bàn thờ, không bát nhang, không báo tang, không phúng điếu, không vòng hoa, không đưa đám“.
Những ngày qua, khi Thượng tọa Thích Trí Quang qua đời, mình không muốn nghĩ lại, nhớ lại một quãng đời tuổi trẻ đã qua, vào những tháng ngày sau 1.11.1963, khi nhiều tướng lãnh miền Nam thực thi kế hoạch của chính phủ Mỹ, lật đổ, thậm chí sát hại hai anh em nhà lãnh đạo Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu.
Nhưng rồi có một số bạn trẻ liên lạc, bày tỏ ý muốn biết một vài chi tiết về những gì liên quan đến thầy Trí Quang và Phật giáo miền Nam những năm sau sự sụp đổ của nền Đệ nhất Cộng hòa. Thôi thì xin ghi lại chút hồi ức và cảm nghĩ linh tinh vậy.
Những ngày sôi động vào giữa năm 1963, các cuộc biểu tình của Phật tử nổ ra khắp nơi, đặc biệt là Phật tử Huế, sau sự kiện chính quyền Thừa Thiên – Huế chỉ cho phép treo Phật kỳ tại các chùa, mà không cho treo ở khắp các ngả đường trong dịp Phật đản 1963, như đã từng cho phép làm thế trong các mùa Phật đản trước. Cái sảy nảy cái ung, chính quyền Thừa Thiên – Huế hành xử thiếu kiên nhẫn, súng nổ và sự kiện “đàn áp Phật giáo” được sớm sủa loan truyền trên khắp cả nước.
Trên báo Tiếng Dân ngày 21/10/2019 cùng vài trang khác có bài “Giáo dân Công giáo VN không thích sử dụng danh xưng ‘Tổng giáo phận TP Hồ Chí Minh’” của Nguyễn Văn Nghệ. Tác giả đề nghị nên thống nhất với danh xưng “Tổng Giáo phận Sài Gòn” hoặc “Tổng Giáo phân Thành phố Hồ Chí Minh” chứ không “Tổng Giáo phận Thành phố Sài Gòn”.
Hiện nay, nhà cầm quyền cộng sản trong nước cấu kết với Ban Trị sự Phật Giáo Hòa Hảo quốc doanh, đang tu sửa làm thay đổi hình dạng Chùa An Hòa, tức An Hòa Tự, còn gọi là Chủa Thầy (thuộc huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). An Hòa Tự là ngôi chùa cổ kính, nguyên thủy nơi Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ khai sáng đạo PGHH, nên gọi là Chùa Thầy, mà toàn thể tín đồ PGHH đến hành hương hằng năm vào dịp Lễ khai đạo ngày 18-5 âm lịch. Đây là âm mưu của CS muốn xóa bỏ di tích cũ của đạo PGHH.
Hôm trước trong Khoá học của VEPR TS. Luật Tran Kien vừa thảo luận về vấn đề quyền tài sản của các chùa rất thú vị, vì ở Việt Nam hình như các chùa không phải pháp nhân. Do đó dòng tài chính vào chùa không được hạch toán rõ ràng và việc hình thành tài sản có lẽ không được phản ánh đầy đủ một cách khoa học theo các nguyên tắc kế toán (như bảng balance sheet của chùa chẳng hạn).
Các đại gia, các tập đoàn kinh tế cấu kết với các quan chức làm giàu bất chính, bằng cách phá núi, lấn rừng, lấn biển cả chục ngàn hecta để xây chùa, xây các khu tâm linh, phá hoại tài nguyên đất nước…