Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Tướng tá quân đội, công an đang đe dọa quốc phòng và an ninh quốc gia

Trung Nguyễn

3-8-2018

Bắt tay với Mỹ, Nhật thì nước Việt còn

Theo tin từ đài VOA tiếng Việt, sắp tới Việt Nam sẽ mua vũ khí của Mỹ với trị giá là 94,7 triệu đô-la. Cùng lúc đó, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam tuyên bố sẽ cùng khai thác khí đốt với hai công ty Nhật Bản tại vùng lãnh hải gần khu vực mà Trung Cộng tuyên bố chủ quyền.

Giáo dục vỡ trận rồi chăng?

Mạc Văn Trang

22-9-2023

Giáo dục quá nhiều bê bối mà các cấp quản lý dường như bất lực. Tôi cảm thấy dường như các HIỆU TRƯỞNG muốn làm gì thì làm. Mấy ví dụ:

Corona: Đúng việc, đúng lúc (Phần II)

Thục Quyên

20-4-2020

Tiếp theo Phần I

II/ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có làm đúng việc, đúng lúc?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở đặt tại Geneva, được thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948, hiện nay có 194 quốc gia thành viên.

Công an hư, chế độ hỏng

Bá Tân

10-8-2018

Từ trái sang: Thượng tướng Phương Minh Hòa, Trung tướng Bùi Văn Thành và Thượng tướng Trần Việt Tân, đã bị kỷ luật. Ảnh: Internet

Ra khỏi ngõ, gặp công an. Nhìn đâu cũng thấy công an. Mọi sự kiện, hiếu cũng như hỷ, tràn ngập công an. Tổng biên chế lực lượng công an, nếu có thua chỉ đứng sau quân đội.

Khi tặng xe đạp cho học sinh nghèo cũng bị cấm!

Trần Quyết Thắng

29-10-2023

Xuất phát từ ý tưởng tái chế, phục chế xe đạp cũ để tặng cho những học sinh nghèo có phương tiện đi học, và đồng thời bảo vệ môi trường cũng như lan tỏa các giá trị nhân văn trong cộng đồng, từ nhiều năm nay, chúng tôi đã dồn tâm huyết vào công việc này và đưa đến tay hàng nghìn học sinh trên khắp mọi miền đất nước những món quà xe đạp nhiều tâm huyết ấy.

Tưởng nhớ cụ Nguyễn Hữu Toán

JamieNguyenTV

Tác giả: Jamie Nguyễn

Dịch giả: Ian Bùi

Ông Nguyễn Hữu Toán, ông ngoại của Jamie Nguyễn

Lời dịch giả: Jamie Nguyễn thuộc thế hệ người Mỹ gốc Việt thứ nhất, sanh ra và lớn lên ở Nam Cali. Cô hiện đang sống “giấc mơ Mỹ”, làm phóng viên cho một đài TV ở New York City. Jamie viết bài này cho ông Ngoại cô vừa mất vì #COVID19.

Phản đối công an TPHCM khủng bố người dân một cách phi pháp đêm 15/8/2018

Lão Mà Chưa An

17-8-2018

Tối 15/8/2018, rất đông công an TPHCM cùng nhân viên liên ngành và những phần tử không rõ chức trách đã xông vào buổi trình diễn ca nhạc của ca sĩ Nguyễn Tín tại một quán giải khát nhỏ. Lấy cớ kiểm tra giấy phép biểu diễn và kiểm tra giấy tờ những người tham dự, họ đã xử sự rất thô bạo với những người có mặt, kể cả người già, phụ nữ; bắt bớ, đánh đập dã man một số người.

Tương quan giữa dân chủ và sự phát triển kinh tế trong một quốc gia

Đào Tăng Dực

18-11-2023

Lịch sử đương đại chứng minh rằng: Có một sự tương quan thuận chiều giữa dân chủ và sự phát triển phồn vinh của một quốc gia. Độc tài đảng trị, nhất là độc tài đảng trị cộng sản, luôn đi đôi với sự nghèo nàn và kiềm hãm phát triển kinh tế.

Ngày 30/4: Ngày đoàn tụ, cả nước đều vui?

Trần Nam Chí

30-4-2020


Đại Tá Nguyễn Công Vĩnh, từng là Trung đoàn trưởng của Sư đoàn 18 và Sư đoàn 5, sau 13 năm “học tập cải tạo“ trở về năm 1988, được người thân đón tại ga Saigon. Nguồn: Việt Museum

Ðối với một dân tộc đã oằn oại qua bao năm chinh chiến, bỏ lại sau lưng những tàn khốc, chết chóc của chiến tranh, là niềm hạnh phúc không sao tả được cho dân tộc đó.

“Không đâu chăm lo mầm non tốt như nước ta!”

Trương Minh Ẩn    

26-08-2018

Tựa bài, tôi mượn từ câu phát biểu của ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, nói tại buổi làm việc với huyện Bình Chánh về công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và xây dựng, phát triển, quản lý trường mầm non, sáng ngày 13/01/2014.

Còn lại gì?

Lê Huyền Ái Mỹ

19-12-2023

Hổm, vụ Thủ Đức house, bắt phó cục trưởng cục thuế mà cục trưởng lại được điều qua giữ chức giám đốc sở Tài chính, mình đã thấy lạ và… mừng!

Biết là ông Minh mới về thế ông Tâm nên tính liên đới rất thấp nhưng thời buổi “trách nhiệm người đứng đầu” khi một cục phó bị bắt và cơ man cấp dưới ra tòa thì hồ sơ bổ nhiệm cũng không nhanh được vậy. Nên, hẳn ông Minh phải “sáng” lắm thì mới được điều và giữ chức một sở “giữ tiền” như vậy. Nên mừng.

Trung Quốc sắp tuyên bố “vùng nhận diện phòng không – ADIZ” ở Biển Đông?

Trương Nhân Tuấn

6-5-2020

Đọc báo nghe nói TQ sắp sửa tuyên bố vùng “nhận diện phòng không – ADIZ” ở Biển Đông. Tin này đến từ nguồn Đài Loan.

73 Năm Nhìn Lại: Miền Nam Trong Những Ngày Định Mệnh Tháng Tám và Chín 1945

Phạm Cao Dương (*)

1-9-2018

Không có lực lượng võ trang đáng kể, Việt Minh chỉ lợi dụng Thanh Niên Tiền Phong làm lực lượng xung kích, qua sự lừa đảo tập thể những người trẻ chỉ biết yêu nước và phụng sự quốc gia của Miền Nam này và họ đã thành công. Giống hệt như ở Hà Nội, họ đã lợi dụng và cướp ngang cuộc biểu tình ngày 17 tháng Tám của Tổng Hội Công Chức, được tổ chức để mừng độc lập và ủng hộ Chính Phủ Trần Trọng Kim, không phải để ủng hộ Việt Minh.

Về bà trùm “thần số học”, vợ “củi tươi” Nguyễn Quang Thông

Dương Quốc Chính

18-1-2024

LGT của Tiếng Dân: Sự kiện hai “khúc củi” Nguyễn Công Khế và Nguyễn Quang Thông, cựu Tổng Biên tập báo Thanh Niên vừa bị cho vào “lò”, cư dân mạng không chỉ bàn tán về nhân vật được cho là “bất khả chiến bại” Nguyễn Công Khế, mà mọi người còn xôn xao về vụ bà “thần số học” Lê Đỗ Quỳnh Hương, vợ ông Nguyễn Quang Thông.

Hãy hòa giải với người chết trước, rồi nói đến chuyện hòa giải với người sống

Nguyễn Văn Nghệ

10-5-2020

Lâu nay chúng ta thường nghe “bên thắng cuộc” rêu rao chuyện hòa giải hòa hợp dân tộc. Nhưng đã 45 năm trôi qua, công cuộc hòa giải, hòa hợp dân tộc cũng chẳng đi tới đâu. Ngay cả người chết còn chưa được hòa giải, hòa hợp, huống chi người còn sống.

Kẻ ngạo mạn, kẻ cúi đầu

Trương Minh Ẩn

7-9-2018

Buổi sáng ngồi ở một quán cà phê, khi mải mê với tin tức thì nghe bàn kề bên có người nói trong niềm hả hê, nên phải dừng lại nghe ngóng. Và đây là đoạn đối thoại của mấy người trong bàn:

Kỷ niệm hai năm ngày Nga xâm lược Ukraine: Hiện trạng và triển vọng

Đỗ Kim Thêm

25-2-2024

Ảnh: Binh sĩ Ukraine trước cảnh hoang tàn tại khu gia cư ở Donezk. Nguồn: Anadolu/ Ignacio Marin

Hai năm trước, vào ngày 24-2-2022, Nga đã công khai vi phạm luật pháp quốc tế khi dùng quân đội để tấn công vào lãnh thổ Ukraine. Trước sự ngạc nhiên của chính giới và công luận, Ukraine đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ đất nước. Cuộc chiến tàn khốc đã gây bao tổn hại vật chất, cướp đi bao sinh mạng của hai phía. Cuộc chiến này đang bước vào năm thứ ba, nhưng vẫn chưa có triển vọng kết thúc. Đâu là hiện trạng của cuộc chiến và triển vọng tái lập hoà bình?

Hiện trạng

Nhân ngày kỷ niệm lần thứ hai của cuộc chiến, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết rằng đất nước ông còn phải đối mặt với nhiều thách thức quan trọng, nhất là tình hình miền Đông trở nên vô cùng khó khăn, nhưng nghiêm trọng nhất là càng phụ thuộc vào quân viện của các nước phương Tây.

Quân đội Nga bắt đầu tấn công Ukraine ngày 24-2-2022 từ các phía bắc, đông và nam. Tuy nhiên, kế hoạch chiếm thủ đô Kiev trong vòng vài ngày đã thất bại vì các đơn vị Ukraine đã đẩy lùi được quân Nga, rồi sau đó đã tái chiếm được gần một nửa lãnh thổ ở phía đông. Hiện nay, Nga còn đang chiếm 18% lãnh thổ Ukraine.

Kể từ đầu năm 2023, diễn biến chiến trường không thay đổi ngoạn mục cho Nga, mà chỉ gây tiếng vang khi Nga chiếm được Bakhmut và gần đây nhất là Avdiivka, nhưng phải trả bằng cái giá là  tổn thất nặng nề.

Trong khi các phương tiện truyền thông Nga hết lòng ca ngợi việc đánh chiếm Avdiivka, xem đây là một chiến thắng quan trọng về mặt chiến lược, thì các chuyên gia độc lập nghi ngờ thành quả này, vì các diễn biến của tiền tuyến chứng tỏ ngược lại. Quân đội Nga khó có thể tái chiếm các thành phố quan trọng ở Donbass, Kramatorsk và Sloviansk đang do Ukraine kiểm soát. Trong dịp kỷ niệm hai năm ngày tấn công, một lần nữa, Nga tuyên bố, thành phố cảng Odessa và thủ đô Kiev sẽ là mục tiêu chiếm đóng ưu tiên.

Đối với Ukraine, Avdiivka, một thành phố ở phía đông với dân số 30.000, sụp đổ là một thất bại đáng kể mà lý do chính là việc triệt thoái quá muộn và trong hỗn loạn. Quân đội Nga hiện đang trên đường tiến xa hơn về phía tây và nhắm vào các thị trấn gần nhất. Trong khi đó, Ukraine đã đẩy hải quân Nga lùi xa ra khỏi Hắc Hải và liên tục đe doạ Crimea.

Giao tranh còn đang diễn ra ở phía đông nam và nam Ukraine. Đầu cầu Ukraine tại Kynky đang nhiều chịu áp lực nặng nề, nhưng quân đội Ukraine phủ nhận việc chuẩn bị rút quân. Kynky nằm trên bờ phía nam của sông Dnepr.

Theo quan điểm chiến lược của Ukraine, các khu vực ở hướng Crimea là mục tiêu quan trọng cần tập trung, vì đó là nơi mà quân đội Nga nhận được các nguồn cung ứng quân cụ. Chỉ khi nào Ukraine tái chiếm khu vực này, thì Nga sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và nhờ thế, may ra Ukraine sẽ có vị thế đàm phán tốt hơn. Tuy nhiên, trước tình hình hiện nay, Ukraine không có đủ điều kiện quân cụ và binh sĩ để tổng tiến công theo như dự kiến.

Tổn thất

Sau hai năm chiến tranh, cả hai bên đều không đưa ra con số nào đáng tin cậy về tình trạng tổn thất. Ước tính chung cho rằng, gần 200.000 binh sĩ của hai bên bị thiệt mạng. Hồi tháng 8-2023, New York Times đưa tin, chính phủ Mỹ ước tính, có hơn 100.000 binh sĩ Nga và khoảng 70.000 người Ukraine tử vong.

Hai cơ quan truyền thông độc lập của Nga là Medusa và Mediazona cho rằng khoảng 75.000 binh sĩ Nga hy sinh. Ngược lại, dựa trên con số đăng ký tử vong của các gia đình binh sĩ, sở thống kê Nga ước tính, khoảng từ 66.000 cho đến 88.000 người chết và 130.000 bị thương. Nguồn tin của cơ quan Projekt UALosses nhận định, có khoảng 47.000 binh sĩ Ukraine thương vong. Không ai có đủ thẩm quyền và cơ sở nào để kiểm chứng các con số này.

Những thách thức cho Ukraine

Trước những tổn thất nặng nề của Ukraine, gần đây, các nước phương Tây cam kết là sẽ tiếp tục viện trợ để giúp ổn định tình hình. Bằng chứng là Tổng thống Zelensky đã ký kết các thỏa thuận an ninh song phương với Đức và Pháp hồi tháng 2. Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng cam kết viện trợ thêm cho nước này.

Theo dự kiến, khoảng thời gian trong sáu tháng tới sẽ có các quyết định, liệu xem Ukraine có đủ khả năng để xoay chuyển tiến trình của cuộc chiến theo hướng tốt hơn hay không. Các dấu hiệu chung cho thấy, Ukraine lâm cảnh bi quan.

Những gì được cung cấp cho Ukraine không thể đáp ứng được nhu cầu chiến trường. Giải pháp khẩn thiết cho Ukraine là cần thêm nhiều vũ khí và binh sĩ. Mặc dù đang cố gắng tăng cường sản xuất vũ khí và đạn dược, nhưng trong tương lai gần, ít nhất là đến cuối năm 2025, Ukraine sẽ còn phụ thuộc vào các quốc gia phương Tây trong vấn đề quân viện, nhất là các hệ thống thiết bị nhằm tấn công tầm xa, thiết giáp và máy bay không người lái.

Do đó, Tổng thống Zelensky đang khẩn thiết kêu gọi các nước tiếp tục ủng hộ, và nguy cơ trước mắt là quân viện của Mỹ khó khả thi vì gặp sự chống đối của đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ, hoặc Donald Trump sẽ có thể cản trở sau tháng 11 năm nay nếu ông ta tái đắc cử.

Liệu châu Âu có thể thay thế Mỹ trong vai trò quân viện hay không, đó là một vấn đề đang được chính giới quan tâm. Về mặt tài chính, châu Âu có thể đảm nhận, nhưng về mặt chính trị, có sẵn sàng để lãnh trách nhiệm viện trợ cho Ukraine không? Vấn đề này còn nhiều tranh cãi nên thật khó lường đoán. Tuy nhiên, cũng có nhiều dấu hiệu cho thấy, ý thức về trách nhiệm này trong các nước Liên Âu đang tăng lên.

Mặt khác, thực tế là nhiều binh sĩ thiệt mạng hoặc bị thương, nên tình trạng thiếu binh sĩ là một nhu cầu cấp bách. Thách thức này nan giải và vẫn còn nằm trong tay chính phủ Ukraine vì việc tuyển dụng tân binh cho chiến trường không tiến triển. Theo dự kiến, quân đội Ukraine cần thêm khoảng 500.000 quân, nhưng cho đến nay, luật động viên vẫn chưa được thông qua; dù nếu có thông qua, con số này cũng khó đạt được.

Một nguyên nhân của các tổn thất là do thiếu trang thiết bị quốc phòng. Ukraine không còn đủ đạn dược tối thiểu hàng ngày để có thể tự vệ hiệu quả hơn. Nếu tình trạng này còn tiếp tục kéo dài, các vùng lãnh thổ đã tái chiếm có thể gặp nguy cơ thất thủ.

Ukraine cần một cuộc huy động toàn diện, hiệu quả và minh bạch, nhưng vấn đề này không chỉ thuần tuý về mặt quân sự, mà còn là tinh thần nhạy cảm và đoàn kết của toàn thể quân dân về mặt chính trị.

Do việc bất đồng quan điểm, vào đầu tháng 2, Tổng thống Zelensky đã thay thế vị Tổng tư lệnh Valerii Zaluzhnyi bằng Tướng Oleksandr Syrskyi, vị chỉ huy của lực lượng bộ binh trước đây. Zelensky và Zaluzhny đã tranh cãi về các biện pháp quân sự khả thi. Qua tranh cãi, người ta cũng nhận ra rằng, Tổng thống cũng coi vị tư lệnh quân đội này là một đối thủ có nhiều tiềm năng cạnh tranh về mặt chính trị.

Tuy nhiên, việc sa thải Zaluzhnyi cũng gây ra nhiều chỉ trích bất lợi cho Zelensky, người đang mất dần sự ủng hộ trong công luận. Dân chúng đang bắt đầu có cảm giác mệt mỏi. Cảm giác chung là, có quá nhiều trì trệ ở phía nam và những khó khăn ở khu vực Donetsk, cả hai gây thêm bi quan cho giới đối lập và dư luận, cho dù tinh thần chiến đấu của Ukraine vẫn chưa bị dập tắt.

Những thách thức cho Nga

Nhu cầu to lớn về trang bị vũ khí và tăng cường quân số để tiếp tục công cuộc chiến đấu sang năm thứ ba cũng là một thách thức đối với Moscow.

Khả năng chiến đấu của Nga không bị suy giảm vì với sự giúp đỡ của Iran và Bắc Triều Tiên; nhờ thế, Moscow có thể sẽ lấp đầy khoảng trống về đạn dược và thiết bị quân sự. Ngành công nghiệp của Nga đã chuyển đổi sang nền kinh tế chiến tranh và đang sản xuất càng nhiều nguồn cung ứng cho chiến trường.

Thuận lợi nhất cho Nga là có ưu thế về pháo binh, tỷ lệ áp đảo là 10 trên 1. So với Hoa Kỳ, phí tổn sản xuất quân cụ ở Nga tương đối rẻ hơn. Vấn đề lớn nhất cho tương lai là quân đội Nga phải sẵn sàng chấp nhận thêm những tổn thất nặng nề hơn để cuộc chiến kéo dài hơn.

Từ một năm rưỡi trước, Nga nhận thấy rằng cần phải huy động thêm 300.000 binh sĩ, việc tuyển mộ đặt ra trên cơ sở tự nguyện. Mặc dù theo tiêu chuẩn của Nga, mức lương tương đối khá hậu hĩ, tương đương 2.000 euro mỗi tháng cho một tân binh, nhưng cho đến nay, số lượng tình nguyện viên không đủ để bù đắp cho những khiếm khuyết. Để trấn an tâm lý dân chúng, Tổng thống Putin tỏ ra dè đặt trong việc đề ra một cuộc tổng động viên cưỡng bức.

Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy, dân chúng tỏ ra ít ủng hộ cuộc chiến hơn. Bằng chứng là, khoảng 70.000 người thuộc các gia đình binh sĩ Nga đã lên tiếng chỉ trích cuộc chiến, số người tham gia ngày càng tăng. Các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh đang bị chính quyền Nga truy tố gay gắt. Gần đây nhất, việc bày tỏ thương tiếc đối với lãnh đạo đối lập Alexander Navalny, người phản đối cuộc chiến Ukraine, là một bằng chứng.

Một tiếng nói khác chống lại cuộc chiến đã bị gạt ra ngoài lề chính trị: Boris Nadezhdin, chính trị gia đối lập, sẽ không được phép tham gia cuộc bầu cử tổng thống vào tháng Ba.

Vladimir Putin thắng cử là điều chắc chắn và ông ta đang chờ đợi ngày trở lại Nhà Trắng của Donald Trump vào tháng 11 năm nay. Putin hy vọng sẽ nối lại tình thân thiết với Donald Trump và cả hai sẽ tạo ra nhiều chuyển biến khởi sắc để sớm kết thúc chiến cuộc.

Vai trò của Trump

Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng rằng, sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ngoài ra, ông ta còn khuyến khích cho Nga tùy tiện hành động, dù không chính thức hỗ trợ Nga trong việc mở rộng xâm lăng các lãnh thổ khác.

Nhưng sau khi trở lại Nhà Trắng, Donald Trump sẽ đóng vai trò gì trong tương lai cuộc chiến Ukraine, đó là vấn đề khó lường đoán. Trump sẽ nhận làm trung gian hoà giải như các nước khác hay có quyết định cắt đứt mọi quân viện như Putin đang hy vọng? Putin và Trump sẽ có quyết định nào cho tương lai của Ukraine, hiện nay chưa có cơ sở thực tế để nhận định.

Trước mắt, để kiếm phiếu trong chiến dịch tranh cử, Trump và nhóm cộng sự của ông ta đưa ra nhiều mục tiêu thuộc về chính trị quốc nội, thí dụ như sa thải những quan chức tham nhũng trong các cơ quan an ninh và tình báo, cải cách quy chế công vụ, cải cách chính sách nhập cư, trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, tiếp tục thương chiến với Trung Quốc bằng các biện pháp áp thuế thật nặng hoặc cấm nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu như điện tử, thép và dược phẩm.

Do đó, trong khuôn khổ này, Trump sẽ đánh giá lại sứ mệnh của khối NATO và tương lai Ukraine với những mục tiêu đúng đắn mới nhất, nếu ông ta muốn thắng cử. Quan trọng không kém là Trump còn phải chờ đợi nhiều bất trắc khác từ các vụ kiện tụng.

Sinh mạng chính trị của ông Chánh án Nguyễn Hòa Bình đang bị đe dọa nghiêm trọng?

Thảo Ngọc

18-5-2020

Sau phiên tòa Giám đốc thẩm xét xử vụ án bưu điện Cầu Voi năm 2008, theo đó Hội đồng thẩm phán TANDTC đã bác kháng nghị của Viện kiểm sát NDTC, cho rằng Kháng nghị này không đúng pháp luật, vì diễn ra trong khi Quyết định số 639/QĐ-CTN ngày 17/5/2012 của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải đang có hiệu lực.

Trưởng thành từ lũy tre Dương Nội

Nguyệt Quỳnh trò chuyện cùng Trịnh Bá Phương

17-9-2018

Lời tác giả: Để đáp lại lời kêu gọi “Hãy lên đường các bạn ơi!” từ tác giả Vũ Thạch và một nhóm nhân sĩ đã gợi ý trong bài “Đã đến lúc giới hoạt động TỎA VÀO LÒNG DÂN. Nguyệt Quỳnh liên lạc với anh Trịnh Bá Phương, người bán cua nổi tiếng của làng Dương Nội. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về làng quê có rất nhiều người đi tù vì kiên cường giữ đất.

Luật pháp nhẫn nại

Nhã Duy

11-4-2024

Thẩm phán liên bang Mỹ Tanya Chutkan. Ảnh: law.com

Hôm nay, tại tòa liên bang khu vực DC, thẩm phán Tanya S. Chutkan đã tuyên án Antony Võ 9 tháng tù giam, 12 tháng quản thúc sau hạn tù và 1.000 đô la tiền phạt.

Mỹ: Cha mẹ và con gái gốc Việt ở Massachusetts bị virus giết chết chỉ trong vòng một tuần

Telegram

Tác giả: Elaine Thompson

Dịch giả: Trúc Lam

23-5-2020

Kim Chi Nguyen-Ngo, người trong ảnh bên trái cùng với ông Ngô Văn Võ và bà Huỳnh Thị Bảy, đã qua đời do Covid-19. Gia đình tổ chức tang lễ tại O’Connor Brothers Funeral Home ở Worcester. Nguồn: T&G Staff/ Christine Peterson

Sinh, lão,… lịnh, tử

Lò Văn Củi

21-9-2018

Thấy anh Tư Gà chạy ngang ôm cái giỏ lát, ông Hai Xích lô ngao ngán:

– Rồi lại gầy sòng gà, đá tá lả tùm lum. Cái thằng Tư tứ đổ tường, dân chơi Cầu Ba Cẳng thiệt ớn ăn.

“Nhận thức ngày càng rõ ràng: Trump không phải là người thích hợp cho công việc”

Die Zeit

Marcus Gatzke phỏng vấn Joseph Stiglitz 

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

26-5-2020

Vẫn còn có hy vọng cho nước Mỹ, Joseph Stiglitz, một khôi nguyên giải Nobel cho biết. Bởi vì cuộc khủng hoảng virus corona có thể khiến Donald Trump mất chức. Sau đó con đường cải cách sẽ rộng mở.

Cựu chiến binh, anh đi về đâu?

Trần Thảo

30-9-2018

Cách đây không lâu, nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng cho phổ biến một clip, quay nhóm cờ đỏ Trần Nhật Quang, đem loa phóng thanh tới trước cửa nhà của anh để quấy rối, với lý do chúng nêu ra là anh Thắng đã mạo phạm tới Hồ Chủ Tịch của chúng. Chúng yêu cầu anh Thắng phải công khai xin lỗi. Sau đó ít hôm thì anh Thắng lại phổ biến một thêm clip khác, cũng một nhóm người tới quấy rối sự yên tĩnh của khu phố nhà anh Thắng, cùng một lý do là anh Thắng đã mạo phạm ông Hồ, nhưng lần này không phải nhóm Quang lùn mã tử, mà là một nhóm cựu chiến binh, có cả thương binh của bộ đội CSBV trước đây.

Tổng thống vĩ đại phải là người luôn sẵn sàng quỳ xuống cùng dân

Phạm Lê Vương Các

7-6-2020

Nếu như Trump biết xuống đường cùng những người biểu tình, biết quỳ gối xuống để bày tỏ sự đồng cảm với họ, nhưng đồng thời cũng yêu cầu “bắt hết đám đập phá và cướp bóc cho tao”, có lẽ câu chuyện biểu tình ở Mỹ đã theo chiều hướng khác.

Mỹ – Trung đang chơi trò chơi nguy hiểm – Sắp tới, điều gì sẽ xảy ra?

BTV Tiếng Dân

Trung Quốc sẽ là một đối tác trung thành với trật tự quốc tế tự do hay là cường quốc theo chủ nghĩa xét lại? Chúng tôi xin giới thiệu bản dịch bài viết của Stacie E. Goddard, đăng trên báo Washington Post ngày 3/10/2018, phân tích câu hỏi trên.

***

Tuần này, các tàu chiến của Trung Quốc và Mỹ đã chơi trò chơi nguy hiểm “Ai là gà” (game of chicken) ở Biển Đông, càng làm tăng thêm những căng thẳng vốn đã gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc về các vấn đề thương mại và những cáo buộc Trung Quốc đã can thiệp vào bầu cử ở Hoa Kỳ. Mối quan hệ Mỹ – Trung đang rung chuyển, nhưng câu hỏi đặt ra là, những căng thẳng này sẽ diễn ra theo chiều hướng nào?

Chiến thuật hung hăng của Vệ binh Quốc gia được lệnh xoa dịu Trump, đã làm tổn thương quân đội

New York Times

Tác giả: Thomas Gibbons-Neff, Eric SchmittHelene Cooper

Dịch giả: Christine Nguyễn

10-6-2020

Một số thành viên của Vệ binh Quốc gia ở D.C. — gồm hơn 60% người da màu — đã không nói với gia đình rằng, họ là một phần của cuộc đàn áp. Lãnh đạo Vệ binh Quốc gia lo ngại bị công chúng phản đối, thậm chí cảnh báo không mua thực phẩm từ các nhà cung cấp.

Hơn 60% lính Vệ binh Quốc gia ở D.C. là những người da màu. Nguồn: Erin Schaff / NYT

Tại sao USMCA không tốt hơn NAFTA mà còn tệ hơn TPP?

Project Syndicate

Tác giả: Jeffrey Frankel

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

9-10-2018

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi Hiệp định Hoa Kỳ – Mexico – Canada (USMCA), mà nó nối tiếp Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), là một “thỏa thuận vĩ đại độc đáo nhất từng được ký kết”. Thật ra, hiệp định này không tốt bằng Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), mà ông Trump cho Mỹ rút lui ngay sau khi ông nhậm chức, Hiệp định USMCA cũng không phải là tốt hơn một cách quá đặc biệt so với Hiệp định NAFTA mà nó thay thế.

Trump phản bội sự vĩ đại của nước Mỹ

Washington Post

Tác giả: E.J. Dionne Jr.

Dịch giả: Bùi Như Mai

21-6-2020

TT Trump gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Osaka, Nhật Bản, vào ngày 29/6. Nguồn: Kevin Lamarque / Reuters

Tổng thống Trump muốn biến Trung Quốc thành tâm điểm của chiến dịch tranh cử năm 2020. Xin chúc mừng Tổng thống. Ông sẽ được toại nguyện.

Giữ hai chức vụ lãnh đạo, ông Nguyễn Phú Trọng mang lại sức mạnh mới cho Nhà nước Việt Nam

Cù Huy Hà Vũ

23-10-2018

TBT Nguyễn Phú Trọng trong ngày “lên ngôi”. Ảnh: Zing

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời vào năm 1969, những người thừa kế di sản của ông trong Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dường như thỏa thuận với nhau rằng, không ai sẽ đồng thời là người đứng đầu Đảng và Chủ tịch nước để thay thế ông. Theo thỏa thuận đó, công việc quốc gia trong gần nửa thế kỷ đã được quyết định bởi các thành viên cao cấp của Đảng nắm giữ bốn vị trí lãnh đạo Đảng – Nhà nước hàng đầu, được gọi là “tứ trụ” – Tổng bí thư Đảng, Chủ tịch nước, Thủ tướng, và Chủ tịch Quốc Hội – mặc dù người đứng đầu Đảng có tiếng nói quan trọng nhất.