Đã xác định được luật sư bỏ phiếu loại luật sư Võ An Đôn

FB Phạm Lê Vương Các

27-11-2017

Dù chúng ta thừa hiểu rằng, việc loại luật sư Võ An Đôn là có “chỉ đạo”, nhưng việc Ban Chủ Nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên là cơ quan ra quyết định và là người chịu trách nhiệm cuối cùng về quyết định của mình, buộc cộng đồng phải truy cứu trách nhiệm về những cá nhân trong Ban Chủ nhiệm.

LS Võ An Đôn: ‘Tước giấy phép hành nghề của tôi để ngăn chặn thông tin về phiên toà Mẹ Nấm’

RFA

26-11-2017

Luật sư Võ An Đôn bị Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên tước giấy phép và xoá tên khỏi danh sách Đoàn luật sư Phú Yên vào chiều Chủ nhật 26 tháng 11, 2017. ẢNh: FB Võ An Đôn

Chiều ngày Chủ Nhật 26 tháng 11, thông tin về việc Luật sư Võ An Đôn, 1 trong 5 luật sư bào chữa cho blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên kỷ luật và tước giấy phép hành nghề. Đài RFA liên lạc với Luật sư Võ An Đôn vào 10g00 tối cùng ngày để tìm hiểu thêm sự việc. Trước tiên, ông cho biết về hình thức nhận được quyết định kỷ luật xoá tên khỏi danh sách Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên.

Luật sư Võ An Đôn: Chiều hôm nay, ngày 26 tháng 11 năm 2017, Ban Chủ nhiệm Liên đoàn Luật sư Phú Yên họp đoàn và ra quyết định kỷ luật bằng hình thức tước tôi ra khỏi danh sách luật sư Phú yên. Hiện tại tôi chưa nhận được văn bản này, chỉ nghe những người làm trong Ban CHủ nhiệm nói cho tôi biết. Vì Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư mới thông qua hồi chiều, có thể là ngày mai hoặc ngày mốt.

“Quyền im lặng” hiệu lực từ ngày 01/01/2018

LS Đặng Đình Mạnh

24-11-2017

01/07/2016, lẽ ra đã là ngày Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự tu chính có hiệu lực, nhưng đột ngột bị trì hoãn đến ngày 01/01/2018 tới đây. Theo đó, lần đầu tiên trong lịch sử pháp chế hình sự Việt Nam thì “Quyền Im Lặng” chính thức được công nhận và thi hành.

Quyền im lặng không được quy định thành một điều khoản riêng biệt mà nằm rải rác ở nhiều điều khoản trong bộ luật. Rõ nhất là ở các điều 58, 59, 60 và 61 đối với người bị giữ, bị tạm giữ, bị bắt, bị can, bị cáo thì tất cả họ đều “không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.

Thưa bà Chủ tịch Quốc hội

FB Mai Quốc Ấn

9-11-2017

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Nguồn: internet

Thưa bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tôi vẫn luôn dõi theo bà từ khi bà trở thành nữ chính khách đầu tiên của Việt Nam bước vào “tứ trụ”. Nó thể hiện 2 điều: 1-Tăng tính bình đẳng giới. 2- Thúc đẩy dân chủ. Và phải viết những dòng này cho bà vì một phát ngôn vô cùng chuẩn xác vào phiên họp Quốc hội sáng ngày 8/11/2017. Bà nói: Chủ tịch “Đừng nghĩ về hưu xong là thôi.” Đây là ý kiến của bà trong phần cho ý kiến về dự án Luật Tố cáo (sửa đổi).

Dự luật an ninh mạng: “Bức tường Ba Đình” & chiến thuật dọn đường cho những cuộc xâm lăng mới

Blog RFA

Trương Duy Nhất

8-11-2017

Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật An ninh mạng do VCCI phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức. Ảnh: VCCI

Chưa biết Google, Facebook… sẽ phản đòn sao, trước “bức tường Ba Đình” vừa hăm he dựng lên bởi dự luật An ninh mạng. Với Google, Facebook… có thể chỉ thuần đơn về lợi nhuận. Nhưng với gần 100 triệu công dân Việt, đó là bức tường giam hãm tự do tư tưởng, biểu đạt và giao tiếp.

Hạn chế, cấm đoán người dân tiếp cận với tiến bộ khoa học công nghệ là kìm hãm sức phát triển của dân tộc

FB Nguyễn Ngọc Chu

8-11-2017

Khoa học kỹ thuật thay đổi cuộc sống con người. Ảnh: internet

Con người được tự do tiếp cận thông tin bao nhiêu thì trí tuệ sẽ giàu có bấy nhiêu. Con người được tự do thể hiện suy nghĩ bao nhiêu thì phát minh sáng tạo sẽ phong phú rực rỡ bấy nhiêu.

Hạn chế, cấm đoán người dân tiếp cận thông tin là hạn chế cấm đoán người dân tiếp cận với tiến bộ khoa học công nghệ của loài người. Đó là chính sách ngu dân. Đó là kìm hãm sức phát triển của dân tộc. Chính sách đó không chỉ là đại trọng tội với một dân tộc mà còn là trọng tội với tiến bộ nhân loại.

Cụ Kình nói gì về phát biểu của Phó giám đốc Công an Hà Nội

FB Nguyễn Anh Tuấn

7-11-2017

Cụ Kình và bà con Đồng Tâm. Ảnh: FB Nguyễn Anh Tuấn

Sáng nay, trước Quốc Hội, Đại tá Đào Thanh Hải, Phó Giám đốc Công an Hà Nội cho biết đoàn thanh tra Bộ Công an (do một Thứ trưởng dẫn đầu) đã kết luận toàn bộ quá trình chấp pháp của Công an Hà Nội trong việc bắt giữ cụ Kình ngày 15/4 là hoàn toàn đúng. Theo ông Hải, việc cụ Kình bị gãy chân là do gia đình giằng co với lực lượng thi hành nhiệm vụ, chứ không phải lỗi của công an Hà Nội.

Một đạo luật tồi tệ, tồn tại được bởi những trí thức thờ ơ, chỉ mải mê chê bai hoa hậu và thi hoa hậu?

FB Trần Vũ Hải

7-11-2017

Ảnh minh họa: internet

Luật bảo hiểm xã hội 2014 là một trong những đạo luật tồi tệ nhất trong những năm gần đây. Cách đây hai năm, hàng trăm nghìn công dân đình công vì phản đối quy định không cho phép “nhận BHXH một lần” của luật này. Sau đó Quốc hội vội vã thông qua luật sửa đổi, giãn thời gian áp dụng quy định này. Mới đây, luật này bị dư luận chê trách vì đột nhiên làm giảm lương hưu của một bộ phận lao động nữ từ năm 2018 so với trước.

Luật An ninh mạng: Thách thức uy tín chính trị của Thủ tướng và Chủ tịch QH

FB Huy Đức

6-11-2017

Ảnh: Asia Times

+Có Hai Bộ Công An?

Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể sẽ đi vào lịch sử nếu như Nghị quyết 112 có hiệu lực trên thực tế. Cũng như việc bãi bỏ hàng nghìn điều kiện kinh doanh, Nghị quyết này là một trong những hành động thiết thực dân cần chứ không phải là những tuyên bố cải cách to tát nói rồi để đấy. Tuy nhiên, Dự luật An Ninh Mạng có thể sẽ nhận chìm uy tín chính trị của ông, đặc biệt, là uy tín trước cộng đồng quốc tế.

Dự luật An ninh mạng: Hàng Việt Nam ‘Made in China’?

Luật Khoa

Trịnh Hữu Long

4-11-2017

7 điểm giống nhau đáng kinh ngạc giữa dự luật An ninh mạng Việt Nam và Luật An ninh mạng năm 2016 của Trung Quốc. Ảnh: Asia Times.

Vào đúng những ngày đầu tháng 11 này năm ngoái, Quốc hội Trung Quốc thông qua Luật An ninh mạng, ấn định ngày nó bắt đầu có hiệu lực là 1/6/2017.

Năm ngày sau khi đạo luật trên có hiệu lực, Bộ Công an Việt Nam gửi tờ trình lên Chính phủ, chính thức đề xuất dự thảo Luật An ninh mạng của Việt Nam. Đây là kết quả của một quá trình lập pháp kéo dài từ tháng 7/2016, khi Quốc hội đưa luật này vào nghị trình của mình và Bộ Công an cũng thành lập Ban soạn thảo và Tổ Biên tập dự án Luật An ninh mạng cuối tháng 3 năm nay.

Luật an ninh mạng: Đừng tự mình trói mình vào lạc hậu, lạc lõng

Bình Luận Án

LS Trần Hồng Phong

4-11-2017

Google, với các dịch vụ miễn phí như Gmail, rõ ràng đang là phương tiện kỹ thuật tốt nhất và thông dụng nhất để liên lạc, gửi thông tin mà hầu hết mọi doanh nghiệp, người dân tại Việt Nam đang sử dụng. Ảnh minh hoạ

Lời tác giả: Bài viết dưới đây tôi viết theo đặt hàng từ một tờ báo. Bài đã đăng (ngày 4/11/2017), nhưng bị cắt bỏ phần lớn, chỉ còn lại một đoạn ngắn ở phần giữa bài viết. Tôi đăng lại bài viết “nguyên thuỷ” của mình tại đây.

Pháp luật nào cũng cần bảo đảm tính khả thi, vì lợi ích lâu dài của quốc gia, vì sự phát triển kinh tế xã hội và hoà nhập với thế giới. Trong đó bao gồm tăng cường và bảo vệ quyền con người, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí mà Hiến pháp đã quy định và Việt Nam cũng đã tham gia trong các công ước quốc tế. Dự thảo Luật an ninh mạng hiện tại cho thấy phải chăng chúng ta đang đi theo một hướng khác, tự trói mình vào lạc hậu, lạc lõng và cũng không thực sự có lợi cho đất nước, người dân.

Dân Đồng Tâm đồng tình với ĐB Dương Trung Quốc

BBC

3-11-2017

Đại biểu Dương Trung Quốc vui mừng cùng người dân Đồng Tâm sau khi chính quyền và người dân “đối thoại thành công” hôm 22/4. Ảnh Báo Tuổi Trẻ

Bình luận nói vụ Đồng Tâm là “bài học về niềm tin” của đại biểu Dương Trung Quốc tại Quốc hội gây xôn xao dư luận, nhưng người dân Đồng Tâm thì cho rằng nó phản ánh đúng bản chất vụ việc.

Tại buổi thảo luận Quốc hội được phát sóng trực tiếp hôm 2/11, vị đại biểu Đồng Nai nói:

“Nên nhìn nhận đây là một vụ [Đồng Tâm] khủng hoảng về lòng tin chứ không thuần tuý chỉ là vụ án hình sự. Có một yếu tố mà tôi thấy Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan có trách nhiệm cần quan tâm, đó là những khiếu nại của người dân không được quan tâm, xem xét kịp thời, để tích tụ lại, trở thành hiện tượng ‘tức nước vỡ bờ’.”

Đơn Kêu Cứu

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN KÊU CỨU

(v/v UBND huyện Trảng Bom không chấp hành án)

Kính gửi:  – Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng.

–   Ban Dân Nguyện Của Quốc Hội.

–   Ủy Ban Tư Pháp Của Quốc Hội.

–   Ủy Ban Pháp Luật Của Quốc Hội.

–   Lãnh Đạo Tổng Cục Thi Hành Án Dân Sự- Bộ Tư Pháp.

–   Bí Thư Tỉnh Ủy Đồng Nai.

–   Chủ Tịch UBND Tỉnh Đồng Nai.

–  VKSND Tỉnh Đồng Nai.

–  Ban Biên Tập Báo Tiếng Dân

Tôi tên là: Nguyễn Thị Nga, sinh năm 1983

Trú tại: số 04, đường Tổ Pháo 3, ấp Thái Hoà,  xã Hố Nai 3, Trảng Bom, Đồng Nai.

Điện thoại: 0918 072 918

Là người được thi hành án với người phải thi hành án là: UBND huyện Trảng Bom theo quyết định thi hành án số 159, ngày 9-5-2017  của Chi Cục Thi Hành Án Huyện Trảng Bom, Đồng Nai.

Luật chống lại loài người

FB Huy Đức

3-11-2017

Dự thảo luật An ninh mạng gây phẫn nộ dư luận. Ảnh: internet.

Nếu ai bỏ phiếu thông qua một đạo luật khiến cho người dân Việt Nam không thể tiếp cận được với mạng xã hội, với Facebook, Google… thì lịch sử sẽ không coi bọn họ là bảo thủ hay dốt nát mà là như những tên tội phạm chống lại loài người, chống lại cơ hội tiếp cận với thế giới văn minh của 90 triệu người dân Việt Nam.

Định kỳ, Google, Facebook… đều có các báo cáo về sự can thiệp (gỡ link, gỡ bài) của các quốc gia. Chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi tên tuổi của Bộ Thông tin VN dưới thời Trương Minh Tuấn sẽ được nhiều lần nhắc đến trong những báo cáo như thế. Và, chỉ không lâu nữa, khi các vụ án tham nhũng lớn được phanh phui, chúng ta sẽ giải thích được vì sao nhiều quan chức lại coi minh bạch là kẻ thù của họ.

Phản cảm hay vi phạm pháp luật?

Thạch Đạt Lang

Ngày 30.10.2017 trên báo Pháp Luật TP có bài: Chặn xe cô dâu đòi tiền xây dựng nông thôn mới, trong đó có đoạn: “Ngày 30-10, PV Pháp Luật TP.HCM đã chuyển đến bà Hồ Nguyên Thảo, Bí thư Huyện ủy Tây Hòa (Phú Yên), thông tin việc bí thư chi bộ, trưởng thôn Sơn Tây, xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa chặn xe rước dâu giữa đường để đòi nợ tiền đóng góp làm đường nông thôn mới”.

Nhiều cán bộ thôn Sơn Tây tham gia chặn xe đám cưới để đòi tiền làm đường. Ảnh do người dân cung cấp cho báo PLTP

Trời! Mới đọc mấy câu thôi mà người viết có cảm giác như đọc truyện thảo khấu ngày xưa, hay truyện 108 Anh Hùng Lương Sơn Bạc. Không ngờ rằng dưới thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ tên người, sau hơn 42 năm xây dựng CNXH mà vẫn xảy ra chuyện đòi tiền mãi lộ giữa thanh thiên bạch nhật. Bài báo cho biết, nội vụ đã được báo Pháp Luật TP. HCM chuyển thông tin đến quan huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên là bà Hồ Bạch Thảo, đề nghị “xử lý”.

Tôi đã làm hỏng “bữa tiệc” của các đồng nghiệp

FB Hà Huy Sơn

30-10-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tôi quan niệm nghề Luật sư cũng là 1 nghề kiếm ăn như các nghề nghiệp khác. Nếu hành nghề một cách khách quan là góp phần bảo vệ công lý, ngược lại là góp phần tạo ra cái ác trong xã hội.

Hôm nay, tôi tham gia một phiên tòa hình sự sơ thẩm của Tòa tỉnh QN. Vụ án đồng phạm giết người. Sau khi kết thúc giai đoạn điều tra, truy tố, sang giai đoạn xét xử các thành phần tham gia tố tụng đã đầy đủ: Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký, Kiểm sát viên, Luật sư của các bị cáo và chỉ đợi ngày xét xử. Đến phút “89” gia đình bị hại mời tôi làm luật sư bảo vệ quyền lợi cho gia đình bị hại.

Cấm xuất cảnh nhà báo viết bài về sai phạm tại dự án của ông Vũ Nhôm, Công an TP Đà Nẵng hãy cẩn trọng!

FB Hoàng Hải Vân

28-10-2017

Đại tá Nguyễn Đức Dũng, Trưởng phòng Tham mưu tổng hợp Công an TP.Đà Nẵng. Ảnh: MTG

Để các anh chị làm “công tác chỉ điểm” đỡ mất công soi mói chữ nghĩa, trước hết xin giải thích cho rõ về đầu đề của cái tút này: Người bị cấm xuất cảnh là nhà báo Dương Thị Hằng Nga, nhà báo này từng viết loạt bài về những sai phạm tại dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước của chủ đầu tư là ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm). Việc cấm xuất cảnh diễn ra sau khi có loạt bài điều tra của nhà báo này được đăng trên Tạp chí Giao thông. Lý do cấm xuất cảnh có thể là vì loạt bài này hoặc có thể vì một lý do khác, nhưng dù vì lý do khác thì cái đầu đề trên vẫn chặt chẽ không cần phải cải chính.

Vì sao “Hội Cờ Đỏ” ngang nhiên phá phách tại Nghệ An?

Paulus Lê Sơn

27-10-2017

Hội cờ đỏ đấu tố linh mục Đặng Hữu Nam ở Nghệ An trước đây. Ảnh: báo Nghệ An

Ngày 26 tháng 10 năm 2017, Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc có thư yêu cầu gởi đến các cấp lãnh đạo của Nghệ An phản đối và yêu cầu trả lời về việc “ Hội Cờ Đỏ” tụ họp tại xã Sơn Hải, Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Hãy nói chính trị và hãy làm chính trị

Trung Nguyễn

27-10-2017

Sinh viên Phan Kim Khánh, vừa bị kết án 6 năm tù giam, 4 năm quản chế. Ảnh: internet

Lại thêm một sinh viên yêu nước bị giam cầm, bạn trẻ này tên là Phan Kim Khánh, sinh năm 1993. Phiên tòa tại Thái Nguyên ngày 25/10/2017 đã xử Khánh 6 năm tù giam và 4 năm quản chế, tổng cộng là 10 năm bị quản thúc.

Trong lúc đa số giới trẻ còn đang quay cuồng theo các thú vui như phim ảnh, ca nhạc, thì Khánh đã ý thức được những vấn đề lớn lao của đất nước. Đó là điều rất đáng trân quý ở Khánh. Những thanh niên như Khánh là niềm hi vọng cho đất nước sau này.

Đệ nhất sát thủ hay là “Nửa đời hương phấn”?

LS Nguyễn Văn Thân

27-10-2017

Siti Aisyah (trái) và Đoàn Thị Hương, nạn nhân hay thủ phạm? Ảnh: internet

Trong phiên tòa xét xử vụ án Kim Jong Nam vào tuần trước, cảnh sát Mã Lai xác nhận, ngoài Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah đang bị truy tố, còn có 4 nghi phạm khác là Chang, James, Y và Hanamori. Trước đó, cảnh sát cho biết là họ đã yêu cầu Interpol truy nã 4 nghi phạm người Bắc Hàn là Ri Ji Hyon (33 tuổi), Hong Song Hac (34 tuổi), O Jong Gil (55 tuổi) và Ri Jae Nam (57 tuổi). Cả 4 người này đã rời Mã Lai chỉ vài giờ sau khi Kim Jong Nam bị ám sát, qua Dubai, Vladivostok rồi tới Bình Nhưỡng. Có lẽ Chang, James, Y và Hanamori là “tên cúng cơm” của 4 người mà cảnh sát yêu cầu Interpol truy nã.

Pháp luật đất đai làm méo mó thị trường bất động sản

FB Ngô Ngọc Trai

26-10-2017

Người dân Đồng Tâm giữ đất. Ảnh: internet

Đất đai là một loại hàng hóa, chiếm tỷ trọng giá trị lớn trong nền kinh tế. Nhưng do những quy định pháp luật về đất đai bất cập nên đang làm méo mó cung cầu, méo mó thị trường bất động sản.

Đất đai không thuộc sở hữu tư nhân, người dân chỉ được chuyển nhượng quyền sử dụng đất thay vì mua bán đất như một loại hàng hóa.

Dân oan Thủ Thiêm chống cướp đất ở khu đô thị mới Thủ Thiêm

Nhóm Dân Oan Thủ Thiêm

26-10-2017

Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2, TP HCM đã cưỡng chiếm, giải tỏa được 150%, vượt mức quy hoạch được Chỉnh phủ cho phép 50,1%.

Dân oan Thủ Thiêm biểu tình đòi đất.

Ngay từ năm 1996, với chủ trương xây dựng một khu đô thị mới tại bán đảo Thủ Thiêm, các cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh đã tiến hành nhiều thủ tục theo quy định pháp luật. Quan điểm của Thành ủy TP Hồ Chí Minh và Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh là bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước và các hộ dân bị thu hồi nhà đất tại siêu dự án này, nhưng thực tiễn đã xảy ra hàng loạt bất cập, thiếu sót, thậm chí trái pháp luật, liên quan đến trách nhiệm của nhiều tổ chức, cá nhân.

Vụ kiện quyết định Chủ tịch tỉnh Quảng Bình: Bất chấp công lý, xử theo “lệnh quan”

Hướng Dương – Trần Thị

26-10-2017

Sếp né, cán bộ đi thay nói gì?

Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Quảng Bình tiến hành xét xử vụ án hành chính sơ thẩm, về việc công dân “Kiện Quyết định (QĐ) trái pháp luật của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình trong việc từ chối giải quyết khiếu nại bồi thường, hỗ trợ thiệt hại đất và tài sản trên đất dự án nâng cấp, GPMB quốc lộ 1A năm 2013”, do bị xâm hại nghiêm trọng đến quyền con người và lợi ích kinh tế chính đáng, hợp pháp của họ.

Tại phiên Tòa xét xử ngày 27/9/2017, những người vắng mặt bao gồm người bị kiện: Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, ông Lê Minh Ngân, người đại diện theo ủy quyền của Chủ tịch tỉnh; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, đại diên theo pháp luật: ông Hoàng Đình Thắng, Chủ tịch UBND thành phố (TP) Đồng Hới; ông Nguyễn Văn Cội, Chủ tịch UBND xã Lộc Ninh; Ông Hoàng Sơn Hải, Tổng giám đốc Công ty Tập đoàn Sơn Hải và người đại diện theo ủy quyền: ông Nguyễn Quang Minh, Phó tổng Giám đốc Công ty… đều vắng mặt.

Đinh La Thăng chễm chệ trong Quốc Hội: Sự bỡn cợt với công lý

FB Huy Đức

25-10-2017

Ảnh: internet

Vẫn biết, truy cứu trách nhiệm hình sự bất cứ ai cũng phải được tiến hành thận trọng, nhưng sau khi Nguyễn Xuân Sơn bị tuyên án tử hình; Ninh Văn Quỳnh, Nguyễn Xuân Thắng… đã bị bắt, mà thấy Đinh La Thăng vẫn mũ cao áo dài đường hoàng bước vào phòng họp Quốc hội thì không khỏi có cảm giác như công lý đang bị bỡn cợt. Các bị can, bị cáo trên đây bị đưa vào vòng tố tụng vì liên quan đến các sai phạm ở OceanBank (OJB), một trong hàng loạt vụ phạm pháp xảy ra tại tập đoàn Dầu Khí (PVN) trong thời gian Đinh La Thăng làm Chủ tịch. Bàn tay của Đinh La Thăng “nhúng chàm” ở tất cả mọi vụ việc, nhưng chỉ với những gì được làm rõ ở phiên tòa OJB đã thấy đủ cơ sở để còng tay “kẻ chủ mưu” này.

Biệt phủ khổng lồ của cựu Phó thống đốc Nguyễn Phước Thanh ở TP.HCM?

FB Ngọc Bảo Châu

25-10-2017

Ảnh: FB Ngọc Bảo Châu

Chiêm ngưỡng biệt phủ “phó thống đốc” khổng lồ ở TP.HCM. Giới lãnh đạo nhiều ngân hàng kể, Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Phước Thanh (vừa nghỉ hưu ngày 1/10) – người vừa được Ngân hàng TMCP Vietcombank đãi tiệc chia tay “bình thường” đình đám ở khách sạn 5 sao Melia đắt nhất Hà Nội và Ngân hàng Agribank tổ chức cho đi một chuyến “vòng quanh” thế giới để tiễn quan về hưu – lúc còn đương chức thường rủ các lãnh đạo ngân hàng, nơi ông ấy giữ vai trò kiểm tra, giám sát, phòng ngừa phát hiện tham nhũng về biệt phủ khổng lồ nằm ngay mặt tiền đường Nguyễn Hữu Trí (Chợ Đệm, huyện Bình Chánh, TP.HCM) để ăn nhậu, tiện thể khoe cái biệt phủ hoành tráng này. Nhiều lãnh đạo ngân hàng kể, lần nào nhậu ông Nguyễn Phước Thanh cũng bảo về biệt phủ gia đình, nhất định không ra quán nhậu.

Khởi tố, điều tra vụ Đồng Tâm phải như thế nào?

VNTB

Nguyễn Đình Ấm

24-10-2017

Đúng 14 giờ 30 phút ngày 22/4, tại nhà văn hoá thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, toàn bộ 19 CSCĐ bị giữ ở đây đã được thả (Trong ảnh là 1 CSCĐ chào cảm tạ bà con nhân dân). Ảnh: Dân Việt

Một xã hội có kỷ cương, một nhà cầm quyền có trách nhiệm thì việc khởi tố, điều tra làm rõ nguyên nhân dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật, chà đạp quyền con người nghiêm trọng này để không tái diễn là cần thiết.

Khởi tố điều tra là cần thiết

Thời gian qua xã Đồng Tâm (huyễn Mỹ Đức Hà Nội) đã xẩy ra những sự việc nghiêm trọng: 208 ha đất canh tác của dân bị bỏ hoang, sử dụng sai mục đích trong hơn 36 năm, nhà cầm quyền huy động lực lượng vũ trang để tranh chấp dân sự với dân, dùng truyền thông công cộng vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cụ Kình và dân địa phương, cán bộ quân đội, công an lừa đánh cụ già tàn phế, bắt cóc công dân tra hỏi, đánh đập dẫn đến dân cầm giữ 38 cán bộ, chiến sĩ CSCĐ làm con tin đòi công lý… gây nên tình trạng mất an ninh trật tự, bất ổn xã hội và hủy hoại uy tín nhà cầm quyền (nếu có).

Bác sỹ Truyện có thể kiện Sở TT-TT đòi bồi thường

Luật Khoa

Trịnh Hữu Long

24-10-2017

Ông Lê Sĩ Minh (phải) trao quyết định thu hồi quyết định xử phạt hành chính trước đó cho bác sĩ Hoàng Công Truyện. Ảnh: Nhật Linh/Tuổi Trẻ

Vụ xử phạt bác sỹ Hoàng Công Truyện vì “xúc phạm” Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến coi như đã hạ màn. Nhưng mọi chuyện hoàn toàn có thể đi xa hơn thế.

Khi Sở Thông tin – Truyền thông Thừa Thiên – Huế rút quyết định xử phạt bác sỹ Truyện năm triệu đồng và công khai xin lỗi sáng ngày 24/10, họ đã vô tình mở ra cho bác sỹ Truyện một cánh cửa mới: đòi bồi thường danh dự và phí tổn.

Xót xa cho thân phận “trí thức Việt Nam XHCN”

Blog RFA

J.B Nguyễn Hữu Vinh

24-10-2017

Ảnh: internet

Đọc tờ đơn của bác sĩ Hoàng Công Truyện, công tác tại Trung tâm Y tế huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế gửi để xin lỗi Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã bị phạt 5 triệu đồng vì “dám” phê phán Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, người ta thấy nhiều điều.

Trên hết, người ta thấy xót xa cho số phận trí thức dưới chế độ Cộng sản.

Bộ trưởng Bộ Y tế có đáng bị phê phán không?

Hẳn nhiên là điều này không cần bàn cãi, chỉ cần “lượn” một vòng trên mạng Facebook thì đủ rõ. Không có lời lẽ nào biện hộ cho một Bộ trưởng Y tế mà dưới sự quản lý của bà ta, không biết bao nhiêu sự việc nghiêm trọng, ảnh hưởng liên quan đến tính mạng con người, coi mạng sống người dân như cỏ rác và như một sự đùa bỡn.

Đứa nào bôi nhọ chị Yến?

FB Song Hà

24-10-2017

Ảnh minh họa: internet

Cả cơ quan bỗng dưng xôn xao vì cái tin sếp bị nói xấu trên mạng. Sáng nay sếp vừa đặt chân lên cầu thang, cậu Hoạch điện nước vội vứt điếu cày chạy thục mạng, mặt tái mét, lắp bắp.

“Chị ơi! Tối qua trên phây có đứa nói xấu chị”.

Sếp đặt giỏ hoa quả xuống, thất kinh hỏi “Thật á? Đồng chí đó con đồng chí nào mà dám láo với chị thế?” Đồng chí Na vệ sinh bẻ ngón tay răng rắc bảo dạ, nó ở chi nhánh miền Trung chị ạ. Chị trừng mắt, thế thế nó nói gì chị? Cậu Hoạch cúi mặt lí nhí bảo “Dạ, nó nó…nói trông cái mặt mụ này ngứa cả mắt ”. Sếp đỏ bừng mặt, bảo loại mất dạy, đồ vô giáo dục. Thế bây giờ các đồng chí tính sao đây?

Cuốn theo chiều gió

FB Mai Quốc Ấn

24-10-2017

Thời điểm bắt quả tang Thuận Phong sản xuất phân bón giả. Ảnh PLTP

Thủ tướng chỉ đạo, Phó Thủ tướng thường trực cũng chỉ đạo tiếp nhiều lần mới có quyết định của cơ quan điều tra tỉnh Đồng Nai khởi tố vụ án: Vụ công ty Thuận Phong sản xuất phân bón giả. Một vụ việc… nhỏ xíu mà rất lớn!

Nhỏ xíu vì cơ quan liên ngành gồm 6 Bộ, ban ngành đã bắt quả tang tại chỗ cùng kết luận giám định của Trung tâm Kỹ thuật đo lường 3 cũng đã thống nhất đây là phân bón giả. Quá đơn giản để xử lý bằng cách khởi tố vụ án.