Câu chuyện về chỗ đứng tại phiên toà

FB Ngô Anh Tuấn

15-4-2018

Ông Nguyễn Văn Túc trước tòa. Ảnh: internet

Sơ đồ bố trí phòng xử án đã có quy định rất cụ thể bằng văn bản pháp lý; ai ngồi ở vị trí nào đã có quy định rõ ràng (Xem Thông tư 01/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 của TAND Tối cao, có hiệu lực từ 01/01/2018). Theo quy định, đứng sau bục khai báo của bị cáo, đó là nơi duy nhất dành cho bị cáo, những người không liên quan, không được đứng đó, trừ khi luật sư muốn tiếp cận, trao đổi với bị cáo trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, trong một số phiên xử hình sự, đặc biệt là xử những người bất đồng chính kiến, chỗ đứng của bị cáo lại có sự tham gia của rất nhiều người khác, đó là các đồng chí cảnh sát tư pháp, điều này là không phù hợp.

Giữa Tình và Lý

Thạch Đạt Lang

7-4-2018

Một tai nạn giao thông xảy ra vào ngày 29.03.2018 trên đường 359 C thuộc huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng đã gây nên một cuộc tranh luận, tuy không ồn ào, sôi động như phán quyết về vụ xử luật sư Nguyễn Văn Đài và những người đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhưng cũng nêu ra một vấn đề để người dân VN nhận định rõ khía cạnh pháp lý và cung cách điều hành xã hội của chế độ CSVN.

Chủ tịch tỉnh Quảng Bình bị khởi kiện vắng mặt – Tòa án Cấp cao Đà Nẵng phải tạm hoãn phiên tòa

Hướng Dương – Nguyễn Bảo

7-4-2018

Ông Nguyễn Minh Mẫn và bà Trần Thị Hảo thường trú tại thôn 16, xã Lộc Ninh, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Họ là người khởi kiện Quyết định hành chính số 2043/QĐ-UBND, ngày 7/7/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, về việc để lực lượng công quyền và doanh nghiệp tùy tiện, bất chấp luật pháp, khống chế, bức hại người dân, hủy hoại tài sản công dân, từ chối bồi thường thiệt hại đất đai và tài sản cho dân trong khi giải phóng mặt bằng quốc lộ 1A, Dự án năm 2013. Sáng ngày 30/3/2018, ông Mẫn và bà Hảo có mặt tại phiên tòa phúc thẩm ở Đà Nẵng theo giấy triệu tập của Tòa án Nhân dân cấp cao.

Vào nhà giam, tướng Vĩnh có nhìn lại vụ án “bầu Kiên”?

FB Hoàng Hải Vân

7-4-2018

“Bầu Kiên” cười trước tòa. Ảnh: internet

Thời gian xử vụ án Bầu Kiên, tôi chưa dùng facebook, báo chí nơi tôi làm lại không được nói ngược, nên tôi không có chỗ để nói sự vi phạm nguyên tắc của công lý trong vụ án được coi là “đại án” này. Tôi chỉ có thể nói với bạn bè, rằng vụ Bầu Kiên trước sau gì cũng phải “lật lại”, nhưng thời gian qua đi, tôi bắt đầu thấy tôi quá ảo tưởng về công lý trên đất nước này.

Nhân việc tướng Phan Văn Vĩnh bị bắt, tự nhiên nhớ lại. Ông Vĩnh là người chỉ huy điều tra vụ Bầu Kiên, được báo chí ghi nhận là người có “công lớn” phá án. Tôi nghĩ ông Vĩnh là người biết rõ hơn ai hết việc buộc tội Bầu Kiên không dựa trên nền tảng pháp quyền và công lý. Không biết tới đây, trong quá trình điều tra và xét xử, ông Vĩnh có bị kết tội như cách mà ông từng kết tội Bầu Kiên hay không. Chuyện chưa xảy ra tôi không dám đoán, tôi chỉ mơ hồ cảm thấy rằng, trong khi tìm cách tự bào chữa cho mình, ông không thể không nghĩ đến vụ án Bầu Kiên.

Khía cạnh pháp lý của vụ án ‘Hội Anh em Dân chủ’

TS Luật Cù Huy Hà Vũ

6-4-2018

Ngày 5/4/2015, trong phiên xử sơ thẩm Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức và Lê Thu Hà là thành viên Hội Anh em Dân chủ (gọi tắt HAEDC) về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, theo Khoản 1, Điều 79 của Bộ luật Hình sự năm 1999, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã kết án những người này từ 7 đến 15 năm tù giam.

Biên bản phiên tòa xét xử cựu luật sư Nguyễn Văn Đài và đồng phạm bị truy tố về hành vi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 BLHS 1999

FB Ngô Anh Tuấn

6-4-2018

Gia đình MS Nguyễn Trung Tôn. Ảnh: internet

(Ghi chép chưa đầy đủ của luật sư Ngô Anh Tuấn, người tham gia bào chữa cho 2/6 bị cáo trong vụ án này)

KHAI MẠC

Phiên toà bắt đầu lúc 8h00 ngày 05/4/2018

Các bị cáo được mặc trang phục, áo vest lịch sự;

Các bị cáo được cung cấp giấy bút, tài liệu phục vụ việc bào chữa;

Tài xế bẻ lái cứu mạng 2 nữ sinh: Người Samaritan tốt

FB Lê Nguyễn Duy Hậu

1-4-2018

Người Samaritan tốt – Good Samaritan

Yêu cầu tài xế đánh lái để không cán phải hai nữ sinh té xe phải bồi thường những thiệt hại không chỉ bất nhẫn, mà còn có thể gây hại cho xã hội. Nó vừa làm bất công cho anh tài xế, vừa khiến những người ngoài xã hội nhìn vào và đặt câu hỏi, “vậy có đáng cứu người không khi phải chịu thiệt hại như vậy“, vừa làm xấu đi những bài học mà người lớn sẽ dạy trẻ con. Suốt một thời gian dài, nhiều gia đình đã chọn dạy đứa trẻ của mình không cứu giúp người bị tai nạn giao thông vì những câu chuyện người cứu giúp bị gia đình nạn nhân hành hung vì tưởng nhầm là kẻ gây tai nạn. Câu nói “làm ơn mắc oán” là để mô tả tình cảnh trớ trêu đó.

Mua ngân hàng 0 đồng là phạm luật, vi hiến và trái đạo lý

FB Hoàng Hải Vân

26-3-2018

Ảnh: internet

Người dân được làm những gì luật pháp không cấm, còn công chức thì chỉ được làm những gì luật pháp cho phép. Đó là nguyên tắc hành xử của xã hội ta.

Và toàn thể cán bộ, công chức thi hành công vụ không thể không hiểu điều sơ đẳng này: Trong hệ thống luật pháp nước ta thì Hiến pháp là cao nhất. Luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội không được trái với Hiến pháp. Nghị quyết, nghị định, các văn bản điều hành của Chính phủ không được trái luật và Hiến pháp. Thông tư và tất tần tật các văn bản pháp quy của Bộ và của chính quyền địa phương đều không được trái với tất cả những thứ nói trên.

Đoàn Thị Hương và Đinh La Thăng, cần được bình đẳng như nhau trước toà

FB Trần Vũ Hải

25-3-2018

Đoàn Thị Hương. Ảnh: internet

Đoàn Thị Hương (ĐTH) và Đinh La Thăng (ĐLT) đều là người Nam Định và đều đang là bị cáo đình đám, kêu oan.

ĐTH đang vướng vào vào một vụ án thế kỷ của thế giới, bị truy tố trước toà án tại Malaysia về tội giết người, cụ thể ám sát Kim Jong Nam, anh trai của lãnh tụ trẻ Bắc Hàn Kim Jong Un. Tội danh “giết người” là tội danh xưa như lịch sử người.

ĐLT đang bị xét xử về tội ” cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, tại hai vụ án. Một vụ án đã được xử sơ thẩm và ĐTL đã kháng cáo, một đang được xét xử và sắp tuyên án. Tội danh “cố ý làm trái..” được coi là “đặc sản” của pháp luật Việt nam, có từ thời kinh tế bao cập, không thấy nước nào khác có tội danh tương tự, ngay Bộ Luật Hình Sự 2015 (sửa đổi 2017) cũng đã huỷ bỏ tội danh này. Theo thông lệ thế giới và chính luật pháp Việt nam, lẽ ra tội danh bị xoá bỏ không được áp dụng ngay khi luật xoá bỏ ban hành (hoặc ít nhất tại thời điểm luật có hiệu lực). Nhưng Quốc hội Việt nam lại quy định ngoại lệ, cho phép sau 1/1/2018 xét xử những người bị khởi tố trước ngày 1/1/2018 theo điều 165 BLHS 1999 về tội danh cố ý làm trái này. Bi kịch là ông Thăng với tư cách đại biểu Quốc hội thông qua quy định này.

Luật Sư Phạm Công Út tố chủ nhiệm Đoàn Luật Sư Sài Gòn

Người Việt

24-3-2018

Luật Sư Phạm Công Út (người đứng phía trước). Ảnh:h: Facebook Phạm Công Út

Vụ Đoàn Luật Sư Sài Gòn bất ngờ khai trừ Luật Sư Phạm Công Út, trưởng Văn Phòng Luật Phạm Nghiêm, hôm 12 Tháng Ba, đến nay vẫn gây xôn xao trong giới luật sư vì ông Út được nhiều người biết đến qua các vụ oan sai ở nhiều địa phương.

Ông Út cũng được cho là người có phát ngôn “mạnh miệng” về chính quyền trên báo đài hải ngoại.

Khi công lý chưa xỏ chân vào giày

FB Hoàng Hải Vân

24-3-2018

Diễn viên hài Công Lý lên bìa sách luật. Ảnh: internet

Do công lý chưa xỏ chân vào giày, nên đông đảo người dân (trong đó có tôi) rất tin tưởng vào cái lò của cụ Tổng.

Do công lý chưa xỏ chân vào giày, nên rất nhiều người (trong đó không có tôi) từng hả dạ khi nghe tuyên bố của những nhà chính trị dân túy như Trưởng ban Nội chính Trung ương Đảng Nguyễn Bá Thanh “bắt nhốt” hết những kẻ tham nhũng.

“Ngưỡng mộ anh…”

FB Trần Đình Vũ

23-3-2018

Tui nói thật, Tui thật sự ngưỡng mộ anh!

Cảnh sát Mỹ chặn người chạy quá tốc độ

Ở thành phố Menomonie thuộc tiểu bang Wisconsin, có một chiếc xe chạy vượt quá tốc độ, dường như người lái xe đang vội việc gì đó, lúc này cảnh sát Martin Folczyk định chặn chiếc xe lại. Nhưng khi anh nhìn thấy chiếc xe đang chuẩn bị lái vào một trường đại học, trước tiên anh đi theo vào trong trường rồi mới chặn chiếc xe lại.

Nhân vụ cháy chung cư Carina Plaza, cần xem lại quy chuẩn PCCC

FB Dương Quốc Chính

23-3-2018

Chung cư Carina ở quận 8 bị cháy. Ảnh: internet

Vụ cháy chung cư này dẫn đến hậu quả khá thương tâm là có 13 người chết. Mình hơi giật mình khi đọc báo thấy cháy ở tầng hầm mà sao lại chết nhiều thế. Nguyên nhân được lý giải sau khi xem mặt bằng toàn nhà. Nguyên nhân dẫn đến nhiều người chết được phỏng đoán như sau:

Lãnh đạo CSGT (PC67) Công an TP.HCM bao che cho Trung úy Võ Thành Tâm

Linh Quang, tổng hợp

22-3-2018

Vụ không công nhận bằng lái quốc tế của Vũ Thanh Tùng – Việt kiều Đức: Lãnh đạo CSGT (PC67) Công an TP.HCM bao che cho Trung úy Võ Thành Tâm một cách trắng trợn

Thượng tá Trần Văn Thương, Phó trưởng phòng CSGT (PC67) Công an TP.HCM trong cuộc họp báo. Ảnh: internt

Theo trang Thời Báo đưa tin, một Video Clip lan truyền rộng rãi và đã gây xôn xao trên mạng xã hội, đó là đoạn Video Clip tranh cãi giữa Trung úy CSGT Cát Lái và Việt kiều Đức Vũ Thanh Tùng. Trong đó, Trung úy CSGT Võ Thành Tâm cương quyết tạm giữ xe ô tô của Việt kiều Đức vì cho rằng “bằng lái quốc tế của anh vô giá trị… ở Việt Nam“. Trung úy Võ Thành Tâm còn nói rõ: “Tôi làm sai, tôi chịu trách nhiệm”.

Đội xe cứu hỏa: Ẩu và cẩu thả

Hiệu Minh

22-3-2018

Ảnh: internet

Mấy entry trước hang Cua chỉ bàn về cánh lái xe và luật đường bộ nhất là điều 22 về xe ưu tiên lưu thông. Entry này dành cho đội xe cứu hỏa.

Khi tranh luận cần phân biệt thế nào là phạm luật và phạm lỗi kỹ năng. Đi vào đường ngược chiều, vào làn dành cho xe ưu tiên, vượt đèn đỏ, không dừng khi có bảng tín hiệu STOP, gặp xe cứu hỏa, cứu thương không giảm tốc độ, nhường đường và dừng, lái xe say… là phạm luật.

Một thất bại của Xã hội dân sự

FB Ngyễn Tiến Tường

21-3-2018

Ls Phạm Công Út, người vừa bị tước thẻ được cho là đã vi phạm luật luật sư và “đạo đức luật sư” là một luật sư giỏi, danh tiếng.

Ông ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với bà Nguyệt. Ứng trước một tỷ đồng và hứa thưởng 30% giá trị tài sản đòi được. Giữa chừng, hợp đồng đổ bể. Bà Nguyệt cho rằng ông Út không làm và đòi lại tiền. Ông Út trả hai lần với tổng giá trị 500 triệu đồng.

Trong giới Ls, việc ký một hợp đồng hứa thưởng là rất phổ biến. Một tỷ đồng trong trường hợp này, có thể xem là chi phí ban đầu. Phần mà bà Nguyệt hoàn toàn có thể mất nếu có điều khoản hợp đồng, bất chấp kết quả vụ việc.

Còn nếu không có ràng buộc mà dựa trên thỏa thuận, thì bà Nguyệt hoàn toàn có thể kiện Ls Út. Nếu chứng minh được Ls Út không làm gì cả thì ông Út đương nhiên phải trả lại. Nếu ông Út có làm nhưng ít ỏi, một bản án dân sự chắc chắn sẽ tuyên tương xứng với công ông bỏ ra.

Sáng nay, các anh em đồng nghiệp của tôi tổ chức một cuộc đối thoại livestream. Họ gọi “người dân mù chữ” như một tín hiệu rằng bà Nguyệt là người thấp bé, cô thế. Việc mù chữ, hoàn toàn khác với việc mất năng lực dân sự.

Bà Nguyệt đã chấp nhận một hợp đồng dân sự, nghĩa là chấp nhận các tranh chấp liên quan. Đương nhiên, giới hạn trình độ không cho phép bà hiểu điều này.

Đối với một người dân mất đất, đương nhiên rất đáng thương. Nhưng chúng ta không nên dùng cảm xúc đơn thuần để nhận diện một vụ việc pháp lý, kiểu xe máy luôn sai và xe đạp luôn đúng được.

Tôi đánh giá cao việc Ls Út xuất hiện tại buổi đối thoại. Nó chứng minh ông không phải kẻ lừa đảo như người ta quy cáo. Tất nhiên, Ls sẽ luôn thắng thế so với một người mù chữ. Rất nhiều trường hợp tương tự, có Ls trả lại, có Ls không. Hoàn toàn tuỳ thuộc vào họ.

Tôi không đánh giá cao buổi đối thoại, vì rõ ràng nó nặng cảm tính và không giải quyết được gì cả. Nơi nó cần là một phiên toà, thậm chí là phiên toà hình sự, nếu bà Nguyệt có chứng cứ chứng minh ông Út có hành vi lừa đảo ngay từ đầu.

Tôi nhẫn nại xem hết phần đối thoại. Thấy Ls rụt rè toan bắt tay bà Nguyệt nhưng rút lại. Bà thì không nhìn vị Ls. Một thất bại khác, khi cả đôi bên đều không cho thấy tín hiệu của văn minh.

Văn minh, mãi mãi là khái niệm xa xỉ khi chúng ta nhìn sự việc theo kiểu xe đạp-xe máy. Thương dân, thì nên cho họ sự tiến bộ tri thức lâu dài. Nếu cứ cho một điểm tựa cảm xúc ngắn hạn. Họ sẽ mãi lầm đường!

Triệu tập Nguyễn Tấn Dũng – Tại sao không?

FB Trương Duy Nhất

21-3-2018

Ảnh: internet

Vụ 800 tỷ Oceanbank đang xử. Khi Đinh La Thăng khai vai trò của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên quan đến sự chỉ đạo, đồng ý để PVN bưng một núi tiền sang “gửi” Oceanbank, nhưng thấy hội đồng xét xử (HĐXX) bỏ qua, không triệu tập ông Dũng.

Toà cho qua. Nhưng tôi nghĩ, ở quyền lợi bị cáo, Đinh La Thăng và các bị cáo khác nên yêu cầu triệu tập ông Dũng ra toà đối chất. Tại sao không?

Tiều phu về rừng (Kỳ 1-6)

Nếu đọc hồ sơ của các tử tù Lê Văn Mạnh, Hồ Duy Hải, một vết đen ghê rợn xuyên suốt là hành động tra tấn ép cung để các nghi can phải nhận tội. Chỉ cần một lần không chịu đau nổi, phải nhận tội thì sau đó mọi chứng cứ ngoại phạm, mọi kêu oan, phản cung đều trở nên vô nghĩa. Trong vụ án Hồ Duy Hải, dư luận còn cho là Hải phải chết để thế mạng cho con cháu một quan chức cao cấp. Tôi chưa dám khẳng định cáo buộc này. Nhưng nếu đúng vậy, thì đây là chủ nghĩa Hitler thời đại mới: Dùng xác người này để nuôi người khác“.

____

FB Nguyễn Văn Thọ

21-3-2018

Kỳ 1: Osin và Tiều phu

Cả Osin và Tiều phu từng là những nghề bị coi rẻ ở VIệt Nam. Gã tiều phu lừng lẫy nhất trong lịch sử là Thạch Sanh đã bị lừa đảo, thua thiệt và tù đày. Ngày nay tiều phu đã trở thành lực lượng tiên phong trong sự nghiệp cách mạng, ví dụ như gã tiều phu Cologne kêu gọi đốt củi khô để tránh ô nhiễm không khí.

Ông Đinh La Thăng bị xử ép?

FB Trần Vũ Hải

20-3-2018

Ông Đinh La Thăng: Ảnh: Báo Đầu tư

Hôm qua, 19/3/2018, toà án Hà nội bắt đầu xử ông Đinh La Thăng và nhiều cộng sự cũ của ông tại Tập đoàn Dầu Khí Việt nam (PVN) vì đã quyết định đầu tư 800 tỷ đồng vào Oceabank (OJB), sau đó bị mất vốn vì ngân hàng nhà nước mua lại OJB với giá 0 đồng. Các vị này bị buộc tội theo điều 165 Bộ Luật Hình Sự (BLHS) cũ về tội “cố ý làm trái Quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”, dù tội danh này đã được BLHS mới xoá. Đây là lần thứ hai ông ra Toà, cùng với cáo buộc về tội danh này.

Nguyễn Viết Dũng có đơn yêu cầu luật sư bào chữa

LS Nguyễn Khả Thành

19-3-2018

Sống và làm việc theo Hiến pháp, Pháp luật

Lại nhận được một đơn yêu cầu bào chữa từ Trại tạm giam công an tỉnh Nghệ An của Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ) bị khởi tố về tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Kèm theo là một văn bản của trại với lý do: để “bảo vệ quyền của người tạm giam”.

Ở đâu ra từ THU GIÁ quái đản?

Nguyễn Vạn Phú

19-3-2018

Không được độc quyền chữ “phí”

Mỗi lần nhìn thấy cụm từ “thu giá”, người viết bài này không khỏi nổi gai ốc vì sự xâm phạm thô bạo tiếng Việt bởi từ đời thuở nào tiếng Việt của chúng ta có cách nói như thế này. Căn do là bởi những người liên quan đến Luật Phí và lệ phí cứ khăng khăng bám vào từng câu chữ của luật này để giành lấy quyền sử dụng từ “phí” và “lệ phí” chỉ trong một số trường hợp luật có quy định; còn lại phải gọi là giá dịch vụ hết thảy.

Để khỏi trích dẫn dài dòng định nghĩa từ “phí” và “lệ phí” ghi trong luật, chúng ta biết chỉ dùng “phí” và “lệ phí” khi liên quan đến dịch vụ công và có trong danh mục ban hành kèm theo luật. Vì thế tiền chúng ta trả khi sử dụng các con đường xây theo dạng BOT không được gọi là phí vì không phải dịch vụ công và không nằm trong danh mục phí. Đơn giản vậy thôi và nghe qua cũng khá hợp lý!

Thế nhưng những người nằng nặc đòi công chúng phải sử dụng cụm từ “thu giá” phải hiểu một điều rất quan trọng: định nghĩa từ ngữ như trong luật là chỉ để dùng trong luật (Luật Phí và lệ phí cũng ghi rõ: “Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:) Luật định nghĩa xong không có nghĩa xã hội từ nay không được dùng “phí” và “lệ phí” theo cách xã hội đã dùng bấy lâu nay.

Trước đây tại Quốc hội nhiều đại biểu hay nói “phí chồng lên phí” nay những đại biểu này nếu phát biểu lại, e phải chuyển sang dùng “giá chồng lên giá”! Các nơi từng in tờ rơi giới thiệu “biểu phí dịch vụ”, “phí giao dịch môi giới”, “biểu phí dành cho khách hàng cá nhân”… nay phải sửa lại hết sao.

Chỉ cần nhìn hai ví dụ sau đây, chúng ta sẽ thấy ngay việc độc quyền từ “phí” nó phi lý như thế nào. Lâu nay ai cũng nói “viện phí” và “học phí”. Nay chiếu theo danh mục tiền đóng cho bệnh viện hay trường học không hiện diện nên không được gọi là phí nữa. Và theo những người chủ trương “thu giá”, không lẽ bây giờ chúng ta phải nói “viện giá” và “học giá” theo họ? Chắc chắn không có chuyện này, vậy tại sao cứ đòi dùng “thu giá”.

Nói tóm lại, mỗi từ thường có nhiều nghĩa; “phí” và “lệ phí” như định nghĩa trong luật là một trong những nghĩa này. Bộ Giao thông Vận tải cứ dùng theo luật và xã hội cứ dùng theo các nghĩa khác của từ “phí” mà tự điển đã ghi nhận. Như từ “học phí”, đố ai cấm được và đòi thay bằng giá?

Điểm thứ hai, cho dù rạch ròi như cách hiểu của những người chủ trương nói “thu giá” thì cách hiểu và áp dụng Luật Phí và lệ phí của họ cũng có vấn đề. Trong phụ lục số 2 kèm theo luật, là danh mục các sản phẩm, dịch vụ chuyển từ phí sang giá dịch vụ, “phí sử dụng đường bộ” được chuyển thành “dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh”. Tức trước nói “thu phí” thì nay phải nói là “thu tiền dịch vụ…” chứ sao lại gọi là “thu giá”.

Giá là biểu hiện trị giá của hàng hóa hay dịch vụ; còn khi mua bán, trao đổi, nó chuyển thành tiền hay các đơn vị đo lường khác của giá. Một căn nhà có giá 1 tỷ đồng hay 100 lượng vàng thì khi mua người mua trả tiền hay trả vàng để nhận nhà; người bán thu tiền hay thu vàng để giao nhà chứ có ai nói trả giá hay thu giá!

Lấy một ví dụ đơn giản khác trong danh mục này, phí trông giữ xe được chuyển thành dịch vụ trông giữ xe. Bạn đến gởi xe tại một bãi giữ xe, trước đây bạn nói trả phí giữ xe nay ắt do thói quen bạn cũng sẽ giữ nguyên cách nói này. Quan chức, để đúng theo luật, sẽ nói thu tiền giữ xe? Giá dịch vụ giữ xe là tên gọi cho biết dịch vụ đó tốn bao nhiêu tiền; còn khi miêu tả hành động thanh toán giá dịch vụ này, người ta sẽ nói trả tiền, thu tiền chứ có ai nói “trả giá” “thu giá” đâu?

Cho dù nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, dùng từ cho chính xác theo luật thì cũng nên viết cho đúng tiếng Việt. Chẳng hạn, chi phí cho việc khám chữa bệnh gọi là giá dịch vụ khám chữa bệnh chứ không dùng phí như trong cụm từ phổ biến “viện phí” nữa thì cũng nên nói thu tiền dịch vụ chứ đừng o ép tiếng Việt đẻ ra cái cụm từ “thu giá” không giống ai.

“Kẻ phạm tội phải bị trừng phạt nghiêm minh, nhưng cũng không xử oan sai người vô tội”

FB Lê Nguyễn Hương Trà

18-3-2018

Ông Nguyễn Xuân Sơn, người duy nhất bị tuyên án tử trong đại án Oceanbank. Ảnh: internet

Sau bản án 13 năm tù, anh Đinh La Thăng lại tiếp tục ra tòa. Dự tính phiên xử sẽ diễn ra vào sáng thứ hai 19.3 tại TAND Hà Nội. Cựu Bí Thăng cùng 6 người nữa, bị cáo buộc tội cố ý làm trái trong việc góp vốn vào OceanBank khiến PVN mất 800 tỉ!

Trong số bị cáo ra tòa lần này, có ông Nguyễn Xuân Sơn – nguyên P. Tổng giám đốc PVN, vào 9.2017 đã bị kêu án tử hình và sau đó kháng cáo. Một nhân vật khá hot nữa là Hà Văn Thắm – với tư cách người làm chứng. Thắm bị tuyên chung thân cùng đợt xử Sơn!

Thuận Phong – Ai bảo kê cho ung nhọt tồn tại?

FB Nguyễn Tuấn Anh

16-3-2018

Đánh quỵ 60 triệu nông dân toàn quốc bằng phân bón giả một cách không thương tiếc, vậy mà không hiểu vì sao, Thuận Phong vẫn có thể nhơn nhơn ngoài vòng pháp luật cho mãi tới giờ này. 

Toàn bộ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh dưới sự chỉ huy của Trung tướng Đường Minh Hưng

Linh Quang, tổng hợp

15-3-2018

Sau vụ bắt cóc giữa đường phố ban ngày và gần Dinh Thủ tướng, chính phủ Đức đã từng cân nhắc áp dụng thêm các biện pháp cứng rắn như trục xuất ông Đại sứ Đoàn Xuân Hưng, đình chỉ Bảo hiểm Hermes của chính phủ Đức -bảo hiểm xuất khẩu cho các nhà đầu tư Đức- với số tiền là 847,4 triệu Euro, đình chỉ Hiệp định Hàng không với Việt Nam.

Thư ngỏ về vụ LS Phạm Công Út bị xóa tên khỏi đoàn luật sư

LS Đặng Đình Mạnh

14-3-2018

LS Phạm Công Út tại một phiên tòa. Ảnh: Facebook tác giả

Kính thưa Quý đồng nghiệp

Trong một hai ngày qua, chắc trong giới luật sư không khỏi ngỡ ngàng về quyết định kỷ luật của Đoàn LS TP.HCM đối với một đồng nghiệp khác của chúng ta là LS Phạm Công Út, người mà chúng ta ngưỡng mộ vì những cống hiến, dấn thân của anh trong nỗ lực giải oan các vụ án hình sự với tài năng thật sự xuất chúng. Sự tập hợp đông đảo các luật sư quanh LS Phạm Công Út để cùng đồng hành với các hoạt động của anh là sự khẳng định không thể chối cãi.

Tội phạm cấp cao

FB Luân Lê

12-3-2018

Ảnh: internet

Đã bao nhiêu người từng là nạn nhân của tội phạm công nghệ cao và tìm đến Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao Bộ Công an để yêu cầu truy tìm và bắt giữ các đối tượng chiếm đoạt tiền của mình?

Có ai ngờ rằng Cục trưởng cục này lại là kẻ đứng đầu bảo kê đường dây đánh bạc hàng nghìn tỷ đồng. Và còn nhiều tướng, tá khác sẽ bị truy tố trong thời gian tới về những tội phạm chức vụ tương tự.

Thật là khủng khiếp khi chính cơ quan chống tội phạm lại phạm tội đặc biệt nguy hiểm. Nó làm tội phạm gia tăng và hoành hành xã hội, không những thế nó còn khiến chúng coi thường pháp luật và có thể ám hại những người tốt. Nó cướp đi những công việc và cơ hội chân chính cho những người có trình độ và lương thiện. Nó biến quốc gia là nơi để chúng trục lợi và tàn phá.

Tướng Cục trưởng phòng chống tội phạm công nghệ cao tổ chức đánh bạc công nghệ cao. Có lạ không?

Blog RFA

J.B Nguyễn Hữu Vinh

12-3-2018

Ông Nguyễn Thanh Hóa. Ảnh: internet

Nhiều tháng qua, những thông tin trên mạng đã dồn dập nói về một đường dây cá độ bóng đá liên quan đến tướng tá ngành công an. Lâu lâu trước đây, tin đồn Trung tướng Phan Văn Vĩnh, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát bị bắt lan tràn trên mạng, buộc bộ công an phải đính chính thông tin rằng thì là đó là tin đồn sai, ác ý.

Đám bồi bút và những trò chạy tội

Tiêu chuẩn kép trong luật học

FB Luân Lê

9-3-2018

Trong vụ việc cô giáo được cho là bị bắt quỳ, đa phần xã hội chỉ lên án phụ huynh đã bắt cô giáo quỳ nhưng lại xuê xoa và chấp nhận được đối với việc cô này bắt các em học sinh quỳ. Và có quan điểm muốn khởi tố vị phụ huynh kia về tội làm nhục người khác, nhưng với cùng hành vi đó họ lại cho rằng cô này chỉ vi phạm hành chính vì sai nghiệp vụ.

Đây là các quan điểm không theo tư duy về luật học và vi phạm tiêu chuẩn kép, một nguyên tắc quan trọng và tối cao trong công lý và tự do, tức sự bình đẳng trước pháp luật đối với mọi thể nhân.

Vụ cô giáo quỳ: Tội to nhất thuộc về thằng hiệu trưởng!

FB Chu Mộng Long

8-3-2018

Đang viết tiếp Quỳ luận, nhưng đành gác lại khi dư luận và báo chí cứ nóng lên về việc phân định tội trạng thuộc về ai. Dư luận và báo chí chủ yếu nhè vào nhóm phụ huynh và cô giáo, ít nhắc đến tội trạng của thằng Hiệu trưởng đương nhiệm.

Theo tôi, ý kiến của Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học Bộ Công an, nêu trong bài báo này là chuẩn lý, hợp tình. 

Vì sao Trịnh Xuân Thanh có thể xin tị nạn chính trị ở Đức? Và vì sao Đức giận dữ với Việt Nam?

Luật Khoa

Quỳnh Vi

8-3-2018

Ông Trịnh Xuân Thanh trước khi bị bắt. Ảnh: AFP

Một trong những lý do quan trọng có thể giúp giải thích phản ứng có phần gay gắt của chính phủ Đức trong vụ Trịnh Xuân Thanh là hồ sơ xin tị nạn chính trị của Thanh tại Đức vẫn đang được xử lý.

Theo các luật sư đại diện cho ông Thanh, ngày 24/7/2017, đáng lẽ ông phải có mặt tại buổi làm việc cùng các luật sư và nhân viên Văn phòng Tị nạn và Di trú của Đức. Vì ông ta vắng mặt mà không thông báo cũng như không ai liên lạc được với ông, các luật sư đã báo cáo vụ việc với cảnh sát Berlin.