Trân Văn
15-2-2024
Thái Hạo
15-2-2024
Vụ việc thu phí chợ dã man ở chợ Trường Sơn (Nông Cống, Thanh Hóa) mà tôi phản ánh mấy ngày qua, một lần nữa cho thấy vấn đề quản lý nhà nước đối với lĩnh vực chợ đã bị buông lỏng đến mức tồi tệ như thế nào (điều đáng mừng và đáng ghi nhận là người quản lý chợ này đã tiếp nhận ý kiến và có điều chỉnh bước đầu kịp thời theo hướng đúng). Cho nên, nó đòi hỏi phải có sự thay đổi mang tính hệ thống ngay. Xin nhấn mạnh lại mấy ý sau đây.
Kim Văn Chính
2-2-2024
1. Bà Ngô Bá Thành, luật sư học ở Pháp về nước, người hoạt động nội gián trước 1975 ở Sài Gòn, sau làm đến đại biểu Quốc hội vài khóa, chủ tịch Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đã nói một câu rất nổi tiếng: “Chúng ta có một rừng luật, nhưng chỉ có một luật duy nhất hoạt động – đó là Luật rừng”.
28-1-2024
Về học lý, bất cứ mức hình phạt nào dành cho bị cáo (treo, tù giam, chung thân, tử hình) đều nhắm đến hai mục tiêu, “trừng trị” và “giáo huấn”. (Tôi không xài từ “cải tạo”, vì đối tượng của cải tạo là vật chất). Vì thế, thẩm phán phải rất thấu hiểu “tâm lý tội phạm” để cân bằng giữa hai mục tiêu “trừng trị” và “giáo huấn”.
27-1-2024
Không bênh vực ông Trần Hùng. Chỉ yêu cầu công lý. Chưa khẳng định ông Trần Hùng có tội. Cũng chưa khẳng định ông Trần Hùng vô tội. Nhưng kiểu “án bỏ túi” thì phải triệt tận gốc.
Lê Văn Hòa
26-1-2024
Hà Nội, ngày 30-12-2023
Kính gửi: Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội,
Đồng kính gửi: Ban lãnh đạo Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Tôi là Luật sư Lê Văn Hòa, số thẻ Luật sư: 11305/LS do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp ngày 07/10/2016, tham gia Đoàn luật sư thành phố Hà Nội và hành nghề luật sư từ cuối năm 2016; tôi xin thông báo như sau:
Ngày 27/5/2021, tôi đã tuyên bố công khai trên facebook của tôi là bỏ nghề luật sư vì đã mất hết niềm tin vào nền tư pháp Việt Nam. Từ đó đến nay tôi không nhận bào chữa và tham gia tố tụng thêm bất cứ vụ án nào mới, mà chỉ bào chữa, hỗ trợ pháp lý trong một số vụ án dang dở, bị kéo dài từ nhiều năm trước, cụ thể:
1- Bào chữa cho các bị cáo Thái Lương Trí, Dương Minh Hải trong vụ án oan sai đặc biệt nghiêm trọng “Làm giả con dấu” của Nhà nước Lào (ông Thái Lương Trí bị cướp mỏ Huổi Chừn, Lào) do Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an khởi tố từ ngày 25/5/2009 và đến 10/01/2023 mới kết thúc bằng bản án phúc thẩm trái luật của Tòa án nhân dân TP Hà Nội (“Bản án số 31/2023/HS-PT, ngày 10-01-2023”);
2- Hỗ trợ pháp lý cho ông Nguyễn Trường Chinh (Hải Dương) kêu oan cho con là Tử tù Nguyễn Văn Chưởng bị tuyên án tử hình oan với cáo buộc là chủ mưu và là thủ ác giết hại thiếu tá cảnh sát hình sự Nguyễn Văn Sinh (Công an Hải Phòng) nhằm cướp tài sản ngày 14/7/2007;
3- Hỗ trợ pháp lý cho bị án Vũ Sơn Tùng (Quảng Ninh) kêu oan về bản án 7 năm tù về hai tội “Cưỡng đoạt tài sản” và “Không tố giác tội phạm” trong vụ án “Phạm Khắc Tú và các bị cáo khác phạm tội Cưỡng đoạt tài sản” xảy ra ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên năm 2013 (Vũ Sơn Tùng hiện đang thụ án tại Trại giam Thanh Phong, Bộ Công an);
4- Bào chữa cho các bị cáo Vũ Đình Thức, Nguyễn Xuân Nghiêm trong vụ án oan sai đặc biệt nghiêm trọng “Trần Trung Dũng và các bị cáo khác phạm tội cưỡng đoạt tài sản” do Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC45)-Công an TP Hà Nội khởi tố oan từ ngày 08/10/2015 và 08 năm sau mới kết thúc bởi “Bản án số 539/2023/HS-PT, ngày 17-7-2023” oan sai đặc biệt nghiêm trọng của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội;
5- Hỗ trợ pháp lý cho ông Nguyễn Văn Ngọc ở xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kêu oan bị các cơ quan tố tụng tỉnh Thanh Hóa khởi tố, truy tố, xét xử oan sai về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm môi giới hối lộ” (ông Ngọc đã chấp hành xong bản án 15 năm tù oan của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa/ ra tù năm 2019).
Năm vụ án trên tôi đã tố giác, tố cáo những cá nhân, tập thể vi phạm pháp luật trong việc thụ lý, giải quyết vụ án, cũng như đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm để minh oan cho người bị hàm oan và làm cơ sở cho việc xử lý những cá nhân, tổ chức đã vi phạm pháp luật.
Kể từ hôm nay (30/12/2023) tôi chính thức tuyên bố tự rút khỏi Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, đồng thời chấm dứt hành nghề luật sư, lý do: Vì đã mất hết niềm tin vào nền tư pháp Việt Nam như tôi đã tuyên bố từ ngày 27/5/2021.
Xin kính chúc các vị lãnh đạo Đoàn luật sư thành phố Hà Nội và lãnh đạo Liên đoàn Luật sư Việt Nam luôn khỏe, đoàn kết, xứng đáng là trung tâm lãnh đạo giới luật sư Việt Nam phát triển, góp phần tích cực trong công cuộc đổi mới nền tư pháp nước nhà!
Trân trọng!
Ký tên
Luật sư Lê Văn Hòa
25-1-2024
Báo giới viết về vụ hai vợ chồng “rao bán con ruột” do quá nghèo, ở Trà Vinh, bị Tòa sơ thẩm TAND tỉnh Trà Vinh tuyên phạt tổng cộng 23 năm tù giam.
24-1-2024
Về vụ án “bán con” tôi có mấy ý sau:
1. Họ mang thai, đẻ con ra, biết khả năng không nuôi nên muốn để người khác nuôi. Việc nhận một chút tiền để bớt khó khăn có thể thông cảm được. Kết tội buôn người thì không đúng bởi buôn là mua rồi bán để lấy lãi. Công mang nặng đẻ đau không thể đánh đồng với việc lấy lãi được.
24-1-2024
Về phương diện viết luật, chắc chắn chúng ta đã và đang đi xuống.
Nhà làm luật thường được xem là người thiết lập các chuẩn mực ứng xử xã hội và đồng thời là người tuân thủ nghiêm ngặt chuẩn mực về ngôn ngữ thể hiện các chuẩn mực ứng xử đó. Thế nhưng, ở ta thì khác hẳn.
24-1-2024
Hai vấn đề chính của vụ án:
1/ Trần Hùng có chức vụ quyền hạn trong việc xử lý “nặng hay nhẹ” người kinh doanh (sản xuất, mua bán) sách giáo khoa giả ở Hà nội không?
23-1-2024
Rất nhiều vụ án liên quan tới các tội phạm chức vụ mới được đưa ra xét xử trong thời gian vừa qua, HĐXX rất ưu ái đối với những bị cáo được xem là thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, họ dành cho các bị cáo rất nhiều thời gian để trình bày về hoàn cảnh, về sức khoẻ, về sự ăn năn… Còn phía ngược lại, bị cáo nào có ý định kêu oan thì y như rằng bị hành cho ra bã, lời khai bị hạn chế và liên tục bị nhắc nhở, bị cắt lời. Rất khó cho bất kỳ ai có cơ hội được minh oan tại toà án khi mà lời khai không được làm rõ, nhân chứng không được đối chất, tài liệu không được chứng minh một cách khoa học.
23-1-2024
1. Ông Trần Hùng nhiều lần tuyên bố nhiều nơi, không ai hối lộ được ông, kể cả những vụ án “mạnh về tiền bạc và quyền lực” như phân bón Thuận Phong [1], thì hẳn trong lòng ông Trần Hùng phải có một niềm tin vững chắc.
Không giống như các ông viết sách giáo huấn, hàng ngày rao giảng đạo đức (nhưng trên thực tế thì nhiều lần nhận hối lộ), phát biểu của ông Trần Hùng trước đây và tại Toà luôn có khí phách. Giống như những người có bản lĩnh hiến dâng vì lẽ phải, họ hiên ngang trước Toà, không cầu ban ơn, không khóc lóc hay xin lỗi cấp trên, ông Trần Hùng rồi sẽ tiếp tục kháng án.
Chứng cứ buộc tội ông Trần Hùng chưa thuyết phục [2]. Nhưng sợ rằng, thẩm phán rồi cũng sẽ tuyên là “đủ chứng cớ” như bao vụ án đã có quyết định trước khi xét xử. Hai thập niên gần đây, chưa thấy vụ án nào thay đổi căn bản phán quyết từ tranh tụng. Giáo án đã được soạn sẵn.
Làm thất thoát 15.000 tỷ đồng, cựu phó thống đốc ngân hàng nhà nước Đặng Thanh Bình bị tuyên án 3 năm tù cho hưởng án treo [3]. Nhận hối lộ 53 tỷ đồng trong một phi vụ bị phát hiện, ông Nguyễn Quang Tuấn bị kết tội 3 năm tù giam [4]. Nhận hối lộ 200.000 USD (khoảng 5 tỷ đồng) trong một lần bị phát hiện, ông Chu Ngọc Anh bị tuyên phạt 3 năm tù giam [5]. Bị quy nhận hối lộ 300 triệu đồng, ông Trần Hùng bị toà sơ thẩm kết án 9 năm tù giam [6]. Không thể tìm thấy sự công bằng giữa các phán quyết này. Cách kết tội của các thẩm phán Việt Nam thật lạ lùng!
Những người có tính cách như ông Trần Hùng không nhiều trong giới thi hành công vụ hiện nay. Ông Trần Hùng trở thành đối tượng không mong muốn của một số người. Không thể áp dụng phương châm “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót” ở bất cứ nơi nào. Phải xử đúng người đúng tội.
2. Án sai oan không chỉ có mấy vụ nêu trên. Vụ án “bán” con ruột bị kết án 23 năm tù tổng cộng cho cả bố lẫn mẹ [7] đang gây phẫn nộ trong xã hội vì xử sai và không có tính nhân đạo. Bỏ tù mẹ 10 năm, bố 13 năm thì ai nuôi 3 đứa con nhỏ còn lại?
Không bố mẹ nào mà không xót thương con. Năm 1945 vì đói, không biết bao nhiêu gia đình phải bán con, cho con, mong con có một chỗ ăn ở tốt hơn để thoát chết vì đói rét. Xét về hoàn cảnh thì đó là một giải pháp chấp nhận được, có lợi hơn cho người con và cho cả gia đình.
Xử án mà không phân biệt được các tình huống để áp dụng luật thì phán quyết trở thành tội ác.
Tình cảnh tương tự như phải bán con nêu trên không cá biệt. Chẳng hạn như trường hợp người mẹ ở Cà Mau [8] tự vẫn để lấy tiền phúng viếng cho con học, hay như trường hợp người mẹ ở Huế [9] tự tử để lại 400 ngàn đồng cho bốn con thơ. Đó là những trường hợp còn bi thương hơn tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.
3. Ông Nguyễn Xuân Phúc trước đây, lúc còn giữ chức Thủ tướng rồi Chủ tịch nước, khi nghe những trường hợp báo chí và mạng xã hội lên tiếng, thường chỉ đạo cấp dưới theo dõi và giải quyết [10]. Không biết Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Phạm Minh Chính có thời gian để biết đến những vụ án như đã nêu trên không?
4. Tỷ lệ án oan sai ở Việt Nam là bao nhiêu? Thật không dám đưa ra con số nghĩ trong lòng.
Ở Việt Nam câu hỏi “tỷ lệ án oan sai là bao nhiêu %” nên đổi thành “tỷ lệ án không oan sai là bao nhiêu %” thì có lẽ sẽ dễ đưa ra con số hơn. Ngành toà án Việt Nam cần một quá trình đại phẫu.
_____
TƯ LIỆU DẪN:
[3] https://soha.vn/cuu-pho-thong-doc-ngan-hang-nha-nuoc-gay…
[5] https://tuoitre.vn/cuu-bo-truong-chu-ngoc-anh-bi-toa-tuyen-3-nam-tu-vu-viet-a-20240112121822392.htm
[6] https://vtc.vn/de-nghi-y-an-9-nam-tu-cuu-cuc-pho-tran-hung-ar849171.html
[8] https://baophapluat.vn/that-long-chuyen-me-chet-de-lay-tien-phung-vieng-cho-con-hoc-post161556.html
[9] https://vietnamnet.vn/4-dua-tre-bo-vo-sau-khi-me-dai-dot-tu-tu-2171315.html
Mạc Văn Trang
21-1-2024
Đọc cái tin này tôi thực sự nhói lòng: “Ngày 15-1, TAND tỉnh Trà Vinh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Vũ Hoàng Tuấn (19 tuổi) 13 năm tù và Thạch Thị Kim Nhung (22 tuổi, cùng ngụ huyện Châu Thành, Trà Vinh) 10 năm tù, cùng về tội mua bán người dưới 16 tuổi.
Võ Xuân Sơn
19-1-2024
Câu chuyện hai vợ chồng bán đứa con nhỏ bị xử tổng cộng 23 năm tù ở Trà Vinh, là một cậu chuyện bi đát, mà một ngày nào đó, nó sẽ được đưa vô sách lịch sử, phản ánh một giai đoạn lịch sử của đất nước.
18-1-2024
Tờ Dân Trí giật tít “Cha mẹ lên mạng rao bán con ruột vì túng tiền tiêu”, tuy nhiên kéo xuống đọc đến hết bài thì không hề thấy có chi tiết nào như tiêu đề cả, ngược lại bài báo viết: “Tại tòa (…) Tuấn và Nhung cho rằng thực hiện hành vi bán con do hoàn cảnh nghèo khó, định lấy số tiền bán con út để nuôi 3 đứa con còn lại”. Vậy xin hỏi báo Dân trí, các vị lấy ở đâu ra cái lý do “bán con ruột vì túng tiền tiêu”?
12-1-2024
Hầu hết các nước ở châu Âu như Pháp, Đức, Italia… đều không phạt lái xe ở mức dưới 0,5 phần nghìn (cồn trong máu), tương đương với 0,25 miligam/1 lít khí thở. Séc, Rumania, Slovakia, Hungary yêu cầu mức 0. Thuỵ Điển, Na Uy, Ba Lan là 0,2. Và Anh quốc có giới hạn cao đến 0,8 [1].
Hiếu Chân/ Người Việt
9-1-2024
Sáng thứ Ba, 9 tháng Giêng, cựu Tổng Thống Donald Trump xuất hiện tại tòa kháng án liên bang ở Washington, DC, nơi đang xem xét liệu hành động của ông đòi lật ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 có được “miễn tố” (immunity) trách nhiệm hình sự hay không.
Trương Nhân Tuấn
28-12-2023
Nguyên tắc từ thời xa xưa, đến bây giờ không đổi: Luật pháp là nghệ thuật của cái thiện và (là nghệ thuật thực hiện) sự công bằng – “Jus est ars boni et aequi”.
28-11-2023
LGT của Tiếng Dân: Ở Mỹ và các nước phương Tây, luật cấm lái xe khi say rượu, bia, hoặc các chất kích thích khác (Tiếng Anh gọi là DUI – Driving Under the Influence) đã có hơn 100 năm trước. Chẳng hạn như, ở tiểu bang California, luật này có từ năm 1911, với các hình phạt nghiêm khắc nhằm răn đe những người lái xe bị DUI.
Nguyễn Đình Cống
11-11-2023
Ngày 9 tháng 11 năm 1946 là ngày ban hành Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được lấy làm Ngày Pháp luật Việt Nam. Đã từng có khá nhiều bài viết về ý nghĩa của ngày này. Pháp luật không những có một ngày để tôn vinh mà việc cải cách tư pháp còn được đặc biệt chú trọng về mặt hình thức. Nhưng theo dõi thực tế thấy rằng, pháp luật của Việt Nam đã bị lỏng lẻo, bị vi phạm nguyên tắc ngay từ đầu ở Quốc hội, là cơ quan cao nhất đến tòa án và trại tù là nơi xét xử và thi hành án theo pháp luật.
Gió Bấc
8-11-2023
Vừa qua, Đài VOA đưa tin: Hàng trăm người kêu gọi tổng bí thư và chủ tịch nước Việt Nam điều tra lại 3 vụ ‘án oan’. Bài viết nêu sự kiện “Hàng trăm người đã ký tên vào một thỉnh nguyện thư do các luật sư thảo ra để yêu cầu các lãnh đạo cao nhất của Việt Nam cùng các cơ quan có thẩm quyền xem xét và điều tra lại các vụ án mà họ cho là oan sai đối với các tử tù Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng và Lê Văn Mạnh, trong đó ông Mạnh đã bị hành quyết” (1).
1-11-2023
(V/v: xem xét theo thủ tục đặc biệt đối với Quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC, theo quy định tại Điều 404 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, đối với vụ án Hồ Duy Hải và xem xét điều tra lại toàn bộ 02 vụ án Nguyễn Văn Chưởng, Lê Văn Mạnh).