21-8-2020
Mọi người chắc vẫn nhớ ông Nguyễn Thanh Chấn, người đã lĩnh án chung thân vì tội “giết người” và chỉ được minh oan sau 10 năm ngồi tù khi hung thủ ra tự thú.
21-8-2020
Mọi người chắc vẫn nhớ ông Nguyễn Thanh Chấn, người đã lĩnh án chung thân vì tội “giết người” và chỉ được minh oan sau 10 năm ngồi tù khi hung thủ ra tự thú.
19-8-2020
Tìm công lý là một điều gì đó vô cùng đau đớn và khó khăn đối với người đi tìm. Nó thiêu cháy trái tim có khi không thể thở nổi. Vậy mà còn phải nghệ thuật nó? Làm sao mà nghệ thuật, thi vị cho đặng một công việc mặn chát nước mắt như thế?
Thục Quyên
18-8-2020
JAKARTA, ngày 13 tháng 8 năm 2020, Văn phòng APHR (Asian Parliamentarians for Human Rights/ Nghị sĩ Châu Á vì Nhân quyền) đã gửi ra một thư ngỏ cho Thủ tướng Việt Nam Nguyễn xuân Phúc:
17-8-2020
Ai trong đời cũng ít nhất phải một lần chịu oan. Bạn còn nhớ chúng ta của những ngày thơ bé? Khi đôi lần bị người lớn rầy la, những việc mà ta không hề làm sai. Khi lớn lên đi làm, bạn bực tức bởi sếp trách cứ những lỗi không thuộc về bạn. Trong gia đình, những mối quan hệ xã hội, không ít lần bạn ấm ức vì những suy nghĩ sai lệch của người khác về mình.
Nghiêm Huấn Từ
14-8-2020
Tiếp theo: Bài 1: Nếu lâm nạn, liệu cách ứng phó nào tối ưu? Bài 2: Chống oan sai: Khó như lên Trời! Bài 3: Vì sao Hồ Duy Hải chưa thể bị thi hành án; Bài 4: Sai trái phiên tòa giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải; Bài 5 và bài 6: Chặng đường gian lao đi đến phiên giám đốc thẩm; Bài 7A: Khúc khuỷu con đường tới phiên tòa tái thẩm
Dàn ý của phần A (đã đăng)
I. Nhắc lại để bàn tiếp
1- Luật hình sự “nội dung” và luật hình sự “hình thức”
a- Bộ Luật hình sự “nội dung”
b- Còn bộ Luật hình sự “hình thức”
2- Tòa giám đốc thẩm và tòa tái thẩm
a- Tòa giám đốc thẩm xét xử một bản án dù nó đang có giá trị thi hành
b- Tòa tái thẩm
II. Nếu Thường vụ Quốc hội yêu cầu… thì sao?
1- Theo luật, Hồ Duy Hải còn cơ hội nào sống sót?
a- Đầu tiên, Hồ Duy Hải vẫn còn quyền làm đơn xin chủ tịch nước ân xá
b- Các cơ hội khác: vẫn còn, nhưng rất mong manh
2- Chỉ còn hy vọng vào phiên tòa tái thẩm
a- Chớ trông mong cuộc họp nội bộ của Hội Đồng thẩm phán
b- Khốn nỗi phiên tái thẩm vẫn do Tòa tối cao phụ trách
c- Nhưng có điều khác rất cơ bản
III. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình và phiên tòa tái thẩm
1- Đồng chí Nguyễn Hòa Bình có thích phiên tòa tái thẩm?
a- Xét quá trình tiến thân và các việc làm 12 năm qua của đồng chí
Khi vụ án xảy ra ở Long An, đồng chí đang là cấp tướng, lãnh đạo tổng cục cảnh sát, thuộc bộ Công An. Vụ án Hồ Duy Hải rúng động cả nước, ít nhất tổng cục của đồng chí phải chỉ đạo và kiểm định công việc điều tra vụ án này. Đó là chuyện chuyên môn, chuyên nghiệp, trong một ngành dọc. Sao cho nhanh chóng tìm ra thủ phạm.
Tiếp đó, đồng chí được đề bạt viện trưởng VKS tối cao, rồi chánh tòa tối cao (đến nay); do vậy đồng chí được cấp dưới báo cáo rất đầy đủ diễn biến mọi mặt của vụ án, từ kết quả điều tra cho, tới bản cáo trạng và kết quả xét xử, để xin ý kiến chỉ đạo cho mọi bước, mọi khâu. Về các ý kiến phản biện, đồng chí cũng được nhận rất đầy đủ. Các đơn đề nghị giám đốc thẩm (với mọi bằng chứng, lý lẽ) cũng được gửi đích danh cho cơ quan của đồng chí.
b- Quan điểm tự thân hay được chỉ đạo?
Tới 3 hoặc 4 lần, hễ gặp dịp là đồng chí đều khẳng định: Án tử dành cho Hồ Duy Hải là đích đáng. Có lẽ, đồng chí là người hô nhiều nhất 2 khẩu hiệu, thời nay đã thành nhàm: “Không bỏ lọt tội, không làm oan sai” và vụ này đã “xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật“.
Còn những khẩu hiệu khác, cũng hoành tráng, được đồng chí hô vang trong phiên tòa giám đốc thẩm vừa qua mới kinh. Xin trích một đoạn từ báo Bảo vệ pháp luật: Theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình: “Yêu cầu đặt ra với phiên tòa là phải xem xét cẩn trọng, khách quan, toàn diện, đúng thủ tục pháp luật trên cơ sở phán quyết chặt chẽ, thận trọng, công tâm, không cho phép oan, sai, hoặc bỏ lọt tội phạm”. Chúng có tác dụng trấn an là chính.
Nhưng câu hỏi là: Cái quan điểm “Hải đáng chết” là nhất quán do chính đồng chí chủ trương, hay là do bị cấp cao hơn chỉ đạo, không thể không thi hành?
Khi mới xảy ra vụ án, mọi người đều thấy nghi can số 1 là Nguyễn Văn Nghị nhờ được báo chí đưa tin rộng rãi, kèm theo những bằng chứng khó bác bỏ.
Rồi nhanh như chớp, nghi can Nguyễn Văn Nghị “bỗng dưng thành ngoại phạm”, rồi lại “bỗng dưng được xóa mọi dấu vết trong Hồ Sơ vụ án” và cuối cùng là “bỗng dưng Nguyễn Văn Nghị biến mất khỏi cõi đời này” (để thay bằng Nguyễn Văn Nghị)…
Chuyện này khiến mọi người cho rằng, có một nhân vật ở cấp rất cao muốn cứu thủ phạm. Liệu đồng chí Nguyễn Hòa Bình có tán thành để cấp dưới tìm người thay thế Nguyễn Văn Nghị? Dư luận tha hồ bàn tán, không dứt.
2- Chốt lại, đồng chí kiên quyết chặn vụ này ở cấp phúc thẩm
a- Phiên phúc thẩm diễn ra chóng vánh, nhưng dư âm trái chiều lại lâu bền
Chỉ cần 3 ngày là đủ để phiên tòa này sản xuất được bản án tử hình. Sự việc diễn ra theo đúng kịch bản đã dự định. Lẽ ra, thời gian tranh tụng giữa luật sư (bên gỡ tội) với công tố viên (bên buộc tội) phải rất dài, vì luật sư đưa ra tới 40 điều mâu thuẫn trong cáo trạng và hồ sơ vụ án, đòi được tranh cãi “từng điều một”. Công tố viên đáp lại gọn lỏn: Bảo lưu quan điểm truy tố.
Không thể không đưa tin về phiên tòa, nhưng đưa cắt xén và nhỏ giọt. Dẫu vậy, cũng tới lúc tin tức bung ra đầy đủ, kể cả những tin muốn che giấu. Chính do vậy, dư luận ngày càng trái chiều và tồn tại lâu bền suốt 12 năm qua.
Qua diễn biến 12 năm, mọi người nhận ra đồng chí Nguyễn Hòa Bình có vai trò rất lớn, rất quyết định trong việc chốt chặn, để bản án phúc thẩm không thể bị đôn đẩy lên cấp giám đốc thẩm.
b- Cách làm
Rất đơn giản. Đó là dùng quyền. Người đứng đầu hai cơ quan tối cao trong ngành Tư Pháp (Viện Kiểm Sát và Tòa Án) có quyền kháng nghị hoặc không kháng nghị một bản án. Bản án tử hình Hồ Duy Hải do tư pháp tỉnh Long An trực tiếp làm ra, nhưng được cấp trên chỉ đạo cách thức làm. Nếu vậy, làm sao có thể kháng nghị cái tác phẩm chung này?
Nếu kể từ khi LS Trần Hồng Phong chính thức có đơn đề nghị giám đốc thẩm (năm 2012), thì phải coi đồng chí Nguyễn Hòa Bình là bức thành trấn giữ suốt 9 năm nay. Nay bản án phúc thẩm vẫn leo được tới phiên tòa giám đốc thẩm, nghĩa là sự ngăn chặn của đồng chí Nguyễn Hòa Bình ở cương vị VKS và Tòa Án (đều tối cao) phải coi là đã bị vượt qua.
Nhưng vẫn còn một chốt nữa: Đó là phiên tòa tái thẩm. Rất dễ đoán rằng đồng chí không mong, không thích, không đợi phiên tòa này. Điều này có thể đúng với vụ Hồ Duy Hải mà thôi. Còn ở các vụ khác, có thể đồng chí lại thích… tái thẩm. Miễn là có lợi cho đồng chí. Có bằng chứng.
3- Cuộc tranh luận nhỏ về tên gọi một phiên tòa
a- Tên gọi khác nhau do quan điểm khác nhau?
Đây là quan điểm khác nhau giữa hai đồng chí đảng viên CS Nguyễn Hòa Bình và Vũ Đức Khiển. Hai vị này ngang cấp nhưng không ngang vị thế và quyền lực trong hệ thống chính trị. Một vị là viện trưởng VKS tối cao, đương quyền; trong tay có biên chế, trụ sở, ngân quỹ, con dấu và hệ thống ngành dọc. Và còn là ủy viên trung ương ĐCSVN. Còn vị kia là nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, không có những thứ kèm theo (như đã kê ra ở trên).
Họ trái quan điểm với nhau khi nói về việc thành lập một tòa án giải oan cho ông Nguyễn Thanh Chấn. Ông Chấn bị xử tù chung thân, đã thụ án trên 10 năm, nay thủ phạm ra đầu thú (2013). Do vậy, phải hủy bản án cũ, lập phiên tòa (mới) để xử lại. Tóm lại, bất kể tên gọi phiên tòa này là gì, nhưng nó được lập ra chỉ để giải oan. Chỉ có vậy, nhưng đồng chí Vũ Đức Khiển lại muốn gọi tên nó một cách chính xác.
Vấn đề được báo chí nêu lên, sớm nhất là báo Dân Trí. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình nằng nặc gọi đó là phiên tái thẩm, mà không thèm tranh cãi dài dòng. Còn đồng chí Vũ Đức Khiển cho rằng phải gọi là phiên giám đốc thẩm mới đúng. Đó là năm 2013. Còn chúng ta, đang sống ở năm 2020, gọi nó là phiên tòa gì?
b- Tranh luận, cứ tranh luận. Làm theo ý mình, cứ làm
– Có quyền trong tay, đồng chí Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết Định: Phiên tòa minh oan cho ông Nguyễn Thanh Chấn được xử theo thể lệ tái thẩm.
Trên đã nói, nay nhắc lại vắn tắt: Tòa giám đốc thẩm để phê phán một bản án. Nếu nó sai, những người tạo ra bản án này (gây oan sai) phải bị xử lý. Mức độ trừng trị tùy theo mức vi phạm và hậu quả gây ra. Còn tái thẩm (nghĩa đen là xử lại) là do có chứng cứ mới, chứ không phải do trước đó xử sai. Chẳng ai có lỗi, miễn là bị cáo được minh oan.
– Chứng cứ mới ở vụ Nguyễn Thanh Chấn (theo đồng chí Nguyễn Hòa Bình) là gì? Đồng chí bảo rằng: Đó là thủ phạm “thật” ra đầu thú. Trời Đất! Phải táo tợn và liều lĩnh lắm mới dám gọi đó là “chứng cứ” mới của vụ án Nguyễn Thanh Chấn! Chính xác, phải coi đây là chứng cứ của sự vi phạm luật tố tụng khiến người lương thiện thành bị cáo; còn bị cáo được coi là lương thiện. Đây cũng là chứng cứ nói lên sự lẫn lộn trong tư duy khái niệm của vị viện trưởng VKS.
c- Do nhận thức kém cỏi hay do phẩm cách con người?
– Rành rành, bản án kết tội ông Nguyễn Thanh Chấn đã được tạo ra bằng cách vi phạm luật rất nghiêm trọng. Nào là tra tấn, bức cung, nào là bịa đặt chứng cứ, vu cáo trong hồ sơ và đàn áp bị cáo ngay giữa phiên tòa… Vi phạm cả quyền bào chữa của luật sư. Vi phạm khi tiến hành phiên tòa. Tất cả, đều là những vi phạm cố ý. Do vậy, lẽ ra cái bản án này phải bị hủy. Và những người tạo ra bản án đó phải bị xử lý.
Ở đây, phẩm cách và đạo đức con người được thể hiện và phân biệt: Ông Vũ Đức Khiển gọi phiên tòa (minh oan cho ông Chấn) là phiên giám đốc thẩm, chính là nhằm kết tội các nhân viên tư pháp gây oan sai; còn ông Nguyễn Hòa Bình ký văn bản thành lập phiên tòa tái thẩm chính là để bênh che cho đồng nghiệp. Thật ra, về nhận thức, rất dễ phân biệt hai phiên tòa để áp dụng vào mọi trường hợp gặp trong thực tế. Nhưng khi bất lợi, người ta dùng quyền để không áp dụng.
d- Muốn tới đích, cần biết mình, biết người
Bài này chỉ nhân tiện nói đến vài ba cách làm, cách ứng xử của đồng chí Nguyễn Hòa Bình trong khi đảm trách vai trò tối cao trong hệ thống tư pháp. Đó là một đồng chí rất có ý thức về quyền của mình và sử dụng nó rất hiệu quả. Đồng chí dám nghĩ, dám làm, dám vượt qua những quy định và nguyên tắc. Và không bị ảnh hưởng từ dư luận. Con đường tiến thân đang rộng mở. Vẫn còn tuổi để vào Bộ Chính trị trong đại hội sắp tới của ĐCS.
Chúng ta muốn có phiên tòa tái thẩm được mở công khai (càng nhiều người tới theo dõi càng tốt), muốn có tranh tụng đúng nghĩa, muốn nguyên tắc suy đoán vô tội được thực thi… Tất cả, đều đã được quy định (giấy trắng, mực đen) trong Luật tố tụng 2015, lẽ ra chính hệ thống tư pháp nước ta phải nghiêm túc thực thi. Ấy thế mà dư luận lại phải đấu tranh đòi thực thi Luật. Và còn phải phán đoán xem những người nắm quyền lực sẽ có thái độ tích cực hay cản trở. Vẫn có những vụ án khiến dư luận xã hội bất bình cao độ, chỉ vì luật mới chưa được thực thi nghiêm chỉnh. Đơn cử, vụ BS Hoàng Công Lương, vụ tai nạn do lùi xe trên đường cao tốc, vụ án chết một học sinh ở trường Gate Way, Hà Nội…
Con đường dẫn tới phiên tòa tái thẩm còn xa và đầy khúc khuỷu. Muốn tới đích, cần biết mình và biết người. Ví dụ, cần biết rằng một lá đơn xin được giải oan muốn tới được bàn làm việc của chủ tịch nước hoặc tổng bí thư rất không dễ. Và chờ đợi triền miên trong lo lắng. Nhưng có những cá nhân lại dễ ợt khi muốn gặp các nhân vật nói trên, chỉ để nói vài câu rỉ tai.
Nghiêm Huấn Từ
13-8-2020
Tiếp theo: Bài 1: Nếu lâm nạn, liệu cách ứng phó nào tối ưu? Bài 2: Chống oan sai: Khó như lên Trời! Bài 3: Vì sao Hồ Duy Hải chưa thể bị thi hành án; Bài 4: Sai trái phiên tòa giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải; Bài 5 và bài 6: Chặng đường gian lao đi đến phiên giám đốc thẩm
Bài 7A: Khúc khuỷu con đường tới phiên tòa tái thẩm
I. Nhắc lại để bàn tiếp
1 – Luật hình sự “nội dung” và luật hình sự “hình thức”
a- Bộ Luật hình sự “nội dung” ghi rõ nội dung từng tội (rất cụ thể và chi tiết) kèm theo mức độ trừng phạt: Tội thế này, thì mức phạt sẽ thế này. Đây là luật để hệ thống tư pháp dựa vào mà xét xử các vụ án hình sự. Các phiên tòa xử theo luật này có tên là tòa sơ thẩm và tòa phúc thẩm.
Một mục tiêu của luật này là “không để lọt tội”. Bởi, hễ phạm tội tất sẽ bị xử. Tuy nhiên, nay đã là thời văn minh tri thức, tư pháp không thể vận hành như thời văn minh nông nghiệp. Nói khác, ngày nay, nếu quá nhấn mạnh phương châm “không để lọt tội”, sẽ rất dễ dẫn đến “suy đoán có tội” (vì chỉ sợ lọt tội).
Ngay khi Quốc Hội thảo luận để thông qua luật tố tụng mới (2015) chuyển từ xét xử thẩm vấn sang xét xử tranh tụng, với nguyên tắc suy đoán vô tội, đồng chí Nguyễn Hòa Bình (vừa là chánh án, vừa là đại biểu của dân) đã nói một câu thể hiện sự kiên định nguyên tắc “suy đoán có tội”. Vĩnh viễn, câu này sẽ gắn chặt với hình ảnh chánh án Nguyễn Hòa Bình (xem hình).
Buồn thay, ở nước ta, tới tận hôm nay, quan chức tư pháp – do di căn tư tưởng đấu tranh giai cấp – vẫn đưa phương châm này lên vế đầu (còn nguyên tắc “không để oan sai” xuống vế thứ hai). Điển hình là khi họ ngồi dưới cái quốc huy “bánh xe-bông lúa” (công-nông, với công cụ lao động là búa liềm của nền văn minh nông nghiệp) để xử những người khác chính kiến mà họ coi là “thù địch”.
b- Còn bộ Luật hình sự “hình thức” – gọi là Luật tố tụng – ghi cách thức: điều tra, tạo hồ sơ vụ án, viết cáo trạng và cách xét xử một vụ án. Đối tượng bị luật này soi chiếu chính là những cá nhân và tập thể trong hệ thống tư pháp. Tác dụng của nó là trừng trị những người gây ra oan sai cho các bị cáo mà họ khởi tố. Khẩu hiệu “không bỏ lọt tội, không để oan sai” sẽ còn được các đồng chí cao cấp ngành Tư Pháp lải nhải lâu dài, rác tai… mà lẽ ra phải được thay bằng “thà lọt tội còn hơn oan sai” vì nó phù hợp với nguyên tắc “suy đoán vô tội”.
2- Tòa giám đốc thẩm và tòa tái thẩm
a- Tòa giám đốc thẩm xét xử một bản án dù nó đang có giá trị thi hành
Một bản án đã có giá trị thi hành (phúc thẩm) nhưng nếu phát hiện có những vi phạm luật tố tụng (luật hình thức) vẫn cứ bị đưa ra tòa giám đốc thẩm để xem xét lại. Câu hỏi là quá trình hình thành bản án này, “có” vi phạm hay “không” vi phạm Luật Tố Tụng (?). Nếu “có” vi phạm, bản án này phải bị hủy để điều tra lại, xử lại. Bản án mới (sau khi đã loại bỏ các vi phạm) không nhất thiết phải giảm án hoặc tha bổng, mà có thể vẫn giữ mức án như cũ, thậm chí tăng hình phạt. Mức án mới ra sao, không quan trọng. Quan trọng là bị cáo đã được xét xử đúng pháp luật.
Ví dụ, trường hợp vụ Hồ Duy Hải, nếu các chứng cứ (sau khi điều tra lại) vẫn chứng minh người này thật sự là thủ phạm (giết tới hai mạng người), thì tử hình là đúng tội, thỏa đáng, không oan. Chính do vậy, trong các văn bản đề nghị giám đốc thẩm (của luật sư, gia đình bị cáo, hoặc của VKS) đều chỉ nhấn mạnh tới những vi phạm luật tố tụng, để bị cáo được xử lại. Kết quả “xử lại” ra sao là việc của tòa. Vấn đề là khi xử phải tuân theo pháp luật, phải áp dụng nguyên tắc “suy đoán vô tội”, phải có tranh tụng và tranh tụng phải đi đến kết luận.
Lần đầu tiên trong Lịch Sử tư pháp nước ta, một nhân vật thăng tiến từ cơ quan Điều Tra, lên VKS tối cao, rồi Tòa tối cao đều dính dáng tới vụ Hồ Duy Hải, cuối cùng lại chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm vụ này. Những điều lẽ ra bị cấm đoán lại hiện hữu rất vô tư ở nước ta.
b- Tòa tái thẩm
Thực tế, không thiếu những bản án dựa trên các chứng cứ vững chắc, xác đáng, khiến phạm nhân bị phạt tù, kể cả tử hình… được mọi người coi là thỏa đáng. Bỗng nhiên, xuất hiện một chứng cứ mới, quan trọng tới mức có thể làm thay đổi bản án này, thì vẫn phải mở phiên tòa xét lại bản án cũ. Đó là phiên tòa tái thẩm. Dẫu bị cáo đã thụ án xong, thậm chí đã chết (do ốm, do già, do tử hình) vẫn phải mở phiên tòa này – để minh oan cho người lương thiện – nếu bị oan thật.
Tóm lại, trên lý thuyết, không nhất thiết phiên tòa tái thẩm buộc phải minh oan cho bị cáo. Vấn đề là khi xử tái thẩm phải tuân theo pháp luật, phải áp dụng nguyên tắc “suy đoán vô tội”, phải có tranh tụng và tranh tụng phải đi đến kết luận. Câu hỏi phải trả lời là: Với chứng cứ mới vừa được phát hiện, liệu bị cáo có bị oan hay không? Câu trả lời vẫn chỉ là chọn một – giữa “có” và “không”.
Nếu phiên giám đốc thẩm xử theo luật tố tụng (luật hình thức) thì phiên tái thẩm xử theo luật hình sự (luật nội dung). Điều này không khó hiểu. Vụ Hồ Duy Hải – dẫu đã có kết quả giám đốc thẩm – nếu có chứng cứ mới, vẫn phải lập phiên tòa tái thẩm.
Rất nhiều tư liệu giúp chúng ta tự tìm hiểu về hai loại tòa này. Đơn cử: Phân biệt giữa giám đốc thẩm và tái thẩm — So sánh giữa giám đốc thẩm và tái thẩm
II. Nếu Thường vụ Quốc hội yêu cầu… thì sao?
1- Theo luật, Hồ Duy Hải còn cơ hội nào sống sót?
Phiên giám đốc thẩm đã bác bỏ toàn bộ mọi luận cứ của nơi kháng nghị, gồm VKSNDTC và luật sư, với số phiếu thuận đạt 17/17 = 100%. Chưa nói về luận cứ bác bỏ là vững chắc hay thiếu căn cứ. Theo luật, không một cơ quan nào có quyền kháng nghị bản án của phiên tòa giám đốc thẩm. Đúng, không thể kháng nghị, nhưng vẫn có quyền đề nghị, kiến nghị.
Trước khi bàn về phiên tái thẩm mà chúng ta mong muốn – để cho Hồ Duy Hải có cơ hội sống sót – hãy rà soát Luật coi thử Hồ Duy Hải còn cơ hội nào thoát chết hay không.
a- Đầu tiên, Hồ Duy Hải vẫn còn quyền làm đơn xin chủ tịch nước ân xá
Muốn vậy, Hải phải thừa nhận mình có tội. Nếu được ân xá, án tử hình sẽ đổi thành án chung thân. Khả năng này tiệm cận 0% hiện thực, thậm chí còn là “âm”, vì (theo cáo trạng) Hải đã giết tới 2 mạng người một lúc, giết dã man, tàn bạo, lại thêm thái độ ngoan cố (nhiều lần chối tội)… Đã vậy, còn thêm tội cướp tài sản, bị xử 5 năm tù. Tổng hợp hai bản án (giết người và cướp của) làm sao thoát chết?
Do vậy, phải do Hải tự suy nghĩ và tự quyết định chuyện viết đơn xin ân xá. Còn những người ngoài cuộc (như chúng ta, thấy rõ Hải bị oan) có lẽ không ai có dã tâm (như luật sư Võ Thanh Quyết) để xui Hồ Duy Hải làm đơn xin ân xá (đã không thoát chết, mà còn mãi mãi đeo cái án giết người). Trên internet, rất nhiều người nói về vị LS này.
Tiện đây, xin nói thêm cách mà tòa án nước ta khiến bị cáo phải chết đứ đừ, không kịp ngáp. Đó là họ thêm một tội hình sự kèm với án tử. Như trong cáo trạng đã viết, thì Hồ Duy Hải – sau khi ý định ban đầu (là quan hệ tình dục), nhưng không đạt – đã tức giận mà giết nạn nhân. Rồi nhân đó, lục lọi để lấy tài sản (vẫn theo cáo trạng).
Nếu đúng như vậy, đó không phải là hành vi “cướp tài sản”. Để gọi là tội “cướp tài sản” trước hết phải có ý định ban đầu (nhưng cáo trạng không nói thế). Bước thứ hai, là dùng sức mạnh khống chế chủ nhân (kể cả giết). Và cuối cùng là chiếm đoạt tài sản. Nói khác, mục đích của việc gán thêm tội nào đó (ví dụ, cướp tài sản) là cách làm quen thuộc, chỉ nhằm để Hải không thể thoát được án tử mà thôi.
b- Các cơ hội khác: vẫn còn, nhưng rất mong manh
Theo luật (điều 404 Bộ luật tố tụng hình sự), nhiều cơ quan cấp cao có thể đề nghị Hội Đồng thẩm phán tối cao “xem xét lại” cái Quyết Định giám đốc thẩm. Như trên đã nói, đây là đề nghị, kiến nghị, chứ không phải kháng nghị.
– Cao nhất là Ủy ban thường vụ Quốc hội. Ủy ban này có thể “yêu cầu” xem xét lại bản án giám đốc thẩm. Nơi phải thực hiện yêu cầu này chính là nơi đã ban hành bản án.
– Thấp hơn, là các cơ quan ngang cấp với nơi ban hành bản án. Gồm có Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng VKDNS Tối cao kiến nghị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao... Từ ngữ sử dụng (không phải là “yêu cầu”), mà là “kiến nghị”. Khi được các cơ quan này kiến nghị (tất nhiên kèm theo lập luận và chứng xứ), nơi ban hành bản án sẽ “cân nhấc” coi thử có chấp nhận kiến nghị này hay không. Muốn vậy, phải có một cuộc họp của toàn thể Hội Đồng thẩm phán, với câu hỏi: Chúng ta có chấp nhận cái “kiến nghị” này hay không. Phải được quá 50% đồng ý, mới có cuộc họp thứ hai (để xem xét) và phải có 2/3 đồng ý, bản án mới được thay đổi. Với thủ tục nhiêu khê này, với cái Hội Đồng từng bỏ phiếu 100% giết Hồ Duy Hải, thử hỏi: Hải có thể hy vọng thoát chết hay không?
Xin chú ý hai điều sau đây:
– Hội Đồng Thẩm Phán (của) Tòa án ND tối cao là một tổ chức (đơn vị) nằm trong biên chế của Tòa án tối cao. Hội Đồng này hiện nay gồm 17 người và có những nhiệm vụ đã được quy định. Trong đó, có một nhiệm vụ là cử ra một số thành viên chủ trì các phiên tòa giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Số lượng thẩm phán được cử vào nhiệm vụ này (phải là số lẻ) là từ 5 vị trở lên. Như vậy, nếu trong một ngày có tới 3 phiên tòa giám đốc thẩm, Hội Đồng vẫn có đủ người đảm trách. Có thể tạm gọi đây là “Hội Đồng xét xử” (cho một vụ án cụ thể). Cái Hội Đồng nhỏ này nếu có gì sai sót sẽ bị kiến nghị, và nó sẽ bị cái Hội Đồng lớn (17 người) “xem xét lại” những Quyết Định của nó.
– Nhưng trong vụ Hồ Duy Hải (vừa qua), số thẩm phán được cử điều khiển phiên tòa giám đốc thẩm không phải là 5, 7 hoặc 9… mà là 17 người (100%). Dư luận cho rằng, đây là sự cố ý nhằm những mục đích khác nhau. Trong đó, một mục đích là tạo ra tình trạng oái oăm, khó xử, nếu có khiếu nại về cái phiên tòa giám đốc thẩm này. Lúc này, Hội Đồng thẩm phán tối cao (17 vị) sẽ “xem xét” cái Hội Đồng xét xử (cũng gồm 17 vị). Đó là ta xem xét mình. Trong trường hợp này, chẳng cần cắt nghĩa dài dòng, ai cũng thấy số phận của Hồ Duy Hải vẫn rất bi đát.
2- Chỉ còn hy vọng vào phiên tòa tái thẩm
a- Chớ trông mong cuộc họp nội bộ của Hội Đồng thẩm phán
Như trên đã nêu, nếu việc giải oan cho Hồ Duy Hải chỉ trông cậy vào việc họp hành trong nội bộ của Tòa án Tối cao (dù được một cơ quan – cũng cấp cao – kiến nghị) chúng ta vẫn rất khó tin rằng Hồ Duy Hải sẽ thoát chết. Vì ngay tại phiên giám đốc thẩm, thiên hạ nhìn vào, dư luận xôn xao, chứng cứ đầy rẫy… mà toàn thể Hội Đồng xét xử còn vi phạm các thủ tục và nguyên tắc, để đi đến chỗ đồng thanh hô “giết! giết!” thì khi họp nội bộ – dưới sự chủ tọa của đồng chí Nguyễn Hòa Bình, bí thư Trung ương, hỏi ai dám hô khác?
b- Khốn nỗi phiên tái thẩm vẫn do Tòa Tối cao phụ trách
– Đúng vậy, chúng ta mong có phiên tòa tái thẩm; khổ nỗi phiên tòa này vẫn do đồng chí Nguyễn Hòa Bình ký quyết định thành lập và vẫn là các thành viên “hô giết” điều khiển phiên tòa. Đúng vậy! Và nhiều tình huống có thể xảy ra. Rất có thể, đồng chí chánh tòa sẽ cử toàn bộ 17 người tham gia phiên tòa này – nghĩa là, 17/17 sẽ cùng hô lại “giết! giết!”. Cũng có thể, đồng chí chẳng cử ai, lấy cớ rằng họ đã tham gia phiên tòa giám đốc thẩm (xử tử Hải) thì nay không thể tham gia phiên tòa có khả năng cứu Hải. Xin nhớ, đây là vị chánh tòa đã từng bất chấp nguyên tắc và luật lệ.
c- Nhưng có điều khác rất cơ bản
Phiên tòa công khai khác biệt cơ bản với cuộc họp nội bộ để “xem xét” các kiến nghị. Như phần đầu đã nói: Nguyên nhân phải lập phiên tòa tái thẩm là do xuất hiện những chứng mới (trước đây chưa từng biết) khiến vụ án thay đổi lớn. Vấn đề là phải tìm cho ra những chứng cứ mới, và cắt nghĩa thế nào là mới. Nếu chứng cứ mới thật sự là “mới” và tác dụng của nó thật sự làm thay đổi bản án – không thể bác bỏ – thì không phải.
Phiên tòa là hoạt động công khai của Hội Đồng thẩm phán, mọi người trông vào; do vậy rất khác với các cuộc họp “xem xét lại” bản án trong nội bộ.
Mời đón đọc phần B.
11-8-2020
Đó là câu hỏi day dứt bao cá nhân/tập thể suốt 12 năm qua khi xem, nghiên cứu vụ án Bưu cục Cầu Voi (hay khi trăn trở với thân phận một tử tù).
9-8-2020
Mấy hôm nay Sài Gòn và các tỉnh phía Nam mưa như trút nước, có bạn hỏi chỗ giam Hồ Duy Hải có ngập không?
4-8-2020
Ngoài bản án tử về tội giết người cướp của, để làm xấu nhân thân Hồ Duy Hải, người ta còn dựng ra một oan án đánh bạc với 10 bị cáo, hầu hết đều rơi vào vòng lao lý.
4-8-2020
Hồ Duy Hải bị kết án tử, nhưng 12 năm qua không thể thi hành án vì lý do chính là bị án và gia đình liên tục kêu oan, bên cạnh đó là hàng loạt sai phạm trong điều tra, truy tố, xét xử mà các luật sư của bị án, Chủ nhiệm UBTP Quốc hội Lê Thị Nga, VKSND Tối cao và các ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân, Trương Trọng Nghĩa,… đã chỉ rõ.
2-8-2020
Trong bài này, tôi thuật lại một vài hoạt động tiêu biểu của các luật sư trong phiên tòa xét xử nhóm Hiến pháp, mà tôi tin rằng phải cần rút kinh nghiệm, nhất là khi có thể phải đối diện với các phiên tòa phức tạp hơn trong tương lai gần, như phiên tòa xét xử vụ án Đồng Tâm dự kiến sẽ diễn ra trong cuối tháng 08/2020 chẳng hạn.
1-8-2020
Chuyện tranh chấp phần ngõ của 7 gia đình với công ty Hà Thành, chủ đầu tư công trình nhà 9 tầng tại số 69 phố Lạc Trung, thuộc loại tranh chấp dân sự. Mỗi bên đều có những căn cứ pháp lý của mình, để khẳng định mình đúng. Việc bênh vực bên này hay bên kia đều từ cảm tính. Trong một nhà nước pháp quyền thì loại vụ việc thế này cần phải được giải quyết tại tòa án dân sự.
1-8-2020
Biểu tình là quyền của công dân được quy định tại điều 25 Hiến Pháp. Thông tư 09/2005 của Bộ Công an hướng dẫn: Những trường hợp tổ chức tập trung từ 5 người trở lên tại các khu vực, địa điểm phục vụ chung cho mọi người như vỉa hè, lòng đường, quảng trường… nơi sinh hoạt cộng đồng; tại khu vực trụ sở cơ quan nhà nước… nhằm mục đích đưa ra yêu cầu hoặc kiến nghị về những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, gia đình, tổ chức hoặc nhằm đưa ra những yêu cầu, kiến nghị về những vấn đề có liên quan chung đến đời sống chính trị – xã hội, đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác đều phải đăng ký trước với Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1-8-2020
Hôm nay 31/7/2020, phiên tòa ngày đầu tiên thực hiện giãn cách phòng chống dịch Covid-19 “tái lập trật tự” diễn ra tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh dành cho 8 người thuộc nhóm Hiến Pháp.
Nghiêm Huấn Từ
27-7-2020
Bài 1: Nếu lâm nạn, liệu cách ứng phó nào tối ưu?
Tôi là ai?
Tôi là công dân Việt Nam, sống lương thiện, không “tiền án, tiền sự”, khi còn nhỏ đã vô số lần hô “muôn năm”, “tiến lên”, lớn lên nhiều lần đi bầu Quốc hội… Loại người như tôi chiếm 70 hoặc 80% số dân. Nay tôi có nguyện vọng được mọi người tư vấn để biết cách ứng phó tối ưu trước vô số trường hợp liên quan tới pháp luật, mà tôi cứ tự ý “vận vào mình”. Những tình cảnh này đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ ở xã hội ta, kể cả xảy ra với chính chúng ta. Câu hỏi là, nếu gặp phải thì nên ứng phó ra sao cho tốt đẹp nhất.
25-7-2020
Hồng và Vân có buôn bán Sim Card (kinh doanh tự phát hay của bưu cục không rõ). Trước thảm án 02 ngày, có một cô gái mang bọc Sim đến giao cho họ. Tại đây, cô gái đã thấy một nam thanh niên ở cùng Hồng, Vân trong bưu cục. Người thanh niên này có mô tả nhân dạng cụ thể.
20-7-2020
Anh Bùi Mạnh Tiến và chị Đặng Thị Huệ bị các cơ quan THTT huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội khởi tố, truy tố và xét xử về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại khoản 1 Điều 318 Bộ luật Hình sự. Bản án sơ thẩm của TAND huyện Sóc Sơn tuyên phạt anh Tiến và chị Huệ lần lượt là 15 và 18 tháng tù.
20-7-2020
Ông chánh án tòa tối cao Nguyễn Hòa Bình luôn miệng nói về 25 bản lời khai nhận tội của Hồ Duy Hải, hay những lời khai mà phải là thủ phạm mới biết.
Cùng nhìn lại những lời khai được gọt giũa cho vừa với bản án của Hồ Duy Hải, dựa trên những hình ảnh, bút lục của vụ án mới được hé lộ gần đây.
1. Hồ duy Hải đã nhận tội ngay từ đầu
Thực tế là không hề có chuyện đó, mới đây đã hé lộ rất nhiều bản lời khai đầu tiên của Hải, trong những bản lời khai này Hải khai không hề liên quan gì đến vụ án. Những lời khai này của Hải hoàn toàn hợp với logic và dạng trí nhớ mô tả của một con người. Cho đến tối ngày 21 tháng 3 năm 2008 Hải mới có lời khai nhận tội, sau hơn một ngày đêm ở “trong tay” cơ quan điều tra.
20-7-2020
Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến sự tồn tại, vững mạnh của chính quyền nhân dân, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, xâm phạm chế độ xã hội chủ nghĩa, xâm phạm an ninh đối nội và đối ngoại của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
18-7-2020
Ngày hôm qua tôi cùng các luật sư đồng nghiệp đã tiến hành sao chụp bộ hồ sơ vụ án Đồng Tâm sau khi được sự cho phép của Tòa án. Tới đây các luật sư sẽ in ra để nghiên cứu và thực hiện việc bào chữa cho các bị cáo tại phiên tòa.
Đăng Khoa
17-7-2020
Vụ án bưu cục Cầu Voi và tử tù Hồ Duy Hải bỗng chốc khiến hàng triệu người dân Việt Nam bừng tỉnh và tìm hiểu thật sâu về pháp luật và các quyền của cơ quan điều tra, viện kiểm sát đến tòa án. Trước đó những án oan sau của Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn vẫn chưa tạo được hiệu ứng dữ dội như vậy bởi chưa ai đối diện với án tử hình giống Hồ Duy Hải.
16-7-2020
Án oan không chỉ có ở Việt Nam. Tôi nhớ là mình đã sốc, như thấy trăng nước Mỹ không tròn hơn trăng Trung Quốc, khi lần đầu tiên đọc những số liệu về oan và sai trong tố tụng hình sự ở Hoa Kỳ. Trái với hình dung mơ hồ và xác tín chắc nịch của phần lớn chúng ta, những công cụ nhạy bén nhất, những thiết chế tiến bộ nhất và những chuẩn mực được cân nhắc kỹ lưỡng nhất của một nền tư pháp độc lập trong các nhà nước dân chủ tuy đã rút ngắn khoảng cách đến thiên đường công lý, song cánh cửa mở vào chốn ấy vẫn khép chặt.
12-7-2020
1) Cảnh sát là rất quan trọng, cung cấp cho xã hội một dịch vụ thiết yếu: ĐỂ NGƯỜI DÂN CẢM THẤY AN TOÀN!
12-7-2020
Hôm nay là ngày xảy ra vụ án Ôn Như Hầu, cũng là một ngày kỷ niệm lớn của ngành Công an nói chung và an ninh nói riêng, đánh dấu lần đầu tiên lập công đập tan âm mưu đảo chính của Quốc dân đảng (QDĐ).
12-7-2020
Bà Loan tới thăm ông Chấn, là lần thứ 3 trong 7 năm qua, tính từ thời điểm ông Chấn được ra tù – sau 11 năm bị giam cầm oan sai vì tội giết người.
12-7-2020
Sau 3.399 ngày tù oan, ông Nguyễn Thanh Chấn lê về nhà thân tàn ma dại, người chỉ còn da bọc xương. Ông thường xuyên đau đầu, nhớ nhớ quên quên, bệnh tật đủ thứ.