Chuyện “lợi ích mười năm”!

Lê Huyền Ái Mỹ

27-3-2023

Sợ cái nắng oi bức nhiệt đới nên người Pháp khi vừa đặt chân đến Sài Gòn, trong những phác thảo đầu tiên về một lõi đô thị họ đã cho trồng cây rất dày, cứ 5 mét trồng 1 cây, dọc theo vệ đường. Me, xoài, sao, bàng, rồi cả phượng. Một thời gian, thấy phượng tán lá thưa, không đủ che mát nên thay phượng bằng me, rễ cây bàng ăn vô cả vỉa hè, trái rụng làm dơ đường nên cũng bị hạ. Nhưng họ không hạ một lúc mà mỗi năm thay một phần sáu số cây trên mỗi con đường; họ trồng thay thế bằng nhiều loại cây, như trên đường Catinat – Đồng Khởi ngày nay chẳng hạn, tạo bóng mát quanh năm.

Và, tất nhiên hơn trăm năm trước, đụng vô mỗi cái cây người ta cũng cãi nhau ghê lắm. Biên bản của các phiên họp Hội đồng thành phố Sài Gòn ghi lại không sót, mà trong cơn dùng dằng, phe “chặt cây” thường thua cuộc. Đại khái theo kiểu “cuối cùng, không rõ có phải vì thấy dân chúng có óc “mê tín” hoặc “gắn bó” với cây cối hay không mà Hội đồng thành phố tỏ ra ngần ngại và đề nghị tiếp tục nghiên cứu, chứ không đồng ý cho chặt bớt cây ngay” – (theo biên bản phiên họp ngày 8-3-1912 của Hội đồng thành phố Sài Gòn – Trần Hữu Quang – Hạ tầng đô thị Sài Gòn buổi đầu – NXB Tổng hợp TP.HCM).

Nhưng, rốt cùng thì vẫn phải hạ, do mật độ dày nên có đề xuất là nâng 5 thành cứ 10 mét trồng 1 cây và nhất là với loại cây phát triển có tính “gây hại”. Thay vì cái lợi trước mắt lẫn lâu dài cho thành phố.

Hơn trăm năm sau, cây không có để hạ đã đành, thì nay phát kiến lắp mái che chống nắng. Vẫn biết là “hy sinh” cho công trình hạ tầng giao thông, ở đường Lê Lợi là trạm metro nhưng ở nhiều công viên, đường hành lang sông cây vẫn bị bứng trụi. Khi đã hoàn công, sao không tính cách để “trả lại” màu xanh, bóng mát và môi trường sống thiên nhiên cho phố. Đâu ai, đâu thể buộc trả một lần, tìm cách mà trả góp, trả dần… Cũng không chỉ là việc của chính quyền, nó còn là trách nhiệm tự thân của mỗi công dân – xanh thành phố, mỗi nhà ươm, trồng một cây xanh, treo một giỏ cây, tạo một bồn cây, như thể “bù đắp” cho chừng ấy cục nóng – máy lạnh mình xả vào môi trường, thiên nhiên. Tôi chỉ đơn giản nghĩ thế, mỗi khi trồng cây.

Hiện giờ, nhiều tuyến đường đã sạch sẽ mạng nhện, rất thoáng đãng. Nhưng nhẵn trụi cây xanh. Cây già thì đã hạ, cây bé cũng không ươm. Cả ký ức lẫn chút trông chờ một ngày không xa, cạn dần, khô khốc.

Tôi sẽ không trích dẫn ra đây nữa những cam kết có trong “nghị quyết” về mật độ cây xanh, chuẩn không gian công cộng, công viên trên mỗi đầu người (công dân thành phố) bởi quan trọng là việc chính quyền thành phố có bắt tay làm hay không, mà cụ thể là trồng cây gây… bóng mát trên mỗi địa bàn cơ sở; tìm cách mà trả lại thảm xanh cho những nơi đã từng bị “mượn” khi vào đợt chỉnh trang, nâng cấp…

Khi “lợi ích mười năm” còn không chịu thấy thì đòi hỏi gì “lợi ích trăm năm”…

Khi “trồng cây” là ta cũng đang “trồng người” đó thôi!

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Cho những ai bảo tớ chỉ bàn ra nhưng hổng có giải đáp … Well, them not wrong, but not all the times. Thui thì . Thế này nhá, chuyện cây cối trong urban planning khá phức tạp, và mỗi nơi có cách giải quyết riêng, tức là không có giải quyết kiểu 1 size fit all. Paris trồng cây trên đường phố, nhưng cách giải quyết đó chỉ có thể áp dụng cho Paris & những thành phố tương tự. Một trong những cách giải quyết khác hẳn với Paris là NYC. Về NYC, chuyện dài dân quân tự vệ . 1 phin hoạt hình Bugs Bunny, Bugs Bunny đi NYC bị 1 đàn chó bao vây, con nào cũng dữ dằn, nhe nanh như muốn ăn tươi nuốt sống . BB vớ đại bất cứ cái gì để phòng thân, đưa lên thì đám chó tự nhiên bỏ chạy, vừa chạy vừa huýt sáo . BB nhìn lại, hóa ra mình vớ được 1 cuốn sách có tựa “a tree grows in Brooklyn”. Muốn “văn hóa” hơn 1 chút nữa, Garcia Lorca có tập thơ “Poeta en Nueva York”, đv nhiều người, là bản tố cáo chủ nghĩa tư bửn bằng thơ thuyết phục nhứt, có những câu như “tôi nhớ màu xanh (green) đến tuyệt vọng”. Frank Lloyd Wright cũng có những nhận xét tương tự khi 1 architectural firm mời FLW tới thăm NYC & Chicago để chứng kiến những gì họ xem là thành tựu về kiến trúc công nghệ & hiện đại . Và nếu ai “biết” Frank Lloyd Wright thì sẽ không ngạc nhiên .

    Tóm lại, NYC không phát triển màu xanh của mình theo kiểu Paris hay những kiểu mà những người dân thoái hóa của Tp Hồ Chí Minh đang muốn theo kiểu trả lại tên cho Saigon. Nhưng không có nghĩa NYC không phát triển không gian xanh . Nếu phải nói cái gì, NYC phát triển không gian xanh đúng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tức là phát triển có quy hoạch & có địa điểm hẳn hoi . 1 trong những hi-lites là Central Park, trở thành 1 địa điểm khá là iconic tầm cỡ global. Cứ làm 1 thống kê những bộ phim có cảnh Central Park là biết, từ rom-com, comedies, action, cho tới gián điệp, indies … Mà không chỉ có Mỹ . Từ Âu qua Á, phim ngôn tình, hình sự … nếu ai đó qua Mỹ, more likely end up in NYC, và đi thơ thẩn ở Central Park. Chỉ có phin VN là chưa có thui . Music vids thì thường ở Cali & Las Vegas khoe rành 6 câu ăn chơi . Xa nhất là DC vì di tích lịch sử, nhưng chưa bao giờ tới NYC, hoặc tớ chưa thấy .

    Nếu Tp Hồ Chí Minh phát triển à la xì tai NYC, thì nhớ consider Tượng Khổng Tử to nhứt thế giới hổng phải ở châu Á, mà là ở China town, Queens. Cũng có nghĩa hổng có tượng nào ở NYC to bằng tượng Khổng Tử, kể cả những người sáng lập hay có công với NYC. Nhưng hổng ai phàn nàn lệ thuộc văn hóa Trung Quốc cả

    Cái bảng “Đừng giết lá phổi của Saigon”, sai rùi . Saigon đã chết thì cái lá phổi của nó hổng còn xài được nữa . Và aint gonna work với chính quyền nếu dùng Saigon. Muốn chính quyền của Lê Huyền Ái Mỹ chú ý, nên đổi thành Tp Hồ Chí Minh . “Đừng giết lá phổi của Tp Hồ Chí Minh”, bảo đảm chính quyền này để ý liền tù tì lun .

    Nhưng như đã nói, chuyện “không gian xanh” của mỗi nơi không phải chỉ có 1 cách giải quyết duy nhứt . Chọn cách nào tốt nhứt, rõ ràng, aint my job, or at least not what im getting paid to do. Chỉ đưa ra những alt solutions, thay thế cho loại tư di 1 chiều vẫn nhan nhản trên mạng con nhền nhện. Nghe thì nghe, hổng nghe thì thui

  2. Cho phép tớ phản biện vài điều trong bài này

    “Sợ cái nắng oi bức nhiệt đới nên người Pháp khi vừa đặt chân đến Sài Gòn, trong những phác thảo đầu tiên về một lõi đô thị họ đã cho trồng cây rất dày, cứ 5 mét trồng 1 cây, dọc theo vệ đường”

    Có nghĩa cây là tàn dư văn hóa của thực dân . Trước khi thực dân đô hộ nước ta, Saigon cũ, nay là Tp Hồ Chí Minh không có cây . Thực dân trồng cây với mục đích phục vụ cho chính họ .

    Ngụy tiếp nối tinh thần này của thực dân, nên Lữ Phương & Vũ Hạnh khá chính xác khi chỉ ra văn hóa của Ngụy lai căng & mang tinh thần thực dân của Thực Dân & Đế quốc . Cũng chính vì vậy mà đa số -nói cho rõ- dân Việt đã đi theo Đảng theo Bác để đánh đuổi cho bằng hết Thực Dân, Đế quốc & bè lũ tay sai . Và để đạt được điều này, dân Ta, aka XHCN có thể đốt cháy cả dãy Trường Sơn . Chuyện làm mái che là tiến bộ lém rùi .

    Chi phí bảo quản thì giữa mái che & cây, bên Mỹ này cho thấy mái che rẻ hơn . Đó là dân Mỹ không có thói quen đứng đắn đàng hoàng là đứng đ ngoài đường đấy . Chi phí bảo hành/quản phải tính lực lượng công an canh giữ chuyện này nữa . Công an ở VN dont come cheap. Nếu canh cây không đủ sở hụi, họ sẽ kiếm cách làm ra tiền, & you dont want that to happen.

    Câu nói của Bác Hồ thì cũng phải học cho kỹ . Chỉ biết Bác Hồ trồng cây đều có chỗ, có nơi, không phải bạ đâu cũng trồng, và nhất là Ta chưa bao giờ thấy Bác trồng cây ở trong thành phố kiểu Pháp cả . Ngay cả ở Thủ Đô, Bác cũng trồng ở những chỗ riêng như vườn tược này nọ, chớ chả bao giờ trồng khơi khơi ngoài đường cả

    Chuyện “ác” mà nghe Giáo sư Mạc Văn Trang là … Nếu là dân XHCN, các bác cần nghe lời Gs Mạc Văn Trang . Dân phi-XHCN, GET OUT! Nếu hổng muốn con học được hội chứng Stockholm, hoặc tệ hơn, trở thành những đứa trẻ đem tố cáo ông bà cha mẹ thời cải tạo tư sản, 1 thứ Hackjammer Nguyễn hay Hoàng Thị Nhật Lệ của tương lai . Nhưng nếu muốn con mình trở thành những người như vậy thì … có Trời cản

    “ký ức” hay là tàn dư nọc độc văn hóa còn xót lại ? Đảng nên in lại những tác phẩm khách quan & khoa học, lại rất nhân văn, rùi được giải văn hóa Phan Chu Trinh của Lữ Phương & Vũ Hạnh, sau đó đem giảng dạy trong trường học . Để giới trẻ lớn lên, phân biệt được thế nào là xấu-tốt, tại sao Lữ Phương xứng đáng giải văn hóa Phan Chu Trinh .

  3. Mấy chục năm nay đội ngủ lãnh đạo thành phố toàn là cán bộ Đoàn.Mà đoàn thì chủ yếu là ngoan ngoãn vâng dạ và làm theo…nên cóm suy nghĩ gì được đâu …

  4. Thằng đệ tử ruột bưng bô cho MAO XẾNH XÁNG gần 100 qua chỉ TRỒNG ngợm hại DÂN bán NƯỚC cỡ như Xúc F..ân Xuân Fuc*k

    Hãy xem bài học Hoàng đế Nã Phá Luân Đệ tam canh tân kiến trúc qui hoạch lại Paris… và nhìn lại từ 1945 và sau 1975 chẳng xây dựng cái gì cho ra trò cho ra Hồn…..

    Cải cách canh tân kiến trúc qui hoạch lại Paris thời Đệ nhị đế chế

    Cải cách canh tân kiến trúc qui hoạch lại Paris thời Đệ nhị đế chế hay các công trình Haussmann là dự án tái quy hoạch và hiện đại hóa thủ đô Paris của Pháp dưới thời Napoléon III. Dự án lớn này được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 1852 đến năm 1870 dưới sự phụ trách của tỉnh trưởng tỉnh Seine, nam tước Georges Eugène Haussmann.

    Dự án của Haussmann bao trùm lên tất cả các mặt của quy hoạch đô thị của Paris như kiến trúc đô thị, đường sá, không gian xanh, hệ thống dẫn và thoát nước. Dự án này được thực hiện ở cả vùng trung tâm Paris lẫn các khu vực ngoại ô.

    Tuy gặp phải một số chỉ trích vào thời gian thực hiện nhưng cùng với thời gian, dự án quy hoạch của Haussmann đã cho thấy hiệu quả lớn khi biến thành phố Paris từ một đô thị cổ, đường sá chật hẹp, trở thành một đô thị hiện đại với các đại lộ lớn và các quảng trường thoáng đãng. Không chỉ tạo ra bộ mặt của Paris ngày nay, các cải tạo của Haussmann còn là một kho báu cho các kiến trúc sư, các nhà quy hoạch đô thị và sử gia

    ĐỌC TIẾP TẠI ĐÂY

    https://en.wikipedia.org/wiki/Haussmann%27s_renovation_of_Paris

    https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A3i_t%E1%BA%A1o_Paris_th%E1%BB%9Di_%C4%90%E1%BB%87_nh%E1%BB%8B_%C4%91%E1%BA%BF_ch%E1%BA%BF
    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  5. Khi HCM nói trồng người là y muốn trồng người cộng sản, mà hầu hết con người cộng sản luôn ác.
    Sau này đảng cộng sản Vn hay dùng cụm từ lợi ích 5 năm, 10 năm là họ muốn nói đến lợi ich nhóm, mà lợi ích nhóm thì đa phần trong đó là đảng viên và gia đình họ
    Thầy giáo Mạc Văn Trang nói đa phần người miền bắc rất ác vì họ trải qua cái ác của cải cách ruộng đất và cái ác được thi hành bởi thành phần cốt cán là nông dân cũng như thành phần vô học ngày ấy, di chứng ác ăn sâu vào tâm khảm cốt cách của họ. Miền Nam cũng có nhiều người gốc bắc di cư nhưng đại đa số là họ không ác vì sống dưới xã hội tự do dân chủ văn minh, hệ thống giáo dục nhân bản nên cái thiện lấn cái ác. Sau ngày cưỡng chiếm Miền Nam thì chỉ thấy dân bắc ùn ùn vào Nam kiếm sống và là kiếm luôn sự văn minh chứ chẳng ai chạy ra bắc lập nghiệp (mà có muốn cũng chẳng lại quân ngoài ấy bởi thiếu thú tính là yếu tố rất quan trọng trong vấn đề nạng nách nề nuật).
    Bây giờ cái ác đã dung hòa vào xã hội Miền Nam nói riêng và toàn quốc nói chung, đám lãnh đạo đầu tôm là sự di truyền tiếp nối từ thời 1945cho đến nay và quý vị biết là khi một thau nước trong veo bị nhỏ giọt đen vào trong đó suốt mấy mươi năm thời gian thì cả cái thau nước ấy cũng hóa đen và thối nữa. Hãy chung lòng cầu nguyện các đấng tiền nhân có công dựng nước và giữ nước mau ra tay cứu giúp con dân Nước Việt.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây