Chết khi còn đang sống

FB Đỗ Cao Cường

25-4-2018

Ảnh chụp từ clip của FB Đỗ Cao Cường.

Tôi xin lỗi vì dù lần đầu nỗ lực làm phim, nhưng do máy đểu, cấu hình yếu, lỗi lên lỗi xuống, xuất hai lần, 8 tiếng mới ra được 2/3 video, tôi xin phép gửi cho bà con.

Tôi xin lỗi vì đã để bà con Hải Dương, và cả Đà Lạt, Cần Thơ, Lạng Sơn, Hà Nội… chờ lâu, thúc giục, dù bà con thừa biết tôi nguy kịch nào có kém.

“Đa phần dân đồng tình”, một kiểu nói vừa xấc láo, vừa khinh khi nhân dân

LTS: Liên quan tới chuyện tăng thuế bảo vệ môi trường đánh lên xăng dầu, mà Bộ Tài chính nói, đa số ý kiến đồng tình, đã làm cho nhiều người dân phẫn nộ và họ đã lên tiếng trên mạng xã hội gần hai tuần qua. Kỹ sư Phạm Phan Long, Chủ tịch Hội Sinh thái Việt, cho biết ý kiến về sự kiện này như sau:

Thấy gì sau hai năm thảm họa Formosa xảy ra ở VN’?

BBC

8-4-2018

Nhà xã hội học Paul Jobin từng nghiên cứu các thảm họa sinh thái, môi trường và công nghiệp tại Nhật Bản (Fukushima, Minimata), tại Đài Loan (Formosa Plastic) và nhiều vụ khác (ảnh do Paul Jobin cung cấp)

Tin xấu là nhiều ngư dân đánh được ‘rất ít cá so với trước đây’ khiến đời sống của nhiều ngư dân và gia đình của họ còn rất khó khăn, nhưng tin tốt là ở một số nơi ‘một lượng cá nhỏ đã trở lại biển’, một nhà nghiên cứu độc người Pháp từ Viện Xã hội học, Academia Sinica, Đài Loan, nói với BBC Tiếng Việt từ Paris về kết quả khảo sát về hậu thảm họa môi trường do Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra ở miền Trung Việt Nam sau hai năm.

Vô cùng phản động

FB Mai Quốc Ấn

8-4-2018

Ảnh: internet

Tại Việt Nam, rác thải sinh hoạt đến rác thải công nghiệp đều đem đi chôn lấp. Riêng nhiệt điện, cuối năm 2017, lượng tro xỉ tồn đọng trên cả nước khoảng 40 triệu tấn và hàng năm phát sinh thêm khoảng trên 15 triệu tấn. Để giải quyết điều này, có một đề xuất vô cùng phản động!

Phó viện trưởng Viện Khoa học công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng) Đinh Quốc Dân cho biết hiện bãi thải của các nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động đã chiếm đến 709 ha. Đến 2020 sẽ là 1.895ha. Với mức 21 nhà máy nhiệt điện hoạt động được công bố vào cuối 2017 và 57 nhà máy nhiệt điện dự kiến cùng hoạt động vào 2030 thì chỉ riêng về đất để chứa chất thải (ước tính 50 triệu m2 năm 2035) sẽ là siêu áp lực đối với quốc gia.

Bộ Tài nguyên Môi trường

FB Mai Quốc Ấn

6-4-2018

Đôi khi, tôi tự hỏi Việt Nam có cần Bộ Tài nguyên & Môi trường không? Đó chỉ là cách bông lơn về sự thiếu trách nhiệm của Bộ này. Còn nghiêm túc, hãy bắt đầu bằng một số thông tin sau:

85% của 70.000 tấn rác thải mỗi ngày tại Việt Nam đều được xử lý chôn lấp. Trong khi đó, các doanh nghiệp xử lý rác thải cần có được nguồn nguyên liệu ổn định nhưng lại không tìm được ở đâu. Báo Đại đoàn kết gọi thẳng hiện trạng này là lãng phí và ô nhiễm.

Tỷ phú ủy thác

FB Nguyễn Tiến Tường

4-4-2018

Các tỷ phú VN được Forbes điểm danh, đa phần trong số họ có đầu tư vào lĩnh vực đất đai. Ảnh: internet

Sẽ dư thừa nếu nhắc đến những di sản mà tỷ phú thế giới kiến tạo nên cho nhân loại. Họ tạo thặng dư dựa trên trí tuệ siêu việt, kiến tạo giá trị cho tương lai. Đó là tỷ phú năng lượng, tỷ phú công nghệ, tỷ phú hàng tiêu dùng. Ở ta, mỗi tỷ phú xuất hiện, rừng mất đi một ít, đất thêm nhiều cơn biến cố.

Tôi ấn tượng với câu chuyện về cuộc gặp gỡ của nguyên thủ tướng Phan Văn Khải với các tỷ phú thời sơ khai. Là những gốm sứ Minh Long, bánh kẹo Kinh Đô và gạch Đồng Tâm. Họ là những tỷ phú sản xuất đúng nghĩa. Thời sau đó, là lúc nở rộ của tỷ phú ngân hàng và bất động sản. Những lĩnh vực không trực tiếp sản xuất hoặc thặng dư đến từ giá trị ảo.

“Chuyến xe cải cách”

FB Mai Quốc Ấn

2-4-2018

Hiện tượng “trên nóng, dưới lạnh” được Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) nêu ra tại Quốc hội vào đầu tháng 11/2017. Đến giữa tháng 11/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận còn tình trạng này và có thờ ơ, đùn đẩy trách nhiệm lên cao ở các bộ ngành, các cấp.

Rừng “lá thấp”

Lò Văn Củi

1-4-2018

Ông Hai Xích lô hỏi:

– Ủa, mấy nay đi đâu, định bỏ chuyện biên chép của bà con, cô bác ha Củi?

– Dạ, dạ, con xin lỗi. Con đi Tây Nguyên, dìa là ghé liền, đâu dám bỏ lửng biên chép, chuyện của bà con cô bác mình hay quá chừng.

Anh Bảy Thọt khịa một phát:

– Chà chà, dữ nha, đi kinh lý tận vùng Cao Nguyên đất đỏ ha. Trên con đường thiên lý ghi chép được mấy cuốn sổ?

So sánh bụi khói không khí với thuốc lá trong buồng phổi cư dân: Đã đến lúc Việt Nam phải tuyên chiến với bụi khói

Viet Ecology Foundation

Phạm Phan Long, PE

29-3-2018

Giới thiệu

Ô nhiễm không khí là một trong nhưng vấn nạn môi trường lớn nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, công chúng có vẻ chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của ô nhiễm không khí đến sức khỏe, dù họ rất quan tâm, do thiếu thông tin định lượng.  Chỉ số Phẩm chất Không khí (Air Quality Index — AQI), như tên gọi, là một chỉ số phản ảnh phẩm chất không khí trong môi trường, được các nhà khoa học môi trường trên thế giới sử dụng để đánh giá về mức độ ô nhiễm không khí. Một cách để hiểu AQI là qua định lượng ô nhiễm không khí với lượng thuốc lá tiêu thụ, số tuổi thọ sụt giảm và số người tử vong hàng năm. Bài viết này sẽ giải thích ý nghĩa của AQI, và chỉ ra tác hại của ô nhiễm không khí lên sức khỏe công chúng đặc biệt tại Hà Nội và Sài Gòn.

Tỷ phú Trần Đình Long: Khi chết đi, ông còn lại những gì?

FB Đỗ Cao Cường

28-3-2018

Lúc chiều, đang trên đường gặp một lãnh đạo Bộ Tư pháp, thì một sếp lớn tỉnh Hải Dương có gọi điện cho mình, chú nói muốn gặp riêng tâm sự, dù tôi cũng quý chú, biết chú rất thương dân nhưng lực bất tòng tâm, lỗi này là lỗi từ bên trên… nhưng mai thì chưa chắc tôi đã về gặp được.

Nguy cơ phơi nhiễm hoá chất tại các nhà máy điện tử tại Việt Nam

RFA

Mỹ Lan

27-3-2018

Công nhân tại nhà máy lắp ráp linh kiện điện tử Samsung Electronics Vietnam. Ảnh: VNN

Theo báo cáo của IPEN, các nữ công nhân được phỏng vấn cho biết, điều kiện làm việc tại các nhà máy của Samsung tại Bắc Ninh và Thái Nguyên khiến cho người lao động cảm thấy rất mệt mỏi: liên tục phải đứng máy từ 9 đến 12h, mức độ ồn cao vượt quá giới hạn dẫn đến nhiều trường hợp sảy thai hoặc vô sinh…

Khi được hỏi về thực trạng này, anh Cường, một công nhân phụ trách khâu vận hành máy của Samsung Việt Nam thừa nhận là có; tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó thì mọi người đều không có được thông tin cụ thể, cùng với đó là điều kiện kinh tế và nhận thức còn hạn chế nên ngay cả những người trực tiếp bị ảnh hưởng cũng không biết được lý do chính xác vì sao:

Liên Hiệp Quốc: Chính phủ Việt Nam và Samsung đe dọa những nhà hoạt động và công nhân

RFA

20-3-2018

Một công nhân đang sửa một tấm biển quảng cáo ở một cửa hàng điện tử Samsung ở trung tâm Hà Nội hôm 20/7/2000. Ảnh: AFP

Các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc hôm 20/3 ra tuyên bố bày tỏ quan ngại về điều kiện làm việc của công nhân nữ ở các nhà máy của Samsung tại Việt Nam, và việc các nhà hoạt động về quyền của người lao động bị xách nhiễu vì điều tra tình trạng làm việc ở Samsung.

Hồi tháng 11 năm ngoái, một tổ chức phi chính phủ về môi trường và sức khỏe (IPEN) kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) công bố báo cáo cho biết các nữ công nhân Việt Nam làm việc cho những nhà máy của Samsung tại Khu Công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh và Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, thường xuyên gặp các vấn đề về sức khỏe vì điều kiện làm việc khắc nghiệt.

Tỉ phú thép Trần Đình Long hủy hoại môi trường

Lý Trần

10-3-2018

Vừa qua Forbes điểm mặt các “đại gia” mới của Việt nam, trong đó có ông Trần Đình Long. Song, Forbes mới nêu được một mặt là số tiền ông Long kiếm được mà chưa kể đến việc ông Long và Hòa Phát đã phá hoại môi trường xung quanh ra sao.

Đất nước trên nền rác

FB Mai Quốc Ấn

10-3-2018

Việt Nam là một quốc gia thuộc loại xả rác cao nhất thế giới. Chung quy lại chỉ có hai nguồn rác là rác thải công nghiệp và rác thải dân dụng. Và cách xử lý rác của đất nước mình cũng thuộc loại… quái thai nhất thế giới.

Khuôn khổ bài viết có hạn nên tôi chỉ chọn một lát cắt nhỏ để phân tích: rác thải nhiệt điện.

Việt Nam vướng mãi vào điện than như mắc phải một lời nguyền

Viet Ecology Foundation

Phạm Phan Long

1-3-2018

Dẫn nhập

Tăng thuế vào xăng ai phải gánh?

Giữ nguyên thuế cho than ai hưởng lợi?

Và những nghị quyết không thi hành ai chịu trách nhiệm?

Việt Nam đã có Luật Bảo Vệ Môi Trường Số: 55/2014/QH13 (2014) với những quy định “ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý phát thải khí nhà kính, phát triển năng lượng tái tạo, sản xuất và tiêu thụ thân thiện môi trường, hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu”, nhưng quy hoạch điện và thuế môi trường hoàn toàn đi ngược các quy định kể trên.

Tăng thuế môi trường còn để làm gì?

Lò Văn Củi

28-2-2018

Anh Bảy Thọt lại đố:

– Dạ, đố bà con cô bác nghen, tăng thuế môi trường còn để làm gì?

Ông Hai Xích lô dòm anh Bảy với đôi mắt… lạ lùng:

Góp ý cho diễn đàn “Phát triển bền vững ĐBSCL Đông Bằng Sông Cửu Long”

LTS: Bài viết “Cống đập chặn mặn gây rối loạn hệ sinh thái và những cái giá phải trả” của BS Ngô Thế Vinh đã được bạn đọc chú ý đón đọc nhiều nhất trên trang Tiếng Dân và các diễn đàn khác. Ngay sau đó là bài phản biện của TS Tô Văn Trường đăng trên trang mạng Bauxite và bài của nhà báo Lê Phú Khải đăng trên Tiếng Dân.

Sau đây là bài phân tích thứ tư của TSKS Nguyễn Phúc Vĩnh Phong, một chuyên gia thuỷ lợi. Dân Đồng Bằng Sông Cửu Long bất ngờ rơi vào một tình huống ngộ nghĩnh, giữa mối ưu tư với ô nhiễm trong nguồn nước hiện tại chưa tìm ra giải pháp và niềm kiêu hãnh với thành quả quá khứ chưa nguôi ngoai.

Ý kiến sau khi đọc hai bài viết của ông Ngô Thế Vinh và Tô Văn Trường

Lê Phú Khải

23-2-2018

Nhân đọc bài “Cống đập chặn mặn gây rối loạn hệ sinh thái và những cái giá phải trả” của tác giả Ngô Thế Vinh đăng trên báo Tiếng Dân ngày 12/2/2018 và “phản hồi” về bài viết này của tác giả Tô Văn Trường ngày 22/2/2018 trên trang Bauxite, xin có đôi dòng sau đây.

Ngay khi đọc bài của tác giả Ngô Thế Vinh, đọc rất kỹ, tôi đã thấy rõ, đây là một bài viết theo cảm tính, thiếu tính khoa học, võ đoán… nếu không muốn nói là thiển cận! Có lẽ do ghét chế độ độc tài cộng sản nên tác giả nhìn vào đâu cũng thấy cộng sản làm là sai trái, hay đội ngũ trí thức do chế độ cộng sản đào tạo không biết gì cả! Điều này chỉ đúng với những người được đào tạo trong những bộ môn khoa học xã hội như: triết học, sử học, văn học, mỹ học… nhưng không đúng với các trí thức thuộc các hệ khoa học tự nhiên như toán học, vật lý học, hóa học, thủy học, cơ học, v.v…

Kẻ lạm dụng tâm linh

FB Phạm Lưu Vũ

22-2-2018

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh trống khai hội tại chùa Bái Đính. Ảnh: TTXVN

Chùa Bái Đính là 1 ngôi chùa nhỏ, khiêm tốn ẩn mình trên núi hàng ngàn năm nay. Giờ vẫn y nguyên như vậy. Tập đoàn Xuân Trường, một con bạch tuộc khổng lồ ở Ninh Bình, từ khi lọt vào danh sách “sân sau” của 3X, đã bằng nhiều thủ đoạn, thâu tóm hàng ngàn héc ta đất rừng xung quanh đó để xây dựng một tổ hợp “chùa” dập khuôn phong cách Trung Quốc, vận hành theo mô hình “trang trại”, nuôi hàng trăm vị sư, có thứ tự, lớp lang hẳn hoi, mạo xưng là “khu du lịch tâm linh”, mạo nhận 2 chữ “Bái Đính”, biến “Bái Đính” thành một “thương hiệu” của (thực chất là) cỗ máy in tiền khổng lồ đó.

Thất vọng sau Hội Nghị Davos

Project Syndicate

1-2-2018

Tác giả: Joseph E. Stiglitz

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

Một người dân cầm bản đòi “công lý cho người dân và hành tinh”. Nguồn: FABRICE COFFRINI/AFP/Getty Images

Tôi đã tham dự hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ – nơi mà từ năm 1995 tầng lớp được gọi là thượng lưu toàn cầu tụ tập để thảo luận về các vấn đề của thế giới. Tôi không bao giờ rời hội nghị với tâm trạng nhiều thất vọng như trong năm nay.

Cống đập chặn mặn gây rối loạn hệ sinh thái và những cái giá phải trả

Water, water, every where — Nor any drop to drink.    

Samuel Taylor Coleridge [1772-1834]

Thế kỷ 21 của tỵ nạn môi sinh, đã có 2 triệu người phải rời bỏ quê hương ĐBSCL ra đi tìm kế sinh nhai

Ngô Thế Vinh

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

12-2-2018

Hình 1: Hình ảnh một dòng sông đang chết dần; cũng để hiểu tại sao đã có 2 triệu người phải rời bỏ quê hương ĐBSCL đi tìm kế sinh nhai; từ phải: TS Lê Anh Tuấn, Th.S Nguyễn Hữu Thiện. Photo by Ngô Thế Vinh

XỨ SỞ CÂY THỐT NỐT VÀ NGƯỜI KHMER HIỀN HOÀ

Tới An Giang, tới hai quận Tịnh Biên và Tri Tôn không thể không thấy hàng cây thốt nốt nổi bật trên những cánh đồng lúa xanh. Cây thốt nốt thuộc họ cau, tên khoa học Borassus flabellifer, có nhiều ở các nước Đông Nam Á. Cây thốt nốt sống cả trăm năm dài hơn tuổi thọ một đời người. Thân cây thẳng và cao tới 30 mét. Cây đực không trái, cây cái cho tới 60 trái mỗi cây. Trái thốt nốt có vỏ xanh đen, nhỏ hơn trái dừa bên trong có những múi trắng mềm, ngọt và mát. Hoa cây thốt nốt cho nước ngọt có vị thơm, có thể nấu thành đường, ngon hơn đường mía. Nếu Quảng Ngãi, quê Hương Nghiêu Đề bạn tôi, từng nổi tiếng về đường phổi, đường phèn thì An Giang, vùng Tịnh Biên Tri Tôn nổi tiếng với đường thốt nốt. Chè đậu xanh nấu với đường thốt nốt ngọt dịu và rất thơm ngon. Hình như tất cả mọi thành phần cây thốt nốt đều có công dụng: thân làm cột nhà, lá dùng lợp mái. Trong nền văn hóa cổ Khmer, các Chùa chiền còn lưu giữ được những văn bản viết trên lá cây thốt nốt. Cây thốt nốt cũng được xem như biểu tượng của xứ Chùa Tháp. [Hình 2]

Dự án Long Phú 1 đã rút đơn xin tài trợ từ US ExIm Bank

Viet Ecology Foundation

Phạm Phan Long, PE

10-2-2018

Dân cư Long Phú sẽ  lo lắng về tình huống có thể sẽ xấu nhất

Người viết sau khi gởi bài “Đây là lằn đỏ để đoạn tuyệt với nhiệt điện than tại Việt Nam” trên diễn đàn VOA, đã nhân danh Viet Ecology Foundation liên lạc với US ExIm Bank bày tỏ mối quan tâm và khuyến cáo ngân hàng này không nên tham dự vào dự án nhiệt điện than xả ô nhiễm và gây nguy hại ở Việt Nam. Thêm vào là phân tích chiến lược về bất lợi quốc tế cho Hoa Kỳ (HK) nếu HK giúp ngân hàng Nga thoát bế tắc tại Long Phú trong khi Liên Hiệp Quốc đang áp dụng biện pháp trừng phạt Nga vì quân đội Nga đã xâm lăng vào lãnh thổ Ukraine.

Những cái cây ngu ngốc vừa chết

Trí thức VN

Khải Đơn

9-2-2018

Những cây cổ thụ trên đường Tôn Đức Thắng (Q.1) bị chặt hạ, tháng 12/2017. Ảnh: FB Minhhue Tran

Hàng cây ở Tôn Đức Thắng đã bị hạ đến những cây cuối cùng, chỉ còn loe ngoe vài cây. Tôi còn nhớ những nhà hoạt động môi trường từng mặc áo dài đến ôm cây hai năm trước đó vẫn thường bị đem ra làm trò cười trong những chế giễu ác ý trên mạng.

Nhiều bình phẩm trong đó có nội dung tương tự như sau: “Đâu phải cứ cây xanh là hay. Cây xanh thì trồng lại được mà. Giải quyết tắc nghẽn quan trọng hơn”, hoặc “Vậy thì đừng sống ở thành phố nữa, về rừng U Minh mà sống đi, tha hồ cây xanh mà ngắm”.

Đề nghị huỷ bỏ vĩnh viễn dự án cáp treo vào Sơn Đoòng của UNESCO và các bước tiếp theo của VN

Trí Thức VN

1-2-2018

Bên trong Sơn Đoòng. Ảnh: John Spies

Tháng 7/2017, Trung tâm Di sản Thế giới và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã tái khẳng định mối quan tâm về đề xuất xây dựng cáp treo vào hang động Sơn Đoòng trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt và những tác động tiềm tàng của dự án đến tài sản có giá trị độc đáo toàn cầu, kêu gọi hủy bỏ vĩnh viễn kế hoạch xây dựng cáp treo.

Phát Triển Năng Lượng tại Việt Nam: Nhiều Nỗi Lo về Điện Than

Hoàng Mai

31-1-2018

“Tôi không hiểu”, anh Thảo tuyên bố. Mặc dù giọng của anh nghe nghèn nghẹt qua điện thoại, nỗi thất vọng trong ấy không thể nhầm lẩn được. “Thế giới đang dần dần loại bỏ than đá. Việt Nam thì đang dần dần đầu tư thêm”.

Đây là lằn đỏ để đoạn tuyệt với nhiệt điện than tại Việt Nam

Viet Ecology

Phạm Phan Long, P.E.

31-1-2018

Petro Việt Nam thiếu vốn hoàn tất nhiệt điện than Long Phú 1

US Ex-Im Bank không nên tiếp sức cho Long Phú 1 vì dự án này tốn kém nhất, xả thải ô nhiễm cao, có hại nhất cho sức khoẻ và môi sinh của 20 triệu dân cư đồng bằng sông Cửu Long và còn làm suy giảm uy tín Hoa Kỳ trên thế giới.

Tôi có một giấc mơ

FB Mạnh Kim

29-1-2018

Ảnh: internet

Tôi mơ lòng tự ái dân tộc xen lẫn tự hào dân tộc được dồn hết vào việc phát kiến canh tân đất nước.

Tôi mơ Việt Nam có thể “trả thù lịch sử” bằng việc “dội bom” xuống khắp Trung Quốc bằng hàng hóa và dịch vụ từ những công ty có tên “Hai Bà Trưng”, “Trần Hưng Đạo”, “Lý Thường Kiệt”… (như cách Nhật từng “trả thù” Mỹ sau Thế chiến thứ hai bằng chiến dịch “oanh tạc” hàng hóa khiến báo chí Mỹ phải khóc lên rằng “Nước Mỹ đang bị xâm lược”!).

Tôi mơ Việt Nam có thể trả được mối hận Hoàng Sa bằng việc có một công ty khổng lồ mang tên “Hoàng Sa” đặt tại Bắc Kinh thuê mướn hàng ngàn công nhân Trung Quốc.

300 năm ĐBSCL, đến với con kênh Vĩnh Tế

LTS: Xin trân trọng giới thiệu bài viết của BS Ngô Thế Vinh, viết về Đồng bằng sông Cửu Long. Cam Bốt và Việt Nam đã trải qua các xung khắc lịch sử. Tác giả kêu gọi hóa giải những oan khiên trong quá khứ của cả hai dân tộc, để hai nước cùng nhau cứu lấy sinh kế cho 30 triệu dân cư đồng bằng sông Tonle Sap và sông Cửu Long, trước tai hoạ đổ xuống từ thượng nguồn.

___

VOA

27-1-2018

Mọi lý thuyết đều màu xám duy cây đời vẫn mãi xanh tươi.
Johann Wolfgang von Goethe / Faust 1808 ‘Studierzimmer’

Ngô Thế Vinh (Gửi Nhóm Bạn Cửu Long)

DRAGON VÀ ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Chúng tôi cùng hẹn gặp nhau ở Cần Thơ đầu tháng 12. Thực ra chúng tôi đã biết nhau từ trước do “văn kỳ thanh” qua những trăn trở chung về hệ sinh thái sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Hình 1: Từ trái, TS Lê Phát Quới, Th.S Nguyễn Hữu Thiện, KS Phạm Phan Long, TS Lê Anh Tuấn, Ngô Thế Vinh, TS Dương Văn Ni, BS Nguyễn Văn Hưng. Trên khối đá, ghi khắc thời điểm 31.03.1966 là ngày tướng Nguyễn Cao Kỳ ký nghị định chính thức thành lập Viện Đại Học Cần Thơ, với GS Phạm Hoàng Hộ là Viện trưởng Sáng lập đầu tiên. Ảnh: tài xế Sang.

FLC và hang Én!

FB Ngô Nguyệt Hữu

26-1-2018

Một góc hang Én. Ảnh: Zing

Doanh nhân Trịnh Văn Quyết, người vừa đào thoát ngoạn mục sau cú lừa cổ phiếu với mức xử phạt hành chính như giỡn chơi từ Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Cùng hành vi trục lợi cổ phiếu như ông Quyết, ít nhất đã có một doanh nhân chịu mức án tù giam.

Pháp luật dường như vẫn có sự khu biệt hết sức kỳ lạ tại nước mình.

Sừng tê giác, vi cá mập & quốc thể

FB Mai Quốc Ấn

22-1-2018

Hàng trăm vây cá mập phơi trên nóc tòa nhà DSQ VN tại Chile. Ảnh http://m.elmostrador.cl

Nếu search cụm từ “Đại sứ quán” + “sừng tê giác” bạn sẽ có một kết quả thú vị đến… đau lòng. Gần đây, cụm từ “Đại sứ quán” + “vi cá mập” đang hot. Nếu muốn tìm hiểu thêm bạn có thể search thêm cụm từ “Đại sứ quán” + “bê bối”. Và tôi tự hỏi liệu có những kẻ đang trục lợi từ danh dự quốc gia (quốc thể)?

Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài chính là hình ảnh Quốc gia Việt Nam trong lòng đất nước có quan hệ bang giao cấp Nhà nước!