Tạo ra một mạng xã hội hay công cụ tìm kiếm “mang bản sắc Việt Nam” không quá khó về mặt kĩ thuật, dù rằng đạt đến trình độ của Google và Facebook thì Việt Nam chưa thể. Nhưng sự tồn tại của MXH hay công cụ tìm kiếm sẽ vô nghĩa nếu thiếu người dùng. Mà để người dùng chuyển từ công cụ này sang công cụ khác thì kĩ thuật thôi là chưa đủ, mà còn là giải pháp mang tính quản trị xã hội (social engineering).
Ông Võ Văn Thưởng, 49 tuổi, Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban Tuyên giáo của Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN vừa chứng minh, ông hơn hẳn ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư, 75 tuổi, về độ… “lú”.
Nói thiệt, tên mình, rồi đây sẽ cùng với tên của những người ký các quyết định liên quan, sẽ rủ nhau đi vào lịch sử như chứng nhân cho một vụ án quái đản và hài hước chưa từng có trên cõi đời vốn đã đầy rẫy những chuyện chí quái, chí nhân, chí dị này.
Bài viết khá dài của ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã có một số tác giả chịu khó đọc kỹ và phản biện mấy ngày qua.
Chuyện là ông cho phổ biến đúng vào thời điểm người Hồng Kông có cuộc biểu tình vĩ đại phản đối dự luật dẫn độ về Hoa Lục do tập đoàn lãnh đạo Hồng Kông thân Bắc Kinh (chính xác là do Bắc Kinh tuyển chọn) tìm cách thông qua. Tương tự như Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói là phải làm cho ra luật để thông qua dự luật Đặc khu vì Bộ Chính trị nói là không vi phạm Hiến Pháp (!)
Trưởng Ban Tuyên giáo chọn thời điểm như vậy thì chắc chắn mục đích là để định hướng cho nội bộ đảng biết cách đối phó với công luận. Vì Trung ương biết rõ đảng viên đang hoang mang. Còn người dân, qua mạng xã hội, thì đang sôi nổi bàn luận với mong ước: Bao giờ đến lượt VN?
Sự “định hướng” của bài viết là vấn đề cốt lõi. Tại sao phải định hướng?
Bất cứ những cuộc biểu tình nào phản đối chế độ hiện tại cũng đều có nguyên nhân cụ thể và rõ ràng. Ví dụ phản đối giàn khoan HD 981, khai tác boxit, Formosa, luật cướp đất đai… và đúng một năm trước đây là luật An ninh mạng, dự luật Đặc khu… Đó là những vấn đề quan trọng thiết thực, có hệ lụy lâu dài đến đất nước và dân tộc. Nhưng tất cả đều bị Tuyên giáo chụp mũ là do “các thế lực phản động thù địch xúi giục”!
“Các thế lực phản động thù địch xúi giục” là câu cửa miệng của quan chức để dùng vũ lực và nhà tù đàn áp, buộc dân phải câm miệng? Chưa nói đến vô số các nhóm, các cá nhân bị oan ức, chỉ ví dụ riêng vụ cướp đất của đồng bào Thủ Thiêm với 20 năm ròng rã đi khiếu kiện, có người đã qua đời trong oan ức cay đắng, hiện vẫn còn sờ sờ ngay trước mắt!
Một bên là đảng nắm trong tay tất cả phương tiện truyền thông với cả trăm ngàn cái gọi là phóng viên, bình luận viên, nhà báo… cùng với cả một Bộ phụ trách chuyên biệt, đó là Bộ Thông tin & Tuyên truyền và an ninh đủ loại, theo dõi chặt chẽ, nhất cử nhất động phản ứng của dân nhưng tại sao mạng xã hội vẫn bùng nổ? Xin thưa: Tức nước phải vỡ bờ, người dân không thể câm nín được nữa!
Giữa thời buổi internet này đảng không còn có thể tự tung tự tác, tuyên truyền đổi trắng thay đen như từng làm mưa làm gió trong quá khứ. Đảng không thể thắng được hàng triệu cái iPhone của dân có đầy đủ tính năng ghi nhận tại chỗ, đưa tin ngay lên internet, vừa chính xác, vừa cụ thể ở khắp mọi nơi, mọi lúc.
Đây là cuộc chiến giữa sự dối trá cộng sản với sự thật không còn có thể che đậy, đơn giản chỉ có thế. Vì thế cái mũ “thù địch, phản động” của Tuyên giáo chụp lên đầu dân tất yếu sẽ thất bại.
Các nước theo thể chế Dân chủ, Tự do thì quyền được nói, được phổ biến tư duy là bất khả xâm phạm. Họ không hề có cái gọi là Ban Tuyên giáo hay Bộ Thông tin & Truyền thông để định hướng dư luận. Còn Hiến Pháp VN do đảng viết ra cũng tương tự nhưng chỉ để lừa bịp thế giới. Viết một đàng, làm một nẻo!
Thủ Tướng tham nhũng Nguyễn Tấn Dũng thời còn đương chức đã huỵch toẹt trong đại hội một câu nói ngắn gọn đại ý là “không thể bịt miệng được mạng xã hội”. Sự thật đúng như vậy. Không còn có thể “lấy vải thưa che mắt Thánh” như thời chưa có internet. Bây giờ thì vô phương qua mắt được “Thánh Internet”!
Như vậy Trưởng Ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng đang lội ngược “dòng chảy thông tin”, nên cho dù có thành lập thêm vài cái gọi là Lực lượng 47 nữa, chắc chắn cũng thất bại!
Giai đoạn người dân bị tuyên truyền dối trá đã qua rồi. Vĩnh viễn! Vì thế muốn “yên dân” để “ổn định chính trị” thì chỉ còn cách duy nhất là việc điều hành đất nước phải công khai, minh bạch. Trắng đen rõ ràng. Báo chí phải được tự do để người dân giám sát, theo dõi và có tiếng nói. Chính kiến phải được tôn trọng. Đảng cộng sản cũng chỉ là một đảng như mọi đảng phái khác, phải cạnh tranh để tồn tại. Phải được dân tín nhiệm bằng phổ thông đầu phiếu và ứng cử tư do, là xu thế tất yếu.
Đó là “dòng chảy thông tin” và cũng là dòng chảy của lịch sử. Dòng suối chảy xiết đương nhiên có mang theo rác rưởi, gặp mưa lũ thì càng dữ dội hơn nữa, nhưng rác rưởi sẽ lắng xuống và được tắm trong dòng suối trong lành đó là hạnh phúc nhất. Còn ngăn dòng là ao tù. Ao tù đương nhiên ô nhiễm, sẽ gây tai họa!
Ông Võ Văn Thưởng, người miệt cực Nam, vốn rất mộc mạc, chơn chất. Hy vọng ông không tìm cách lấy lòng đồng bào theo kiểu của ông Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: “Tôi nói giọng Bắc nhưng là người Nam. Tôi không gạt bà con đâu”!
(*) Một ý trong bài viết định hướng dư luận của ông Võ Văn Thưởng
Ngày 17/6/2019, TTXVN và các tờ báo Nhà nước đều đăng bài viết của Anh: “Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam”. Đây là bài viết rất quan trọng, vì anh là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Xin phép anh, được chia sẻ vài điều.
Bài viết “ấn tượng” của Trưởng ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng về mạng xã hội, đăng trên báo Thanh Niên: Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam. Bài viết thể hiện sự lo lắng của người đứng đầu Ban Tuyên giáo đối với mạng xã hội, cũng như báo hiệu sự đàn áp khốc liệt trên thế giới mạng ở Việt Nam trong những ngày sắp tới.
Mạng xã hội là tiếng nói của dân. Đặt mạng xã hội thành đối thủ là đặt dân thành đối thủ. Muốn thắng mạng xã hội là muốn thắng dân. Không muốn nghe mạng xã hội là không muốn nghe dân.
Chỉ cần Google với từ khoá “mạng xã hội hahalolo”, kết quả sẽ trả về con số khổng lồ các tờ báo lề đảng đăng bài cho nó. Hẳn là hahalolo đã phải chi rất nhiều tiền để mua các bài viết này, dịp ra mắt vừa qua: thanhnien, tuoitre, dulichvietnam, laodong, baoquangninh, congngheviet, tapchithongtindoingoai, bacgiangtv, nghenhinvn, dantri, baothuathienhue, congan, qdnd…
Báo quốc doanh đưa tin: Ban Tuyên [giáo] ra mắt mạng xã hội VCNET. Cư dân mạng thắc mắc cái tên VCNET, có phải là Việt Cộng Net hay không. Theo trang Kinh tế Đô thị, VCNET là sản phẩm của Ban Tuyên giáo Trung ương, phối hợp cùng Tập đoàn Viettel, nhằm mục đích “định hướng dư luận xã hội”, trong công tác tuyên giáo.
Thông tin từ báo cáo minh bạch mới đây của Facebook cho thấy trong nửa sau năm 2018 Việt Nam đã gửi hàng loạt yêu cầu Facebook kiểm duyệt nội dung hoặc cung cấp thông tin dữ liệu về người dùng Facebook tại Việt Nam.
Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2018, Facebook hợp tác với chính quyền Việt Nam nhưng mức độ hợp tác giới hạn vào việc ngăn chặn tiếp cận nội dung, chứ chưa đến mức cung cấp thông tin người dùng.
Gần đây nhiều người bị giam hay xóa tài khoản Facebook(FB). Dư luận cho là FB thông đồng với chính quyền VN để bịt miệng dân chúng. Việc đó có thể có, nhưng còn một lý do khác mà tôi nghĩ là dễ xảy ra hơn. Đó là công an mạng VN đang dùng báo cáo (reporting) hàng loạt theo kiểu “biển người” để bắt FB đóng của tài khoản của những người họ ghét, viện cớ họ loan tin thất thiệt.
Việc chính quyền VN tăng cường lực lượng an ninh mạng và chiến đấu trên mạng xã hội là chính sách mà họ đã công khai loan báo. Tuy nhiên nhiều người ngây thơ tưởng rằng họ chỉ dùng dư luận viên để tranh cãi, hay chỉ làm áp lực với quản trị FB. Thực ra, họ có cách hữu hiệu hơn là báo cáo (mách lẻo). Với những phương tiện mà họ có, họ dễ dàng tạo ra vô số tài khoản giả để mách FB và làm áp lực. Trong 30 triệu tài khoản FB ở VN thì chỉ cần tạo ra vài trăm ngàn tk giả tập trung vào một số đối tượng là đủ để lung lay FB.
Tin thất thiệt mà bây giờ tiếng thời thượng gọi là “fake news” thì vô số trên mạng, nếu không cẩn thận kiểm chứng và kém khả năng đánh giá sự tin cậy thì hầu như ai cũng mắc phải. Đó là chưa kể chính công an mạng VN cũng có thể tung ra những tin giả để gài bẫy những người hấp tấp hay có thành kiến sẵn. Nhìn số lượng tin giả VN lưu hành trên mạng hiện nay, tôi chắc chắn là chuyện này có xảy ra.
Facebook thì đang chịu áp lực khủng khiếp, không phải từ chính quyền VN, mà từ quốc hội và dân chúng MỸ và Âu châu, từ suốt hai năm nay để bắt họ phải cố gắng kiểm duyệt fake news, sau vụ Nga dùng Facebook để tung tin thất thiệt can thiệp vào vụ bầu cử TT Mỹ, được coi là một yếu tố giúp Trump đắc cử. Bạn Mark đã phải ra trước quốc hội Mỹ và Âu châu để họ chất vấn. Chắc chắn là vì áp lực đó, Facebook đã phải tăng cường những biện pháp điện toán để ngăn chặn tin giả, “thà giết lầm hơn bỏ sót”.
Bài này không phải để bênh vực cho Facebook, mà để chỉ ra và tìm cách đề phòng những chiêu đánh lén của công an mạng. Phải biết họ làm gì mới có hy vọng chống trả hữu hiệu.
Điều mà họ mong muốn nhất là những người quan tâm về chính trị hay chống đối họ rời bỏ, tẩy chay Facebook để vào mạng xã hội riêng của mình, nói chuyện với nhau và ngưng hay bớt tương tác với những người không hay chưa quan tâm, tức là đa số dân chúng VN.
Người sử dụng Facebook tại Việt Nam cuối cùng cũng có một câu trả lời về thái độ của Facebook đối với chính phủ Việt Nam.
Trong một phát biểu tại phiên điều trần ngày 5/9 vừa qua ở Uỷ ban Tình báo của Thượng viện Mỹ, bà Sheryl Sandberg, nhân vật quyền lực số hai của Facebook sau Mark Zuckerberg, cho biết: “Chúng tôi không có máy chủ ở Việt Nam và trừ những ngoại lệ rất ít ỏi khi có những mối đe doạ nghiêm trọng xảy ra, chúng tôi không bao giờ cung cấp thông tin cho chính phủ Việt Nam, bao gồm cả thông tin về chính trị”.
Hiện nay, CS đang chống lại nhân dân dựa trên 2 nắm đấm. Nắm đấm thứ nhất là hệ thống tuyên truyền dối trá, nắm đấm thứ 2 là bạo lực công an. Trong 2 nắm đấm này, thì nắm đấm tuyên truyền dối trá là được xem như là tuyến phòng thủ từ xa, còn bạo lực công an như là giải pháp cuối cùng. Khi tuyến phòng thủ thủ từ xa còn hiệu quả, thì bạo lực công an không phải vất vả. Nhưng khi tuyên truyền dối trá thua thì Đảng phải ra tay bằng đã bạo lực công an thôi.
Không có Facebook (FB) còn lâu lò của cụ cả mới cháy đượm như vậy. Lò vẫn cháy theo cách của lò. Nhưng nếu không có những thông tin đồ sộ trên mạng xã hội, khói của lò sẽ xám màu thanh trừng, không có được sắc chói người chống tham nhũng. Nhờ thế, nó nhận được sự hứng khởi từ nhân dân. Tất nhiên, không phải là tất cả.
Tôi xin phép được chia sẻ với các nhà nghiên cứu có mặt trong Hội thảo này một số trải nghiệm và vài điều rút ra từ đó của một người trực tiếp tham dự vào việc hình thành xã hội dân sự ở Việt Nam thông qua truyền thông mạng trong vòng 15 năm lại đây.
Giới hoạt động Việt Nam đang thu thập 10.000 chữ ký cho một bức thư sẽ gửi đến Facebook đề nghị mạng xã hội khổng lồ cho biết rõ quan điểm của họ về Luật An ninh Mạng bị chỉ trích của Việt Nam.
Vào nửa cuối tháng 6/2014, nghĩa là cách đây bốn năm, trên cộng đồng mạng xã hội facebook Việt Nam bắt đầu nổ ra một “chiến dịch”: report (báo cáo, tố cáo) các trang cá nhân để chúng bị Facebook deactivate (đóng cửa, cho ngừng hoạt động).
Thủ phạm chính của vụ này đương nhiên là các dư luận viên, và đối tượng chúng nhắm vào đầu tiên là những nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền. Chúng thậm chí lập ra những nhóm kín để bí mật ấn định với nhau giờ “nổi dậy”, đồng loạt nhấn nút báo cáo một trang nào đó. Ví dụ nhóm có tên “Những câu nói ngu đẳng cấp lịch sử của liên minh chống cộng thế kỷ XXI”, vào 7:06 tối thứ bảy, 12/7/2014, có thông báo kín như sau:
Không còn gì để nói với những người đã soạn thảo ra dự luật này. 7 chương với các quy định và ràng buộc vô cùng chặt chẽ khiến cho bất cứ ai cũng có thể phạm tội. Điều quan trọng nhất chính là quyền riêng tư của người dân thì điều luật này lại vi hiến. Như vậy, luật xây dựng cho ai?
Một Bắc Triều Tiên phiên bản Đông Nam Á đang hiện ra trước mắt rõ mồm một như chỉ còn cách có 1 bước chân. Đó là phiên họp Quốc hội để biểu quyết cho dự luật này.
Tôi đã dành hai ngày nay để nhìn cách dư luận ứng xử với sự việc quấy rối tình dục ở tòa soạn lớn. Ngay sau cuộc họp đầu tiên, hàng trăm tin nhắn đã được seeding qua ngả “nhắn nhủ riêng” để người ngoài cuộc cảm thấy mình đang bị “troll” và tham gia vào một cuộc mâu thuẫn cá nhân.
Sự việc chưa hề ngã ngũ. Và tôi nhìn thấy những điều khác hẳn:
Hồi đi học tôi kính nể các anh chị làm báo lắm nhưng chẳng khi nào nghĩ có cơ hội quen biết thậm chí chơi với họ. Cho đến khi gia đình gặp sự cố, chị tôi liên hệ qua đường dây nóng và ngay lập tức họ có mặt. Lúc đó tôi là một đứa trẻ, 20 tuổi nhưng tôi vẫn chỉ là một đứa trẻ trong nhận thức. Tôi không hiểu vì sao anh ấy và chị ấy hơi khép nép, rụt rè khi đến lấy tin. Nhưng sau này rồi tôi mới hiểu, xung quanh chúng tôi là công an dày đặc, anh chị có những e ngại riêng.
Một số bạn gửi để mình phát tán và kêu gọi xin chữ ký liên quan tới vụ bé gái VN tên Linh bị sát hại ở Nhật. Mặc dù rất hiểu nỗi đau không gì bù đắp được của gia đình và từ trước tới nay đã đặt bút ký nhiều thứ kiến nghị, nhưng quan điểm của mình về vụ này hơi khác. Theo mình:
Tôi không thể ký vào lá đơn hiện nay liên quan đến vụ án của bé Nhật Linh.
Tôi không thể ký không phải vì tôi không muốn có công lý cho bé Linh và gia đình của bé. Tôi không thể ký càng không phải vì tôi về hùa với kẻ đã gây ra tội ác của bé. Tôi không thể ký cũng không phải vì tôi tìm kiếm danh tiếng hay đi ngược lại với đám đông.
– Ở Việt Nam, bạn có thể thoải mái truy cập vào các trang web sex – thứ mà nước này coi là văn hoá phẩm đồi truỵ. Nhưng khi vào các trang web nói về các sự kiện lịch sử theo hướng đa chiều thì bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, và phải vượt tường lửa để tiếp cận được chúng.
Trong thời gian gần đây, chúng ta thấy nhiều nhà hoạt động uy tín bị khóa trang Facebook (FB), có khi ngắn hạn, có khi bị đóng vĩnh viễn. Lý do chỉ vì bỗng nhiên có nhiều người báo cáo rằng các anh chị em đó “vi phạm” các điều cấm của công ty FB. Làn sóng báo cáo xằng bậy xuất hiện cùng lúc với sự kiện hàng chục ngàn công an mạng vừa được tăng viện thêm 10 ngàn bộ đội mạng.
Dư luận mạng hoang mang khi Thủ tướng công khai quyết định thành lập Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng. Theo tôi, nếu hoang mang vì sợ bị chụp mũ, trấn áp, thậm chí bị phá vì bom độc thì còn có lý để hoang mang. Còn nếu hoang mang vì từ nay phải đối mặt với một cuộc đối thoại công khai minh bạch với một đội quân dư luận chính quy của nhà nước thì rõ ràng những kẻ hoang mang ấy không có đủ bản lĩnh cho một cuộc đối thoại chân thật, tử tế, dân chủ.
Thay bằng hoang mang, tôi hoan nghênh Thủ tướng Chính phủ. Đấu tranh tư tưởng là một mặt trận – mặt trận không tiếng súng, mặt trận ngôn luận – hiển nhiên, chính phủ nào cũng phải làm để bảo vệ an ninh nội bộ và an ninh quốc gia. Không có lý do gì dân mạng với đủ thành phần đang bày tỏ chính kiến một cách công khai, minh bạch mà phía chính phủ lại hoặc im lặng làm ngơ hoặc để cho những nhóm dư luận viên nặc danh, giả danh lên tiếng bậy bạ, ngu dốt làm mất uy tín của Chính phủ.