Bịp, bịp, bịp đến thế là cùng

Nguyễn Đình Cống

1-9-2019

Bài “Đôi mắt” của Nam Cao kết thúc bởi câu: Tài, tài, tài đến thế là cùng, tiên sư anh Tào Tháo. Tôi xin mượn ý đặt tên cho bài viết này. Đó là chuyện khá nhiều người khi nói hoặc viết về Di chuc Hồ Chí Minh đã thêm thắt, bịa đặt ra một số điều không có trong đó. Vạch ra điều này nhằm bảo vệ sự chân thật của Di chúc.

Bao giờ Nguyễn Phú Trọng dám sớm về vườn để biết học làm “người tử tế”?

Âu Dương Thệ

31-8-2019

Tại sao lại cứ giương cờ HCM không có thật?

Từ mấy tháng nay lợi dụng tình trạng Nguyễn Phú Trọng bị bệnh nặng không thể đảm nhiệm cả hai trách nhiệm vừa là Tổng bí thư (TBT) lẫn Chủ tịch nước (CTN), hoang mang và phân hóa trầm trọng vì quyền-tiền giữa các phe nhóm lợi ích trong Trung ương đảng và Bộ chính trị (BCT), nên triều đình đỏ hầu như đang tê liệt, rơi vào hoàn cảnh như không có đầu, vô chính phủ. Vì thế Bắc kinh lợi dụng tình hình trên, nên đang đưa tầu chiến hộ tống tầu thăm dò dầu khí làm mưa làm gió ở bãi Tư chính ngay trong thềm lục địa VN, vùng đặc quyền kinh tế của nước ta.[1] Trong khi biển đảo và chủ quyền đất nước đang bị phương Bắc đe dọa trực tiếp và rất nghiêm trọng, nhưng ông Tổng – Chủ lại không biết ngượng, không biết giữ liêm sỉ, vẫn vênh váo rao giảng đạo đức cho giới trẻ là phải “Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên tối cao”!!! [2]

50 năm không thực hiện di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh

Dương Quốc Chính

30-8-2019

Thời phong kiến, kẻ kế vị mà sửa chữa di chiếu của tiên đế thì tội rất nặng, thậm chí bị giết. Như trường hợp vua Dục Đức, kế vị vua Tự Đức. Trong di chiếu của mình, vua Tự Đức có một đoạn nhận xét không tốt cho người được chỉ định kế vị, là Ưng Chân (Dục Đức). Ông này khi lên ngôi thì bảo phụ chánh Trần Tiễn Thành đọc lướt đoạn đó để không ai nghe được.

Lãnh đạo hiền để lại Hiến pháp chuẩn mực cho dân, lãnh đạo ác để lại … di chúc

Trung Nguyễn

28-8-2019

Người dân trên cả nước lại có dịp chứng kiến một loạt các pa-nô mới tuyên truyền cho dịp 50 năm thực hiện “di chúc Bác Hồ”. Một loạt hội thảo rình rang cũng được tổ chức để các đảng viên, đoàn viên trẻ thi nhau “báo công dâng Bác”. Tóm lại là cụ đang nằm trong lăng cũng mát lòng mát dạ khi thấy sau đúng nửa thế kỷ, những gì cụ dặn dò vẫn được đám hậu duệ trong đảng Cộng sản nhắc nhở làm theo.

Có thật là đang “nghiêm chỉnh thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” không?

Tương Lai

27-8-2019

Người ta đang rầm rộ khua chiêng gióng trống để “nghiêm chỉnh” thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với phong trào “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”. Rầm rộ vì đây là dịp kỷ niệm 50 năm ngày công bố toàn văn Di chúc. Nhưng oái oăm thay, thời điểm rầm rộ nhắc lại “Di Chúc” cũng đúng là lúc bọn Trung Quốc xâm lược đang hung hăng và ngang ngược gây hấn trên Bãi Tư Chính nhằm nắn gân những người cầm đầu trong bộ máy toàn trị “cùng chung ý thức hệ XHCN” với chúng.

Hội thảo về thực hiện Di chúc

Nguyễn Đình Cống

16-8-2019

Lâu nay có phong trào rầm rộ về 50 năm thực hiện Di chúc Hồ Chí Minh. Ngoài phong trào do Đoàn Thanh niên CS phát động thì nơi nơi, ngành ngành, các cấp thi nhau tổ chức hội thảo (HT). Cho đến nay đã có nhiều chục cuộc HT như vậy, các HT lớn là tại Học viện Chính trị khu vực 2, vào ngày 17/5, HT tại TP Hồ Chí Minh ngày 29/6 và HT tại Hà Nội ngày 12/8. Chắc rằng sẽ còn nhiều HT nữa. Mỗi HT có nhiều tham luận, HT bé có vài chục, HT lớn có đến trên trăm.

Việc ướp xác Hồ Chí Minh

Trần Gia Phụng

23-6-2019

Tuần qua, nhà nước cộng sản Việt Nam quyết định thành lập một hội đồng khoa học gồm người Việt và người Nga để kiểm tra, đánh giá trạng thái thi thể Hồ Chí Minh (HCM) đặt trong lăng mộ ở Hà Nội. (BBC News – Tiếng Việt, ngày 20-6-2019). Nhân đây, xin trình bày lại diễn tiến việc ướp xác HCM.

Phiếm và biếm: Bí danh, tên giả

Trần Mai Trung

14-5-2019

Một buổi chiều tháng 9 năm 1969, không khí âm u ghê rợn, một ông già bước vào cổng địa ngục. Ngưu Đầu hỏi: Họ và tên? Ông già trả lời: Hồ Chí Minh.

Ông Thanh Quyết loạn ngôn hay Giáo Hội Phật giáo Việt Nam bất lực?

Kiên Tâm

14-5-2019

Sư Quyết (phải) ra mắt bức tranh “Đạo pháp và dân tộc”. Ảnh: Lao Động

Tối 10/5/2019, truyền thông trong nước đưa tin, tại Học viện Phật Giáo Việt Nam ở Sóc Sơn, Hà Nội, trong một nghi thức trang trọng, ông Thanh Quyết với tư cách Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã công bố ra mắt bức tranh “Đạo pháp và dân tộc”.

Ông Hồ bị sư Quyết chơi đểu trong tranh “Đạo pháp và dân tộc”?

 BTV Tiếng Dân

13-5-2019

Học viện Phật giáo VN vừa tổ chức nghi thức ra mắt bức tranh ‘Đạo pháp và dân tộc’ mừng Lễ Phật đản 2019, VTC đưa tin. Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Thượng tọa Thích Thanh Quyết công bố bức tranh đặc biệt “Đạo pháp và dân tộc”.

Độc lập, tự do của Minh

Trần Mai Trung

29-4-2019

Đảng CSVN hay nhắc đến câu “Không có gì quí hơn độc lập tự do”, được cho là của ông Hồ chí Minh, một cựu chủ tịch của ĐCSVN. Thông thường, nói thì dễ mà làm thì khó. Ông Minh là thần tượng của các đảng viên CS, chúng ta hãy tìm hiểu ông Minh có thực hiện việc làm đi đôi với lời nói hay không, hay là nói một đàng làm một nẻo.

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

Chu Mộng Long

12-4-2019

Vợ tôi là cơ quan kiểm duyệt khắt khe nhất. Một lần anh Diện trưởng phòng PA.83 thương lượng gỡ bài viết “Bạo hành trẻ em, Freud nghĩ gì?” (Bài được đăng chính thức trên Vietnam.net) với lý do có đụng chạm đến bà Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non. Tôi nói, anh yên tâm, vợ tôi kiểm duyệt khắt khe hơn các anh. Và tôi luôn tự tin, tư tưởng, đạo đức của tôi cho đến lúc này không bị suy thoái.

Đôi điều suy nghĩ bên lề về sự kiện thành lập đảng CSVN

Hàn Vĩnh Diệp

25-2-2019 

Trên trang báo Tiếng Dân ngày 03/02/2019 có đăng bài “Tính chính danh” của TS Nguyễn Quang A. Chúng tôi rất tán đồng ý kiến của tác giả bài báo. Chúng tôi xin thêm vài suy nghĩ về chủ đề này.

Giải mã bí ẩn lịch sử

Nguyễn Đình Cống

27-12-2018

Trong lịch sử cận đại VN có 1 sự kiện được nhắc đến nhiều, nhưng chứa 1 bí ẩn lớn, chưa thấy ai công bố lời giải. Sự kiện là vào năm 1945-46 Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần gửi thư cho Tổng thống Mỹ nhưng không nhận được trả lời. Bí ẩn là lý do của sự việc không trả lời đó. Đây thuộc vấn đề biết kết quả, cần tìm và giải thích nguyên nhân.

Yêu sách tám điểm năm 2019 của người dân Việt Nam

19-12-2018

Kính gửi: Ban lãnh đạo Nhà nước Việt Nam (Ông/Bà Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam)

Hãy chấm dứt loại tượng đài nghệ thuật xóm này lại!

FB Lưu Trọng Văn

12-12-2018

Quảng Bình quê gã đã ra quyết định xây dựng tượng đài cụ Hồ với nhân dân Quảng Bình với số tiền 78 tỷ.

Nói một lần này nữa, rồi thôi

FB Tâm Chánh

2-12-2018

Một trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở ngay tại TPHCM ngân sách chi cho hoạt động thư viện chỉ chừng 6 triệu đồng một năm.

Hồ sơ Nguyễn Ái Quốc bị tù ở Hồng Kông

Trần Gia Phụng

29-10-2018

Trong những năm gần đây, trên liên mạng toàn cầu, xôn xao câu chuyện Hồ Chí Minh (HCM) là Nguyễn Ái Quốc (NAQ) giả. Nguồn gốc của câu chuyện nầy bắt đầu từ quyển sách của tác giả Hồ Tuấn Hùng, nhan đề là Hồ Chí Minh sinh bình khảo (Khảo cứu về cuộc đời Hồ Chí Minh), do nhà xuất bản Bạch Tượng Văn Hóa phát hành tại Đài Loan ngày 01-11-2008 với mã số ISBN là 9789866820779.

Ngày độc lập 2-9 đã bị nghi vấn

Phạm Trần

6-9-2018

Lần đầu tiên trong 73 năm, đảng duy nhất cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã bị nghi vấn, trong lo sợ bị lật đổ, về ngày gọi là “độc lập” 2/9.

Ngày 2 tháng 9

Phạm Đình Trọng

2-9-2018

Ngày 2 tháng chín, 2018, công an bủa vây bịt bùng trước nhà nhiều người dân trên khắp mọi miền đất nước. Hai trung tâm chính trị văn hóa, xã hội, hai không gian tiêu biểu cho đời sống dân sự đất nước, tiêu biểu cho bộ mặt xã hội Việt Nam là Hà Nội và Sài Gòn không những là hai nơi số người dân bị công an nhà nước cộng sản bủa vây, ngăn chặn không cho ra khỏi nhà nhiều nhất mà trên khắp đường phố Hà Nội, Sài Gòn còn rải đầy sắc áo công an, dân phòng trang bị roi điện, dùi cui, trang bị cả bộ mặt thú săn hầm hầm sát khí. Khắp các ngả đường trung tâm hai thành phố lớn nhất nước giăng trùng trùng lớp lớp rào sắt, kẽm gai.

Tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đỗ Thành Nhân

2-9-2018

Tôi không thuộc đối tượng phải “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, nhưng như mọi người dân Việt khác đều cần phải biết đến “Bác Hồ, Hồ Chí Minh”; ít ra là sinh hoạt hàng ngày phải sử dụng tiền mặt, hay đập vào mắt những câu khẩu hiệu khi đi ra ngoài đường.

Mâu thuẫn của một bài hát

Nguyễn Đình Cống

31-8-2018

Đó là bài hát LỜI BÁC DẶN TRƯỚC LÚC ĐI XA của nhạc sĩ Trần Hoàn. Theo tường thuật thì ông Vũ Kỳ đã kể cho ông Trần Hoàn nghe câu chuyện. Quá cảm động, nhạc sĩ đã sáng tác bài hát. Nhiều người thuộc bài này, tôi chỉ xin chép ra một số câu:

Chuyện kể rằng trước lúc Người ra đi/ Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế/ Nhưng không gian vẫn bốn bề lặng lẽ/ Bác đành nằm im / Chuyện kể rằng Bác đòi nghe câu ví/ Nhớ làng Sen từ thủa ấu thơ/ Mà xung quanh vẫn lặng như tờ/ Bác chờ mãi, chờ mãi không thôi… Lần thứ ba Bác vẫy gọi xung quanh/ Bác muốn nghe một đôi làn quan họ/ Ôi may sao, bỗng có em gái nhỏ/ Bước vào gần Bác/ Rồi căn phòng xao động trong nước mắt/ Những lời ca nức nở tái tê/ Rằng ‘người ơi người ở đừng về’/ Bác nhìn em rơm rớm hàng mi”…

Để chăm sóc bệnh nhân Hồ Chí Minh, thủ tướng Trung quốc Chu Ân Lai cử một đội gồm các bác sĩ và y tá giỏi từ Bắc Kinh sang Hà Nội vào ngày 25/8/1969. Từ đó bác sĩ và y tá Trung quốc thay người Việt chăm sóc bệnh nhân.

Về việc hát cho bác nghe, trước đây đã có khá nhiều người dựa vào ngôn từ bài hát của Trần Hoàn để viết ra những bài báo, dựng nên những tiểu phẩm với khá nhiều tình tiết được thêm vào, làm xúc động lòng người. Tuy vậy có vài câu hỏi mà từ lâu không ai đụng đến. Đó là ai hát, hát vào lúc nào, có những ai đã chứng kiến.

Hát vào “trước lúc Người ra đi”, nhưng vào lúc mấy giờ, ngày nào. Trước vài phút, vài giờ, vài ngày đều là trước. Riêng tên bài hát đã có nói tới là “Người ơi người ở đừng về”, nhưng có thông tin thêm các bài khác nữa.

Mãi gần đây, từ 2010 mới có người đưa ra các câu trả lời. Theo dõi các tường thuật trên báo, thấy có hai nguồn thông tin khác nhau.

Nguồn A: Xuất hiện trước. Người hát là Vương Tinh Minh, y tá Trung quốc, hát chiều 31/8, bài hát tiếng Hoa. Tường thuật của Vương Tinh Minh như sau: “Chiều hôm đó sức khỏe của Bác đã có chuyển biến tốt lên một chút, Bác nói muốn nghe một câu hát Trung Quốc. Các đồng chí đề nghị tôi hát. Tôi nói thật là hát cũng không tốt lắm, nhưng để vui lòng Bác, vì tình hữu nghị Trung-Việt, tôi đã hát một bài mà nhiều người thuộc và hát được, bài hát có nội dung chính là ra khơi xa phải vững tay chèo. Bác nghe xong rất vui, Bác nở nụ cười hiền từ. Bác nắm nhẹ tay tôi, tặng tôi một bông hoa biểu thị cảm ơn”. (Nguồn: Báo QĐND ngày 25/1/2010. Đường dẫn: http://www.nguoicondatme.org/2013/09/ba-lna-bac-cuoi-truoc-luc-di-xa.html)

Nguồn B: Xuất hiện sau. Người hát là y tá Ngô Thị Oanh, hát vào sáng ngày 2 tháng 9, có ông Vũ Kỳ chứng kiến. Xin chép lại đoạn tường thuật:

Y tá Ngô Thị Oanh là người túc trực chăm sóc sức khỏe cho Bác kể lại: “Buổi sáng (ngày 2/9) tôi vào mời Bác uống thuốc, cắt móng tay cho Người, cắt xong Bác hài lòng hỏi tôi:
– Cháu tên gì?
– Dạ thưa Bác, cháu tên Ngô Thị Oanh ạ!
– Quê cháu ở đâu?
– Thưa Bác! Quê cháu ở Liên Châu, huyện An Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc ạ!
– Cháu có biết hát không?
Tôi đang lúng túng chưa biết thưa Bác thế nào thì đồng chí Vũ Kỳ đứng cạnh đó trả lời giúp tôi.
– Thưa Bác! Để cháu Oanh hát Bác nghe.
Bất ngờ và hồi hộp, tôi trấn tĩnh và hát bài: “Chiến sĩ quân y làm theo lời Bác” và bài dân ca quan họ Bắc Ninh “Người ở đừng về”

(Nguồn: Mai Lệ Huyền – Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, công bố lần đầu ngày 20/6/2017 và lần thứ 2 ngày 18/7/2018).

Phải chăng có hai lần bác Hồ nghe hát khác nhau? Vậy Trần Hoàn dựa vào lần nào để sáng tác. Dựa vào lần nào cũng mắc đầy mâu thuẫn giữa các tường thuật và nội dung bài hát. Hay là nhạc sĩ chỉ nghe qua cốt chuyện rồi bịa ra các chi tiết cho thêm phần hấp dẫn? Nhưng tác giả Minh Tuấn, báo Công An Nghệ An ngày 1/9/2014 viện dẫn cuốn hồi ký của Vũ Kỳ để chứng tỏ mọi chi tiết Trần Hoàn đưa ra đều đúng với sự thật đã xẩy ra.

Minh Tuấn viết: “Lần thứ ba thức dậy, Người ngỏ ý muốn nghe một câu dân ca quan họ Bắc Ninh. Lần này, thật may mắn, cô y tá Viện Quân y 108, Ngô Thị Oanh tiến lại gần Bác thưa: ‘Thưa Bác, cháu xin hát cho Bác nghe ạ’. Trong nỗi xúc động nghẹn ngào, cô cất lên lời hát: ‘Người ơi, người ở đừng về…’.

Các đoạn kể về Ngô Thị Oanh khá khác nhau, vậy không thể cùng đúng. Có khả năng cùng được sáng tác dựa trên cái tên Ngô Thị Oanh. Tôi chỉ mới tìm thấy người ta viết về cô chứ chưa thấy tường thuật của bản thân cô. Nếu quả thật đã từng có cô Oanh thì hiện nay cô ấy đã thành bà cụ Oanh. Không biết cụ Oanh làm gì, ở đâu.

Một nghi vấn là “Em gái nhỏ” của Trần Hoàn xuất hiện khá đột ngột, khác xa với y tá Ngô Thị Oanh. Không biết ai là người đầu tiên tìm ra cái tên Ngô Thị Oanh để gán cho em gái nhỏ và tìm thấy vào lúc nào, phải chăng là sau khi ông Vũ Kỳ chết (2005) và sau khi có bài tường thuật của y tá Vương Tinh Minh.

Nếu chỉ có một lần Bác muốn nghe hát thì đó là lần nào? Sự thật chỉ có một, nhưng tại sao lại có các dị bản. Mà chuyện mới gần đây chứ đã lâu gì. Theo tôi có 2 nguyên nhân. Thứ nhất là không có người nào theo dõi, ghi chép và công bố công khai, người ta xem đó là bí mật quốc gia. Thứ hai là sự sùng bái cá nhân quá lố.

Nếu xem rằng một cụ già sắp chết muốn nghe một bài hát là chuyện bình thường thì người ta dễ thuật lại một cách ngắn gọn và tương đối chính xác. Nhưng vì muốn thần thánh hóa câu chuyện, muốn gán cho nó những ý nghĩa cao đẹp nên buộc phải tô vẽ thêm bằng những suy luận. Mà mỗi người suy luận mỗi kiểu nên tạo ra mâu thuẫn. Ô hô, ai tai, âu đó cũng là mánh khóe tuyên truyền mà mọi người đã quen.

Một mâu thuẫn đáng nói nữa là đầu đề và nội dung bài hát. Đề là “lời Bác dặn”, nhưng nội dung chẳng thấy dặn gì, đó chỉ là nguyện vọng muốn nghe hát. Nên chăng đặt tên bài là: Bác muốn nghe hát trước lúc đi xa.

Tư liệu về Nguyễn Ái Quốc trên báo Pháp năm 1932

FB Lữ Thị Tường Uyên

27-8-2018

Báo L’Humanité – Cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Pháp – đăng ngày 9 tháng 8 năm 1932, No 12292 – Người sáng lập: Jean Jaurès, Trụ sở: Rue Montmartre Paris.

Ngày 2/9: Yêu sách 5 điểm của nhân dân Việt Nam

Nguyễn Hà Nội

27-8-2018

Tôi chuẩn bị về hưu, vừa được cơ quan tổ chức cho đi xuyên Việt – gọi là “tráng già” – đi lần cuối với cơ quan rồi về làm “người tử tế”. Là cơ quan giúp việc cho Tỉnh ủy, khi đi qua hầu hết các tỉnh dọc đường quốc lộ 1, đi đến tỉnh nào cũng vào tỉnh đó chơi, thăm và học tập, cũng như để tỉnh đó đỡ cho bữa trưa, hoặc cả tối và phòng nghỉ đêm, từ đó mà đoàn tôi tiết kiệm được và đi dài dài.

73 Năm Nhìn Lại: Hai Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, Thay Vì Một

Phạm Cao Dương (*)

22-8-2018

Trong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11/3/1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai vào ngày 2/9/1945 bởi Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Nhưng cả hai lần, đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết hay chỉ được học bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết, hay không được học bản tuyên ngôn của Vua Bảo Đại ngày 11/3/1945, ngót sáu tháng trước đó. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn. Bài này nhằm bổ khuyết cho tình trạng thiếu sót đó, đồng thời phân tích nội dung và ý nghĩa của từng bản.

Nhân vụ ba đặc khu: Cộng Sản Việt Nam đã bắt đầu bị lệ thuộc vào Cộng Sản Trung Quốc từ bao giờ và tại sao?

Phạm Cao Dương (*)

3-7-2018

ĐỌC LẠI NHỮNG BÀI VIẾT CỦA CÁC CỐ VẤN TẦU Ở VIỆT NAM TRONG CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN THỨ NHẤT (1946 – 1954)

Đây là những bài viết được ghi là của “một số lão đồng chí đã từng cộng tác trong Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam đầu những năm 50 của thế kỷ 20” theo lời của Nhóm biên tập của tập tài liệu có nhan đề Ghi Chép Thực Về Việc Đoàn Cố Vấn Quân Sự Trung Quốc Viện Trợ Việt Nam Chống Pháp (Hồi ký của những người trong cuộc) do Nhà Xuất Bản Lịch Sử Đảng Cộng Sản Trung Quốc ấn hành ở Bắc Kinh năm 2002, bản dịch tiếng Việt của Trần Hữu Nghĩa và Dương Danh Dy với Dương Danh Dy cũng là người hiệu đính.

Đại nạn Trung Hoa: Giải giới hay trục lợi

Trần Gia Phụng

2-7-2018

Sau khi thế chiến thứ hai (1939-1945) kết thúc ở Âu Châu, và trước khi kết thúc ở Á châu, tam cường Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô họp thượng đỉnh tại Potsdam, ngoại ô Berlin (Đức) từ ngày 17-7 đến 2-8-1945. Pháp không được kể là nước thắng trận nên không dự họp.

Thanh Hóa, kẻ thù của cụ Hồ

Bá Tân

30-6-2018

Cách đây 73 năm, lịch sử Việt Nam ghi dấu sự kiện mãi mãi không quên: nạn đói 1945, hàng triệu người bỏ mạng chỉ vì không có cơm ăn.

Chết là đau thương, chết đói không những đau thương mà còn nhục nhã. Nhục cho một quốc gia, nhục cho một thể chế, không lo nỗi bữa ăn cho dân, để người dân phải lăn ra chết đói. Nhục nhã quá.

Bi kịch của một vị thánh sống

Văn Biển

26-6-2018

Có bao giờ anh nghĩ tới bi kịch của cụ Hồ không?

Ngay từ những năm đầu Cách mạng, ông cụ đã nhận phong thánh sớm quá. Chưa kịp làm người đã vội làm thánh. Làm người khó hơn chứ. Nếu hồi những năm đầu Cách mạng, Tố Hữu làm cả mấy chục bài thơ ca ngợi ông cụ như một vị cha già dân tộc lúc ông cụ mới ngoài năm mươi, như một vị thánh sống, lẽ ra ông cụ gọi nhà thơ tới cảm ơn, nhưng nói chú hãy để cho bác làm người, sống một cuộc sống bình thường.

Đố quan chức Việt Nam dám nói như thế?!

Bá Tân

2-6-2018

Ngoại trưởng Philippines, ông AlanPeter Caytano, vừa đưa ra tuyên bố gây chấn động dư luận quốc tế, rằng “ông sẽ từ chức nếu có bất ai chứng minh được rằng dưới thời chính quyền tống thống Duterte, Philippines để mất một tấc lãnh thổ vào tay Trung Quốc”.