Yêu nhau ngu thế bằng mười hại… bác

JB Nguyễn Hữu Vinh

21-2-2018

1- Một lần mình đến Phường có chút việc, vào phòng HĐND, cô chủ tịch HĐND khá trẻ, tươi cười nói chyện.

Nhìn lên tường thấy một bức tranh sơn mài vẽ một ông ngồi cầm bút trên ghế mây. Khuôn mặt béo ị, đôi mắt hum húp, một tay cầm thuốc lá và tay kia cầm bút viết trên tờ báo Nhân dân, nhưng cầm bút theo kiểu người Tàu viết chữ Hán. Thấy hay hay, mình hỏi:

Mật lệnh tấn công Tết Mậu Thân

Trần Gia Phụng

5-2-2018

Tại Bắc Việt Nam (BVN), từ tháng 8 đến tháng 12-1967, Hồ Chí Minh (HCM) không xuất hiện trước dân chúng.  Nhiều dư luận đồn đoán rằng HCM đã chết.

Bất ngờ, vào dịp hai ngày lễ lớn ở BVN năm 1967 là lễ kỷ niệm 21 năm ngày “Toàn quốc kháng chiến” [19-12-1946] và lễ kỷ niệm 23 năm ngày thành lập “Quân đội nhân dân” [22-12-1944], HCM xuất hiện tại trụ sở quốc hội vào ngày 23-12-1967, trong y phục của một viên chỉ huy tối cao, nói chuyện khoảng 9 phút và đưa ra lời kêu gọi toàn dân Việt Nam, hãy đứng lên lập kỳ công chống “đế quốc Mỹ”, và tạo thêm nhiều chiến công trong dịp năm mới.

Phiếm: Bất công! Tao bị lừa!

JB Nguyễn Hữu Vinh

19-11-2017

Sau khi Nguyễn Khắc Thủy bị tòa tuyên 3 năm tù về tội ấu dâm, lão ta dọa tự thiêu và ra sân Tòa đòi đốt thẻ đảng. Có một người can ngăn lão nên lão thôi.

Tối hôm đó, con cháu lão đã đến an ủi, động viên lão, lão không nói gì. Đứa con trai lão thấy lão ngồi trầm ngâm rồi đi lại, bức bối khó chịu đành lựa lời an ủi:

– Bây giờ chỉ còn mấy bố con trong nhà, bố nói cho con biết bố có oan ức gì không mà khó chịu thế? Bố có sờ mấy đứa trẻ con không?

Niềm cay đắng của một nữ doanh nhân yêu nước

Blog VOA

Bùi Tín

7-11-2017

Tháng 8/1945 bà Trịnh Văn Bô tình nguyện đón ông Hồ Chí Minh từ chiến khu miền Bắc về ở ngôi nhà mình ở 48 Hàng Ngang. Ảnh: Reuters

Hôm nay, từ Paris, tôi nhận được tin buồn. Bà Trịnh Văn Bô, nhà kinh doanh thành đạt đã trút hơi thở cuối cùng ở Hà Nội, đại thọ 103 tuổi.

Tôi buồn vì tôi coi bà là bà chị thân thiết có lòng nhân ái, yêu nước tuyệt vời.

Tôi buồn vì bà đã nhiều lần tâm sự với tôi về hoàn cảnh éo le của bà và nhờ tôi giúp đỡ từ những năm 1976-1980 nhưng tôi không sao làm bà vui lòng. Năm 1990 trước khi sang Pháp tôi đã đến chào bà như một niềm ân hận và thương cảm đối với một bà chị có tấm lòng nhân hậu và lòng yêu nước tột đỉnh đang ở trong tình trạng uất hận mà vẫn lạc quan, tươi cười.

‘Viện đạo đức học’ và tiếp theo là gì?

Blog VOA

Lê Anh Hùng

30-10-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: NDiep/ báo DT

Tại cuộc hội thảo khoa học “Sửa đổi lối làm việc – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” nhân kỷ niệm 70 năm ra đời tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 18/10 vừa qua, PGS Nguyễn Trọng Phúc đã đưa ra đề xuất thành lập Viện Đạo đức học để “dạy cán bộ đạo đức và những chuẩn mực đạo đức trong đảng”.

Ủng hộ và phản đối

Đề xuất của ông cựu Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng ngay lập tức khiến dư luận bàn tán xôn xao và trở thành chủ đề của hàng chục bài báo cùng vô số ý kiến bình luận, trên cả truyền thông “lề đảng” lẫn “lề dân”.

Vì sao tôn thờ “thánh thần” trong chính trị lại vô cùng nguy hiểm?

Luật Khoa

Quỳnh Vi

14-10-2017

Đền thờ cố Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Bạc Liêu. Ảnh: UBND Bạc Liêu

Quỳnh Vi lược dịch từ The dangers of political sainthood của tác giả Harry Blain, nghiên cứu sinh Khoa học Chính trị tại Đại học New York City. 

Thomas Carlyle từng viết, như một loại cảm tính chung, “lịch sử thế giới chẳng qua chỉ là các bản hồi ký của những con người vĩ đại”.

Stalin và Hoàng sa, Trường Sa

FB Lý Trực Dũng

17-9-2017

Ảnh: internet

Vì Stalin không tin tưởng Hồ Chí Minh, coi Hồ Hồ Chí Minh là người theo dân tộc chủ nghĩa – có tin cho biết Stalin đã giam lỏng Hồ Chí Minh một thời gian ở Maxcova – nên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố độc lập từ 2/9/1945, nhưng đến tháng 1/1950 mới được Liên Xô công nhận. Ấy thế mà năm 1953 khi Stalin chết, nhà thơ Tố Hữu từng là Ủy viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng Việt Nam đã khóc than:

Ngày 14 tháng 9 năm 1958, Hồ Chí Minh dâng Hoàng Sa cho Mao Trạch Đông

FB Trần Trung Đạo

14-9-2017

Chủ tịch Hồ Chí Minh và thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ảnh: Báo Thế giới & Việt Nam

Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Quốc hội Trung Cộng ra tuyên bố bốn điểm về chủ quyền của các đảo trên biển, điểm thứ nhất và thứ tư có liên hệ trực tiếp đến lãnh thổ Việt Nam gồm Tây Sa tức Hoàng Sa và Nam Sa tức Trường Sa.

Tuyên bố của Trung Cộng ghi rõ: “Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ (Penghu), quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.”

Tăng Tuyết Minh, người vợ Trung Hoa của Hồ Chí Minh

Nghiên cứu Lịch sử

Nguyên tác: Từ Song Minh

Dịch và giới thiệu: Nguyễn Duy Chính

6-9-2017

Lời nói đầu: Theo điện thư của một bằng hữu, chúng tôi đọc được một bài báo trong Võ Hán Văn Sử Tư Liệu (武漢文史資料) [số 99 ra tháng 1 năm 2001], nguyên tác của Từ Song Minh (徐雙明) do Khổng Khả Lập (孔可立trích lại trên http://viet.com.cn/zeng_xueming.htm  viết về cuộc đời bà Tăng Tuyết Minh (曾雪明), người vợ Trung Hoa của Hồ Chí Minh.

Tác giả của bài báo này có liên hệ gia tộc, vợ ông ta gọi bà Tăng Tuyết Minh là bà cô. Tăng Tuyết Minh là em út (cùng cha khác mẹ) của Tăng Cẩm Tương, ông nội của vợ Từ Song Minh. Để có thêm một số chi tiết về cuộc đời bí mật của người lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam, chúng tôi lược dịch những điểm chính. Bài viết nguyên thủy có chỗ không được minh bạch lắm, chúng tôi cố gắng sắp xếp lại cho rõ ràng hơn. Nguyên tác vốn từ Võ Hán nên quan điểm chính trị rập theo đường lối Hoa lục. Phần viết về tiểu sử và văn thơ của Hồ Chí Minh chúng tôi cắt bỏ vì thấy không cần thiết. Những chữ trong ngoặc vuông là của người dịch phụ thêm.

Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội tháng 8-1945

Trần Gia Phụng

19-8-2017

Ông Hồ Chí Minh (mặc quần short) và ông Võ Nguyên Giáp (thắt cà vạt) cùng nhóm người của OSS. Nguồn: Medic in the Green Time.

Ngày nay, các biến cố tháng 8-1945 thường được sách báo của cộng sản (CS) gọi là “cuộc cách mạng tháng 8”.  Tuy nhiên, vào lúc đó, chính người CS tự hào là đã “cướp chính quyền”.  Điều nầy sách vở CS còn lưu truyền và những thường dân lớn tuổi hiện còn sống xác nhận. Mở đầu chuỗi biến cố nầy là cuộc cướp chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945.

Tôi mơ một giấc mơ…

FB Ngô Anh Tuấn

26-8-2017

Tự do không tự nhiên mà có. Ảnh: Internet

Hôm nay, tôi vui mừng vì có mặt ở đây cùng với các bạn trong cuộc tuần hành lớn nhất kể từ khi đất nước lập lại hòa bình…

Hơn 70 năm trước đây, một người Việt Nam lớn, người mà hôm nay chúng ta đứng trước lăng của ông – người đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cùng với Tuyên ngôn độc lập, bản Hiến pháp năm 1946 đã thắp sáng cho niềm hy vọng của toàn thể dân tộc Việt Nam sau hàng nghìn năm Bắc thuộc khổ đau, sau chế độ phong kiến hà khắc và những cuộc chiến tranh chống đế quốc xâm lược triền miên.

Từ Robert Lee đến Hồ Chí Minh

Thạch Đạt Lang

23-8-2017

Tướng Robert E. Lee (trái) và ông Hồ Chí Minh. Nguồn: cắt từ internet

Câu chuyện di dời bức tượng của tướng Robert Lee ở Charlottesville, vị tướng bại trận của miền Nam trong cuộc chiến tranh giải phóng nô lệ giữa hai miền Nam-Bắc Mỹ, gây ra cái chết của một luật sư Mỹ và 2 cảnh sát viên, cùng hàng chục người bị thương hôm 12/8/2017, vẫn tiếp tục căng thẳng vì những tuyên bố và cách hành xử của Tổng thống Donald Trump. Đó là sự bộc phát cao trào kỳ thị, phân biệt chủng tộc của các nhóm Thượng Tôn Da Trắng, Klu-Klux-Klan và Tân Quốc Xã.

Charlottesville, Virginia – Bài học nào cho chuyện dựng tượng đài ở Việt Nam?

Thạch Đạt Lang

20-8-2017

Các tượng đài của ông Hồ. Nguồn: Dân Luận.

Biến cố kỳ thị chủng tộc xảy ra vào ngày thứ Bảy 12-08-2017 tại Charlottesville, bang Virginia, làm thiệt mạng cô Heathet Heyer 32 tuổi đã trở thành một chấn thương tâm lý nặng nề, gây thêm chia rẽ trong xã hội Mỹ, vốn đã bùng phát mạnh từ sau khi ông Donald Trump đắc cử tống thống thứ 45 của Hoa Kỳ.

Báo Văn Nghệ đánh GS Ngô Bảo Châu

LTS: Tuần báo Văn Nghệ, thuộc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM, số 459 ra ngày 26-7-2017, có bài: “Ngô Bảo Châu trên con đường trở thành ngụy dân chủ phản bội Dân tộc mình“, của tác giả An Chiến. Bài viết nói rằng GS Ngô Bảo Châu hành xử như “một kẻ vô lại, không có học thức…” Không rõ GS Ngô Bảo Châu sẽ phản ứng thế nào sau khi đọc bài báo này?

Hiện có nhiều lời đề nghị của cư dân mạng, rằng GS Ngô Bảo Châu nên mời các luật sư trong và ngoài nước, khởi kiện tác giả và tờ báo này ra toà về tội lăng nhục ông. Facebooker Ky Mai bình luận: “Hôm nay họ có thể dùng ngôn từ bẩn thỉu hạ nhục một người như ông thì một ngày đẹp trời nào đó… bất cứ ai cũng có thể thành nạn nhân của họ“.

___

Tuần báo Văn nghệ TPHCM

Ngô Bảo Châu trên con đường trở thành ngụy dân chủ phản bội Dân tộc mình

An Chiến

26-7-2017

Sau khi giải được cái bài toán về Bổ đề gì đó mà đa số dân Việt Nam có khi không mấy ai biết là để dùng vào việc gì, Ngô Bảo Châu đạt giải Toán học Fields. Sau đó, với tinh thần ưu đãi người tài, Ngô Bảo Châu được Chính phủ mời về nước, được tôn vinh, được cấp một căn hộ trị giá 12 tỉ VNĐ ở tòa nhà Vincom, là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cao cấp về toán… Tuy nhiên, từ khi đạt giải thưởng danh giá trên, đến nay hầu như bản thân GS. Ngô Bảo Châu chưa có những thành tích gì thêm góp sức cho nền toán học nước nhà. Chỉ thấy, thời gian của một GS Toán dường như không dành cho nghiên cứu về Toán học mà lại dành cho việc chõ mồm để đá xéo chế độ – một chế độ đã cho bản thân Ngô Bảo Châu và gia đình những ưu đãi tốt nhất. Cái này, người ta thường gọi là Ngô Bảo Châu đang phản bội người nuôi dưỡng mình, dân tộc mình.

Bỏ đảng vì e tội “cõng rắn”!

Hà Sĩ Phu

26-7-2017

Mao Trạch Đông – Hồ Chí Minh – Chu Ân Lai. Ảnh: internet

Một cụ già 92 tuổi từ Hà Nội vào Đà Lạt du lịch, tìm đến thăm tôi. Ông cụ 92 tuổi này là đảng viên (có lẽ cũng từ tiền khởi nghĩa) nói đã tự ý bỏ đảng (không tuyên bố) từ lâu, từ lúc ông cụ giật mình nhận ra mình đang ở trong đảng của một “thần tượng” cứu nước mà vô tình hóa ra… Cõng rắn cắn gà nhà”, hoặc ít ra cũng là “rước rắn vào nhà”, thì không có lý do gì một người VN yêu nước biết trọng danh dự lại còn ở trong đảng của ông ấy nữa! (Chứng tỏ từ lâu đã có những đảng viên nhận thức được như vậy).

Lạm bàn về tấm gương đạo đức

Monique vẽ chân dung ai? Hay là sự lạm bàn về tấm gương đạo đức

Nguyễn Hoa Lư

23-7-2017

Monique Brinson Demery. Ảnh: internet

Muốn phác họa chân dung một ai đó, người họa sĩ cần đến cọ và “toan”, các nhạc sĩ thì dùng những nốt nhạc và lời ca, các nhà văn, nhà thơ, nhà sử học vẽ chân dung bằng những trang viết. Có một nhân vật này rất nổi tiếng, tôi mang chân dung đi hỏi 100 người, tất cả đều trả lời sai, và oái ăm thay, tất cả đều mắc chung một lỗi.

Nhưng trước hết phải giới thiệu tác giả “bức họa” là Monique Brinson Demery, một phụ nữ Mỹ. Năm 1997, bà nhận được học bổng của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ đến Việt Nam học tiếng Việt, sau nhận bằng thạc sĩ về Đông Á học của Harvard. Năm 2013, bà xuất bản một cuốn sách dày hơn 350 trang khổ lớn viết về lịch sử đương đại VN.

Trần Hoàng Phúc ‘không xúc phạm ông Hồ Chí Minh’

VOA

5-7-2017

Nhà tranh đấu Trần Hoàng Phúc (phải) và nhà tranh đấu Nguyễn Đan Quế, tháng 4, 2017. Ảnh: Facebook Lê Thăng Long

Nhà tranh đấu Trần Hoàng Phúc không xúc phạm ông Hồ Chí Minh như các cáo buộc trên mạng, theo gia đình và các blogger Việt Nam nói với VOA-Việt ngữ.

Trần Hoàng Phúc vừa bị bắt tại Hà Nội. Anh là thành viên của YSEALI – nhóm Sáng Kiến Lãnh Đạo Đông Nam Á do tổng thống Barack Obama thành lập – và là người tham gia các hoạt động dân chủ, nhân quyền.

Thông báo về việc “bắt bị can để tạm giam,” do đại tá Trần Quốc Khánh, Công an Hà Nội, ký tên ghi ngày 3/7, nói rằng Trần Hoàng Phúc phạm vào Điều 88 Bộ Luật Hình sự.”

Lịch sử có bị “cầm nhầm”

LS Đặng Đình Mạnh

28-6-2017

Nếu bây giờ bạn đặt dòng chữ “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” vào ô tìm kiếm của trang Google lừng danh, thì chưa đầy một giây sau, cái trang web ấy sẽ cho bạn khoảng hơn 15 vạn kết quả mà đa phần trong số đó đều cho rằng ông Hồ Chí Minh là tác giả.

Trong số ấy, có trang Xây Dựng Đảng khẳng định nguồn gốc hai câu ấy được ông Hồ Chí Minh dùng mở đầu bài nói tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc ngày 13-9-1958. Sau đó, được đăng trên báo Nhân Dân số 1645, ngày 14-9-1958 [1].

Lượm lặt ở đám giỗ thủ tướng Võ Văn Kiệt (kỳ 1)

Lưu Trọng Văn

2-6-2017

GS Tương Lai trước mộ ông Võ Văn Kiệt. Ảnh: Lưu Trọng Văn

Thế là thời gian lùi thêm 365 ngày nữa để cán đích 9 năm ông Võ Văn Kiệt đi xa.

Đúng hẹn, gã và Huỳnh Sơn Phước người từng cùng Kim Hạnh đình đám báo Tuổi Trẻ một thời, đến nhà GS Tương Lai. Xe của Hiếu Dân con gái cưng của ông Kiệt chờ sẵn. Đón thêm Lê Công Giàu, thế là một mạch đến Nghĩa trang TP viếng mộ ông Kiệt.

Trên xe lại rôm rả chuyện.

Gã nói mới đây Nhà báo Quốc Phong, nguyên phó TBT báo Thanh Niên có kể chuyện ông Vũ Kỳ thư ký riêng cụ Hồ trước khi mất có mời cán bộ Viện Bảo tàng HCM tới ghi âm ông bật mí về những gì liên quan đến tình riêng của cụ Hồ. Trong đó có nói Trung ương tính giới thiệu một cô gái nết na xinh đẹp cho cụ, nhưng rồi một cán bộ trẻ từ Nam bộ ra dự Đại hội Đảng ở chiến khu Việt Bắc đã rước nàng trước.

Kinh nghiệm cai trị của tà quyền

Đỗ Thành Nhân

28-5-2017

Ông HCM và gia đình luật sư Loseby, là người đã bào chữa cho ông Hồ khi ông bị bắt ở Hong Kong. Nguồn: internet

Tháng giêng năm 1910 một vị quan Tri huyện của triều đình Huế say rượu đánh chết người, bị triều đình phạt 100 trượng, sa thải và bị tước hết bổng lộc.

Con của vị quan này đi “tìm đường cứu nước”; mục tiêu đạt được là thay thế một chế độ “quân chủ” bằng chế độ “đảng lãnh đạo”. Đưa đất nước từ chế độ của “một ông vua” sang chế độ cai trị “vua tập thể”.

Chế độ này rút ra bài học kinh nghiệm cai trị: không trừng phạt quan lại làm chết người ở chốn công đường và tất cả những người chết ở công đường đều có chung một lý do là “TỰ TỬ”.

Kinh nghiệm 2.

Năm 1931 ông Loseby (Francis Henry Loseby) với đạo đức nghề nghiệp của một Luật sư đã không tố cáo thân chủ tội xâm phạm an ninh và bào chữa trắng án cho một bị can trước tòa án thực dân. Người này đã làm “cách mạng” thành công và thay thế chính quyền “thực dân” bằng chính quyền “cộng sản”.